thực trạng, đối tượng,địa bàn HĐTTĐN, yêu cầu với CB

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Thực trạng, đối tượng, địa bàn thông tin đối ngoại ở Bộ Ngoại giao

a.     Thực trạng của thông tin tuyên truyền đối ngoại

-         Chức năng, nhiệm vụ của bộ ngoại giao đối với công tác thông tin đối ngoại:

ðNhiệm vụ theo dõi, tổng hợp diễn biến của cuộc đấu tranh vạch trần âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá nước ta, đề cuất các chủ trương, biện pháp ứng phó, đấu tranh; xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam; thực hiện các chức năng phát ngôn viên nước ngoài tại Việt Nam; thực hiện chức năng phát ngôn chính thức của Nhà nước Việt Nam trên các vấn đề dư luận nước ngoài qua tâm.

ðNghị định số 21/NĐ – CP ngày 10/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao phần liên quan đến công tác thông tin đối ngoại:

ØPhát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt nam về các vấn đề quốc tế và chuẩn bị nội dung trả lời phỏng vấn của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cho phóng viên nước ngoài thường kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất.

ØChủ trì việc theo dõi, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài liên quan đến Việt Nam, theo dõi tình hình và triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.

ØQuản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, quản lý và giải quyết các hoạt động thông tin báo chí của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Bộ Ngoại giao.

ØChủ trì, phối hợp, hướng dẫn các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và chính quyền địa phương trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ.

-         Các đơn vị liên quan: có thể nói tất cả các đơn vị trong Bộ Ngoại giao đều tham gia công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại. Các đơn vị trực tiếp bao gồm:

ðVụ thông tin báo chí có các nhiệm vụ: phát ngôn quan điểm chính thức của Bộ Ngoại giao về các vấn đề đối ngoại, tình hình quốc tế và những vấn đề dư luận quan tâm; xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thực hiện quản lý Nhà nước về báo chí với tư cách cơ quan chủ quản theo quy định của Chính phủ, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thông tin đối ngoại địa bàn ngoài nước; theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc tổ chức và triển khai công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và đấu tranh dư luận; theo dõi, sơ kết và tổng kết dư luận báo chí nước ngoài viết về việt Nam, biên tập website của Bộ Ngoại giao. Quan hệ giữa Vụ thông tin báo chí với cơ quan………….. được thể hiện trên các mặt như: cung cấp thông tin và lập luận về các vấn đề dư luận quôc tê quan tâm, phối hợp làm thủ tục cho các phóng viên nước ngoài vào Việt Nam, theo dõi dư luận báo chí nước ngoài, cung cấp các thông tin, ấn phẩm tuyên truyền, phối hợp xây dựng và quản lý tran điện tử của các cơ quan đại diện, trả lời phỏng vấn, xuất bản ấn phẩm tuyên truyền ở nước ngoài…

ðTrung tâm hướng dẫn báo chí nước ngoài: hướng dẫn phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí ngắn hạn được phép hoạt động ở Việt Nam.

ðVụ Văn hóa – UNESCO: thực hiện các chương trình báo chí phù hợp với chủ trương tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

ðCác cơ quan đại diện ở nước ngoài: Pháp lệnh về cơ quan đại diện ở nước ngoài ban hành ngày 2.12.1993 ghi rõ “Cơ quan đại diện ngoại giao có nhiệm vụ tiến hành công tác thông tin, giới thiệu về Việt Nam”.

-         Mục đích của thông tin tuyên truyền đối ngoại:

ðLà mục đích của hoạt động đối ngoại.

ðThông tin tuyên truyền đối ngoại không thể nằm ngoài và độc lập với công tác đối ngoại.

-         Hình thức thông tin đối ngoại ở Bộ Ngoại giao

ðHình thức:

Ø Thông tin tuyên truyền đối ngoại đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Nhưng đối tượng tuyên truyền khá đặc biệt – người nước ngoài, cho nên vấn đề thống nhất quản lý luôn luôn được đặt ra. Bộ Ngoại giao là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác ngoại giao, góp phần hình thành và thực hiện chính sách thông tin tuyên truyền đối ngoại của Nhà nước.

ØCông tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao đưuọc thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc với nước ngoài, các hội nghị, hội thảo quốc tế, diễn đàn song phương và đa phương; ra tuyên bố. tổ chức họp báo thường kỳ và họp báo về một chủ đề nhất định; trả lời phỏng vấn hoặc tổ chức để các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo Bộ, ban, ngành, địa phương hoặc cá nhân hữu quan tiếp xúc trả lời phỏng vấn báo chỉ nước ngoài, viết bài trên báo chí nước ngoài hoặc báo chí đối ngoại của briefing cho phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; phân phát, phổ biến sách báo, ấn phẩm tuyên truyền; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các cuộc triển lãm, chiếu phim, ngày Việt Nam, tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

-         Hiện nay, dù một nước nhỏ đến đâu, khi tiến hành mở cơ quan đại diện ngoại giao, đều lập phòng thông tin hoặc cử cán bộ phụ trách báo chí, tuyên truyền theo dõi các thông tin ở nước sở tại và tìm cách thông tin về nước mình qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ngoài. Thậm chí phòng thông tin được mở trước cơ quan đại diện ngoại giao. Điều 7 Pháp lệnh về cơ quan đại diện Nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài ban hành ngày 2/12/1993 quy định: cơ quan đại diện có nhiệm vụ “tiến hành công tác thông tin, giới thiệu về Việt Nam để chính quyền và nhân dân nước tiếp nhận hiểu biết về Việt Nam”.

Công tác truyền thông đối ngoại là một trong những nhiệm vụ của mọi cán bộ ngoại giao, kể từ Đại sứ trở xuống. Công tác này có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như nói chuyện, trao đổi thông tin, phỏng vấn, phát hành bản tin, triển lãm, hội chợ,…

-         Phương tiện:  Tuyên truyền miệng, tài liệu, tư liệu biên soạn sưới các hình thức văn kiện ngoại giao; trả lời tại họp báo, phỏng vấn, phát hành bản tin, sách báo của nước ta xuất bản bằng tiếng tiếng nước ngoài; các báo đối ngoại và các báo của ngành ngoại giao như báo Thế giới và Việt Nam, tạp chí quê hương, báo QUê hương điện tử, mạng website của Bộ Ngoại giao và các mạng website của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và nhiều sách, báo, trang điện tử đối ngoại khác…

b.     Đối tượng, địa bàn thông tin đối ngoại ở Bộ Ngoại giao   

ðĐối tượng – địa bàn: Đối tượng chủ yếu là người nước ngoài (cả trong và ngoài nước) và người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài; Địa bàn là tất cả các nước, các khu vực và các vùng lãnh thổ trên thế giới.

2.     Một số yêu cầu với cán bộ phụ trách công tác văn hóa - báo chí:

·        Trước hết phải nói rằng, cán bộ báo chí là cán bộ ngoại giao. Do vậy, anh ta phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của cán bộ ngoại giao về phẩm chất đạo đức, kiến thức, ngoại ngữ, và nghiệp vụ. Ngoại ra, cán bộ báo chí còn cần có các đức tính và kiến thức sau:

-         Nắm vững đường lối, chủ trương về tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

-         Có kiến thức tối thiểu về nghiệp vụ báo chí, hệ thống báo chí và về tuyên truyền đối ngoại.

-         Có sở thích, nếu không nói là thiên chức về thông tin báo chí.

-         Có khả năng diễn đạt nói và viết.

-         Có kinh nghiệm tiếp xúc đặc biệt với báo chí.

·        Để làm tốt nhiệm vụ phụ trách công tác văn hóa, báo chí tại các cơ quan đại diện ở nước ngoài, người cán bộ ngoại giao phải có một quá trình nhiều năm tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt và tích lũy kinh nghiệm công tác là những điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho người cán bộ công tác làm tốt công tác tại các cơ quan đại diện ở nước ngoài. Những yêu cầu cụ thể về nghiệp vụ đối với các cán bộ chuẩn bị làm công tác văn hóa, báo chí bao gồm các lĩnh vực sau:

-         Tiêu chuẩn và nghiệp vụ:

ðNgoài những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ ngoại giao được cử đi công tác ở nước ngoài được nêu trong “Quy chế cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác tại các cơ quan đại diện CHXHXN Việt Nam ở nước ngoài kèm theo quyết định số 459/QĐ ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người cán bộ phụ trách công tác báo chí, văn hóa trước hết phải có kiến thức chung vững chắc, đầy đủ trong ngành ngoại giao như lịch sử ngoại giao, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói chung và đối với khu vực, quốc gia người cán bộ sắp sang công tác, trong đó đặc biệt chú trọng những kiến thức trong lĩnh vực phụ trách về mặt văn hóa, thông tin, tuyên truyền đối ngoại.

ðCần tìm hiểu thêm những cơ sở pháp lý quan trọng và những kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực đối ngoại và công tác chuyên môn về văn hóa,  báo chí.

-         Kiến thức quản lý báo chí, văn hóa:

ðCơ sở pháp lý trong công tác quản lý:

ØPhải tìm hiểu, nắm vững và áp dụng thành thạo những văn bản pháp lý thiết yếu đòi hỏi trong công tác quản lý do mình phụ trách. Ngoài ra, cần tham khảo thêm một số văn bản pháp lý cần thiết khác và tập hợp mang theo trong nhiệm kỳ công tác để tra cứu khi cần thiết.

-         Nghiệp vụ và chuyên môn:

ðNắm vững đường lối, chính sách về công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt là công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước.

ðNắm vững nghiệp vụ quản lý báo chí Việt Nam. Trước khi rời Việt Nam đi công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài, người cán bộ phụ trách văn hóa báo chí tại các CQĐD cần chủ động liên hệ và dành nhiều thời gian làm việc cụ thể với các cơ quan chuyên môn đầu mối trong lĩnh vực này bao gồm: Vụ thông tin báo chí – Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế - Bộ thông tin và truyền thông, Tổng cục du lịch và các Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, ngành khác để tìm hiểu:

ØCác chương trình, đề án, kế hoạch, tuyên truyền văn hóa. Thông tin đối ngoại, biểu diễn nghệ thuật, xúc tiến du lịch, đầu tư,…

ØCông tác quản lý phóng viên nước ngoài, đặc biệt là phóng viên của quốc gia, lãnh thổ mà người cán bộ sắp sang công tác như về tình chung, Ban Việt ngữ, những trường hợp cụ thể, cần lưu ý,..

ØCông tác tuyên truyền đối ngoại tại các Cơ quan đại diện, việc gửi ấn phẩm tuyên truyền.

ØTrọng tâm các bài phát biểu, trả lời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các cuộc trả lời phỏng vấn, và qua các tài liệu cơ bản như báo cáo chính phủ, báo cáo chuyên đề…

ðCó ý thức thường xuyên trau dồi ngoại ngữ, nắm vững chính sách đối ngoại Việt Nam, có kiến thức và nghiệp vụ cơ bản về lãnh sự, kinh tế, pháp luật,…tạo vốn kiến thức và kinh nghiệm thuận lợi cho quá trình công tác sau này.

ðCần nắm vững các nghiệp vụ căn bản như: sử dụng thành thạo vi tính, biết quản trị mạng, có giấy phép lái xe, biết quay phim, chụp ảnh….

-         Kiến thức cơ bản về Việt Nam và nước ngoài:

ðHiểu biết cơ bản về Việt Nam: có kiến thức tốt về lịch sử, văn hóa, truyền thống,…của đất nước ,mình => truyền đạt tình yêu quê hương đất nước, thuyết phcuj người nước ngoài hiểu, thông cảm và có thiện cảm với đất nước Việt nam. Cần trang bị kiến thức trong 1 số lĩnh vực cụ thể:

ØHệ thống chính trị, đường lối chính sách đối nội, đối ngoại, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

ØKiến thức chung về Việt Nam đất nước con người, phong tục tập quán

ØNhững hiểu biết về các tư liệu di sản thế giới tại Việt Nam đưuọc UNESCO công nhận, các lễ hội nhằm phục vụ cho việc quảng bá văn hóa, du lịch, thu hút khách du lịch đến Việt Nam..

ðHiểu biết về nước sở tại: là đòi hỏi bắt buộc để người cán bộ có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc và sinh hoạt mới và càng có điều kiện thuận lợi cho công tác của mình. Các lĩnh vực cần tìm hiểu bao gồm:

ØĐất nước , con người, phongg tục, tập quán, khí hậu,…

ØChính sách đối ngoại của nước sở tại, đặc biệt là chính sách đối với Việt Nam

ØQuan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nước sở tại

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro