thuc trang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Fitch: Tình trạng tín dụng của ngân hàng Việt Nam còn yếu

Thứ tư, 6/10/2010, 10:32 GMT+7

Trong báo cáo vừa công bố về các ngân hàng Việt Nam nửa đầu 2010, Fitch Ratings tỏ ra quan ngại về tính bền vững của khu vực ngân hàng nội địa, đặc biệt chất lượng tài sản còn thấp, hạn chế về vốn và tính thanh khoản yếu.

Sáu ngân hàng được Fitch đánh giá là Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB và Sacombank.

Lợi nhuận

Theo chuẩn quốc tế, lợi nhuận ngân hàng trong nửa đầu 2010 chỉ đạt mức vừa đủ, trong đó các ngân hàng quốc doanh có kết quả kém nhất. Fitch cho biết, ROAA từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 2,02%/năm, thấp hơn mức 2,06% năm 2009 và mức 3,02% như dự báo. Điều này chủ yếu là do các ngân hàng trả lãi suất cao nhằm thu hút vốn. ROAA trung bình của sáu ngân hàng được khảo sát đạt 1,26% nửa đầu 2010 (H110), và theo đánh giá con số này sẽ khó được giữ vững.

Thời gian tới, Fitch cho rằng lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất huy động giảm còn chậm, và chi phí dự phòng có thể tăng cao.

Tăng trưởng cho vay

Tính đến hết H110, tăng trưởng tín dụng tụt xuống khoảng 10.5%, chỉ đạt 42% chỉ tiêu hàng năm (25%) mà chính phủ đặt ra (năm 2009 là 37.7%). Tuy nhiên, theo Fitch nếu so với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (với tỉ lệ tăng GDP hàng năm 6.1%, mục tiêu cho năm 2010 là 6.5%) thì tăng trưởng tín dụng hiện tại là đang quá nóng.

Fitch lưu ý rằng sự tăng trưởng tín dụng đồng USD trong hai quý đầu năm đã làm giảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng như đe dọa chất lượng các khoản vay. Tỉ lệ tăng trưởng cho vay ngoại tệ đạt 27% (cuối 2009 là 16%), chủ yếu là vay USD. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cùng kỳ đối với đồng VNĐ chỉ đạt mức 5%.

Fitch cho rằng, trong trung hạn, hoạt động cho vay sẽ suy yếu, do yêu cầu mới về vốn, ảnh hưởng từ lạm phát và niềm tin vào VND.

Chất lượng nợ

Tỷ lệ nợ xấu (NPL-Non-performing Loan) theo ước tính của các ngân hàng là khoảng 2,8% vào giữa 2010, còn tỷ lệ nợ đặc biệt (SML-Special Mentioned Loan) là 11%. Tuy nhiên theo Fitch, chất lượng nợ thực sự của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn yếu, do chuẩn kế toán Việt Nam thoáng hơn chuẩn quốc tế IFRS. BIDV là ngân hàng có độ chênh lệch ít nhất, so với một số đơn vị khác như Agribank, Viettinbank hay Vietcombank. ACB và Sacombank không đưa ra báo cáo theo chuẩn IFRS.

Fitch dự đoán chất lượng tài sản của các ngân hàng tiếp tục phải chịu sức ép trong H210 và 2011. Do các gói kích thích đã được rút lại, độ yếu của VND và sự biến động mạnh đặc thù của nền kinh tế, nhiều khoản nợ đặc biệt sẽ có nguy cơ trở thành nợ xấu. Các khoản nợ của Vinashin cũng có ảnh hưởng không nhỏ.

Fitch tin rằng nhiều ngân hàng đang tham gia vào các hoạt động hoãn nợ, tuy vậy thì mức độ và quy mô chưa được xác định. Nếu phân loại nợ một cách nghiêm ngặt (theo chuẩn IFRS), việc đáp ứng được các yêu cầu mới về vốn sẽ trở nên khó thực hiện hơn.

Vấn đề huy động vốn và thanh khoản

Vốn huy động chủ yếu của ngân hàng Việt Nam vẫn là tiền gửi (chiếm 70% tổng nợ), còn lại là các khoản vay từ NHNN và chính phủ, liên ngân hàng và các khoản khác. Tiền gửi bằng VND chiếm 80% tổng tiền gửi, còn lại hầu hết là bằng USD.

Thanh khoản giảm sút nghiêm trọng trong vòng 18 tháng qua (tính đến giữa 2010), do tăng trưởng tín dụng quá mức. Tỷ lệ nợ dài hạn trung bình là 99% giữa 2010 (so với 102% cuối 2009 và 89% cuối 2008). Fitch dự đoán các ngân hàng sẽ sử dụng kênh bán buôn nhiều hơn và cảnh báo nguy cơ phải tái cấp vốn sẽ cao hơn.

Fitch vẫn giữ quan điểm cho rằng trong thời gian sắp tới, việc cạnh tranh lãi suất tiền gửi sẽ vẫn còn tiếp tục, với tỷ lệ nợ dài hạn ước tính đạt 98% (khoảng 100% tại các ngân hàng quốc doanh và 80% tại các ngân hàng tư nhân)

Hệ số an toàn vốn

Hầu hết các ngân hàng đều đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR- capital adequacy ratio) trên mức yêu cầu cũ là 8%. Đa số ngân hàng đều chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy vậy theo Fitch, mức vốn và lợi nhuận giữ lại hiện tại vẫn chưa đủ để dự phòng cho chi phí tín dụng cao, nhất là trong trường hợp tăng trưởng tín dụng đang ở mức dư thừa.

Theo quy định mới (có hiệu lực từ 1/10/2010), hệ số an toàn vốn (CAR-Capital Adequacy Ratio) phải đạt 9%, vốn điều lệ là 3 nghìn tỷ VND, và không được cho vay quá 80% tổng vốn tiền gửi và vốn huy động từ kênh bán buôn. Tuy vậy, theo Fitch, quy định mới này có thể sẽ được sửa đổi, hoặc NHNN sẽ phải gia hạn thêm. Fitch cho rằng thị trường Việt Nam vẫn chưa đủ sức để hấp thụ hết lượng cổ phiếu ngân hàng mới phát hành nhằm huy động vốn, và cho rằng các ngân hàng khó sẽ đạt được mức mục tiêu.Những ngân hàng nhỏ sẽ khó mời gọi được cổ đông lớn ở nước ngoài, và có nguy cơ phải chịu áp lực sát nhập từ phía chính phủ.(Nguồn: Stox, 6/10)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro