Nội dung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


I - Một số vấn đề pháp lí.

1. Cơ quan đại diện ngoại giao.

Là cơ quan nhà nước, có trụ sở trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia đó. Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo thỏa thuận giữa hai quốc gia, thực hiện chức năng đại diện cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ với nước nhận đại diện và quan hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia khác ở nước nhận đại diện.

· Có 2 loại cơ quan đại diện ngoại giao là đại sứ quán và công sứ quán.

- Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của một nước ở nước ngoài, người đứng đầu là đại sứ.

- Công sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao ở mức thấp hơn đại sứ quán, người đứng đầu là công sứ.

· Chức năng: Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định trong điều ước quốc tế (Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961) và trong pháp luật quốc gia (LuậtCơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài 2009), bao gồm:

+ Thay mặt cho nhà nước mình tại nước nhận đại diện;

+ Bảo vệ quyền lợi của nhà nước và công dân nước mình (bảo hộ ngoại giao) tại nước nhận đại diện trong phạm vi cho phép của luật quốc tế;

+ Đàm phán với Chính phủ nước nhận đại diện;

+ Bằng những phương tiện hợp pháp, tìm hiểu về điều kiện và các sự kiện, tình hình nước nhận đại diện và báo cáo với Chính phủ nước mình;

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học giữa nước mình với nước nhận đại diện.

Ngoài ra cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể thực hiện cả chức năng lãnh sự nên trong đại sứ quán thường có phòng lãnh sự.

· Cơ cấu tổ chức bộ máy và thành viên

- Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.

- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.

- Thành viên cơ quan đại diện phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và đáp ứng quy định của Bộ Ngoại giao.

· Khởi đầu và chấm dứt chức năng đại diện ngoại giao

Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện

Cơ quan đại diện ngoại giao bắt đầu hoạt động sau khi đã thực hiện các thủ tục đề nghị xin chấp thuận của nước nhận đại diện; bổ nhiệm chính thức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao đến nước nhận đại diện; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao chính thức nhận nhiệm vụ. Trước khi bổ nhiệm chính thức người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, nước cử đại diện phải nhận được sự chấp thuận của nước nhận đại diện. Nước nhận đại diện có thể đồng ý hoặc từu chối chấp thuận mà không cần lí do.


Trang 286, Giáo trình Luật quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, HN 2016.

Xem Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự- LuậtCơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài

Điều 4, Điều 5 Công ước Viên 1961.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro