Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhờ có thực tiễn, chúng ta phân biệt được chân lý và sai lầm, tức

thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

- Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra

độc lập đối với nhận thức, nó luôn luôn vận động, và phát triển trong lịch

sử. Nhờ đó là mà thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự

biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra

của thực tiễn. Nó thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực

tiễn.

- Chính thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những

tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, chỉnh sửa,

điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. C.Mác đã viết

"vấn đề tìm hiểu tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực

tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý".

- Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh mà ta xác định đâu là

cái hợp quy luật, đâu là cái tri thức đúng, đâu là sai lầm cũng như cái gì nên

làm, cái gì không nên làm, đâu là cái không hợp với quy luật mà chân lý

chính là cái tri thức đúng, cái hợp quy luật hay là đúng với quy luật.

- Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố

đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức

mà còn là nơi nhận thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính

đúng đắn của mình. Vì thế mà thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của

nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Và khi nhấn mạnh điều

này thì V.I. Lênin đã viết: "Quan điểm về đời sống và thực tiễn phải là

quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức".

- Chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm

này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở

thực tiễn, độ sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn,

việc nghiên cứu phải liên hệ với thực tiễn tức là "học phải đi đôi với

hành". Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý

chí, giáo điều, máy móc, quan liêu, không xác định được quy luật, không

phân biệt được quy luật đó có hợp quy luật hay không có là tri thức đúng

(chân lý) hay không nhưng nếu tuyệt đối hóa thì sẽ rơi vào chủ nghĩa thực

dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa nên đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn đúng

đắn thì mới xác định được quy luật hợp chân lý.

- Những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn

kiểm nghiệm chính là những tri thức đúng, có đúng thời mới phù hợp được

với hiện thực khách quan còn tri thức sai, sai lầm thì không thể phù hợp với

hiện thực khách quan được.

Chữ "chân lý" nếu có nghĩa là một tri thức, một sự hiểu biết ... thì nói "nhận thức là tiêu chuẩn của tri thức" thì không có lý hoăc là có hại.

Nói "không có lý" vì cả hai "nhận thức" và "chân lý" ấy đều là thuộc về ý thức, ta có thể lấy ý thức để làm tiêu chuẩn cho .. ý thức? cũng đựơc, nhưng chỉ dừng ở mức ... ý thức mà thôi, .. nhưng thế thì nêu ra vấn đề "tiêu chuẩn" là thừa, ...

Còn nói "có hại" là thế này:

Ví dụ: nhận thức của bạn là cần phải mua 1 cái giường nệm, rtri thức của bạn là bạn hiểu biết rằng nệm KD chẳng hạn thì nằm không đau lưng, ..v.v, bạn có nên quyết định bê về một cái giường thiệt bự, nằm cho sướng ... không? Không thể! Mà trước hết khổ giường phụ thuộc cái diện tích cho phép trong nhà bạn, ví dụ: buồng chỉ có vỏn vẹn 8 mét vuông thì bạn phải mua cái cỡ bé nhất nhưng cũng có thể ngủ ngon nhất ..

Vậy thì cái thực tế về diện tích là quyết định cái nhận thức về mua giường của bạn, phải mua cho phù hợp khả năng thực tế cho phép .. Còn nếu bạn quên mất cái thực tế này và cứ để nhận thức "cần mua cái ấy là cứ mua", rinh về cái bự chảng, là tự hại .. thân, phải đem đi đổi, hoặc hy sinh số diện tích dành cho những việc khác, .. thế là có hại ..

Ở tầm vĩ mô, tầm nhà nước chẳng hạn, với cái dự án 112 về Tin học hóa của nhà nước ấy, cứ nhận thức là cần phải có tin học cộng với hiểu biết rằng Tin học thì .. hiện đại, thế là không cần điều tra cụ thể tình hình nơi nào cần loại máy mới nhất, nơi nào cần loại trung bình, vì trình độ mỗi nơi không đều nhau, ... thế rồi cứ quẳng ra một số tiền, không quan tâm kiểm tra, cũng không chú ý đến những ý kiến phản biện nêu rõ lý do không thể thực hiện được, .. giờ đây, dự án phá sản, tiền bạc thì tứ tán, .. mục tiêu không đạt được, ...

"Nhận thức" về Tin học thì không sai, nhưng bỏ qua thực tiễn cụ thể mà cứ quyết định .. thì gọi là duy ý chí ...

Trong triết học Mác xít, câu chữ của nó là "thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra (tính) chân lý của nhận thức" chứ không phải là ngược lại.

Đó là câu trả lời nếu bạn muốn xác định về "tiêu chuẩn", còn nếu không vì "tiêu chuẩn" mà bạn chỉ muốn xác định quan hệ giữa "nhận thức" và 'chân lý", thì phải nói là:" đổi mới nhận thức (về thực tiễn) là tiền đề để tiếp cận chân lý" ..."Chân lý" nói ở đây cũng chỉ là "chân lý tương đối" thôi, vì "nhận thức" chỉ phản ánh được quy luật vận động của 'thực tiễn" ... trong một giai đoạn nhất định mà ngoài giai đoạn đó, "thực tiễn" đã biến đổi thì ta phải "đổi mới nhận thức" theo ..

Ví dụ: quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta là quá trình đổi mới tư duy, "trước hết là đổi mới tư duy kinh tế", làm "tiền đề",... cụm từ này chắc nhiều người biết, do đó mới có việc chuyển đổi từ kinh tế quan liêu bao cấp sang khẳng định kinh tế "nhiều thành phần sở hữu", từ nền kinh tế "tự cấp tự túc .." sang nền kinh tế "thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" ...v.v.. phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất ở nước ta, và trong định hướng vĩ mô như vậy cũng còn nhiều nhận thức khác cần phải tiếp tục đổi mới và thể hiện trong thực tiễn nền kinh tế từng bước, từng lúc phù hợp .. như về cổ phần hóa, về thị trường chứng khoán, ... giúp đẩy mạnh, phát triển, hoàn thiện các hoạt động kinh tế theo xu hướng "toàn cầu hóa", "hội nhập WTO", ...v.v.

Khi mọi chuyện "trơn tru" thì ta dễ có cảm giác rằng "nhận thức là tiêu chuẩn của chân lý" như bạn hỏi, thuần về "ý thức", làm như chỉ cần "ý thức" là thấu được ngay "chân lý", ... đây là sự "bay bổng chủ quan" của ý thức con người, cường điệu vai trò của "ý thức", thoát ly "thực tiễn", có thể dẫn đến "chủ quan duy ý chí", và thất bại ...trong thực tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro