thue gtgt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1 Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng

11Định nghĩa

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm độngviên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụngđể mua hàng hoá, nhận dịch vụ.

Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng quy định: "Thuê giátrịgia tăng là thuê/thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoádịch vụ phát sinh trong quá trình tù sản xuất, lưu thông đentiêu dùng". Như vậy, xét về bản chất, thuế giá trị gia tăng làloại thuế gián thu. Các nhà sản xuất, kinh doanh và cun~ơ cấpdịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng' lại/ thựcchất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hoá dịch vụ.

Điều này giúp cho cơ quan quản lý, thu thuế giá trị giá tăngtránh được sự phản ánh gay gắt về thuế. Bên cạnh đó,. thuếgiá trị gia tăng cũng có thể ảnh hưởng tới sức mua của ôngchúng do phần thuế này đã được cấu thành trong giá bánhàng hoá, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Nítgphân tích này cho thấy việc áp dụng thuế giá trị gia tăng tạimột quốc gia cần phải cân nhắc tính phù hợp, những yếu tốảnh hưởng của loại thuế này cho nền kinh tế.

Thực hiện thuế giá trị gia tăng, có thể làm ảnh hưởng tớicác vấn đề tiêu dùng, mức độ lạm phát.

Thuế giá trị gia tăng có thể ảnh hưởng tới sức tiêu dùngcủa công chúng. Xuất phát từ chỗ thuế giá trị gia tăng cấuthành trong giá bán (giá thanh toán), sức tiêu dùng của côngchúng phụ thuộc vào quan hệ giữa thu nhập với giá cả hànghoá dịch vụ. Tỷ trọng giữa giá cả và thu nhập của người chịuthuế càng cao, càng làm giảm cơ hội tiêu dùng trong côngchúng. Phân tích yếu tố này giúp cho cơ quan lập pháp tìm raphương án tối ưu về cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trong'những giai đoạn nhất định. Nếu xét theo khía cạnh thuế vớicác chỉ số giá cả, đương nhiên cũng có mối liên quan nhấtđịnh. Số tiền thuế giá trị giá tăng trong giá bán làm thay đổichỉ số giá cả, lạm phát trong những giai đoạn có sự thay đổivề thuế. Xác định mối liên quan giữa loại thuế này với chỉ sốgiá cả, lạm phát có ý nghĩa đối với nhà lập pháp khi quyếtđịnh chính sách thuế suất hợp lý trong những giai đoạn nhấtđịnh để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng khônggây ra những xáo trộn lớn trong dân chúng. Việc áp dụngthành công thuế giá trị gia tăng tại Pháp được đánh giá lànhờ chính sách thuế suất hợp lý qua các giai đoạn cụ thể.(l)

12 . Đặc điểm

Thuế giá trị gia tăng có nhiều điểm tương đồng với các loạithuế đánh vào hàng hoá dịch vụ khác (như thuế doanh thu,thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu) nhưng cóthể nhận diện thuế giá trị gia tăng thông qua đặc điểm của nó.

Thứ nhất, thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế rấtrộng. Mọi đối tượng tồn tại trong xã hội, cho dù là tổ chứchay cá nhân, là người nghèo hay người có thu nhập cao đềuphải chi trả thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả sản xuấtkinh doanh tạo ra cho nền kinh tế xã hội. Điều này có nghĩa,mọi đối tượng trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thểthực tế phải trả một phần thu nhập do hành vi tiêu dùng.

Chính đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng tới sự tác độngcủa pháp luật thuế giá trị gia tăng đối với đời sống kinh tế,xã hội. Việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm vilãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế đồng thời thểhiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xãhội. Đối với những trường hợp cần phải khuyến khích tiêudùng hoặc hạn chế đến mức tối đa việc trả tiền thuế từ phầnthu nhập ít ỏi của họ do hành vi tiêu dùng, Nhà nước sẽkhông đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấpnhất. Phương án ngược lại được áp dụng đối với trường hợphạn chế tiêu dùng.

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giángtăng thêm của hàng hoá dịch vụ. Việc đánh thuế chỉ trênphần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bô lá trịhàng hoá dịch vụ làm cho số thuế giá trị gia tăn p dụngtrong mỗi khâu của quá trình lưu thông không ra nhữngđột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đặc điểm này củathuế giá trị gia tăng còn yêu cầu pháp luật điều chỉnh phảitìm ra cách thức, phương thức phù hợp, có tính khả thi để xácđịnh chính xác phần giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế.

Làm rõ phần giá trị tăng thêm cũng là nội dung quantrọng, một mặt lý giải cơ sở quy định phần chịu thuế trongpháp luật thuế giá trị gia tăng, mặt khác đưa ra các phươngán khả thi để xác định phần giá trị tăng thêm đối với các chutrình lưu thông khác nhau của hàng hoá.

Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu kinh tế, giátrị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất, tiêudùng và giá trị hàng hoá dịch vỉa mua vào tương ứng vớihàng hoá dịch vụ tiêu thụ, theo Các Mác, đây chính là quátrình tạo ra giá trị thặng dư. Nt~l xít về lý thuyết và cơ cấuhình thành giá trị tăng thêm, có nhiều phương án lựa chọn.

Tuy vậy, việc xác định phần giá trị gia tăng gắn với quan hệpháp luật thuế, phải có đủ căn cứ thực tế chính xác, đảm bảoquyền của Nhà nước nhưng không vi phạm nguyên tắc côngbằng (theo chiều ngang) giữa các chủ thể nộp thuế.

Trong thực tiễn pháp lý, các quốc gia áp dụng thuế giá trịgia tăng đều xác định giá trị tàng thèm dựa trên cơ sở chứng từchứng minh két quả hoạt động sàn xuất kinh doanh của chủthể nộp thuế. Cụ thể là, các chứng từ hoá đơn được coi là bằngchứng quan trọng khi xác định phần giá trị tăng thêm. Lựachọn phương pháp xác định giá trị tăng thêm theo chứng từhoá đơn có rất nhiều lợi thế. một mạt, Nhà nước kiểm soát mọihoạt động của chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, mặt khác,các chủ thể kinh doanh dần độ vào khuôn khổ pháp luật và Nhànước tạo cơ hội cho các chủ thể này tự kiểm soát lẫn nhau.

Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hoádịch vụ, số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụthuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Đánh thuế ởtất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá ởtrong nước, khâu nhập khẩu và lưu thông hàng nhập khẩunhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mớităng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giáthanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóadịch vụ đã xác định trước và không thay đổi, các phần giá trịhàng hoá dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuếgiá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuốicùng tính trên tổng giá trị hàng hoá dịch vụ mà người tiêudùng phải gánh chịu. Đây vừa là đặc điểm vừa là ưu việt củathuế giá trị gia tăng so với thuế hàng hoá dịch vụ thôngthường (thuế doanh thu) mà Việt Nam và nhiều quốc gia đãáp dụng trong giai đoạn trước đây.

Nếu như thuế đã xuất hiện từ rất lâu đời thì thuế giá trịgia tăng có thể coi là loại thuế hiện đại, áp dụng chính thứclần đầu tiên tại Pháp năm 1954, mặc dù đã được các nhàkinh tế nghiên cứu từ những năm 1920 ở các quốc gia khácnhau. Cho đến nay, loại thuế này đã được áp dụng ở trên 120quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ở Việt Nam, trước năm 1990, thuế doanh thu áp dụngđối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc thành phần ki htế tập thể và cá thể. Điều lệ thuế công thương nghiệp nhành theo Nghị quyết 200/NQ-TVQH ngày 18/11/96 uyđịnh loại thuế này. Đối với các xí nghiệp quốc do h, ápdụng chế độ "thu quốc doanh", được quy định cể trongtừng thời gian nhất định. Mức thu quốc doanh ác xác địnhriêng cho từng mặt 'làng, từng loại hoạt động sản xuất kinhdoanh. Do áp dụng hai chế độ thu khác nhau, thể hiện phânbiệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bên cạnh đó chế độthu quốc doanh cũng bộc lộ những nhược điểm cơ bản. Năm1990, Quốc hội ban hành Luật thuế doanh thu, áp dụngchung cho các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thuế doanh thu áp dụng đối với tất cả các tổ chức cá nhânkinh doanh, có doanh thu phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ tính thuế của thuế doanh thu là doanh thu tínhthuế và thuế suất. Theo đó, doanh thu tính thuế được xácđịnh là toàn bộ doanh thu phát sinh của mỗi khâu sản xuất,lưu thông. Như vậy, hàng hoá càng qua nhiều khâu của quátrình lưu thông, số tiền thuế doanh thu được tính cho hànghoá đó càng lớn. Vì đánh thuế dựa trên toàn bộ giá trị bánhàng (là giá đã có thuế doanh thu), hiện tượng thuế đánhchồng trên thuế được coi là hạn chế cơ bản. Bên cạnh đó, chếđộ thuế suất của thuế doanh thu cũng rất phức tạp, theo từngngành nghề, hoạt động kinh doanh, rất khó khăn cho quátrình áp dụng và cũng dễ nảy sinh những vi phạm pháp luậtvề thuế.

Những hạn chế của thuế doanh thu hoàn toàn có thể khắcphụ được bởi thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, Việt Nam cũngthực hiện từng bước, thay thế Luật thuế doanh thu bằng Luậtthuế giá trị gia tăng tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện loạithuế mới, với nhiều ưu việt.

Để Luật thuế giá trị gia tăng được chính thức ban hànhnăm 1997 và áp dụng từ 11111999, Chính phủ Việt Nam đãnghiên cứu và từng bước áp dụng loại thuế doanh thu nhưngcơ sở xác định số thuế phải nộp tương tự như thuế giá trị giatăng từ những năm 1993 như hoạt động mang tính thử nghiệm, sau đó áp dụng thí điểm thuế giá trị gia tăng đối với một sốdoanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.tỉ)

2. Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng

2 . 1 . Định nghĩa

Trên thế giới, để đưa được thuế giá trị gia tăng vào ápđụng trong thực tế không dễ dàng thực hiện. Nhiều quốc giaphát triển cho đến nay vẫn không ban hành Luật thuế giá trịgia tăng với nhiều lý do khác nhau, Hoa Kỳ là một đại diện.

Một số quốc gia ban hành Luật thuế doanh thu nhưng với nộidung đánh thuế trên phần giá trị mới tăng thêm, như Liênbang Đức, Phần Lan, áo. Một số quốc gia như Singapore,Canada, New Zeland ban hành Luật thuế hàng hoá và dịchvụ (GoodsandServicesTax-GST) với quan điểm cho rằngnếu ban hành luật thuế giá trị gia tăng sẽ không phù hợp khitính tới khâu nhập khẩu. Hoặc trường hợpHungari thay Luậtthuế lưu chuyển cũ (với nội dung đánh thuế trên giá cả hànghoá) bằng Luật thuế lưu chuyển mới (với nội dung đánh thuếtheo phần giá trị tăng thêm). Sự lựa chọn ban hành luật thuếở các quốc gia khác nhau cho thấy: cần phải có sự cân nhắc,lựa chọn thời điểm, tên gọi của luật thuế, các quy định cụ thểđể không gây ra những xáo trộn trong đời sống (inh tế, xã hội.

Pháp luật thuêlgiátrị gia tăng là tổng hợp các quy phạmpháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệphát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuê, quản lývà quyết toán thuêlgiá trị gia tăng.

Ở Việt Nam, Luật thuế giá trị gia tăng thay thế Luật thuếdoanh thu được ban hành và áp dụng từ năm 1990 đến 1998,xuất phát từ một số lý do cơ bản.

Thứ nhất, việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng giảiquyết tình trạng đánh chồng thuế qua các khâu của quá trìnhlưu thông hàng hoá.

Thứ hai, áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng với quy địnhthuế suất đơn giản, đảm bảo ở mức độ tương đối về tính đơngiản và tính trung lập của thuế.

Thứ ba, Luật thuế giá trị gia tăng với những điều kiện vàphương pháp tính thuế không chỉ tạo nguồn thu ổn định chongân sách, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của đối tượng nộpthuế mà còn là biện pháp chống gian lận, trốn lậu thuế ở cáckhâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Pháp luật thuế giá trị gia tăng có hai đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, pháp luật thuế giá trị gia tăng có tác độngtrong phạm vi rộng, đến tất cả đối tượng trong xã hội. Xuấtphát từ nội dung được pháp luật điều chỉnh cho thấy phápluật thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với mọi đối tượng cóthu nhập, sử dụng một phần thu nhập phục vụ đời sống.

Phạm vi áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng có tính phổbiến so với pháp luật thuế tiêu dùng khác.

Thứ hai, pháp luật thuế giá trị gia tăng chỉ có thể đượcban hành khi các điều kiện áp dụng đạt đến mức độ nhấtđịnh. Những điều kiện chủ yếu ở đây là các tiêu chuẩn về kếtoán, chế độ chứng từ hoá đơn và khả năng quản lý của chínhcác cơ quan tham gia quản lý, thu thuế giá trị gia tăng. Điềunày lý giải việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng ở mộtquốc gia cần phải được xem xét đến nhiều yếu tố; một sốtrường hợp, việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng kèmtheo đó là khoảng thời gian dài, đủ hội tụ điều kiện áp dụng.

Quy phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng quy định về cácchủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng, cácquyền và nghĩa vụ đối với mỗi loại chủ thể; những căn cứ pháplý xác định số thuế giá . trị gia tăng phải nộp và quy định mangtính thủ tục đảm bảo các chủ thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.(l) 2.2. Yêu cầu đối với pháp luậtthuế giá trị gia tăng

Ban hành Luật thuế giá trị gia tăng được coi là bước độtphá trong quá trình cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luậtthuế Để đảm bảo tính hiệu quả, pháp luật thuế giá trị giatăng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

-Đảm bảo tính thống nhất, tính ổn định và tính khả thi.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế phức tạp, các vấn đề có liênquan đến thuế giá trị gia tăng được quy định tại nhiều vănbản pháp luật, với hiệu lực pháp lý khác nhau, mức độ điềuchỉnh trực tiếp hay gián tiếp khác nhau. Tất cả sự khác nhaunày chỉ có thể là khác nhau về trật tự áp dụng nhưng về nộidung phải đảm bảo tính thống nhất; phù hợp với thực tế đờisống kinh kinh tế, có tính ổn định, tạo niềm tin cho các chủthể kinh doanh.

-Đảm bảo tính đơn giản trong quá trình áp dụng. Tínhđơn giản thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:

+ Đơn giản về cách hiểu, áp dụng đối với cơ quan quảnlý, thu thuế;

+ Đơn giản về cách hiểu, tuân thủ đối với đối tượng nộpthuế giá trị gia tăng;

+ Đơn giản về trình tự thủ tục trong suất quá trình quảnlý và chịu sự quản lý về thuế giá trị gia tăng.

Hệ thống pháp luật thuế giá trị gia tăng cần hướng tớingười nộp thuế. Thể hiện yêu cầu này, những quy định vềviệc kê khai, nộp thuế phải thể hiện sự tôn trọng người nộpthuế: tối đa hoá cơ hội tự kê khai, tự nộp thuế của đối tượngnộp thuế. Bên cạnh đó, đối với trường hợp vi phạm, quy định các chế tài thực sự nghiêm khắc: bao gồm chế tài hành chính với mức phạt cao; chế tài hình sự áp dụng đối với nhiều loại hành vi vi phạm khác nhau.

II NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUÊ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng

Quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng phát sinh giữa hai loại chủ thể được ghi nhận tại Điều 1 Luật thuế giá trị giatăng. Đó là quan hệ giữa đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng và cơ quan quản lý, thu thuế giá trị gia tăng.

11Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế. Với quy định này và các quy định có liên quan đến đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng được ghi nhận tại các điều luật khác, việc xác định điều kiện cần và đủ cho một chủ thể nằm trong diện nộp thuế giá trị gia tăng là hoàn toàn cần thiết; đồng thời loại trừ nghĩa vụ của những đối tượng không hội tụ đầy đủ các điều kiện đặt ra.

- Có hoạt động sản xuất kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ thông thường (được hiểu có đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng) hoặc có hành vi nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

Đối với các chủ thể kinh doanh, hành vi kinh doanh phảiđược pháp luật công nhận. Phổ biến, các chủ thể kinh doanhphải có đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.(l)

Như vậy, nếu xét theo các yếu tố liên quan đến một quan hệpháp luật, có thể coi điều kiện cần để tham gia quan hệ phápluật thuế giá trị gia tăng như một loại sự kiện pháp lý củaquan hệ này.

Hàng hoá, dịch vụ tạo ra bởi chủ thể nộp thuế giá trị giatăng phải nằm trong đối tượng chịu thuế. giá trị gia tăng.

Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng quy định đối tượng chịuthuế giá trị gia tăng là "hàng hoá, dịch vụ đùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam". Tất cả hàng hoá dịchvụ không nằm trong diện đặc biệt khuyến khích tiêu dùngđều nằm trong diện chịu thuế. RÕ ràng, việc đánh thuế đốivới hàng hoá thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng phụ thuộcvào chính sách của mỗi nhà nước trong từng thời kỳ.(2)

Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế.giá trị gia tăngbao gồm:

+ Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, tiêu dùng trong nước,không phân biệt hình thức tiêu dùng;

+ Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.

Cũng cần lưu ý rằng mặc dù với tên gọi khác nhau (thuế giátrị gia tăng hoặc thuế hàng hoá và dịch vụ hoặc thuế lưuchuyển hàng hàng hoá), các quốc gia hiện nay đều đánh thuếđối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Việc đánhthuế giá trị gia tăng đối với hoạt động nhập khẩu tạo sự bìnhđẳng giữa hàng hoá, dịch vụ được tạo ra trong nước và hànghoá dịch vụ nhập khẩu, mặc dù, trong những chừng mực nhấtđịnh, có thể gây ra khó khăn cho nhà nhập khẩu.

- Có phần giá trị tăng thêm trên lãnh thổ Việt Nam.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiên tiến, chỉ "tính trên khoảngiá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vựng nên nếu xét trongmối quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với chủ thể nộp thuế,đối tượng hướng tới của quan hệ pháp luật thuế giá trị giatăng là phần giá trị tăng thêm được tạo ra bởi chủ thể nộp thuế.

Pháp luật Việt Nam quy,định phần giá trị gia tăng đối vớihàng hoá dịch vụ cơ bản như sau: '

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ tạo ra ở trong nước, phần giátrị gia tăng là chênh lệch giữa giá trị bán ra so với giá trị muavào tương ứng lượng hàng hoá dịch vụ đã cung cấp. Có thểnhận xét, đây chưa phải là định nghĩa về phần giá trị tăng thêm;

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu, phần giá trị giatăng là toàn bộ giá trị nhập khẩu của hàng hoá.

Việc thu nộp chỉ tiến hành trong thực tế khi chủ thể nộp /thuế có phần tăng thêm từ kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó.do thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nên quyền đánh/thuế theo lãnh thổ được áp dụng rất rõ ràng. Các loại chủ thê(không phân biệt chủ thể đó mang quốc tịch Việt Nam hay không mang quốc. tịch Việt Nam) có phần giá trị tăng thêmtrên lãnh thổ Việt Nam đều phải nộp thuế. Không chỉ nhưvậy nếu phần giá trị tăng thêm được tạo ra bởi các chủ thểmang quốc tịch Việt Nam nhưng không phát sinh trên lãnhthổ Việt Nam, không phải nộp thuế giá trị gia tăng theo phápluật Việt Nam. Việc áp dụng quyền theo lãnh thổ cũng làmphát sinh một số yêu cầu cần phải giải quyết, đặc biệt trongthời kỳ giao lưu về hàng hoá dịch vụ phát triển. Trong thựctiễn, pháp luật Việt Nam trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốctế (luật thành văn và các tập quán quốc tê) quy định căn cứxác định phần trên lãnh thổ Việt Nam.(l) Quy định này có ýnghĩa quan trọng khi xác định phần thu từ thuế giá trị giatăng cho ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với phápluật quốc tế.

Việc xác định điều kiện cần và đủ cho đối tượng nộpthuế giá trị gia tăng giúp cho cơ quan quản lý, thu thuế giátrị gia tăng và đối tượng sản xuất kinh doanh phân biệttrường hợpđăng ký, kê khai thuế giá trị gia tăng với trườnghợp phải nộp thực tế một số tiền thuế giá trị gia tăng vàongân sách nhà nước.

Xác định chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng với điều kiệncần và đủ theo quy định pháp luật, cần lưu ý một số trườnghợp chủ thể kinh doanh không hiện diện thực tế ở Việt Nam(chẳng hạn như không có cơ sở kinh doanh, không có vănphòngđại diện, trụ sở điều hành) nhưng có cung cấp hànghoá dịch vụ chịu thuế cho bên Việt Nam. Để chống thất thuthuế, pháp luật quy định đối tượng nhận hàng hoá dịch vụphải nộp thuế thay cho bên nước ngoài.

Cùng với quy định về chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng,pháp luật các nước thường quy định những đối tượng khôngnộp thuế giá trị gia tăng. Những đối tượng này mặc dù đềucó hoạt động kinh doanh, có phần giá trị tăng thêm từ hoạtđộng kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia nhưng xuất phát từnhững lý do, mục đích nhất định, pháp luật quy định họkhông nộp loại thuế này. Pháp luật một số nước(l) có thểkhông áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với những đối tượngkinh doanh có kết quả kinh doanh dưới mức quy định... Phápluật một số quốc gia khác quy định đối tượng không nộpthuế giá trị gia tăng khi kinh doanh những hàng hoá, dịch vụkhông thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Hiện nay, phổbiến các quốc gia lựa chọn đồng thời cả hai tiêu chí, ViệtNam là một trong số các quốc gia đó,(2) như là biện phápthực hiện các vấn đề kinh tế xã hội. Thông thường, các quốcgia quy định cụ thể (liệt kê) các trường hợp không chịu thuếgiá trị gia tăng(3) để đảm bảo tính thống nhất trong quá trìnháp dụng. Điều 4 Luật thuế giá trị gia tăng (đã sửa đổi) quyđịnh 28 trường hợp hàng hoá dịch vụ không thuộc diện chịuthuế giá trị gia tăng. Điều này cũng có nghĩa, chủ thể kinhdoanh 28 loại hàng hoá, dịch vụ đó không phải nộp thuế giátrị gia tăng.

Việc quy định hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịuthuế giá trị gia tăng nhằm đạt mục đích cụ thể.

-Đối với một số nhóm ngành hàng, dịch vụ có nhu cầutiêu dùng phổ biến. Dịch vụ y tế, dạy học, học nghề; sảnphẩm muối, trồng trọt, chăn nuôi... đều là sản phẩm, dịch vụthiết yếu cho dân chúng.

- Hàng đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng.

Thực hiện cam kết của Việt Nam đối với các quốc gia,tổ chức quốc tế hoặc để thúc đẩy phát triển sản xuất kinhdoanh. Dịch vụ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, thiết bịchuyên dùng nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được lànhững ví dụ cụ thể.

Thực hiện nguyên tắc chỉ đánh thuế đối với hàng hoá,dịch vụ tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp hàngkhông thực tế tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam như hàng quácảnh, hàng mượn đường, hàng tạm nhập tái xuất đều khôngnằm trong điển chịu thuế.

Xác định đối tượng không nộp thuế giá trị gia tăng, cầnphân biệt với các trường hợp miễn thuế giá trị gia tăng, nộpthuế giá trị gia tăng với thuế suất 0%. Các chủ thể này có sựkhác nhau về trách nhiệm đăng ký, kê khai thuế giá trị giatăng, quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

].2. Cơ quan quản lý, thu thuê giá trị gia tăng

Xuất phát từ nguồn gốc thuế giá trị gia tăng phát sinh từviệc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nên cơ quan quản lý thuế giátrị gia tăng cũng liên quan tới hai lĩnh vực chủ yếu: hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động nhậpkhẩu hàng hoá.

- Cơ quan thuế quản lý, thu thuế giá trị gia tăng đối vớicác chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Phápluật hiện hành quy định hệ thống cơ quan thuế địa phương tổchức quản lý, thu thuế giá trị gia tăng đối với các cơ sở kinhdoanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng thường xuyên.

- Cơ quan hải quan quản lý, thu thuế giá trị gia tăng đốivới các chủ thể có hàng hoá nhập khẩu vào thị trường ViệtNam. Tương tự như hệ thống cơ quan thuế, hải quan địaphương thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động chuyển dịchhàng hóa qua biên giới, xác định các khoản thu đối với hànghoá xuất nhập khẩu, trong đó có thuế giá trị gia tăng.

Việc phân giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan thuế và cơquan hải quan đối với hoạt động quản lý, 'thu thuế giá trị giatăng vừa đảm bảo tính thống nhất vừa bao quát hết nguồn thu.

2. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng

Quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng chỉ thực tế phátsinh khi có các điều kiện:

- Có đủ căn cứ pháp lý điều chỉnh quan hệ pháp luật thuếgiá trị gia tăng.

Có sự kiện pháp lý

2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về thuế giátrị gia tăng /

Do điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện quản lý thu ủahệ thống cơ quan thu ngày càng ổn định, đáp ứng óc cơbản yêu cầu áp dụng thuế giá trị gia tăng tại một quốc gia,Luật thuế giá trị gia tăng đã được chính thức ban hành, thaythế Luật thuế doanh thu. Cho đến nay, đã có một số văn bảnpháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế giá trịgia tăng được ban hành:

- Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội thông quamgày11/4/1997, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1999.

Việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng với đối tượng điềuchỉnh rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xãhội đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, góp phần cho kinh tếphát triển và ổn định, nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng lànguồn thu chiếm tỷ trọng lớn;tỉ) mặt khác tăng cường tráchnhiệm quản lý của các chủ thể kinh doanh và toàn xã hội.

Tuy vậy, qua 4 năm áp dụng, Luật thuế giá trị gia tăng đãbộc lộ một số nhược điểm cơ bản cần phải được sửa đổi, bổsung cho phù hợp. Nhược điểm cơ bản có thể chỉ ra là nhữngquy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế,chênh lệch khi quy định các mức thuế suất và vấn đề khấutrừ thuế.

Luật sửa đổi một số điều Luật thuế giá trị gia tăng đượcQuốc hội thông qua năm 2003. Điểm mới cơ bản của Luậtthuế giá trị gia tăng sửa đổi thể hiện ở một số nội dung cơbản: về đối tượng nộp thuế, đối tượng không nộp thuế, về giátính thuế, về thuế suất; về những quy định liên quan đếnkhấu trừ thuế và hoàn thuế, về hoá đơn chứng từ; về thủ tụckê khai, nộp thuế giá trị gia tăng; thẩm quyền sửa đổi danhmục hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế hoặcthuộc diện chịu thuế với mức thuế sất nhất định.

- Nghị định số 158120031NĐ-CP ngày 10/12/2003 hướngdẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.

Nghị định số 14812004!NĐ-CP ngày 23/7/2004 sửa đổi,bổ sung Nghị định số 15812003!NĐ-CP ngày 10/12/2003.

- Các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị giatăng và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trịgia tăng.

Như vậy, các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý điềuchỉnh quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng có hệ thống,bao gồm văn bản Luật đến các văn bản hướng dẫn của cơquan có thẩm quyền. Mặc dù vậy, hệ thống các văn bản điềuchỉnh quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng không thực sựổn định. Điều này cũng là phù hợp với đặc điểm của nềnkinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, nhưng trong chừng mựcnhất định, cũng gây ra khó khăn cho đối tượng áp dụng.

2. 2 . Sự kiện pháp lý

Xuất phát từ hoạt động quản lý, thu nộp thuế, quan hệpháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm nhiều nhóm quan ệcụ thể khác nhau. Chúng có đặc điểm chung: đều gắn ớinghĩa vụ cuối cùng của chủ thể nộp thuế là chuyển mộ/ sốtiền thuế cho Nhà nước và quyền của cơ quan quản lý thế làthu nhận được số tiền đó. Bên cạnh đó, mỗi nhóm quan hệpháp luật cụ thể lại có điểm riêng, thể hiện ~ ở chỗ chúng chỉgiải quyết yêu cầu cụ thể trong một giai đoạn của quá 'trìnhquản lý thu nộp thuế giá trị gia tăng. Điều này cũng cónghĩa mỗi nhóm quan hệ có thời điểm phát sinh khác nhau.

Thời điểm đăng ký kinh doanh là căn cứ xác định thờiđiểm phát sinh trách nhiệm đăng ký thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp này được áp dụng cho các tổ chức hoạt độngkinh doanh thông thường và hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu Như thế, đối với đối tượng không kinh doanh hoặc cóhành vi phát sinh nghĩa vụ thuế theo từng lần sẽ không cónghĩa vụ đăng ký thuế giá trị gia tăng cho những hàng vi đó.

Thời điểm được cấp mã số thuế là căn cứ xác định thờiđiểm phát sinh nghĩa vụ đăng ký hoặc đề nghị cơ quan thuếcung cấp các loại chứng từ hoá đơn phù hợp với điều kiệntừng loại chủ thể.

Thời điểm cung cấp hàng hoá dịch vụ (kể cả mua chịu vàhình thức thể hiện là hành vi xuất chứng từ hoá đơn) là căncứ xác định thời điểm kê khai, tính thuế giá trị gia tăng.

Thời điểm (thời hạn) nhận được thông báo thuế hoặc theoluật định, đối tượng nộp thuế phải nộp một số tiền thuế giátrị gia tăng vào ngân sách nhà nước. Đây cũng là thời điểm(căn cứ phát sinh) quyền khiếu nại về thuế với cơ quan cóthẩm quyền theo đúng trình tự luật định.

Thời điểm, thời hạn chủ thể nộp thuế không thực hiệnnghĩa vụ nộp số tiền thuế giá trị gia tăng vào cơ quan thu làcăn cứ xác định quyền năng xử lý vi phạm của cơ quan thuđối với đối tượng vi phạm . . .

Việc xác định thời điểm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý cụthể của đối tượng nộp thuế có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Điềunày thể hiện ở chỗ, với mỗi thời điểm phát sinh khác nhau,hình thành nên một loại quan hệ pháp luật thuế cụ thể khácnhau. Mắt khác, việc xác định thời điểm phát sinh các nghĩa vụ. pháp lý cho phép các đối tượng có liên quan xác định mức độchịu trách nhiệm và mức độ vi phạm cho từng quan hệ phápluật thuế giá trị gia tăng, từ đó có biện pháp pháp lý phù hợp.

3. Căn' cứ tính thuế giá trị gia tăng

3./. Giá tính thuế giátrị gia tăng

Các loại thuế tiêu dùng thường phải xác định giá tínhthuế đối với tiêu dùng chịu thuế. Để xác định giá tính thuếcho hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế,' các quốc gia cóthể lựa chọn giá chưa có thuế hoặc đã có thuế. Giá chưa cóthuế là giá cả chưa bao gồm chính phần thuế cu thể đó. Giáđã có thuế là giá bao gồm cả phán thuế được tính cho quanhệ thuế cụ thể đó. Do ưu điểm của phương án xác định thuếtrên cơ sở giá chưa có thuế, pháp luật thuế giá trị gia tăngViệt Nam quy định giá tính thuê giátrị gia tăng là giá chưacó thuế giá trị gia tăng;(l) đồng thời quy định chi tiết giá tínhthuế đối với các hoạt động kinh doanh phổ biến và một sốhoạt động kinh doanh đặc thù.

Đối với hoạt động kinh doanh phổ biến, giá tính thuếhàng hoá dịch vụ chịu thuế là giá chưa có thuế giá trị giatăng đối với hàng hóa dịch vụ đó. Trường hợp, hàng hóa dịchvụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế giá trịgia tăng là giá đã có thuế tiêu thụ đặc biệt.(2)

Do kết quả hoạt động kinh doanh của chủ thể nộp thuếthường được phản ánh qua hệ thống chứng từ hoá đơn thuếgiá trị gia tăng nên việc xác định giá tính thuế đơn giản.

Trường hợp, chủ thể nộp thuế cung ứng hàng hoá dịch vụ màkhông tách bạch được giữa giá đã có thuế và giá chưa cóthuế, pháp luật cho phép chủ thể nộp thuế được xác định giáchưa có thuế.

Đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu, giá tính thuế là giánhập khẩu và các loại thuế áp dụng đối với hàng hóa dịch vụnhập khẩu nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng (thuế nhậpkhẩu kể cả các khoản phụ thu áp dụng đối với hàng hoá dịchvụ nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu).

Đối với hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ dưới dạngđặc thù như cho thuê tài sản, gia công hàng hoá, xây dựng...tuỳ theo từng trường hợp, pháp luật quy định chi tiết về giátính thuế giá trị gia tăng.

3.2. Thuê suất

Khi ban hành một đạo luật thuế, việc lựa chọn hệ thốngthuế suất có ý nghĩa rất quan trọng. Khi ban hành Luật thuếgiá trị gia tăng, các nước đang áp dụng loại thuế này thườnglựa chọn: thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độmột thuế suất (không tính tới mức thuế suất 0% áp dụng đốivới hàng xuất khẩu).(l) Mỗi sự lựa chọn đều có tính hai mặt.

Cho dù có sự lựa chọn khác nhau nhưng khi ban hànhthuế suất thuế giá trị gia tăng thường dựa trên những tiêu chícơ bản. Thứ nhất, mức thuế suất được ban hành phải tạonguồn thu ổn định và chiếm tỷ trọng mong muốn trong tổngthu ngân sách nhà nước.(l) Thứ hai, là loại thuế tiêu dùng,mức thuế suất phải có khả năng định hướng tiêu dùng trongdân cư. Thứ ba, thông qua mức thuế suất áp dụng cho cácloại hàng hoá dịch vụ chịu thuế, Nhà nước thực hiện một sốchính sách khuyến khích, thay đổi cơ cấu đầu tư trong nềnkinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài những yêu cầuchung đó.

Năm 1998, Luật thuế giá trị gia tăng ban hành, quy định4 mức thuế suất khác nhau (0%, 5%, 10%, 20%). So sánhvới Luật thuế doanh thu có hiệu lực áp dụng từ năm 1990đến 1998, thuế suất thuế giá trị gia tăng giai đoạn 1999-2003đã đơn giản hoá về cơ bản, tạo điều kiện cho cơ quan quản lýthuế và người nộp thuế, thể hiện tính trung lập của thuế. Tuyvậy vẫn còn có khoảng cách khá lớn giữa mức thuế suất caonhất (20%) với mức thuế suất thấp nhất (5%). Từ năm 2004,Việt Nam áp dụng 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%. Quy địnhnày một mặt giải quyết yêu cầu về khoảng cách giữa cácmức thuế suất đồng thời cũng được coi là "bước đệm" choviệc tiến tới áp dụng một mức thuế suất duy nhất trong giaiđoạn tới.

Mức thuế suất 10% có thể coi là mức thuế suất chuẩn,(2) áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ thông thường. Điều 8 mục 3Luật thuế giá trị gia tăng quy định cụ thể về những hàng hoá,dịch vụ này. Cần lưu ý, đối với hàng hoá, dịch vụ áp dụngthuế suất khác nhau, để tránh sai sót, pháp luật thường sửdụng phương án liệt kê. Đối với hàng hoá dịch vụ khôngnằm trong diện áp dụng mức thuế suất 5%, đều áp dụng mứcthuế 10%.(l)

Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ ưu đãi,khuyến khích phát triển, đầu tư. Các sản phẩm thiết yếu, sảnphẩm công nghiệp nặng hoặc công nghiệp phục vụ nôngnghiệp, dịch vụ công cộng. . . đều nằm trong diện ưu đãi, ápdụng mức thuế 5%. Là mức thuế suất ưu đãi, các đối tượngáp dụng mức thuế suất này đều được ghi nhận cụ thể, chi tiếttrong các văn bản pháp luật thuế giá trị gia tăng.

Việc áp dụng thuế suất khác nhau đối với hàng hoá, dịchvụ tiêu dùng, trong chừng mực nhất định, không đảm bảotính công bằng. Trong nhiều trường hợp, còn khó khăn khiáp dụng. Vì vậy, xu hướng chuyển dần từ cơ chế nhiều thuếsuất sang cơ chế một thuế suất là phù hợp và cần thiết.

Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuấtkhẩu không phân biệt đối tượng và hình thức xuất khẩu.

Điều này có nghĩa, mức thuế suất này được áp dụng đối vớicả hoạt động xuất khẩu tại chỗ, các dịch vụ xuất khẩu khiđáp ứng đủ điều kiện pháp luật.(2)

4. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng được thu qua mỗi khâu của quá trìnhsản xuất kinh doanh. Việc xác định số thuế giá trị gia tăngnộp qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực tế của chủ thểkinh doanh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuếvào ngân sách nhà nước. Dựa trên đối tượng tính thuế làphần chênh lệch giữa giá trị đầu ra và phần giá trị đầu vàotương ứng, phương án khả thi xác định số thuế phải nộp làtính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của quá trìnhsản xuất, lưu thông (phương pháp khấu trừ thuê) hoặc tínhtrực tiếp trên phần giá trị tăng thêm phát sinh do chủ thể nộpthuế tạo ra (phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăngthêm). Các phương án khác chỉ đúng về lý thuyết mà khôngcó điều kiện thực tế. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quyđịnh phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trựctiếp trên giá trị gia tăng.(l)

4 .1 . Phương pháp khấu trừ thuế ~

Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là sthuế giá trị gia tăng phải nộp được tính trên cơ sở số thuế giátrị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Điểm cần đặc biệt lưu ý, đối với phương pháp khấu trừthuế, số thuế được xác định một cách trực tiếp, là hiệu sốthuê của các khâu trong quá trình sản xuất lưu thông màkhông phải phần giá trị gia tăng được xác định trực tiếp quacác khâu.

Thuế giá trị gia tăng đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâubán ra, chủ thể nộp thuế đã xác định và tính trong giá báncho người nhận hàng hoá dịch vụ (trong giá thanh toán).

Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hoá, dịchvụ cung cấp cho khách hàng. Cụ thể, khoản 1Điều 9 Luậtthuế giá trị gia tăng quy định thuế đầu ra được tính bằng giátính thuế hàng hoá, dịch vụ đầu ra nhân với thuế suất thuếgiá trị gia tăng.

- Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng,theo quy định pháp luật.

- Thuế suất được quy định rõ cho từng loại ngành nghềkinh doanh, từng chủng loại hàng hoá dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng ở khâu bán ra được xác định trênchứng từ hoá đơn hợp lệ của chủ thể nộp thuế. Pháp luậtcũng quy định chặt chẽ trường hợp chứng từ không phản ánhsố thuế giá trị gia tăng hoặc chỉ ghi nhận giá thanh toán củahàng hoá dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào,được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhậnđược hàng hoá dịch vụ. Tương tự số thuế đầu ra, thuế giá trịgia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanhtoán được ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá,dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoánhập khẩu Như vậy bằng một nghiệp vụ phát hành hóa đơn,có thể là cơ sở xác định số thuế đầu ra cho chủ thể cung ứnghàng hoá, địch vụ; đồng thời lại là căn cứ xác định số thuếđầu vào cho bên nhận hàng hoá dịch vụ.

~ Thực hiện khấu trừ thuế đầu vào, cần phải lưu ý nhữngđiểm sau:

Đối với tài sản cố định đầu tư để sản ' xuất hàng heo,dịch vụ thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, phần thuế tươngứng giá trị tài sản đầu tư được xác định là thuế đầu vào đểtính số thuế phải nộp. ~

Không phải phần thuế giá trị gia tăng của một giá trịhàng hoá dịch vụ ở khâu mua vào đều được coi là phần thuếđầu vào Số thuế đầu vào được xác định tương ứng với phầnhàng hoá, dịch vụ dùng cho hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giátrị gia tăng.

- Số thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào, kê khaitrong tháng đó. Quy định này một mặt hỗ trợ cơ quắm quản 'lý một mặt là cơ sở để xác định điều kiện hoàn thuế giá trịgia tăng.

- Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phải đủđiều kiện luật định. '

Phương pháp khấu trừ thuế mặc dù cần có điều kiện ápdụng, nhưng đây là phương pháp có nhiều ưu điểm:

Xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủthể nộp thuế, chống thất thu thuế. ~

Đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập củangười tiêu dùng. . '

Đơn giản hoạ quá trình quản lý và thu thuế, do số thuếphát sinh ' ở các khâu được phản ánh rõ trên chứng từ hoá ~đơn Xét ở khía cạnh quản lý, phương pháp khấu trừ thuế /được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế.

Điều này lý giải vì sao, pháp luật các nước đang áp dụngthuế giá trị gia tăng đều quy định phương pháp khấu trừ thuếlà phương pháp tính thuế chủ yếu của loại thuế này. Phươngpháp khấu trừ thuế còn thúc đẩy các tổ chức kinh tế tiếnhành hạch toán theo chuẩn mực pháp luật.

Với những đặc điểm, lợi thế của phương pháp khấu trừthuế, chủ thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải đạtnhững điều kiện nhất định :

- Chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định,chấp hành chế độ hạch toán kế toán, chế độ sử dụng chứngtừ hoá động) theo quy định hiện hành dành cho các chủ thểkinh doanh.(2)

-Đăng ký thuế, đã được cơ quan thuế cấp mã số thuếtheo đúng trình tự luật định.-Đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấpnhận nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Với xu hướng đổi mới công tác quản lý thuế, đảm bảo sựbình đẳng về nghĩa vụ của các chủ thể nộp thuế, đối tượngnộp thuế theo phương pháp khấu trừ ngày càng lớn và tiếntới áp dụng một phương pháp tính thuế cho tất cả các chủ thểnằm trong diện nộp thuế giá trị gia tăng.

4.2. Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm

Phương pháp trừ trực tiếp là phương pháp tính thuế màtheo đó 'lsốthuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hànghoá, dịch vụ nhân với thuế suất.thuế giá trị gia tăng".(3)

-Để có được phần "giá trị tăng thêm", pháp luật quy định"bằng giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra, trừ đi giáthanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng". Nhưvậy nếu phương pháp khấu trừ thuế xác định trực tiếp theohiệu số thuế thì phương pháp tính trực tiếp xác định theohiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể nộp thuế.

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng phù hợpvới ngành nghề kinh doanh, hàng hoá dịch vụ mà chủ thểnộp thuế cung cấp.

áp dụng phương pháp nộp thuế trên cơ sở trừ trực tiếp,cần lưu ý một số điểm:

Căn cứ tính phần "giá trị tăng thêm" (bao gồm giá vàlượng hàng hoá, dịch vụ bán ra) là giá thanh toán, tức giá đã cóthuế giá trị gia tăng được xác định trong chứng từ hoá đơn.(l)

- Thuế suất áp dụng chung cho hàng hoá dịch vụ mua vàovà hàng hoá dịch vụ bán rà.

-Đối với hàng hoá, dịch vụ ở khâu mua vào, nếu khôngchứng minh được đã bán ra, đã cung ứng, không được xácđịnh là phần giá trị được phép trừ đi khi tính phần 'khá trị giatăng". Điều này cũng có nghĩa, việc đầu tư tài sản cố địnhkhông được xác định là phần giá trị hàng hoá mua vào tươngứng được phép trừ.(2)

Chủ thể nộp thuế theo phương pháp trừ trực tiếp khi"chưa đủ điều kiện về kế toán, chứng từ, hoá đơn làm căn cứtính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinhdoanh mua, bán vàng, bạc, đá quý". Đối tượng này gồm:

Cá nhân người Việt Nam 'hoạt đống sản xuất kinhdoanh thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.(l)

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Namkhông theo Luật đầu tư nước ngoài và chưa thực hiện đủ cácđiều kiện chứng từ hoá đơn.

- Cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý.

Nghiên cứu quy định pháp luật về phương pháp tính trựctiếp\trên phần giá trị tăng thêm, cho thấy:

Giá thanh toán của chủ thể nộp thuế có đủ căn cứ xácđịnh nhưng không đủ căn cứ xác giá trị hàng hoá, dịch vụkhâu mua vào. Điều này có thể lý giải do chủ thể nộp thuếnhận hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không có khảnăng xuất chứng từ hoá đơn hoặc xuất chứng từ hoá đơnkhông hợp lệ. Giải quyết vấn đề này, pháp luật .quy định "giátrị gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ(%) giá trị gia tăng tính trên doanh thư'.(2)

- Giá thanh toán của cá nhân kinh doanh có thể không đủcăn cứ chứng minh, vì vậy không đủ cơ sở xác định phần"giá trị gia tăng". Giải quyết tường hợp này, pháp luật chophép cơ quan thuế "căn cứ vào tình hình kinh doanh củatừng cá nhân kinh doanh để ấn định mức doanh thu; giá trịgia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân (x) vôtỷ lệ ( % ) giá trị gia tăng tín htỉendoạnhthư ' . ( 1 )

Cả hai trường hợp trên, tỷ lệ giá trị gia tăng do cơ quanthuê ấn định. Nếu xét về bản chất, cách xác định thuế giá trịgia tăng theo nội dung nêu trên thực chất là một hình thức ápthuế, khoán thuế.

Thực tế quản lý thuế cho thấy, các chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế chiếm tỷ lệkhông lớn so với tổng các chủ thể nộp thuế giá trị gia tăngnhưng số thuế được thu, nộp lại chiếm đa số. Ngược lại, chủthể nộp thuế theo phương pháp trừ trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn,nhưng tổng thu thuế giá trị gia tăng của các đối tượng nàykhông cao, chi phí quản lý thuế lớn so với các chủ thể nộpthuế theo phương pháp khấu trừ.

5. Quản lý thuế giá trị gia tăng 1~

Toàn bộ quá trình hoạt động cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo tập trung đầy đủ, đúng hạn nguồn thu từ thuếgiá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước hình thành nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng. Với cách hiểu như vậy, nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng bao gồm các nội dung chủyếu: quản lý việc đăng ký thuế, kê khai thuế, tổ chức thu nộpthuế, thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng; kiểm toán, quyếttoán tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng.

5. ] . Tổ chức đăng ký thuế

Để xác định được đối tượng phải quản lý thuế giá trị giatăng, pháp luật quy định tất cả các chủ thể có hành vi kinhdoanh, đều phải đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế cóthẩm quyền. Hành vi đăng ký thuế thể hiện một loại quan hệpháp luật thuế, đồng thời là căn cứ để tiến hành các quan hệpháp luật tiếp theo.

- Các chủ thể có trách nhiệm đăng ký thuế:

+ Các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình doanhnghiệp, hình thức tổ chức, sau khi được phép hoạt động kinhdoanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, phải đăng ký thuếtại cơ quan thuế sở tại. Quy định này được áp dụng đối vớicả các chi nhánh, đơn vị trực thuộc (các đối tượng này đăngký nộp thuế trên cơ sở đăng ký thuế của đơn vị chính).

+ Các đơn vị sự nghiệp có thu. Những đối tượng này cóhoạt động chính nhằm phục vụ yêu cầu của Nhà nước đối vớiđời sống xã hội (các trường học, bệnh viện công, cơ sởnghiên cứu khoa học . . . ) nhưng quá trình thực hiện nhiệm vụ ,phát sinh một số hoạt động có thu nhập. Trường hợp này, cácđối tượng nêu trên mặc dù không đăng ký kinh doanh nhưngphải đăng ký thuế.(l)

+ Các tổ chức kinh tế khác.

+ Cá nhân kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh, kể cảtrường hợp kinh doanh buôn chuyến

- Cơ quan tiếp nhận đăng ký thuế: áp dụng chung đối vớitrường hợp hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên. Việc tổ chức mộtđầu mối đăng ký thuế tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thểnộp thuế đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong hệ thốngtổ chức, nội dung, cách thức quản lý, thu thuế.

- Nội dung đăng ký: Việc đăng ký thuế liên quan đếnnghĩa vụ thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác gắn vớihoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể nộp thuế. Vì vậy,pháp luật quy định khá chi tiết các nội đung cần khai báo vớicơ quan thuế: địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,số lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế, các đơn vị trực thuộc vàđịa điểm kinh doanh của các đơn vị trực thuộc...

- Thời hạn đăng ký thuế: Để chống thất thu thuế, trongđó có thuế giá trị gia tăng, chậm nhất 10 ngày kể từ thờiđiểm có chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanhcó nghĩa vụ đăng ký thuế. Đối với trường hợp chưa có/(không có) đăng ký kinh doanh, các chủ thể này phải đăngký thuế trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh thực tế. /

- Hình thức chấp nhận đăng ký thuế: Cơ quan thuế cótrách nhiệm xác nhận việc đăng ký thuế của chủ thể nộpthuế, đảm bảo cho chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt độngkinh doanh bình thường. Cụ thể, cơ quan thuế có tráchnhiệm cấp "Giấy chứng nhận đăng ký thuê ' và thông báo mãsố thuế cho chủ thể nộp thuế.

Mã số thuế được cấp duy nhất cho một chủ thể nộp thuếvà sử dụng suất quá trình tồn tại của chủ thể nộp thuế. Sửdụng một mã số thuế duy nhất giúp cho việc nhận điện chủthể nộp thuế. Mã số thuế giúp cho cơ quan quản lý thực hiệnhoạt động quản lý thuế trên phạm vi toàn lãnh thổ, trong lĩnhvực sản xuất kinh doanh thông thường và quản lý thuế đốivới hoạt động xuất nhập khẩu. Việc quản lý thuế theo mã sốthuế giúp cơ quan có thẩm quyền giám sát về thuế của chủthể nộp thuế, theo dõi các vấn đề phát sinh liên quan đến sửdụng chứng từ hóa đơn, đặc biệt hoá' đơn do cơ quan thuếphát hành. Trường hợp cần thiết, các thông tin đề chủ thểnộp thuế giúp cho cơ quan nhà nước giám ' sát hoạt độnghoàn thuế hoặc áp dụng các biện pháp phi thuế đối vớitrường hợp vi phạm.

Đối với chủ thể nộp thuế có các đơn vị trực thuộc, việccấp mã số thuế được tiến hành đồng thời cho doanh nghiệpđó và cho các đơn vị trực thuộc.

5.2. Quản lý, giám sát quá trình kê khai, nộp thuế

5.2.1. Quản lý kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinhdoanh thông thường

Các chủ thể kinh doanh hàng tháng ' phải kê khai đầy đủ,chính xác thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế, không phânbiệt có phát sinh nghĩa vụ thuế thực tế trong tháng haykhông. Đối tượng kê khai phải chịu trách nhiệm về tínhchính xác của nội dung kê khai.

Nội dung kê khai được quy định cụ thể cho chủ thể nộpthuế theo phương pháp khấu trừ thuế, phương pháp tính trựctiếp trên phần giá trị tăng thêm. Đối với chủ thể nộp thuếtheo phương pháp khấu trừ, có hoạt động nhập khẩu hànghoá, pháp luật cũng định rõ điều kiện để xác định phần thuếgiá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu được tính là thuế giá trị giatăng đầu vào khi tính số thuế phải nộp trong tháng.

Đối với chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh đadạng, sản phẩm tạo ra có thể chịu các mức thuế suất khácnhau, phải kê khai cụ thể kết quả kinh doanh với mỗi nhómhàng hoá, dịch vụ.

Chậm nhất là ~ ngày 25 tháng tiếp theo, tuỳ thuộc vàotrường hợp cụ thể, chủ thể kinh doanh nộp thuế giá trị giatăng vào ngân sách nhà nước theo kết 'quả kê khai (tự kê khaivà tự nộp thuê) hoặc theo thông' báo thuế của cơ quan thuế.

Riêng đối với các tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, thựchiện nộp thuế theo định kỳ , 5 ngày hoặc 10 ngày .

Cơ quan thuế, cán bộ thuế có trách nhiệm theo dõi, đônđốc đảm bảo hoạt động kê khai, nộp thuế được thựcnhanh chóng, thuận lợi. Với nhữngđối tượng khôn ungchế độ tự kê khai, nộp thuế,_ cơ quan thuế có trá nhiệm rathông báo thuế theo đúng quyền hại,, đúng ph~luật.

5.2.2. Quản tý kê khai, nộp thuélđ.. v~oạt động nhậpkhẩu hàng hoá

Hoạt động nhập khẩu hàng hoá hoặc mua dịch vụ củabên nước ngoài thường gán với hoạt động quản lý của cơquan hải quan, xuất hiện cho từng lần thực hiện hoạt độngchuyển dịch hàng hoá qua biên giới, nhận dịch vụ. Vì vậy,cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có trách nhiệm kê khaithuế giá trị gia tăng cho từng lần nhập khẩu cùng với việc kêkhai các thông tin khác liên quan đến hoạt động nhập khẩu(kê khai hải quan, kê khai thuế nhập khẩu và các khoản phụthu từ hoạt động nhập khẩu; kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt...).

Thông báo thuế giá trị gia tăng của cơ quan hải quan đốivới hàng hoá nhập khẩu thường gắn với nghĩa vụ thuế khácliên quan đến khâu nhập khẩu.

Khác với hoạt động kinh doanh thông thường, thuế giá trịgia tăng ở khâu nhập khẩu được nộp từng lần, cùng với cácloại thuế khác theo thông báo thuế của cơ quan hải quan.

Thời điểm nộp thuế cụ thể tuỳ thuộc vào hàng hoá nhậpkhẩu dịch vụ mua của bên nước ngoài.

5.2.3. Chứng từ, hoá đơn trong quá trình quản lý, thunộp thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng gắn với nghiệp vụ kinh doanh củachủ thể nộp thuế. Nhà nước thực hiện thu thuế theo kết quảkinh doanh của đối tượng nộp thuế. Điều này có nghĩa,chứng từ hoá đơn là chứng cứ xác định nghĩa vụ thực tế màchủ thể nộp thuế phải thực hiện đối với Nhà nước.

Với tư cách "/à những giấy tờ và vật mang tin phản ánhnghiệp vụ kinh tê, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành",(l)

Luật thuế giá trị gia tăng quy định chi tiết về các loại chứngtừ hoá đơn, áp dụng cho các đối tượng nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ, phương pháp tính trực tiếp theo phần giá trịtăng thêm, đối tượng sử dụng hoá đơn theo mẫu do cơ quantài chính phát hành và hoá đơn theo mẫu của đơn vị nộp thuế.(2)

Nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước, thực hiệnnguyên tắc công bằng, pháp luật quy định trách nhiệm củacơ sở kính doanh khi in, phát hành, sử dụng hoá đơn khôngđúng quy định để gian lận, trốn thuế.

5.3. Hoàn thuêlgiá trz gia tăng

Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc cơ quan thuế ra quyếtđịnh trả lại số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp vượt quá củachủ thể nộp thuế. Hoàn thuế giá trị gia tăng áp dụng đối vớicác trường hợp sau:(l)

- Hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp tiến hànhhoạt động kinh doanh thông thường. Các đối tượng đượchoàn thuế chỉ có thể là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăngtheo phương pháp khấu trừ thuế.

Trường hợp chủ thể nộp thuế có "3 tháng liên tục trở lêncó số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết", được trả lại phầnthuế đã nộp vượt quá.

Trường hợp xuất khẩu hàng hoá, do ' suất0% cơ sở có hàng xuất khẩu có thể hoàn thuế theotháng khi thuế đầu vào của hàng hoá, ~h vụ xuất khẩu chưađược khấu trừ hết trên 200 triệu đồng.Căn cứ để được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng

hoá, dịch vụ xuất khẩu:

+ Có tờ khai hàng hoá xuất khẩu và xác nhận của cơquan hải quan;

+ Hợpđồng mua bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cungứng dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài;

+ Thực hiện thanh toán qua ngân hàng hoặc các trườnghợp coi như thanh toán qua ngân hàng;

+ Hoá đơn chứng từ hợp lệ. Việc xác định chứng từ hợplệ được quy định cụ thể khác nhau đối với các hình thức xuấtkhẩu

- Hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợpđầu tư dự áncó giá to lớn thường phát sinh số thuế đầu vào lớn. Nếu đó làcác dự án của chủ thể đã đăng ký thuế, chưa thực sự ánhdoanh, thời gian đầu tư trên 1 năm, được xét hoàn thuế theotừng năm; nếu số thuế đầu vào tương ứng trên 200 triệu,được xét hoàn thuế theo quý. Trường hợp chủ thể nộp thuếđã tiến hành kinh doanh, có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mớimà cơ sở này chưa đăng ký thuế, có số thuế đầu vào cho dựán trên 200 triệu, được xét hoàn thuế theo quý.

- Hoàn thuế giá trị gia tăng do thực hiện chính sách ưuđãi Đối với dự án sử dụng nguồn vốn ODA, hàng hoá muabằng nguồn viện trợ nhân đạo, pháp luật cho phép chủ dự ánhoặc tố chức cá nhân viện trợ nhân đạo được hoàn lại số thuếgiá trị gia tăng đã trả tương ứng với hàng hoá, dịch vụ đãđược cung cấp.

- Hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp quyết toánthuế khi chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

hoặc chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp.

Việc hoàn thuế giá trị gia tăng chỉ có thể thực hiện khiđối tượng nộp ~ thuế nằm một trong những trường hợp nêutrên và có hồ sơ hoàn thuế hợp lệ.

Cơ quan thuế có trách nhiệm nhận hồ sơ, kiểm tra tínhhợp lệ của bộ hồ sơ và hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế. Đểđảm bảo cơ sở vật chất cho việc hoàn thuế, pháp luật quyđịnh cơ quan tài chính phải lập quỹ hoàn thuế giá trị giatăng(l) và phải hoàn trả thuế thực tế cho đối tượng nộp thuế.Với quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng, Nhà nước thựchiện hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm giải quyết mục đíchkhác nhau trong từng giai đoạn.

5.4. Quyết toán, kiểm toán thuê giá trị gia tăng

Quyết toán thuế giá trị gia tăng là việc báo cáo tình hìnhthực hiện thu nộp thuế giá trị gia tăng của đối tượng nộp thuếtrong năm với cơ quan thuế. Pháp luật quy định năm quyếttoán thuế được xác định theo năm dương lịch. Để thực hiệnquyết toán thuế, cơ quan thuế xác định trên cơ sở báo cáoquyết toán thuế của đối tượng nộp thuế.

Nội dung báo cáo quyết' toán thuế bao gồ ân bảngbiểu và phần thuyết minh bằng văn bản. B o quyết toánphải phản ánh: số thuế phải nộp, số thuế nộp; số thuế nộpthừa, số thuế còn thiếu theo những c~uiêu thông nhất do cơquan quản lý thuế ban hành.

- Thời hạn báo cáo quyết toán thuế là 60 ngày, kể từ ngàykết thúc năm dương lịch. Trường hợp thay đổi địa vị pháp lýcủa chủ thể nộp thuế, thời hạn nộp báo cáo quyết toán thuếlà 45 ngày, kể từ thời điểm có sự thay đổi chính thức.

Sau khi báo cáo quyết toán, chủ thể nộp thuế phải nộpđủ số tiền thuế còn thiếu hoặc sẽ được trừ vào vào số tiềnthuế phải nộp của kỳ tiếp theo nếu nộp thừa.

Kiểm toán thuế giá trị gia tăng là việc kiểm toán tìnhhình thu thuế và nộp thuế của chủ thể nộp thuế. Kiểm toánthuế giá trị gia tăng nhằm kiểm tra quá trình tuân thủ phápluật, đảm bảo chống thất thoát ngân sách từ quá trình thu,nộp thuế giá trị gia tăng.

Nội dung kiểm toán thuế giá trị gia tăng bao gồm:

- Thẩm tra tính chính xác của các chứng từ hoá đơn đượcsử dụng khi tính giá trị hàng hoá, dịch vụ chịu thuế, kể cảhàng hoá dịch vụ tạo ra trong nước và hàng hoá. dịch vụ muaở nước ngoài. Nội dung này bao hàm cả việc kiểm tra giátính thuế cho hàng hoá, dịch vụ chịu thuế.

- Thẩm tra tính chính xác của việc áp dụng mức thuế suấtđối với đối tượng chịu thuế.

- Thẩm tra việc áp dụng phương pháp tính thuế cho cácđối tượng nộp thuế khác nhau.

- Thẩm tra các hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịuthuế, có phù hợp quy định pháp luật hay không.

- Thẩm tra quá trình thu, nộp thuế để tránh báo sót, thu sót hoặc báo ít thu ít . . .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#gtgt#thue