thực trạng cán cân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngân sách không bị thâm hụt và có thể đạt mức thặng dư hơn 3 tỷ USD. Đây chính là một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế đất nước năm 2011. Cán cân thanh toán là chỉ tiêu có tầm quan trọng của bất cứ một nền kinh tế nào (là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất của 1 nền kinh tế: tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, thặng dư cán cân thanh toán, thất nghiệp ít).

Nhìn lại năm 2011, cán cân thanh toán của kinh tế nước ta có chuyển biến tích cực.

Nhìn tổng quát, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam năm 2009 bị thâm hụt 8,8 tỷ USD, năm 2010 bị thâm hụt 3,07 tỷ USD, thì năm 2011 này không bị thâm hụt mà có thể có thặng dư 3,1 tỷ USD. Nhờ vậy, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng so với 2 năm trước.

Đạt được kết quả trên, có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu.

Trước hết là sự mất cân đối của cán cân thương mại đã giảm so với các năm trước. Nhập siêu hàng hoá đã giảm cả về kim ngạch tuyệt đối, cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu.

Về kim ngạch tuyệt đối, nhập siêu năm 2011 thấp nhất trong 5 năm qua. Nhập siêu năm 2011 đã giảm 2,61 tỷ USD, hay giảm 20,7% so với năm 2010. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu của năm 2011 ở mức thấp nhất trong 10 năm qua (tính từ năm 2002).

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2011 đạt gần 87,36 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm đề ra là 10%. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu đã đạt gần 96,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ và vượt mức kế hoạch cả năm là 2,9%.

Thông tin đáng chú ý khác là tỷ trọng nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm rất mạnh so với các năm trước và dưới khá xa so với mục tiêu phấn đấu do Quốc hội và Chính phủ đưa ra.

Tính đến hết tháng 11/2011, nhập siêu của cả nước ở mức gần 8,82 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 10,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ (mục tiêu Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết 11 là dưới 16%).

Tỷ lệ nhập siêu năm 2011 đã thấp hơn mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (18%) và thấp hơn mục tiêu theo Nghị quyết 11 của Chính phủ (16%).

Nhóm nguyên nhân thứ hai là lượng ngoại tệ vào Việt Nam đạt kết quả khá và lượng ngoại tệ thu hút được từ doanh nghiệp và người dân cũng đạt khá.

Cụ thể là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện năm 2011 ước cao hơn mức 11 tỷ USD của năm 2010. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giải ngân ước đạt 3,65 tỷ USD trong năm nay, cao hơn năm 2010 (2,94 tỷ USD).

Nguồn ngoại tệ thu được từ khách quốc tế có thể đạt khoảng 5,2 tỷ USD, cao hơn kỷ lục 4,45 tỷ USD của năm 2010. Lượng kiều hối ước đạt khoảng 9 tỷ USD, vượt kỷ lục 8,26 tỷ USD của năm 2010. Bên cạnh đó, hồi giữa năm, lượng ngoại tệ mua được ở trong nước cũng đạt khá.

Như vậy, cán cân thanh toán được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng là những yếu tố quan trọng trong việc củng cố nguồn lực của quốc gia, tạo lòng tin mạnh mẽ cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro