Tên Cửa Lò

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Theo cách giải thích của người dân hiện nay thì đó là cách nói chệch đi của tên gọi Cửa Lùa. Do chỗ con sông Cấm chảy ra biển giữa một bên là dãy núi của xã Nghi Thiết (phía Bắc) và một bên là núi Lô Sơn thuộc xã Nghi Tân và Nghi Thủy ở phía Nam. Cho nên khi gió biển thổi vào cũng như gió từ hướng Tây thổi ra biển, người ta thấy nơi đây như một cửa gió lùa. Sự cảm nhận này được đặt tên cho cửa biển và vì thế nó có tên là Cửa gió lùa. Từ Cửa gió lùa người địa phương gọi là Cửa Lùa. Về sau Cửa Lùa thành Cửa Lò. Khi người Pháp đến vùng này thì địa danh nói trên được văn tự hóa thành Cửa Lò.

Cách giải thích thứ hai cho rằng: Cửa Lò là đại danh gốc Malayo - Polinesian với nghĩa là "Cửa sông". Người đưa ra giả thuyết này là Bình Nguyên Lộc. Theo tác giả đó, trong ngôn ngữ của các cư dânMalayo - Polinesian có từ Kưala để gọi tên nơi một con sông đổ ra biển hay để gọi tên nơi một con sông nhỏ chảy ra một con sông lớn. 

Dần dần danh từ Kưala/Kưalo và địa danh hóa thành Cửa Lò. Để hỗ trợ cho cách giải thích của mình, Bình Nguyên Lộc cho chúng ta biết rằng, trong Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ (1726-1780) cửa biển này có tên là Cola và ông lập luận rằng: "nếu địa danh Cửa Lò mà có trước Ngô Thì Sỹ thì sử gia họ Ngô đã dịch ra là Lô Khẩu". Mặt khác, tác giả này còn cho biết rằng ở đất Hà Tĩnh hiện nay có một cửa sông đổ ra biển (Cửa sông Kinh thuộc huyện Kỳ Anh) hiện nay mang tên là Cửa Khẩu vốn xưa có tên là Kỳ La. Trong Việt sử thông giám cương mục quyển 9, các nhà sử học nước ta còn ghi chú cửa biển này là Hà Hoa thuộc xã Kỳ La. Tên gọi Kỳ La cũng như tên gọi Cô La của Ngô Thì Sỹ. Theo Bình Nguyên Lộc đều từ Kưala mà ra. Do đó địa danh chỉ những con sông này chính là cách chuyển từ danh từ chung thành tên riêng mà có...

Giáo sư kết luận: Phân tích một vài địa danh được coi là nguồn gốc Malayo - Polinesian như trên ở ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh (Cửa Cần, Cửa Lò, Kỳ La và núi Đầu Cân) chúng ta thấy rằng vùng đất ven biển này còn lưu lại rõ nét dấu ấn của cư dân nói ngôn ngữ Malayo - Polinesian. Chính vì lẽ đó, địa danh Cửa Lò là địa danh của lớp văn hóa này còn lưu lại cho đến ngày nay và cùng với nó con sông được mang tên là Lạch Lò và ngọn núi ấy ở xã Nghi Tân có tên là Lô Sơn với nghĩa "núi của con sông Lò". Cả ba địa danh ấy đều là những địa danh Nam Đảo và rất có thể là lớp địa danh ban đầu. Về sau, người Việt đến khai hóa vùng đất này nhưng những tên gọi xưa vẫn được họ lưu giữ lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn