Văn Miếu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Văn Miếu biều tượng cho phong thái, trí tuệ của Đại Việt xưa trong sự hòa nhập cùng dòng chảy Nho giáo của nền văn minh Trung Quốc cổ đại khu vực Đông Nam Á

  Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Văn Miếu được xây dựng vào năm Canh Tuất, năm 1070 niên hiệu Thần Vũ thứ 2 đời vua Lý Thánh Tông.

  Ông cho đắp tượng Chu Công, Tứ Phối, Khổng Tử và vẽ hình "thất thập nhị hiền"(72 người hiền) để 4 mùa cúng tế các bậc tiên thánh của đạo Nho.
Rồi lại đưa con trai là Lý Càn Đức về dạy ở đây.

  Thái tử Càn Đức được giáo dục tại đây, cùng những khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam đã đưa Văn Miếu trở thành trường học Hoàng gia, nơi chọn người tài từ đám con em tông thất, quý tộc cho bộ máy nhà nước.

  Năm 1046, Vua Lý Nhân Tông(tức thái tử Càn Đức)  đã cho lập Quốc Tử Giám.

  Đây là trường học cao cấp đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam.

  Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước đây có diện tích hơn 54 000m2 được xây dựng theo hướng Bắc Nam chia làm 5 khu.

  Phía trước VM-QTG là

+ Hồ Văn trước đây có diện tích hơn 12 000m2, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.

+ Tiếp đến là Tứ trụ, được dựng trong khoảng không gian mở phía trước tạo dáng vẻ bề thế, uy nghiêm.
    Hai trụ giữ cao hơn, trên có hình 2 con Nghê chầu. Theo quan niệm tâm linh, Nghê là vật linh thiêng biết nhận ra người thiện kẻ ác. Xung quanh trụ có đôi câu đối:
         "Đông Tây Nam Bắc do tư đạo
         Công Khanh phu sĩ xuất thư đồ"
Tức là: Nhân tài 4 phương, đều hợp thành đạo này và xuất thân cũng từ đạo này mà ra.

+ Bia "Hạ Mã" được dựng ngay trước cổng Văn Miếu, để nhắc nhở - dù là bậc Công Khanh, phu sĩ hay thứ dân muốn đi qua khu này đều phải xuống ngựa để biệu thị sự tôn kính.

--------

+ Cổng Văn Miếu là tam quan lớn, xây kiểu 2 tầng 8 mái 3 cửa, trên có chữ Văn Miếu Môn
Trước cổng:
  * Bên Trái: có cảnh long ngư tụ hội, cá rồng ẩn hiện trong mây thể hiện sự rực rỡ của các nho sinh thành đạt.
  * Bên Phải: là cảnh mãnh hổ hạ sơn ví như sự hùng dũng, khí thế của bậc tri thức khi bước vào đời.

+ Qua cổng Tam Quan là con đường chính giữa lát gạch dẫn đến cổng Đại Trung. Phía trên cổng có hình tượng Cá Chếp Hóa Rồng ý chỉ sự kiên trì sẽ có ngày thành công.
Đây là khu nhập đạo tiên tĩnh trong không gian cây xanh, thảm cỏ và hồ nước 2 bên.

+ Qua cổng Đại Trung ta tiếp tục đi theo đường gạch lát chính giữa là đến Khuê Văn Các( biểu tượng của thủ đô HÀ NỘI)
* Hai cổng nhỏ 2 bên các Khuê Văn có tên là Xúc Văn và Bí Văn nghĩa là đến nơi mà văn chương thực trau chuốt, ham ý thực xúc tích, án văn là kiệt tác muôn đời soi ngẫm.
* Khuê Văn Các có lầu vuông 8 mái với kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo, 4 mặt gác là 4 cửa sổ tròn xung quanh điểm những thanh gỗ con tỏa ra 4 phía tượng trưng cho sự tỏa sáng của sao khuê.

* Giếng Thiên Quang(Thiên Quang Tỉnh-soi sáng bậc hiền tài)  và vườn Bia
Bia tiến sĩ là pho sử đã lưu danh tiếng thơm muôn đời cho hậu thế của các bậc nho sĩ hiền tài.
Bia tiến sĩ đầu tiên được xây dựng theo ý tưởng của vị hoàng đế tài cao học rộng Lê Thánh Tông.
Tấm bia đầu tiên của khoa thi năm 1442 có bài kí nổi tiếng khắc trên bia: Hiền tài nguyên khí của quốc gia
Bia đá được đặt trên lưng rùa , thế đầu rùa cao thấp thể hiện bia thuộc các thế kỉ khác nhau.

+  Qua dãy bia tiến sĩ là đến cửa đại thành. Nơi đây có Điện Đại Thành thờ đức Khổng Tử và 4 học trò của ông ( Nhan Uyên, Tăng Sâm, Mạnh Tử, Tử Tư)

+ Phí sau điện Đài Thành là cổng Thái Học. Đây chính là ranh giới giữa Văn Miếu và Quốc Tử Giám.

Khu Quốc Tử Giám xưa kia có nhà giảng đường, thư viện, khu tam xá cho học sinh.
Thầy Chu Văn An là vị hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này.

Do biến loạn Lê - Trịnh cuối thế kỉ 18, VM-QTG bị hư hổng nặng. Kinh đổ chuyển vào Huế, QTG Thăng Long trỏe thành trường học Phủ Hoài Đức, sau bị dỡ đi để xây dựng điện Khải Thánh thờ bố mẹ Khổng Tử.

Xóa đi giá trị truyền thống vốn có của văn hiến Văn Miếu Thăng Long, đây là giai đoạn những nốt trầm trong lịch sử Văn Miếu. Một licbj sử chịu sự gắn bó chặt chẽ cũng sự thịnh suy cùng các triều đại.

Mãi đến thế kỉ 20 Văn Miếu mỡ được trùng tu, trả lại những giá trị văn hiến vốn có của nó.

Đến nay, sân Thái Học và điện Thái Hòa, đã trở thành trung tâm hoạt động VHKH của thủ đô với ý nghĩa kế thừa những giá trị văn hái tinh hoa của kỉ nguyên Bắc Hà.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn