Thực trạng nghiệp vụ TTm,Dự trữ BB

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

+Nghiệp vụ thị trường mở:

1.NVTTM được xem là còn khá mới ở Việt Nam để NHNN điều hành chính sách tiền tệ.Mặc dù vậy, việc triển khai NVTTM cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. NVTTM đang dần trở thành kênh chủ đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khả dụng của các NHTM.

2.Thực tiễn điều hành NVTTM thời gian gần đây cho thấy, NHNN đã giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 7,5% - 7%/năm và tương đối ổn định suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm xuống ở mức khoảng 8%/năm. Hoạt động thị trường mở được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu (loạt phiên trong thời gian trở lại đây) liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy NHNN đang bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các NHTM

*.Dự trữ bắt buộc

1.Ở nước ta, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được phân chia tùy theo tính chất kỳ hạn, loại tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm. Theo quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định như sau:

Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. (www.sbv.gov.vn). Với quy định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM.

2.Ở nước ta, để ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng nhằm kiểm soát lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh khá mạnh vào năm 2007 (từ 5% lên 10%) và năm 2008 - khi tình hình dần bình ổn trở lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều giảm dần một cách linh hoạt. Tuy nhiên, gần như suốt năm 2009 và 2010, kể cả những tháng đầu năm 2011 - lạm phát không còn là nỗi lo mà là thực tế đang phải đối mặt thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND vẫn không thay đổi (là 3% đối với kì hạn dưới 12 tháng và 1% kì hạn trên 1 năm)). Nên chăng khai thác công cụ này một cách thận trọng để kiểm soát lạm phát, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ - điều chỉnh tăng từ từ,  không cần tạo sự bất ngờ và nếu cần, vẫn áp dụng việc trả lãi cho dự trữ bắt buộc.

*Công cụ chiết khấu

1. Ngân hàng muốn tham gia nghiệp vụ chiết khấu với NHNN thực hiện các công việc sau:

- Đăng ký mẫu chữ ký lãnh đạo và nhân viên tham gia nghiệp vụ chiết khấu với NHNN;

- Thực hiện lưu ký GTCG(giấy tờ có giá) tại Sở Giao dịch NHNN.

- Đề nghị NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu GTCG.

2. Quy trình của giao dịch chiết khấu:

- Ngân hàng gửi Giấy đề nghị chiết khấu GTCG (khi ngân hàng còn hạn mức chiết khấu).

- Sở Giao dịch nhận Hồ sơ đề nghị chiết khấu; Thông báo chấp nhận hoặc không chấp mhận chiết khấu

- Ngân hàng được chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn gửi cam kết mua lại theo số liệu NHNN thông báo tại Thông báo chấp nhận chiết khấu.

- Vào ngày thực hiện chiết khấu, Sở Giao dịch NHNN thanh toán tiền mua GTCG cho ngân hàng đề nghị chiết khấu, thực hiện chuyển GTCG từ tài khoản lưu ký của ngân hàng đề nghị chiết khấu sang tài khoản của NHNN (trường hợp chiết khấu hết thời hạn còn lại của GTCG) hoặc chuyển sang tài khoản cầm cố (trường hợp ngân hàng chiết khấu có kỳ hạn).

- Vào ngày hết thời hạn của cam kết mua lại GTCG: Ngân hàng cam kết mua lại thanh toán tiền mua lại GTCG cho NHNN để được chuyển GTCG về tài khoản lưu ký của NH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro