Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở thành phố Vĩnh Long

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỞ ĐẦU

1. Lí Do

Hiện nay, tai nạn giao thông đường bộ là một trong những vấn đề lớn được xã hội quan tâm. Nhà nước ta cũng đưa ra nhiều phương pháp và các khẩu hiệu nhằm cải thiện tình hình an toàn giao thông hiện nay. Bởi đó là vấn đề hằng ngày hằng giờ ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn và tính mạng của người tham gia giao thông.

2. Mục đích

Đề tài được đưa ra nghiên cứu trong bối cảnh tai nạn giao thông đang được quan tâm theo dõi của cả xã hội. Chọn đề tài này để tìm hiểu về vấn đề giao thông đường bộ và các biện pháp giải quyết vấn đề này. Khi thực hiện đề tài này cũng bổ sung kiến thức và hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc an toàn giao thông đường bộ và có thể biết thêm về: Thực trạng giao thông ở thành phố Vĩnh Long như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó do đâu? Các biện pháp giải quyết như thế nào?

3.Nội dung ngiên cứu

Trong phần nội dung chia làm 3 chương:

Chương một tổng quan về giao thông

1.Thực trạng an toàn giao thông

2.Nguyên nhân

Chương hai các nguyên nhân cụ thể và biện pháp giải quyết

Chi tiết nguyên nhân

Các biện pháp giải quyết

Chương ba ảnh hưởng của giao thông tới đời sống xã hội ở thành phố Vĩnh Long

NỘI DUNG

Chương một

Thực trạng Giao thông Vĩnh Long:

Trong những năm nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã được đảm bảo.

Trong đó nổi bật nhất là tình hình tai nạn giao thông được kiềm chế kéo giảm, không xảy ra ùn tắc giao thông, đua xe trái phép…

Tình hình Giao thông trên địa bàn TP Vĩnh Long:

Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như  quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và quốc lộ 80. Các tuyến giao thông đường thủy của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.

Cơ sở hạ tầng:

Năm 2012, với mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông, tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó tập trung cải tạo, nâng cấp các tuyến trọng điểm và mở rộng, bố trí lại luồng tuyến tại các điểm nóng về an toàn giao thông.

Tỉnh đầu tư trên 11,3 tỷ đồng thi công duy tu sửa chữa 5 tuyến đường tỉnh xuống cấp nặng, gồm: Đường tỉnh 901, 902, 903, 904, 910 nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ; thi công nâng cao độ chống tràn cho các đoạn bị ngập trên tuyến đường tỉnh 905 đoạn qua xã Mỹ Thạnh Trung (huyện Tam Bình) và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước tuyến đường tỉnh 907.

Từ nay đến cuối năm, Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long tập trung giải ngân nguồn vốn 40,8 tỷ đồng cho các công trình giao thông trọng điểm; trong đó phấn đấu đến cuối năm thi công hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án xây dựng cầu đường đến trung tâm các xã: Tường Lộc, Hậu Lộc (huyện Tam Bình), Long An, Tân Hạnh (huyện Long Hồ), Trung Chánh (huyện Vũng Liêm); đẩy nhanh tiến độ thi công dự án giao thông nông thôn đến các xã vùng sâu, vùng xa. Đối với dự án xây dựng hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long (dự án WB5), tỉnh Vĩnh Long hoàn thành láng nhựa 11,5 km đường, tiếp tục triển khai 4 gói thầu xây lắp đường và cầu trên tuyến. Riêng 2 công trình trọng điểm của tỉnh là đường Hưng Đạo Vương nối dài và đường Bạch Đàn với tổng vốn đầu tư 41,4 tỷ đồng tập trung hoàn chỉnh các hạng mục cầu trên tuyến và hệ thống vỉa hè để đưa vào sử dụng cuối năm 2012 góp phần giảm áp lực giao thông trên các tuyến đường chính nội ô thành phố Vĩnh Long.

Nguyên nhân:

Ý thức chấp hành luật pháp cũng như nếp sống văn hoá của người tham gia giao thông có tiến bộ song còn rất kém. Điều nầy thuộc về việc đào tạo và cấp bằng cho người điều khiển các phương tiện giao thông ở nhiều nơi bị buông lỏng và sơ sài. Một vấn đề nổi cộm hiện nay là giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, đặc biệt là tại các trường học phổ thông chưa đạt hiệu quả cao. Chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, không có bằng lái xe, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng… các lỗi vi phạm đó dường như hội tụ đủ trong những em học sinh đang hàng ngày đến trường. Vẫn có rất nhiều học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường với những hình ảnh phản cảm như chở ba, không đội mũ bảo hiểm đang gây bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, không chỉ có học sinh, ngay cả phụ huynh và người tham gia giao thông cũng rất kém ý thức, luôn luôn ứng phó linh hoạt với mọi tình huống như đứng đón con tràn lề đường, tắc đường thì cứ cố len lên vỉa hè, đi ngược đường...khiến đường đã tắc lại càng thêm tắc.

Chương hai

Các nguyên nhân cụ thể và biện pháp giải quyết

Các nguyên nhân

1.1.Nguyên nhân thứ 1

1.1.1 Là ý thức tuân thủ luật giao thông đường bộ của mọi người chưa cao. Một vài điển hình xảy ra TNGT như: chạy xe không đúng làn đường quy định cho từng loại xe, phóng nhanh vượt ẩu, chuyển hướng đột ngột mà không báo hiệu, lấn tuyến, uống rượu bia khi tham gia giao thông,...

1.1.2 Tổ chức đua xe trái phép

1.1.3 Lấn chiếm lòng lề đường

1.2.Nguyên nhân thứ 2

1.2.1 Là quản lí của nhà nước về luật an toàn giao thông đối với các cấp, các ngành và từng địa phương vẫn chưa cao.

1.2.2 Các cấp Ủy, chính quyền địa phương thiếu sự quan tâm. Vẫn còn tiêu cực trong đào tạo, cấp giấy phép lái xe làm cho không ít người điều khiển phương tiện mà vẫn chưa nắm và hiểu biết được luật giao thông, mà vẫn được cấp giấy phép lái xe. Công tác tuyên truyền , giáo dục luật lệ giao thông vẫn chưa được đầu tư đúng mức, hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa đa dạng và kém hiệu quả.

1.3.Nguyên nhân thứ 3

1.3.1 Hệ thống cầu đường xuống cấp vẫn chưa được sữa chữa và nâng cấp kịp thời. Diện tích đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông còn ít, đường xá vẫn còn chật hẹp.

1.3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán trong việc phối hợp xây dựng, tình trạng đào bới lên rồi kéo dài thi công còn khá phổ biến gây ách tắc giao thông. Mặc dù thời gian qua việc quy hoạch xây dựng hạ tầng giao thông đã được quan tâm những vẫn tiến hành 1 cách chậm rãi và chưa theo kịp tốc độ phát triển KT-XH.

1.4.Nguyên nhân thứ 4

Những phương tiện tham gia giao thông đã qua sử dụng nhiều năm hoặc không đảm bảo hệ số an toàn cần được loại bỏ. Vì rất dễ gây ra tai nạn giao thông thậm chí dẫn đến chết người.

Các biện pháp giải quyết

-         Từ phía CSGT:

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tập trung nghiên cứu biên soạn nội dung mới, đa dạng, phong phú thu hút được người nghe, người xem, chú trọng công tác tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm định hướng dư luận, ủng hộ hoạt động tích cực của lực lượng làm công tác đảm bảo TTATGT, đồng thời phê phán đối với các hành vi phạm để nâng cao ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

-         Từ phía người dân:

Nngười dân dần cần có ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông thì lẽ tất nhiên, tình hình tai nạn giao thông cũng sẽ được kéo giảm.

-         Từ phía các tổ chức:

 Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, trong đó tập trung tuyên truyền cho các đối tượng thanh, thiếu niên từ 18 đến 33 tuổi, bởi đây là độ tuổi gây tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ rất cao. Bên cạnh đó, các cơ quan, ban, ngành, các cấp, các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến tận từng người dân bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

Từng người dân, từng người tham gia giao thông luôn phải tự rèn luyện mình, phải tự mình sửa đổi bản thân. Các trường học, cơ quan, đoàn thể thường xuyên có những buổi học, tìm hiểu về an toan giao thông nhằm nâng cao ý thức giao thông cho người dân, đặc biệt là các em học sinh………

Các đơn vị chặt chẽ, thường xuyên trong công tác tuần tra kiểm soát giao thông và công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông phức tạp, ổn định kịp thời phát hiện, ngăn chặn và triết xóa được nhiều vụ việc gây mất trật tự xã hội trên địa bàn phụ trách quản lý.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Cụ thể như kết hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long xây dựng 02 phóng sự tuyên truyền về thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an toàn giao thông, về tình trạng sử dụng rượu bia dịp Tết cổ truyền, 01 chuyên mục Vui xuân đón Tết…

Chủ động kết hợp các ngành chức năng như báo, đài PTTH, Phòng PX15, Phòng PV28…xây dựng các chuyên mục ATGT, tuyên truyền những quy định, chủ trương mới về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tăng cường công tác TTKS; thường xuyên đổi mới phương thức, chiến thuật hoạt động tuần tra, TTKS công khai kết hợp với hóa trang theo đúng quy định. Tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra TNGT như: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; tránh vượt không đúng quy định; xe chở quá tải, quá số người quy định; chở hàng hóa cồng kềnh; vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương 

 Nhận xét về Tình hình tai nạn giao thông ở Vĩnh Long:

Ưu điểm:

- Tình hình giao thông được kiểm soát ngày càng chặt chẽ, tình trạng ùn tắt giao thông giảm nhiều so với những năm trước.

Nhược điểm:    

- Số lượng tai nạn giao thông có giảm song các vụ tai nan giao thông vẫn tồn tại

-Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, bóp còi inh ỏi diễn ra như chuyện thường ngày ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt tại những nơi không có cảnh sát giao thông.

Chương ba

Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đối với đời sống xã hội ở thành phố Vĩnh Long

Tình trạng mất trật tự an toàn giao thông giao thông với các vụ tai nạn giao thông đã trở nên nghiêm trọng và là nguyên nhân trực tiếp chủ yếu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và xã hội. Năm 2007, VN được xem là quốc gia có tỉ lệ tử vong do tai nan giao thông cao nhất thế giới 33 trường hợp tử vong mỗi ngày. Có thể xem tai nạn giao thông ở nước ta được xem là tệ nạn tác động xấu tới nhiều mặt của xã hội.

TNGT ảnh hưởng lâu dài tới đời sống tâm lý: gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề do TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần và tình cảm. TNGT tăng nhanh gây ra tâm lý hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông. TNGT gây rối loạn AN-TT như: ùn tắc giao thông, kẹt xe...

TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại phương tiện giao thông, hư hỏng đường xá....

TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: người bị thương, chết không thể đi làm gây ảnh hưởng nguồn lao động xã hội, người bị thương tật do TNGT sẽ giảm năng suất lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bài