Thuc hien hdnt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hợp đồng thương mại quốc tế quy trình vận dụng

Quá trình đàm phán, vận dụng pháp luật và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của hoạt động ngoại thương. Chính vì vậy, việc nắm vững quy trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế và vận dụng tốt nó có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xuất - nhập khẩu hiện nay.

Trong thực tiễn, việc tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện việc xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, thuê tàu vận chuyển, kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán...; còn doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành việc xin giấy phép nhập khẩu, thực hiện các khâu thanh toán ban đầu, thuê tàu vận chuyển, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan...

- Trong những thủ tục nêu trên thì việc xin giấy phép xuất - nhập khẩu là tiền đề quan trọng để xuất - nhập khẩu. Giấy phép xuất - nhập khẩu do cơ quan quản lý nhà nước về xuất - nhập khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất - nhập khẩu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Tùy theo từng hợp đồng và loại hàng hóa nhất định, các bên có thể thỏa thuận vận tải bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt... Trong các trường hợp khi hợp đồng thương mại quốc tế quy định, người bán hoặc người mua phải mua bảo hiểm. Khi doanh nghiệp xuất khẩu xuất hàng theo các điều kiện CIF, CIP hay khi xuất hoặc nhập khẩu theo các điều kiện thương mại khác mà người bán và người mua thỏa thuận mua bảo hiểm thì doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu bắt buộc phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Thực tiễn thương mại cho thấy, thông lệ là các bên thường áp dụng điều khoản bảo hiểm London (bắt đầu từ ngày 1/1/1982).

- Giao nhận hàng hóa được tiến hành thông qua nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa. Theo "Quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận - FIATA về dịch vụ giao nhận", dịch vụ giao nhận là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến việc vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.

+ Trách nhiệm của các bên tham gia quá trình giao nhận hàng hóa xuất - nhập khẩu gồm trách nhiệm của chủ hàng, người vận chuyển, cơ quan hải quan.

+ Trình tự giao nhận đối với hàng hóa xuất khẩu gồm các bước như: chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục hải quan, giao hàng cho người vận chuyển, lập chứng từ và thực hiện việc thanh toán có liên quan....

+ Trình tự giao nhận đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm các bước như: chuẩn bị trước khi nhận hàng hóa, nhận hàng hóa từ người vận chuyển, làm thủ tục hải quan, lập chứng từ và thanh toán...

- Hải quan có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới... Các hoạt động hải quan không những bị điều chỉnh bởi quy định pháp luật của mỗi quốc gia mà còn được điều chỉnh bởi một hệ thống cơ sở pháp lý quốc tế bao gồm các công ước quốc tế về hải quan.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

- Theo quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục hải quan thì quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế gồm một số trình tự và nội dung sau:

+ Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan; hóa đơn thương mại; hợp đồng mua bán hàng hóa; giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải có giấy phép; các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. Tuy nhiên, đối với các trường hợp cụ thể xuất khẩu và nhập khẩu, hồ sơ hải quan có sự quy định chi tiết khác nhau:

Đối với hàng hóa xuất khẩu, hồ sơ hải quan gồm: tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu; bản kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại; giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định; các chứng từ khác theo quy định đối với từng mặt hàng cụ thể mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, hồ sơ hải quan gồm: tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu; bản kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại; giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; hóa đơn thương mại; hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; bản sao vận đơn; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định hàng hóa hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng; các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể.

+ Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm: tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra tính thuế.

+ Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm: tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra tính thuế.

+ Thực hiện thủ tục thông quan dựa trên khai báo của người khai hải quan hoặc kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước, tổ chức giám định đối với hàng hóa miễn kiểm tra thực tế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan đối với hàng hóa phải kiểm tra thực tế, giấy xác nhận đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa, kết quả giám định đối với hàng hóa có yêu cầu giám định.

GIÁM SÁT HẢI QUAN

+ Hoạt động giám sát hải quan đối với hàng hóa bao gồm niêm phong hải quan (niêm phong bằng giấy niêm phong của hải quan, niêm phong bằng dây hoặc khóa chuyên dụng của hải quan); giám sát bằng phương tiện kỹ thuật; giám sát trực tiếp của công chức hải quan...

+ Tạm dừng thủ tục hải quan được dựa trên những căn cứ, nguyên tắc nhất định và việc thực hiện nó theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng về số lượng, trọng lượng, phẩm chất, bao bì và khi hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan dịch bệnh và được kiểm nghiệm ở cấp cơ sở do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) tiến hành đồng thời được kiểm tra ở cấp cửa khẩu.

- Đối với hàng nhập khẩu khi về cửa khẩu phải được kiểm tra kỹ. Cơ quan thông quan phải có trách nhiệm kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải để phát hiện mất mát, đổ vỡ, hư hỏng... Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, khi thấy có tổn thất hàng hóa hoặc nghi ngờ có tổn thất phải mời các cơ quan hữu quan lập biên bản xác nhận để làm cơ sở sau này khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại.

- Thanh toán tiền hàng là nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp nhập khẩu, theo đó doanh nghiệp nhập khẩu có thể sử dụng các phương thức thanh toán khác nhau như: L/C, T/T... Theo điều 54 Công ước Viên 1980 thì nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm các biện pháp và tuân thủ các hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi có thể thực hiện được việc thanh toán tiền hàng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hdnt