thuc hien UNCLOS tai VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương IV

VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982

TẠI VIỆT NAM

I. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC QUỐC GIA LÀ THÀNH VIÊN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982

Như đã đề cập, Công ước luật biển 1982 là một văn kiện hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc sử dụng, khai thác và quản lý biển. Nó đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác toàn diện của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biển. Công ước 1982 thực sự là một nỗ lực lớn của cộng đồng quốc tế trong việc pháp điển hoá các quy định của luật quốc tế về biển. Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là việc thực thi luật biển tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thành viên của Công ước. Công ước luật biển 1982 đã được ký năm 1982, có hiệu lực từ năm 1994. Mặc dù vậy, theo đánh giá chung, việc thực thi Công ước tai các quốc gia thành viên, đặc biêệtlà ở các quốc gia đang phát triển vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo nguyên tắc chung, các quốc gia thành viên khi ký kết và phê chuẩn Công ước đã mặc nhiên thừa nhận một nghĩa vụ là thực thi Công ước tại quốc gia mình. Trong quan hệ quốc tế nói chung thì việc tôn trọng và thực hiện nguyên tắc pacta sunt servanda về tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế đã trở thành một điều hiển nhiên. Mặt khác, nghĩa vụ thực thi Công ước 1982 là một trong những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của Công ước. Những ý tưởng tốt đẹp về một môi trường biển công bằng và một trật tự biển hợp lý cho tất cả các quốc gia chỉ thực sự trở thành hiện thực nếu các quốc gia nghiêm túc và tích cực thực thi công ước tại quốc gia mình một cách thiện chí.

Ở một khía cạnh khác, việc thực hiện Công ước tại các quốc gia còn là quyền lợi của các quốc gia thành viên. Như chúng ta đã biết, Công ước luật biển 1982 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các quốc gia có biển xác định và thực hiện quyền của mình ở các vùng biển. Hiện nay, theo Công ước Luật biển 1982, một quốc gia ven biển có thể mở rộng chủ quyền, quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán của mình ra phía biển đến một pham vi 200 hải lý hoặc thậm chí xa hơn đối với vùng Thềm lục địa. Đây thực sự là một lợi thế của các quốc gia ven biển trong việc khai thác, sử dụng, và quản lý biển phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mình. Vấn đề còn lại ở đây là các quốc gia ven biển phải xây dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để thực hiện luật biển tại quốc gia mình. Hơn nữa, đây cũng là sự hợp pháp hoá và công khai hoá các chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán của quốc gia đối với các vùng biển của mình.

II. VIỆC THỰC HIỆN LUẬT BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

1. Sự tham gia của Việt Nam trong các Hội nghị quốc tế về biển

Do nhiều nguyên nhân, Việt Nam không tham dự các hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển lần thứ nhất và lần thứ hai. Một trong những nguyên nhân đó là trong thời gian diễn ra các hội nghị này, Việt Nam phải tập trung các nguồn lực của đất nước vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước-một trong những cuộc chiến tốn kém và hy sinh nhiều nhất của đất nước. Trong điều kiện các nguồn lực của đất nước bị hạn chế, Việt Nam phải lựa chọn và dành ưu tiên cho cuộc chiến đấu này. Bên cạnh đó, vào thời điểm đó, thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực luật quốc tế và đặc biệt là luật biển cũng là một trong những rào cản Việt Nam tham gia vào các hội nghị quốc tế về luật biển lần thứ nhất và lần thứ hai.

Mặt khác, cũng có một số lý do khác khiến Việt Nam không thể tham gia vào các hội nghị này. Sau thống nhất đất nước năm 1976, nhà nước thống nhất Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bắt đầu tham dự phiên họp thứ 6, hội nghị của Liên hợp quốc lần thứ ba về luật biển. Từ đó, Việt Nam tham dự tất cả các phiên họp của hội nghị lần thứ ba cho đến khi kết thúc vào năm 1982 và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển được mở ra cho các quốc gia ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 tại Mông-tê-go Bay, Ja-mai-ca. Việt Nam là một trong số các quốc gia ký Công ước vào thời điểm này.

Sau khi hội nghị lần thứ ba kết thúc với sự ra đời của Công ước 1982 về Luật biển, Việt Nam cũng có tham gia vào một số diễn đàn về luật biển. Chẳng hạn như Việt Nam đã tham gia vào Hội đồng chuẩn bị cho việc thành lập Cơ quan quyền lực quốc tế và Toà án quốc tế về Luật biển. Hội đồng này bắt đầu hoạt động vào năm 1983 và nhóm họp hai lần trong một năm. Tuy vậy việc tham gia của Việt Nam vào diễn đàn này cũng khá hạn chế. Xuật phát từ lý do tài chính, sau phiên khai mạc, Việt Nam chỉ tham dự tại phiên họp vào mùa hè ở Niu-oóc mà không tham gia vào các phiên họp còn lại được tổ chức tại King-xtơn, Ja-mai-ca.

Nhìn chung, sự tham gia của Việt Nam vào các hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển là khá hạn chế. Xuất phát từ lý do thiếu các chuyên gia về luật quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực luật biển Việt Nam phải lựa chọn để tham dự vào các phiên họp có tính thiết thực đối với lợi ích quốc gia và những phiên họp mà các chuyên gia của Việt Nam am hiểu nhiều hơn.

Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất nước và bắt đầu tham dự vào hội nghị quốc tế về Luật biển, một trong những đóng góp quan trọng của Việt Nam là tham gia thảo luận và đi đến thống nhất các quy định về vùng đặc quền kinh tế, vùng thềm lục địa, và vấn đề phân định biển. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia khá tích cực vào thảo luận những quy định về vùng đáy biển quốc tế và cơ cấu của cơ quan Quyền lực quốc tế. Tại hội nghị lần thứ ba, sự tham dự của Việt Nam phản ánh những quan tâm đến lợi ích của quốc gia. Chẳng hạn như vấn đề an ninh và chủ quyền quốc gia là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam khi bàn đến các vấn đề về luật biển. Từ đó, dẫn đến mối quan tâm tứ hai là vấn đề phân định biển nhằm đạt được sự ổn định và phát triển cho khu vực. Một trong những minh chứng cho nhận định này là sau khi thống nhất đất nước, hầu như ngay lập tức Việt Nam đã tỏ ý muốn đàm phán về phân định biển với Cam-pu-chia trong vịnh Thái Lan và với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro