thực hiện ĐD trong đẻ thường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13:Thực hiên điều dưỡng trong 1 cuộc đẻ thường

1.Chuẩn bị

-Nhận định và động viên thai phụ hiểu rõ,đỡ đẻ là giai đoạn 2 của chuyển dạ.thai phụ đã trải qua giai đoạn 1,ở người con so thường vất vả hơn con rạ,sức chịu đựng of thai vào giai đoạn cuối thường là thai phụ mệt,nếu không được cs tốt.vì vậy ĐD pải thông cảm với thai phụ,động viên thai phụ gắng chịu đựng, không kêu ca gây mất sức.để dự trữ sức lực cho rặn đẻ

-chuẩn bị sức khỏe hay sức rặn cho thai phụ

+khuyên thai phụ thở tốt để bù lại oxy đã mất trong chuyển dạ,có thể cho thai phụ sử dụng oxy để hỗ trợ,vừa tốt cho mẹ,tốt cho thai nhi

+cho thai phụ ăn lỏng(sữa,cháo)hay uống ít nước đường để chóng hồi phục sk,ăn ít 1 giữa 2 cơn co tử cung,nhất là khi miệng thai phụ khô,nước bọt quán lại

+không được cho thai phụ ngậm sâm,vì nó ảnh hưởng tới cơn co tử cung làm chuyển dạ kéo dài,nếu đẻ được dễ băng huyết,do tử cung co không tốt,uống nước đường là tốt nhất,vì tái tạo năng lượng nhanh chóng hơn

-chuẩn bị vs

+khuyên thai phụ tự đái để làm xẹp bàng quang,không nên thông đái dễ gây viêm bàng quang,niệu đạo

+rửa vùng sd ngoài và sát trùng sau khi đái

-ĐD hay nữ hộ sinh đỡ đẻ cần chuẩn bị

+mặc áo,đội mũ,đeo khẩu trang đã vô trùng

+kiểm tra các dụng cụ cần cho cuộc đẻ đã đủ chưa,thiếu bổ sung ngay

+khám lại thai phụ để xác định ngôi,thế,độ lọt,nghe tim thai

+rửa tay,đi găng,thăm trong để xác định lại kết quả khám ngoài và dự đoán thời gian,đk để rặn đẻ

+sát trùng lại ,trải vải rồi thay găng mới được đỡ đẻ

2.Thực hiện đỡ đẻ

Người điều dưỡng thực hiện đỡ đẻ là can thiệp vào thì sổ đầu(ngôi,chỏm)đẻ vai và đẻ mông

a.thực hiện đẻ đầu

-khi đầu lọt thấp thì âm môn hé mở,tầng sinh môn phồng,lỗ hậu môn giãn.chẩm of thai đã quay về khớp vệ,cổ tử cung đã mở hết,ối đã vỡ,tức là đủ điều kiện rặn đẻ

-chỉ bảo thai phụ rặn đẻ khi có cơn co tử cung,khi rặn đẻ phải rặn khỏe,rặn dài hơi,thời gian rặn dài hơn co tử cưng

-thì cúi hay chuẩn bị sổ:khi thai phụ rặn,điều dưỡng viên dùng 1 bàn tay với các đầu ngón tay chụm lại đẩy nhẹ vào vùng chẩm đầu thai nhi,giúp cho đầu thai nhi cúi dần.sau 1 vài cơn rặn như vậy,đầu thai nhi đã cúi tốt(thóp sau cách bờ dưới khớp vệ khoảng 4-5cm

-thì ngửa hay sổ chính thức

+lúc này,khi thai phụ mót rặn(tử cung có cơn co)thì điều dưỡng 1 tay ấn nhẹ vào tầng sinh môn để giúp cho đầu ngửa lên,1 tay lân lượt lách từng bướu đỉnh lần lượt sổ ra ngoài âm hộ(tận dụng kiểu sổ không đối xứng

+khi hết cơn rặn (tức hết cơn co tử cung)thì khuyến khích thai phụ tranh thủ thở sâu,vì lúc rặn đẻ thai phụ đã nín thở,bây giờ pải thở sâu để bù lại

Khi lách xong 2 bướu đỉnh đã sổ ra ngoài âm hộ,ta phải điều khiển cho thai phụ rặn từng hơi ngắn 1 để sổ trán,1 tay giữ tầng sinh môn không cho phồng hơn nữa(nếu phồng quá sẽ rách) 1 tay để lên chỏm đầu thai nhi,giữ cho chỏm đầu ngửa lên từ từ.đồng thời phải quan sát mép sau tầng sinh môn nếu thấy méo sau căng trắng ra là sắp rách,phải bảo thai phụ thở đều không được rặn nữa

Dùng kéo cắt tầng sinh môn đưa vào sẵn trong âm đạo,lưỡi phía trong âm đạo sát đầu thai nhi phải ngắn hơn ngoàn tay người đỡ đẻ đặt trong âm đạo để hướng dẫn đường đi of mũi kéo(nghĩa là ngón tay người đỡ đẻ phải đặt vào trong âm đạo sâu hơn lưỡi kéo,để kiểm soát mũi kéo,tránh cắt pải da đầu hay tai thai nhi).khi xuất hiện cơn co tử cung thì cắt luôn tần sinh môn với mức độ mà mình đã dự kiến,cắt 1 nhát vuông góc với mặt phẳng trong of âm đạo không nên cắt nhiều nhát.nếu không có kinh nghiệm cắt pải nhờ người có kinh nghiệm làm,không được làm ẩu gây tổn thương cho thai phụ.nếu cắt đúng chỉ định thì sau khi cắt đầu thai sổ ra ngay,không được cắt khi chưa đủ chỉ định,sau khi sổ trán,sổ mặt,mũi,cằm dễ dàng vì chúng có đường kính nhỏ hơn.

-sau khi đầu sổ xong,đầu thai tự quay về kiểu thế cũ.vd:CTTT thì thóp sau,chẩm sẽ quay theo chiều kim đồng hồ 450 rồi ta giúp đầu quay thêm 450 nữa để trở về thế trái ngang,để đường kính lưỡng mỏm vai of thai nhi phù hợp với đường kính trước sau of eo dưới of người mẹ

-hút nhớt dãi vào lúc này là tôt nhất,nếu không kịp thì đỡ đẻ xong sẽ hút nhớt dãi cũng được

-ngay lúc đó kiểm tra cổ thai nhi xem có dây rau quấn cổ không,nếu có và lỏng thì ta luồn dây rau qua vai thai hay lật đầu thai,nếu dấy rau quấn cổ chặt thì cắt dây rau giữa 2 kẹp

b.đỡ đẻ vai thai nhi

-2 tay of điều dưỡng viêm cầm đầu thai nhi ở phía 2 mang tai,hướng đầu thai xuống phía sàn nhà để sổ vai trước,lúc này người phụ dùng 1 gạc lớn giữ tầng sinh môn để vai khỏi làm rách tầng sinh môn

-sau khi bờ dưới cơ delta of vai trước ở khớp dưới khớp vệ thì điều dưỡng vẫn giữ đầu thai nhi như cũ,nhưng kéo đầu thai nhi lên phía trên trần nhà để sổ vai sau.người phụ vẫn giữ tầng sinh môn để chống rách tầng sinh môn do vai sau,nói chung,đỡ vai dễ dàng hơn trừ trường hợp thai to

c.đỡ mông thai

sau khi sổ vai thường sổ mông ngay vì đường kính lưỡng ụ dài nhỏ hơn cho nên lúc này chỉ để 1 tay nâng đầu thai nhi từ phía gáy ra trước,ngón cái và các ngón khác đỡ đầu thai nhi dưới góc hàm.tay còn lại hướng vào mông thai và lùa ngón trỏ giữa 2 đùi khi sổ chân đến mặt cá chân,tay này nắ chặt lại để khỏi đánh rơi thai nhi

vẫn 1 tay đỡ đầu và 1 tay cầm chân thai nhi nâng thấp hơn mặt giường đẻ,mặt thai nhi xuống đất để tránh thai nhi khóc hít phải nhớt dãi ở trong miệng vào phổi thai nhi

đặt thai vào khay làm rốn và hút đờm dãi ở mồm,họng và mũi.chờ khi dây rốn hết đập thì cắt rốn.kẹp thứ nhất kẹp về phía thai,kẹp thứ 2 kẹp về phía mẹ rồi cắt giữa 2 kẹp,đưa trẻ sơ sinh cho người khác làm rốn hoặc tự mình làm rốn.trong khi làm rốn pải theo dõi sắc mặt mẹ và máu chảy qua âm đạo để phát hiện kịp thời

sau đẻ cho thai phụ nằm đầu thấp,hạ thân thấp chờ rau bong

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro