Thung lũng Bốn Cây Thập Ác (FULL)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Đường đi A-man-tê" là một tập truyện khoa học viễn tưởng của nhiều tác giả Xô-viết nổi tiếng, do Nhà xuất bản Ngoại văn Mát-xcơ-va giới thiệu. Chúng tôi có chọn dịch một số truyện in trong tập này:

"Thung lũng Bốn Cây Thập Ác" nói lên ước mơ của con người muốn có một chiếc máy chiếu thời gian, căn cứ vào một số di vật nhỏ có thể dựng lại các sự kiện có liên quan đến những di vật đó trong quá khứ. Chiếc máy đó hỗ trợ rất đắc lực cho con người trong công tác khảo cổ hoặc tìm hiểu lịch sử của những vấn đề đã qua.

Thung lũng bốn cây thập ác

Chương một

Tất cả đã bắt đầu như thế nào, tại sao chúng tôi đã gỡ mối cho câu chuyện bí mật này, máy chiếu thời gian và phương pháp chiếu thời gian là gì?

Như nhiều chuyện khác, câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe, đã bắt đầu từ việc khám phá ra các giấc tờ cũ trong kho của một căn nhà cổ. Đúng là để tìm chúng, chúng tôi không cần phải leo lên một thang gác ọp ẹp, tay cầm đèn; rất đơn giản là người ta đã gọi dây nói cho tôi từ khoa địa chất và địa lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học, yêu cầu tôi đến cùng với bạn tôi là Bê-rê-xkin. Người tiếp chung tôi là Đa-nhi-lép-xki, công tác viên của khoa, tóc đã hoa râm.

Đa-nhi-lép-xki rút trong ngăn kéo bàn ra hai quyển vở mỏng, rất nhàu nát, bìa bị hoen ố, và đặt trước mặt chúng tôi.

- Đây, đống chí ấy nói. Chính vì các quyển vở này mà chúng tôi đã mời các đồng chí đến. Cách đây một tháng rưỡi, chúng tôi đã nhận được chúng từ Viện bảo tàng địa phương ở Cơ-ra-xnô-đa. Trong bức thư kèm theo, ông giám đốc của Viện báo cho chúng tôi biết là người ta đã tìm thấy chúng trong kho của một căn nhà gần như đổ nát, ở ngoại ô Cơ-ra-xnô-đa. Rất may là chúng còn lưu lại được qua các cuộc nội chiến và cuộc chiếm đóng phát xít...

- Đồng chí cho rằng chúng đã lâu đời đến thế ư? Tôi hỏi.

- Chắc chắn như vậy. Bạn bè của chúng tôi ở Cơ-ra-xnô-đa đã xác định được rằng các ghi chép cuối cùng là vào năm 1919. Hiểu được chúng quả là rất khó khăn. Nhưng chính các quyển vở này lại nói về đoàn thám hiểm Bắc cực của An-đrây Jin-xốp...

- Jin-xốp? Tôi ngạc nhiên hỏi. Chính cái đoàn đã biến mất không để lại dấu vết?

- Đúng vậy. Nhưng tốt hơn hết là hãy đọc bức thư kèm theo...

Bức thư này không giúp chúng tôi biết thêm gì mới, ngoài tên người đã ghi chép: các nhân viên của Viện bảo tàng địa phương cho rằng các cuốn vở này là của Dan-xơ-man, một người đã tham gia vào đoàn thám hiểm. Chúng tôi tò mò nhìn các quyển vở, do dự không muốn cầm lấy chúng.

- Việc này hình như làm các dồng chí thích thú, Đa-nhi-lép-xki quan sát chúng tôi và nói. Các đồng chí có bằng lòng nhận làm sáng tỏ nó không?

- Đồng chí muốn nói là tìm hiểu ghi chép này chăng?

- Tôi không rõ. Có lẽ tìm hiểu chúng cũng không đủ… Đoàn chủ tịch của Viện sẵn sàng giúp đỡ các đồng chí.

- Những tại sao các đồng chí lại nhờ chúng tôi.

- Chúng tôi có thừa lý do, đồng chí Véc-bi-nin ạ. Theo tôi biết, đồng chí đã nhiều năm nghiên cứu lịch sử chinh phục phương Bắc và mới đây, đồng chí lại cho in một cuốn sách về vấn đề ấy… Hơn nữa, đống chí là nhà văn và câu chuyện này lại bí mật như vậy… Cuối cùng, còn có máy chiếu thời gian, phát minh của cả hai đồng chí… Máy chiếu thời gian.

“Té ra đó là điều ông ta muốn đi đến, tôi nghĩ. Quả thật là tôi nghiên cứu lịch sử phương Bắc và tôi cũng đã đi nhiều. Quả thật tôi là nhà văn, nhưng nói cho cùng, những người chuyên nghiên cứu lịch sử Bắc cực không phải hiếm, kể cả những nhà văn hiểu biết địa lý. Cái chính, là do máy chiếu thời gian, phát minh của Bê-rê-xkin”!

- Cần chính xác, tôi nói với Đa-nhi-lép-xki. Người phát minh ra máy chiếu thời gian là Bê-rê-xkin. Chúng tôi chỉ cùng nảy ra ý nghĩ về chiếc máy ấy thôi. Nghe nói vậy, bạn tôi, từ nãy vẫn im lặng, liền cựa quật trên ghế, nhưng tôi không hề để ý đến – Trong trường hợp này, người phát minh không quan trọng. Điều không may là máy chiếu thời gian chưa được thử thách đẩy đủ. Đến đây, tôi chiếc nhìn Bê-rê-xkin, mong rằng cậu ta ủng hộ tôi.

- Chúng tôi không có gì bảo đam là nó sẽ đáp lại đầy đủ hy vọng của chúng tôi….

- Không có gì bảo đảm cả, Bê-rê-xkin nhắc lại sau tôi. Vai rộng, khỏe mạnh, đầu to, đôi lông mày rậm và hàm dưới bạnh ra, cậu ta có vẻ như một người suy nghĩ chậm chạp, không xứng với một lao động trí óc nhanh nhẹn và chính xác; trông cậu ta , không ai có thể nghĩ rằng đó là một nhà toán học và một nhà phát minh đại tài…

- Thật ra, Đa-nhi-ép-xki nói, điều làm chúng ta quan tâm hiện nay, không phải là máy chiếu thời gian mà là đoán thám hiểm bị mất tích. Các đồng chí có nhận điều tra việc này hay không là tùy các đồng chí.

Tôi trẻ lời là chúng tôi còn phải quy nghĩ xem đã. Đa-nhi-ép-xki đề nghị chúng tôi mang các quyển vở về để tìm hiểu chúng.

Chúng tôi trân trọng cầm lấy chúng, xếp cẩn thận vào trong cặp ra về…

Đến đây, hiển nhiên là phải dừng lại để giải thích thể nào là máy chiếu thời gian và phương pháp chiếu thời gian. Điều mà người ta vừa đề nghị chúng tôi trùng với phần cuối của công việc sơ bộ mà chúng tôi làm để chế tạo chiếc máy đó. Chúng tôi chuẩn bị thử máy tỉ mỉ hơn, trước khi xin cấp bằng phát minh. Trong đáy lòng, mỗi người chúng tôi đều nghĩ rằng máy chiếu thời gian quả là rất hoàn thiện, nhưng khi Đa-nhi-ép-xki trực tiếp đề nghị chúng tôi dùng nó, chúng tôi lại sợ và đã vội rút lui… Đã từ lâu, người ta bàn tán về máy chiếu thời gian và báo chí cũng đã giới thiệu một vài điều về nó. Hầu hết mọi người đều dè dặt đối với phát minh của chúng tôi. Và điều đó cũng dễ hiểu. Trên toàn thế giới, chỉ có hai chúng tôi nghiên cứu máy chiếu thời gian, Bê-xê-xkin và tôi, và các kết quả của phương pháp này hiện nay hoàn toàn không đáng kể.

Để cho rõ hơn, câu chuyện mà tôi kể không phải bắt đầu từ hôm chúng tôi trông thấy lần đầu tiên các quyển vở cũ nát. Cúng không phải từ hôm người ta tìm thấy chúng trong kho của căn nhà đổ nát… Nó đã bắt đầu sớm hơn nhiều, vào một đêm trời đầy sao, trong rừng rậm Tai-ga, lúc nảy sinh ra dự kiến về chiếc máy chiếu thời gian…

Đoàn thám hiểm địa lý nhỏ bé của chúng tôi lúc ấy đang làm việc ở miền Đông Xai-an. Suốt ngày, từ sớm đến chiều, chúng tôi đi theo một con đường mòn, vừa đi vừa quan sát: chúng tôi mô tả địa hình, cây cỏ, những biến đổi về tình chất của thung lũng sống Iếc-cút. Ba ngày sau khi khởi hành, chúng tôi đã rời thung lũng sống Iếc-cút để leo lên đèo Nu-khu-đa-ban ( theo tiếng Bu-ri-át có nghĩa là đèo có lỗ). Đã từ lâu, tất cả chúng tôi đều đã được nghe nói về cái đèo ký lạ này hay đã đọc một điều gì đó về nó. Do đó, mỗi chúng tôi đều muốn thấy nó ngay. Leo đèo rất vất vả, lối đi khá dễ dàng nhưng một loại miếu được dựng lên ở cửa đèo cho biết rằng ngay cả những người chăn súc vật và thợ săn, mặc dù đã quen với các điều kiện ở miền nũi, khi lên đây cũng sờ sợ thế nào ấy. Tôi xem xét miếu thờ. Dựng dưới chân một tảng đá dốc cheo leo, nó được phủ lên nhiều băng mày, mắc vào các cành cây, và có cả vài đồng tiền, vài chuỗi cườm và cả vài đồng Rúp cũ…. Những người dâng đồ cúng này có lẽ cũng không tin lắm vào sự linh thiêng của chúng, nhưng đó là tập quán từ xưa đến nay. Chúng tôi cũng không tin vào sức mạnh của thế giới bên kia, nhưng chúng tôi cũng đặt vài đồng tiên lên bàn thờ trước khi tiếp tục leo trèo vất vả… Cuối cùng chúng tôi cũng đến Nu-khu-đa-ban: bên phải lối đi dựng đứng một bức tường đá vôi thủng lỗ chồ; chỉ cò một cây Mê-le-dơ nhỏ bám vào sườn nó. Tôi lại gần và phát hiện ra ở một trong các sườn đá một chiếc mũ kim loại. Tôi không biết ai đã để nó ở đấy và tại sao. Nhưng việc trèo đèo, một cái đèo khó leo và đầy rẫy truyền thuyết, miếu thờ, và cuối cùng việc khám phá ra chiếc mũ cổ, đã gieo vào đầu óc chúng tôi nhiều ý nghĩ lãng mạn; sau đó ngủ đêm tại đấy, câu chuyện vẫn còn tiếp tục mãi về quá khứ của miền này, về lịch sử nói chung…

Tôi đã mang theo cái mũ. Dưới ánh lửa, Bê-rê-xkin và tôi chăm chú ngắm nhìn nó. Nó rất rộng so với đầu chúng tôi, hình như của một người khổng lồ. Nó được cấu tạo bằng tám tấm thép, phía dưới nối với nhau do một vòng kim loại, phía trước có một khe nhìn, và trên đỉnh có một vòng thứ hai, với một ống tròn nhỏ ở giữa rõ ràng là để cắm vật trang trí: lông bờm ngựa hay một cái gì đó khác.

Đêm khuya tĩnh mịch, nước chảy róc rách trên các hòn đá cuội, gió lạnh thổi từ đèo về, hàng loạt tia lửa lóe ra trong đêm tối và ánh trăng lưỡi liềm chơi vơi trên đỉnh nũi, kích thích trí tưởng tượng của chúng tôi, khiến chúng tôi dễ hình dung ra một dũng sĩ Mông Cổ trang bị đầy đủ, nhiều năm trước đây đã từng qua đèo Nu-khu-đa-ban, ròi trúng tên gục ngã… Ai đó ( về sau chúng tôi cũng không nhớ) nói rằng thật đáng tiếc là người ta không thể lấy lại các sự kiện đã xảy ra hàng chục, hàng trăm năm trước đây. Thật đáng tiếc, người ấy nói tiếp, là không thể xích chúng lại gần chúng ta như thể người ta đã xích gần các vật ở cách xa ta hàng nghìn và đôi khi hàng triệu ki-lô-mét nhờ kính viễn vọng.

Chính lúc ấy đã nảy sinh ra từ “máy chiếu thời gian”. Nps được đưa ra để vui đùa, do đồng dạng với từ kĩnh viễn vọng. Kính viễn vọng xích lại gần ta các vật ở xa trong không gian, còn máy chiếu thời gian… nó có thể dịch lại gần ta, các vật lùi xa về dĩ vàng, cho chúng ta thấy được các sự kiện đôi khi chỉ để lại một dẫu vết mờ nhạt.

Trí tưởng tượng của tôi đã khiến tôi thấy như thật chủ nhân cũ của chiếc mũ, đến nỗi tôi nói rất nghiêm chỉnh:

- Cái máy này đã có từ lâu rồi

Tất cả mọi người đều nhìn tôi, rất ngạc nhiên.

- Đó là khối óc, tôi giải thích. Óc con người. Chẳng phải nó đã có thể đi sâu vào quá khứ hàng thế kỷ và làm sống lại những sự kiện xa xưa đối với ta hay sao? Phải chăng ta đã chẳng tái tạo theo các vũ phú, những vật dùng hàng ngày, cách sống, cách đánh trận của tổ tiên ta? Chúng ta không tin các tiểu thuyết lịch sử hay các phim truyện kể lại những ngày đã qua lâu rồi sao?

- Các cậu lạc đề rồi, một đồng chí trong chúng tôi bắt đầu bẻ. Tất nhiên, mỗi người đều có thể tưởng tượng, chẳng hạn như mình đang ở trên sao Hỏa. Nhưng điều ấy không thay được kính viễn vọng…

- Cũng như không một kính viễn vọng nào thay được óc con người, tôi trả lời, không chịu thua. Chỉ cần trang bị cho khối óc một công cụ phụ trợ…

- Và không chỉ thế, Bê-rê-xkin chen vào. Từ nãy đến giờ anh vẫn yên lặng. Khi ấy anh còn là sinh viên khoa toán trường Đại học tổng hợp Mát-xcơ-va, vì ham thích du lịch, anh đã xin vào làm thợ trong đoàn chúng tôi – Không chỉ thế, anh nhắc lại. Đúng là không một kính viễn vọng nào hay một máy chiếu thời gian nào hoàn thiện nhất có thể suy nghĩ được, nhưng phải chăng khả năng của con người lại không tăng lên khi ta cung cấp thêm các dữ kiện mới cho nó?... Chỉ có bộ óc mới hiểu được quá khứ, nhưng máy chiếu thời gian có thể giúp nó bằng cách làm tái hiện các sự kiện đã thoát khỏi lý trí và cặp mắt con người… Các bức tranh kỳ lạ nhất diễn qua óc ta, chúng ta có thể cho rằng có người sao Hỏa, tuyên bố rằng các khe nứt của sao Hỏa là một hệ thống kênh đào, nhưng chỉ có ống kính mới cho chúng ta khám phá ra thiên nhiên thật của sao Hỏa. Trong việc tìm hiểu các sự kiện lịch sử, luôn luôn có rất nhiều sự vật lạ, khách quan và nếu máy chiếu thời gian có thể đưa chúng lại gần ta dưới một dạng không bị làm sai lệch đi vì các nhà sử học…

- Đó sẽ là một cuộc cách mạng trong sử học và cổ sinh vật học, tôi kêu lên. Con người sẽ có những khả năng vô tận làm tăng thêm hiểu biết của mình!

- Máy chiếu thời gian! Máy chiếu thời gian! Một người nào đó sẵng giọng nhận xét. Các cậu tán gẫu chưa đủ sao? Dù sao đi nữa cũng không thể chế tạo một chiếc máy như vậy được.

- Có thể được, Bê-rê-xkin nhận xét. Tất nhiên, không phải dưới dạng chiếc ống với các kính phóng đại, nhưng tuy nhiên…

- Thế thì nó sẽ như thế nào? Tôi hỏi, cảm thấy rằng Bê-rê-xkin nói rất nghiêm chỉnh, và ý nghĩ về chiếc máy có một cơ sở thực tế, dù rằng tôi không hiểu nó.

- Một máy điện tử, Bê-rê-xkin đáp. Một máy điện tử thông thường. Anh suy nghĩ rồi tiếp: - Không hoàn toàn thông thường, chắc chắn thế, nhưng là một máy cùng kiểu với máy tính, máy dịch và các máy khác tương tự. Chúng có thể giải những bài toán phức tạp nhất, dịch các văn bản “nhớ lại” hàng loạt sự vật khác nhau nhất. Những thành tựu của điều khiển học hiện đã lớn đến mức có thể tưởng tượng một máy điện tử mang tên máy chiếu thời gian… Giả sử chiếc mũ này có một lỗ. Chúng ta đặt nó vào trong máy chiếu thời gian và đề ra cho nó nhiệm vụ phải hoàn thành: giải thích nguồn gốc của lỗ ấy. Trong vài giây, với một tốc độ khổng lồ, máy chọn trong hàng trăm nghìn kiểu, một kiểu hợp lý nhất… Nhờ một tế bào quang điện, kiểu này sẽ được quay phim rồi chiếu lên một màn ảnh. Và lúc ấy…

- Và lúc ấy quá khứ sống lại trên màn ảnh! Tôi ngắt lời Bê-rê-xkin; anh đang chìm đắm trong mơ màng. Lúc ấy chúng ta sẽ thấy lại người dũng sĩ Mông Cổ đang leo chậm chạp lên đèo Nu-khu-đa-ban, chúng ta sẽ trông thấy kẻ thù nấp sau các tảng đá rình chàng, chúng ta sẽ trông thấy hắn giương cung và kết liễu đời người dũng sĩ bằng một mũi tên chính xác!

Tất cả các bạn của chúng tôi, ngồi quanh đống lửa phá lên cười, Bê-rê-xkin và tôi cũng vậy, câu chuyện này đối với chúng tôi quả là kỳ lạ.

Nhiều năm đã trôi qua kể từ buổi tối hôm ấy, và hôm nay chiếc máy chiếu thời gian đã sẵn sàng. Tất nhiên bây giờ không cần giải thích tỉ mỉ rằng con đường đi đến phát minh của chúng tôi biết bao lâu dài và khó khăn, rằng chúng tôi đã gặp bao thất bại và chán nản, rằng đã biết bao lần sự nghi ngờ xâm chiếm chúng tôi… Bây giờ tất cả những cái ấy thuộc về quá khứ và, như vẫn xảy ra cho các công trình kéo dài cuối cùng có kết quả tốt, mọi điều đã trải qua chúng tôi thấy một màu hổng cả… Chúng tôi đều bị một ý đồ lớn ám ảnh, ham muốn tạo ra một cái máy có thể mở một cửa sổ hướng về quá khứ xa xôi, có thể tái tạo nhanh và chính xác, từ những chứng cớ xác thực không đáng kể, bức tranh về một chiếc công hay một tội ác, hoàn lại danh dự cho một con người bị vu khống và lột mặt nạ kẻ vu khống; hiện nay chúng tôi còn chưa biết hết mọi khả năng của chiếc máy của chúng tôi, có thể theo thời gian nó sẽ cho phép các nhà cổ sinh vật học thấy tận mắt các sinh vật đã mất tích từ lâu, trước đây đã từ sống trên Trái đất; có thể nhờ nó các nhà khảo cổ nghiên cứu và các nhà sử học có thể dựng lại các diễn biến của trận Bô-rô-đi-nô hay cuộc chiến đấu giữa các nước ở gần Lép-dích…

Tóm lại, lúc ấy chúng tôi đã tin, đang tin và sẽ luôn luôn tin ở tương lai của phép chiếu thời gian, nghĩa là vào nghệ thuật nhìn lại quá khứ!

Tuy nhiên, lúc ấy các quyển vở cũ của Cơ-ra-xnô-đa xuất hiện trên bàn, chúng tôi vẫn chưa thể công bố những kết quả phát minh của chúng tôi. Mặc dù nó làm chúng tôi rất thích thú. Quả thật, thật là thú vị khi có thể , nhờ chiếc máy chiếu thời gian chúng tôi đã đưa vào một bức thư cũ của vợ tôi, biết được vợ tôi đã viết lá thư ấy như thế nào… Nhưng muốn cho chiếc máy này được mọi người công nhận, trước hết nó phải trải qua những thử thách cẩn thận, tỉ mỉ.

Bây giờ, chắc các bạn hiểu rằng các quyển vở của Đan-xơ-man đến đúng lúc như thế nào…

Vào lúc tôi viết các dòng này, công việc của chúng tôi đã hoàn thành, các bức tranh của quá khứ đã được dựng lại và khắc vào “trí nhớ” của máy chiếu thời gian. Người ta có thể nhìn lại chúng trên màn ảnh vào bất kỳ lúc nào. Tất nhiên, tôi nhớ rất rõ công việc của chúng tôi đã tiến hành như thế nào, cùng với Bê-rê-xkin; chúng tôi đã giải quyết từng khâu của số phận các con người ấy như thế nào…Và bây giờ khi có thể kể lại về tất cả các việc ấy, tôi lại tự đặt câu hỏi: viết cái gì? Các bạn đừng lấy làm lạ. Có thể kể lại chúng tôi đã thử máy như thế nào, nhưng cũng có thể mô tả các con người mà số phận đã được sống lại trên màn ảnh và cũng không phải chỉ ở trên màn ảnh… Quả là chiếc máy chiếu thời gian đối với chúng tôi rất quý nhưng những con người, những nỗi vui buồn của họ, đối với chúng tôi, lại còn đáng quý hơn… Công việc điều tra của chúng tôi càng tiến triển, chúng tôi càng ít nghĩ đến việc thử máy chiếu thời gian hơn là việc khám phá đến cùng bí mật về đoàn thám hiểm đã mất tích. Nếu các bạn đồng ý, tôi sẽ kể cho các bạn nghe điều ấy, về tất cả những gì mà chúng tôi đã được biết. Còn về chiếc máy chiếu thời gian…Xét cho cùng, đó không phải là điều quan trọng nhất…

Chương hai

Tình hình đoán thám hiểm Jin-xốp. Kiểm nghiệm thực tế đầu tiên của máy chiếu thời gian và các kết quả của nó.

Bê-rê-xkin và tôi, chúng tôi quyết định cân nhắc kỹ mọi mặt của vấn đề trước khi đi đến dứt khoat: thật vậy, nếu cuộc điều tra không kết quả có thể tổn hại đến ngay ý nghĩ về máy chiếu thời gian.

- Cậu hiểu chứ, Véc-bi-nin, Bê-rê-xkin ngồi trong chiếc ghế bành quen thuộc gần bàn giấu nói với tôi, liều lĩnh quả là rất tốt. Những để bắt đầu, hãy kể cho mình nghe những gì cậu biết về đoàn thám hiểm ấy. Lịch sử các phát kiến địa lý và mình, chúng mình xung khắc, và tiến hành một việc nào đó mình không hề nghĩ đến…

Cậu ta không nói hết, song tôi đã hiểu rõ ý cậu ta. Chúng tôi chỉ dám dùng đến máy chiếu thời gian, nếu công việc xem ra xứng đáng. Về điểm này, tôi không nghi ngờ gì cả. Nếu quả thật đó là đoàn thám hiểm Jin-xốp, thì chắc chắn tìm hiểu nó sẽ rất thú vị.

Chiều đã buông xuống, cả hai chúng tôi đều mỏi mệt sau ngày hôm ấy. Tôi đề nghị vợ tôi pha cho chúng tôi ấm trà. Trong khi vợ tôi đang ở trong bếp, tôi lấy rất nhiều sổ sách trên giá và đặt lên bàn.

- Cậu xem, tôi bảo Bê-rê-xkin, về đoàn thám hiểm này chỉ có một điều người ta biết rõ, đó là nó đã được tổ chức, đã đi về phương Bắc và đã mất tích không để lại dấu vết…

- Ít quá, Bê-rê-xkin mìm cười nói. Nhưng, liệu có thể biết được, thí dụ, tại sao nó đã được tổ chức và Jin-xốp là ai?

- Tất nhiên là biết, tôi trả lời. An-đơ-rây Jin-xốp là một nhà nghiên cứu thủy lộ Bắc cực, một trong những người đã tham gia vào đoàn thám hiểm nổi tiếng Tôn trên chiếc Da-ri-a…

- Hãy bắt đầu từ đầu, Bê-rê-xkin ngắt lời tôi. Mình đã được nghe nói về Tôn, biết ông ta đã chết, nhưng chưa bao giờ mình để ý đến các chi tiết… Nhưng chính các chi tiết lại rất cần cho chúng ta.

- Đúng, không có các chi tiết, chúng ta không đi đến đâu cả. Song mình vừa chợt nhớ đến một trường hợp lạ lùng. Nhưng hãy nói trước hết về đoàn thám hiểm Da-ra-a. Nó đã được Viện Hàn lâm khoa học tổ chức để nghiên cứu các đảo của miền Tân Xi-bê-ri, và để tìm “Miền đất Xan-ni-cốp”. Bây giờ, cậu sắp hỏi mình “Miền đất Xan-ni-cốp” là gì chứ gì?

- Không phải vậy, Bê-rê-xkin nói, hơi giận dỗi. Người ta đã viết hàng trăm lần đó là một mảnh đất mà nhà đi săn Xin-ni-cốp đã trông thấy vào thế kỷ trước, khi ông ta đang ở trên đảo Cô-ten-ny… Người ta đã tìm kiếm nó nhiều lần mà không thấy.

- Quả là người ta không tìm thấy nó. Nhưng không phải chỉ một mình Xan-ni-cốp thấy nó. Người Ê-ven là Đơ-giéc-ghe-li và cả Tôn nữa đã nhiều lần thấy nó. Năm 1886, trong khi nghiên cứu các đảo của miền Tân Xi-bê-ri cùng với nhà thám hiểm Bắc cực Bun-giơ, cũng như Xan-ni-cốp, ông đã trông thấy mảnh đất ở phía Bắc đảo Cô-ten-ny… Tôi tin chắc “Miền đất Xan-ni-cốp” có thật đến nỗi ông đã thử tiên đoán cấu trúc địa chất của nó theo hình dạng các trái vúi. Việc khám phá mảnh đất này đã trờ thành mục đích chính của cuộc đời ông. Chính vậy năm 1900 đoàn thám hiểm Da-ri-a đã khởi hành đi về phía các đảo của miền Tân Xi-bê-ri. Hai năm sau, Tôn đã chết cùng với nhà thiên văn học Dê-béc, hai người đi săn, người Ê-ven Đia-cô-nốp và người I-a-cút Gô-rô-khốp, trong khi họ đang làm việc trên đảo Ben-nét thuộc quần đảo Lông. Tàu Da-ri-a phải đến tìm họ ở đấy. Sau hai lần cố vạch một con đường đi đến chỗ họ mà không được, con tài đành phải trở về cửa sông Lê-na. Năm ấy, băng rất xấu. Tuy nhiên người ta biết rằng Jin-xốp đã yêu cầu thử đến đảo Ben-nét lần nữa, nhưng thuyền trưởng tày Da-ri-a là Ma-tit-xen không muốn mạo hiểm thêm. Bây giờ khó có thể xét xem ai đã có lý. Dù sao đi chăng nữa. việc thoát lui của chiếc Da-ri-a đã làm cho Tôn và các đồng chí của ông bị chết… Sau này, Jin-cốp đã viết rằng cái chết của Tôn đã gây cho ông một cảm giác rất nặng nề, và ông đã quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dang dở do kết thúc thảm thương của nhà thám hiểm… Đó là lý do tổ chức đoàn thám hiểm Jin-xốp. Nó có nhiệm vụ tìm và mô tả “Miền đất Xan-ni-cốp”, và sau đó đến Thái Bình Dương qua eo Bê-rinh… Đoàn thám hiểm đã khởi hành từ Iếc-cút ngay trước khi xảy ra đại chiến thế giới lần thứ nhất…

- Và nó đã biến mất không để lại dấu vết nào, Bê-rê-xkin kết thúc.

- Không một dấu vét, cho đến nay, giả thuyết cho rằng đoàn thám hiểm đã chết trong băng giá của Bắc Băng Dương hay trên bờ biển hoang vắng được coi là hợp lý nhất. Chẳng hạn đoàn thám hiểm Bơ-rút-xi-lốp đi trên tàu Xanh An-nơ, Bút-xa-nốp trên tàu Héc-quyn, và một nhóm của đoàn thám hiểm Lông sau khi tàu Gian-nét bị đắm. Nhưng nếu Dan-xơ-man đã sống sót và ở Cơ-ra-xnô-đa năm 1919… Ông ta không thể thoát được một mình, trường hợp này hầu như bị loại trừ…

Vợ tôi rót cho chúng tôi chè rất đặc, gần như đen, và để khỏi làm vướng chúng tôi, đã ngồi tách xa trên đi-văng. Chúng tôi vào uống chè, vừa tiếp tục nói chuyện:

- Tôi không nghĩ rằng – tôi tiếp tục- đoàn thám hiểm này đã có những khám phá lớn. Những có một điều chắc chắn, đó là một hành động dũng cảm. Nếu những con người ấy đã chết trong một cuộc đấu tranh không cân sức với thiên nhiên, và có thể không phải chỉ chống thiên nhiên, thì bổn phận của chúng ta là phải tái diễn lại chiến công của họ và làm cho mọi người biết!

- Sao không nghiên cứu các quyển vở có phải đơn giản hơn không? Có lẽ chiếc máy chiếu thời gian sẽ không cần dùng đến, vợ tôi nói, vẻ châm chọc. Từ khi chúng tôi dùng chiếc máy thử bức thư của vợ tôi, cô ấy cảm thấy ngại chiếc máy ấy, nếu không muốn nói là sợ.

Dù sao, chúng tôi cũng theo lời khuyên khôn ngoan ấy, và bắt đầu xem 2 quyển vờ từng trang một, hết sức cẩn thận. Quả thật chúng rất nát, có nhẽ cũng chính vì thế các nhân viên Viện bảo tàng địa phương ở Cơ-ra-xnô-đa không khám phá được gì. Có hai giải pháp: nhờ các chuyên gia tìm hiểu cẩn thận tất cả những gì còn có thể hiểu được, hay trông cậy vào máy chiếu thời gian… Tất nhiên, chúng tôi không có ý nghĩ bỏ hẳn giải pháp thứ nhất, nhưng chúng tôi thích cách thứ hai hơn, vì nó vừa có thể giúp chúng tôi tranh thủ thời gian, vừa để chúng tôi thử lại máy. Chúng tôi quyết định dùng trang cuối của cuốn vở thứ hai. Chữ viết rất khó đọc, hình như của một người đã bị yếu sức, có thể đang hấp hối nhưng các trang hầu như không bị tác hại gì. Các dòng chữ thường bị ngắt quãng dường như chứng tỏ rằng Dan-xơ-man đã dừng lại để lấy sức trước khi tiếp tục… Chúng tôi có cảm giác rằng, trong khi viết các trang này Dan-xơ-man với sức khỏe đang kiệt, đã cố gắng ghi lại điều đó rất quan trọng mà ông ta tự cảm thấy không có quyền mang nó sang thế giới bên kia. Chúng tôi tin rằng việc tìm hiểu các trang cuối cùng này sẽ cho chúng tôi biết điều chủ yếu, như là đoàn thám hiểm đã trở nên như thế nào và liệu các kết quả nghiên cứu của nó có còn giữ được hay không…

Khi chúng tôi sắp đi đến học việc của Bê-rê-xkin thì tôi chợt nhớ ra rằng trong một cuốn sách của tôi, có danh sách các đoàn viên của đoàn thám hiểm Jin-xốp. Tôi nhanh chóng tìm thấy nó, và đọc thấy:

1. Jin-xốp, trường đoàn, nhà thủy lộ học

2. Chéc-kê-chin, thuyển trưởng, trung úy

3. Ma-du-rin, cộng tác viên khoa học, nhà thiên văn học

4. Kô-nô-plép, cộng tác viên khoa học, nhà dân tộc và động vật học

5. Đe-xni-xki, thầy thuốc

6. Gô-vô-rốp, phụ tá của thuyền trưởng

- Thật lạ lùng! Bê-rê-xkin nói, không có Dan-xơ-man.

Anh nhìn tôi, chắc nghĩ rằng tôi sắp giải thích tất cả cho anh. Nhưng chính tôi cũng chẳng biết gì cả.

- Không cần suy nghĩ nhiều cho mệt, tôi nói: Máy chiếu thời gian sẽ giúp chúng ta. Chúng ta hãy đến học viện.

Chiếc máy nằm trong phòng làm việc của Bê-rê-xkin. Điều chỉnh nó chỉ mất vài phút ( bao giờ Bê-rê-xkin cũng làm việc này). Tôi gồi trong một ghế bành trước màn ảnh.

Trong giây lát, khoảng thời gian mà chúng tôi cảm thấy dài vô cùng, màn ảnh vẫn tối. Cuối cùng, nó sáng lên và khi hình ảnh xuất hiện, chúng tôi thấy một người năm trên ổ rơm; đắp một chiếc áo khoác kiểu lính màu xam xám, hẳn đang lăn lộn và đôi môi mấp máy, rõ ràng hắn bị sốt cao và trong cơn mê sảng; tay hắn cầm máy chiếu thời gian đã giúp tái tạo lại cảnh này, là cảnh đã xảy ra từ thời nội chiến. “ Bệnh sốt thương hàn”, tôi nghĩ, và tôi đang định nói thì một giọng ốm đang nói, điều ảo tưởng hoàn toàn và bất ngờ, đến nỗi tôi giật mình. Nhưng đó là chiếc máy chiếu thời gian đang đọc các dòng chữ:…” Không nên bỏ qua…Đau khổ…Lương tâm. Mọi người phải biết…chết…cứu tinh…” giọng nói oang oang của chiếc máy cất lên một cách lạnh lùng. Giọng nói tiếp tục:” Lương tâm… lương tâm…Đúng hay sao?... Ai sẽ nói? Không thế tiếp tục sống thế này được… Đũng hay sai? Dù sao hắn đã cứu tất cả chúng ta…” Trong khí máy nói những lời này, trong đó người ta đoán ra một tấn bi kịch, một nỗi đau đớn thầm lặng, một tâm hồn bị dằn vặt, trên màn ảnh, người đó mở vở ra và bằng bàn tay vụng về viết lên đò vài chữ; rồi rất khó nhọc hắn giấu quyển vở vào trong ngực và lại ngã xuống bất động: mọi vấn đề trên thế gian đối với hăn đều đã được giải quyết. Chiếc máy nhắc lại:” Đũng hay sai ?” Bỗng nhiễn, sau một lúc im lặng ngắn ngủi, nó đọc tên “Chéc-kê-chin”. Hình ảnh biến đi và máy phóng thanh tắt ngấm, máu chiếu thời gian không thể nói gì hơn nữa.

Bê-rê-xkin và tôi trầm ngâm một lúc, lặng lẽ trong bóng tôi. Mắt tôi còn lưu lại hình ảnh của người đó, với khuôn mặt gầy gầy, mệt mỏi vì bệnh tật, bị nỗi nghi ngờ cấu xé. Tôi vẫn trông thấy chòm râu xám, máu tóc vốn đen bị rối bù… Tôi tin rằng chúng tôi vừa trông thấy Dan-xơ-man. Có lẽ chân dung không hoàn toàn đúng thế chăng? Chúng tôi chỉ có thể cung cấp tên người ấy cho máy chiếu thời gian thôi. Nó cũng có thể “ tự tạo ra một ý niệm” về con người theo chữ viết và văn bản của người ấy. Dù sao chăng nữa thì bức chân dung mà nó cung cấp cho chúng tôi, theo một vài dữ kiện ấy ( và chắc là sau khi đã chọn trong số hàng nghìn kiểu có thế có) đúng như chúng tôi đã “nhận ra” Dan –xơ-man…

Lúc ấy, điều làm chúng tôi quan tâm nhất, không phải là thành công đầu tiên của máy chiếu thời gian nữa, cũng không phải bản thân Dan-xơ-man, mà chính là điều bí mật vào lúc hấp hối Dan-xơ-man đã muốn vạch ra cho mọi người; tuy nhiên, mệt nhoài sau lúc thần kinh vừa bị căng thẳn, chúng tôi hiểu rằng bí mật ấy không thể khám phá trong chốc lát như vậy, và câu chuyện của chúng tôi xoay quanh những chi tiieets, không đụng đến những điểm chính…

- Năm 1919, Cơ-ra-xnô-đã thuộc về ai nhỉ? Về Đê-ni-kin à?... Lúc ấy Dan-xơ-man làm gì ở đấy?

Tôi nhún vai.

- Có thể làm gì cũng được. Ông ta có thể sống ở đấy, đánh nhau ở đấy, hay có thể ẩn náu ở đấy nữa…

- Chúng tôi không biết tí gì về ông ta… Và nếu như ông ta còn sống? Cũng có thể ông ta đã mất các quyển vở của mình

- Dan-xơ-man đã chết. Tiếc thay, điều ấy là dứt khoát. Nếu không, ông ta đã lên tiếng về đoàn thám hiểm

Bê-rê-xkin đồng ý như vậy. Chúng tôi rời học viện và ra về theo các phố yên tĩnh. Mát-xcơ-va đang ngủ.

- Và chiếc máy chiếu thời gian, nó chạy tốt đấy chứ? Bê-rê-xkin nói vẻ tự hào.

- Tốt lắm. Tôi xác nhận.

Đúng lúc chúng tôi định chia tay, Bê-rê-xkin hỏi:

- Tại soa máy chỉ nói đến Chéc-kê-chin? Có phải chỉ vì ông ta mà đã xảy ra toàn bộ câu chuyện này không?

- Chúng ta sẽ cố gắng làm sáng tỏ điều đó ngày mai, tôi trả lời. Rõ ràng đoàn thám hiểm này bị mất tích là câu chuyện phức tạp hơn mình tưởng lúc ban đầu. Dù sao, những trang cuối của cuốn nhật ký của Dan-xơ-man đã không làm sáng tỏ điều gì…

- Trái lại.

- Ngày mai, phải tiếp tục tìm hiểu các quyển vở từ đầu. Từ trang đầu tiên. Chúng ta đã hơi vội vàng. Phải theo mỗi sự việc qua từng mắt xích một, không bỏ qua mắt xích nào…

Chương ba

Kể lại những gì các quyển vở của Dan-xơ-man đã cho chúng ta biết, những giác ngộ mới chờ đợi chúng ta và một vài điểm có tính chất lịch sử về việc tham gia của các tù chính trị bị đi đày vào công cuộc thám hiểm miền Xi-bê-ri.

Việc tìm hiểu các quyển vở của Dan-xơ-man tiến triển tương đối tốt. Số phiếu chép lại các dòng đã đọc và được sửa lại không ngừng tăng lên. Chúng tôi đã biết Dan-xơ-man tham gia vào đoàn thám hiểm như thế nào, số phận bác sĩ Đe-xni-xki ra sao và đoàn thám hiểm đã làm gì ở I-a-cút.

Chẳng bao lâu việc ấy đã xong. Chúng tôi đã đọc tất cả những gì còn có thể đọc được. Thật không may, nhiều trang vở đã bị mất, một số trang nát đến nỗi ngay cả khi nhờ đến các nhà chuyên môn về hình pháp, chúng tôi cũng chỉ có thể đọc được một vài chữ lác đác, và cuối cùng, chúng tôi rất tiếc, nhiều trang khác chỉ chứa đựng những suy nghĩ của Dan-xơ-man, không có liên quan trực tiếp đến đoàn thám hiểm. Chắc chắn bản than những trang này cũng không kém phần thích thú, nhưng chúng không làm cho công việc của chúng tôi dễ dàng them, ngoài việc giúp chúng tôi mường tượng rõ hơn tính cách của tác giả của chúng. Rõ rang Dan-xơ-man là một đại diện điển hình của giới trí thức cũ, tự do, thích tự xét mình, thích suy nghĩ, và đánh giá rất cao các khái niệm về bổn phận, về lương tâm, về Tổ quốc. Từ các ghi chép của mình, ông đưa ra tất cả những vấn đề đạo đức, hơn nữa là mục đích cuối cùng ông tự đặt ra, cũng khuyến khích ông. Ông muốn kể lại cho các bạn đọc tình cờ của ông điều gì đó, mà theo ý ông, rất bí mật, kinh khủng và ông chuẩn bị cho họ điều ấy. Tuy nhiên, ông không kể hết nửa câu chuyện: các ghi chép của ông dừng lại ở đoạn đoàn thám hiểm đến cửa song Lê-na. Một phần khác, phần mà chúng tôi đã tìm hiểu qua máy chiếu thời gian, đã được viết trong khi ông bị ốm, thêm vào đó, còn một tờ giấy rời đã được cặp thêm vào quyển vở thứ nhất, khác hẳn các tớ khác về mẫu giấy cũng như về ý nghĩa và cách hành văn của các điều viết trong đó, chỉ có chữ viết vẫn là chứ của Dan-xơ-man…

Chúng tôi cất các quyển vở đi và quyết định sơ kết bước đầu. Từ nay đây là những điều chúng tôi biết.

Jin-xốp và các đoàn viên khác của đoàn thám hiểm đã đến I-a-cút vào mùa thu năm 1914. Ở cái xớ heo hút này người ta chỉ nghe nói đến chiến tranh. Tuy nhiên, các nhà cầm quyền địa phương coi đoán thám hiểm của Jin-xốp như đến quấy rầy trong lúc này, họ đã tiếp đoàn một cách lạnh lung, và nếu như họ không gây khó dễ cho đoàn, thì họ cũng không giúp đỡ gì đoàn cả. Đến nối rằng Jin-xốp và Chéc-ke-chin phải cố gắng lắm mới đóng được một thuyền nhỏ hai buồm và có được các trang thiết bị cũng như thức ăn cần thiết. Tuy nhiên họ cũng đạt được, nhất là, nếu như ta tin lời Dan-xơ-man, nhờ ở nghị lực của Chéc-ke-chin. Đối với người thuyền trưởng hình như ông có một mối cảm tình đặc biệt và ông luôn luôn đặt lên hàng đầu. Những người tù đày vì chính trị, hồi ấy rất đông ở I-a-cút, đã giúp đỡ Jin-xốp và Chéc-ke-chin rất nhiều để chuẩn bị cho đoàn thám hiểm. Sauk hi biết mục đích của đoàn, họ tự tìm đến tìm việc ở công trường đóng tàu, và sau này, hai người trong bọn họ, Rô-da-nốp và Dan-xơ-man, đã tham gia đoàn.

Jin-xốp cũng biết rõ là các tù nhân chính trị đã từng tham gia đoàn thám hiểm của Tôn. Năm 1902, khi bác sĩ Oan-te chết, ông ta đã được Ka-tin I-a-xép, một người chính trị ở I-a-cút thay thế, và trong đoàn thám hiểm phụ, do Vô-lô-xô-vit chỉ huy, cũng có hau tù nhân chính trị: kỹ sư Bơ-ru-xnép và sinh viên Xi-ôn-ghin-xki. Họ do dự khi chọn các con người thông minh và trung thực ấy để bổ sung cho đoàn thám hiểm của mình.

Trong các ghi chép của mình, Dan-xơ-man đã dành rất nhiều chỗ nói về ông và Rô-da-nốp. Do đó chúng tôi đã biết rằng Dan-xơ-man là một sinh viên y khoa, bị đày đến I-a-cút vì đã tham gia vào các cuộc biểu tình của sinh viên, và ông đã sống liên tục nhiều năm ở thành phố này. Đọc tài liệu của ông, chúng tôi đi đến kết luận rằng ông không có lập trường chính trị rõ rang, nhưng là một người trung thực, ông căm ghét chế độ hiện hành lúc ấy ở nước Nga Sa hoàng, mơ tưởng đến tự do, bình đằng và tin ở một tương lai đẹp. Xéc-gây Ro-da-nốp thuộc một loại người khác. Theo Dan-xơ-man, Rô-da-nôp là đảng viên của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, do là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một người Bôn-sê-vich, một người có lập trường rõ rang và xác định. Trong các ghi chép của mình, Dan-xơ-man không hề tranh luận trực tiếp với Rô-da-nốp bao giờ, nhưng ông luôn nhấn mạnh tính kiên định, tính cách cứng rắn của Rô-da-nốp. Lúc đầu, chúng tôi không hiểu được tại sao, nhưng sau đó chúng tôi đi đến kết luận là, trong số tất cả các đoàn viên của đoàn, những người làm Dan-xơ-man chú ý đến nhiều nhất là Chéc-kê-chin và Rô-da-nốp mà ông thường đem ra so sánh. Đúng là chúng tôi có thể lầm, vì các ghi chép của Dan-xơ-man dừng lại quá sớm. Rô-da-nốp bị cảnh sát theo dõi rất nghiêm ngặt, lao động với mọi người trong việc đóng con thuyền mang tên Da-ri-a – 2, để tưởng nhớ đến Tôn. Người ta không rõ tại sao Dan-xơ-man không nói Rô-da-nốp đã được nhận vào đoàn như thế nào, Bản than ông đã được chính Jin-xốp mời tham gia đoàn, thay Đe-xni-xki bị ốm nặng và ông đã vui vẻ nhận lời.

Đoàn thám hiểm rời I-a-cút vào mùa xuân năm 1915, ngay sau khi tuyết tan. Ở cửa song Lê-na, đoàn đã đưa lên thuyền nhiều chó để kéo các xe trượt và tiếp nhận những người đi săn I-a-cút là những người đã từng đến đảo của miền Tân Xi-bê-ru. Con tàu Da-ri-a – 2 sau đó đã đi vào biển Láp-tép…

Chúng tôi không còn biết gì nữa.

… Chúng tôi lại giam mình trong phòng làm việc cảu Bê-rê-xkin, và chiếc máy chiếu thời gian lại phải giải một bài toán mới. Trong khi chờ đợi những cảnh xúc động, chúng tôi chăm chú nhìn màn ảnh, nhưng… máy đã từ chối không làm rõ nhưng ghi chép mà chúng tôi đã đưa vào. Từ chối, không hoàn toàn đúng như vây, “cửa sổ của quá khứ” hé mở đôi chút, nhưng không như chúng tôi nghĩ. Những ghi chép đưa vào máy nói về các sự kiện khác nhau, nhưng trên màn ảnh chỉ xuất hiện một người có xương bả vai nhô ra, đang ngồi viết. Mặc dù Bê-rê-xkin đã đưa nhiều tờ mới vào máy và thay đổi cách điều khiển, kết quả vẫn thế. Buổi chiều, mệt mỏi sau một ngày cố gắng vô ích, chúng tôi đành bỏ.

- Chiếc máy cà khổ này chưa có giá trị gì, Bê-rê-xkin nói, giọng mệt mỏi và gieo mình xuống một chiếc ghế bành.

Các quyển vưor đúng là của Dan-xơ-man, và chính Dan-xơ-man đã tham gia đoàn thám hiểm. Điều ấy, tôi không nghi ngờ gì. Nhưng các ghi chép này không phải Cơ-ra-xnô-đa, Dan-xơ-man mới viết chúng bằng cách nhờ lại các sự kiện đã xảy ra.

Chương bốn

Người ta thảo luận chương trình hoạt động tương lai, máy chiếu thời gian đã đáp ứng vượt mức niềm hy vọng của chúng tôi và chúng tối được chứng kiến các sự kiện bất ngờ, bắt buộc chúng tôi phải hành động nhanh và kiên quyết. Bạn đọc sẽ được nghe nói đến Thung lũng Bốn cây Thập ác lần đầu tiên ở đây.

Liền hai ngày, chúng tôi làm các việc khác không có liên quan gì đến đoàn thám hiểm Jin-xốp. Chúng tôi muốn nghỉ ngơi, và nhất là muốn quên đi một chút về câu chuyện ấy. Về phần tôi, tôi không làm sao thế được. Sáng sớm ngày thứ ba, Bê-rê-xkin đến nhà tôi vẻ mặt ủ dột. Bản than anh, anh cũng không ngừng nghĩ đến đoàn thám hiểm.

- Chúng ta làm gì? Anh hỏi ngay. Dù sao chúng ta cũng không thể khoanh tay ngồi yên được.

- Tất nhiên là không! Điều ấy tôi cũng hiểu như bạn tôi. – Nhưng làm gì?... Có thể chúng ta nhờ đến phòng lưu trữ?

- Mình cũng đã nghĩ đến điều ấy. Có lẽ một tài liệu nào đó được lưu trữ ở đây chăng?

Hỡi ôi, chúng tôi biết rõ rằng không hề có một hy vọng gì , rằng. như một người chết đuối, chúng tôi bám lấy một cọng rơm để tìm cách làm yên tâm lẫn nhau.

- Dù sao cũng hãy thử xem, tôi nói, gạt bỏ mọi ngh ngờ. Chúng ta cũng chẳng mất gì…

Chúng tôi trở lại điểm xuất phát.

- Hình như chúng ta có một cái máy chiếu thời gian, tôi nhớ lại một cách mỉa mai.

- Và một cái máy như thế nào! Chúng ta có thể nhìn đến lúc nào tùy ý chiếc lưng còm của Dan-xơ-man, Bê-rê-xkin đáp lại cùng một giọng.

Với danh nghĩa chủ tịch đoàn của Viện Hàn lâm, chúng tôi gửi một yêu cầu tới mọi phòng lưu trữ, và chúng tôi trở lại với chiếc máy chiếu thời gian. Bê-rê-xkin đề nghị, thật vậy, đi máy bay đến I-a-cút, nhưng tôi gạt đi: tốt nhất là chờ đợi câu trả lời của các phòng lưu trữ. Không chắc có một kết quả mảy may nào, chúng tôi quyết định đưa vào máy tất cả các tờ của các quyển vở, cả những tờ chúng tôi đã đọc được cũng như các tờ khác. Khi chúng tôi đang giở cuốn thứ nhất, chúng tôi chợt chú ý đến tớ giấy cặp thêm vào khác hẳn các tờ khác cả về mẫu giấy cũng như những ghi chép trên đó. Trước đây chúng tôi đã cố đọc nó, nhưng chúng tôi chỉ nhận ra được những chữ số tương tự như các tọa độ: 69°21’03’’ và 177 º13’17’’. Nếu quả thật đấy là các tọa độ, thì vị trí ấy ở xứ Chu-cốt-ca. đâu đó có ở miền thượng lưu sông Bi-ê-lai-a, chỉ lưu sông A-na-đia… Có thể Dan-xơ-man đã ở đấy, nếu chiếc Da-ri-a -2 đã bị đắm ở bờ biển Chu-cốt-ca. Nhưng tại sao ông ta đã ghi các tọa độ của thung lũng ấy? Và dòng chữ ghi sau đây trên trang giấy có thể có ý nghĩa gì:” Th.l. bố.(tiếp theo là các toạn độ), pz slt pssbl.blvrs, Jrnl cch: pvrn, no, 140, rvre, frt, ppl, rnvrs, rcns!!!”. Rõ rang là Dan-xơ-man đã đánh số một điều gì đó rất quan trọng đối với ông, nhưng chúng tôi không sao hiểu được; còn về chiếc máy chiếu thời gian, chúng tôi không quá dựa vào nó: chúng tôi tưởng như thấy lại được cái lưng của Dan-xơ-man khi đang ngồi viết. Chính vì trang ấy ghi khác các trang khác, nên lẽ ra phải đưa nó vào máy để thử trước tiên mới phải.

Đó chính là điều Bê-rê-xkin đề nghị. Để bắt đầy chúng tôi yêu cầu máy làm sáng tỏ xem trang giấy đã được xé ra như thế nào. Chân dung của Dan-xơ-man mà máy đã ghi lại trong “trí nhớ” hiện ngay ra trên màn ảnh. Nhưng chúng tôi rất ngạc nhiên là phải chờ đợi câu trả lời. Cuối cùng, những bàn tay gầy guộc với các móng nham nhờ và cáu ghét hiện ra trên màn ảnh; chúng mở vở ra, rồi xé vội một trang đã đầy những ký hiệu khó hiển, gấp nó lại và giấu đi: chúng tôi trông thấy Dan-xơ-man nhét tờ giấy vào túi trong của áo khoác. Màn ảnh tắt.

- Có ba chi tiết nhỏ đáng chú ý, tôi nói với Bê-rê-xkin: các móng tay nham nhở, các bàn tay cáu đất, các động tác vội vã. Rõ rang là Dan-xơ-man giấu giếm điều gì, và sợ người khác trông thấy. Các móng tay gắm nham nhở, nếu không phải là một thói quen cũ, chỉ chứng tỏ sự bối rối.

- Đấy không phải là một thói quen, Bê-rê-xkin nhận xét. Đây là chứng cớ…

Anh lại cắm mạch cho máy, và chúng tôi lại thấy Dan-xơ-man hấp hối trên màn ảnh: Các bàn tay của ông, gầy guộc, nhưng sạch sẽ, móng tay chải chuốt, đang nắm quyển vở…

- Hay trao cho máy thời gian một nhiệm vụ mới, Bê-rê-xkin đề nghị, có thể nó đọc được điều đã viết ở trên ấy.

Nói là làm: câu trả lời có ngay lập tức. Chúng tôi thấy xuất hiện trên màn ảnh một người vai rộng, khỏe mạnh, dáng dấp nhà binh, hình ảnh thiếu mọi chi tiết vụn vặt cá nhân có thể khắc trong trí nhớ, nhưng ít nhất chúng tôi cũng có cảm giác đấy là một con người. Khó tính, cứng rắn, có thể độc ác nữa; người ấy đang ngồi viết và chúng tôi nhận thấy rằng quyển vở của hắn going hệt cuốn vở của Dan-xơ-man đã giấu đi. Những lời nói lạ lung văng vẳng trong im lặng :” Mục đích xác minh cho phương tiện. Quyết định đã dứt khoát, chỉ còn việc áp dụng nữa thôi. Và nó sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tất cả sẽ không theo tôi…”

Bê-rê-xkin giơ tay ngắt mạch máy chiếu thời gian.

- Thật khó hiểu, anh nói. Phải bắt đầu lại.

Anh lập lại chương trình, và chúng tôi thấy tái hiện trên màn ảnh vẫn con người vai rộng và khỏe mạnh, với khuôn mặc độc ác. Giọng nói sang sảng của máy nhắc lại:” Quyết định đã dứt khoát…”

- Cái gì vậy, Bê-rê-xkin ngạc nhiên. Tôi chẳng hiểu gì cả…

Giọng nói tiếp tục:”….Tất cả sẽ không theo tôi… không nên xã giao…”

Bỗng hình ảnh mờ đi, và giọng nói lắp bắp những tiếng không rõ rang.

Bê-rê-xkin tắt máy.

- Không ổn rồi, anh nói. Rõ rang có cái gì đó không ổn… Thế nhưng không có ai mó tay vào máy cả! Nó phải chạy bình thường chứ.

Bồn chồn, Bê-rê-xkin muốn thử lại chương trình một lần nữa, nhưng tôi bảo anh rứt tờ giấy ra khỏi máy.

- Để làm gì? Anh hỏi, không giấu vẻ bực mình. Chúng ta đã nghiên cứu nó đủ mọi kiểu rồi!

Tôi cầm lấy tờ giấy và chăm chú xem xét, dưới con mắt tức giận của Bê-rê-xkin. Tôi sắp sửa trả lại anh thì một ý nghĩ bất ngờ đến với tôi.

- Này, tôi nói. Máy chiếu thời gian nghiên cứu tờ giấy từ trên xuống dưới, phải không?

- Thế thì sao?

- Cậu nhìn xem: các dòng chữ do tay Dan-xơ-man viết được bố trí gần như từ giữa trang…

- Nhưng ở phía trên không có gì cả sao?

- Có chư, chúng mình không trông thấy, nhưng chính chiếc máy nó đã thấy…

- Hay là nó được viết bằng mực hóa học?

- Mình không biết, nhưng dù sao, cũng có cái gì đấy. Hãy thử lập chương trình cho rõ rang, sao cho bây giờ máy không phân tích những dòng chữ của Dan-xơ-man nữa, mà tập trung vào những dòng không trông thấy.

- Có thể làm được, nhưng mình không biết sẽ được cái gì.

- Cứ thử xem.

- Cậu nói rằng hình ảnh và tiếng nói không rõ là do có sự chồng lên nhau ư?

ANh ta loay hoay mãi bên chiếc máy chiều thời gian, trong khi tôi theo dõi các thủ thuật của anh ta một cách sốt ruột: nếu chiếc máy không đánh lừa chúng tôi thì chúng tôi sắp khám phá ra một điều bí mật…

Bê-rê-xkin ngồi xuống cạnh tôi, và lần thứ ba người có khuôn mặt độc ác xuất hiện trên màn ảnh và các lời nói cũ vang lên. Khi giọng nói cất lên:” Không nên xã giao…”, tôi vô tình nắm lấy bàn tay Bê-rê-xkin trong lúc giọng nói tiếp tục:” Kẻ nào chống lại sẽ bị chết. Một số đã quên rằng chúng thoát nạn là nhờ ai. Phải nhắc lại cho chúng biết. Gia như tôi có thể kết liễu tên… không bao giờ tôi tha thứ cho Jin-xốp đã tuyển dụng nó…”.

Giọng nói im bặt và hình ảnh biến mất.

Bê-rê-xkin và tôi, chúng tôi nhìn nhau thỏa mãn: chiếc máy chiều thời gian đã chịu đựng thành công thử thách mới này.

- Tất cả những cái này đều rất tốt. Véc-bi-nin ạ, nhưng mình vẫn không hiểu tên này từ đâu ra? Bê-rê-xkin nói. Nhưng chúng ta chớ nên tìm cách đoán mò. Trước tiên nên để cho chiếc máy làm sáng tỏ những dòng chữ của Dan-xơ-man thì hơn.

Vài phút sau, những điều mà chúng tôi trông thấy càng làm chúng tôi ngạc nhiên hơn. Giọng nói vang lên sang sảng một cách rõ rang và lãnh đạm:” Thung lũng Bốn cây Thập ác”. Chúng tôi hy vọng trông thấy thung lũng ấy trên màn ảnh, nhưng có lẽ điều ấy vượt quá tầm của máy: một hình ảnh mờ nhạt thoáng qua trên màn ảnh và chúng tôi lại thấy Dan-xơ-man xuất hiện. ANh tag hi trong sổ điều mà chúng tôi nhận biết ngay:” Không có lối thoát nào nữa, tôi choáng váng vì điều đã xảy ra, tôi đã giấu cuốn nhật ký…”. Rồi Dan-xơ-man bắt đầu đi mãi theo một hướng. Duy chỉ có điều chúng tôi không thể hiểu là anh ta từ đâu đến và anh đang đi đâu. Chiếc máy chiếu thời gian vẫn im lặng, trong khi trên màn ảnh những làn song xanh kỳ lạ diễu qua. Chúng tôi có cảm giác là bộ “óc” điện tử của máy đã gặp một bài toán không giải được. Cuối cùng, giọng nói chậm rãi cất lên như luyến tiếc, từ “pô-vác-nhi-a”.

- Đó là tiêng chỉ những căn nhà gỗ ở phương Bắc! Tôi reo lên.

Nhưng rõ rang là chiếc máy chiếu thời gian không biết từ ấy, vì nó không cho hình ảnh một căn nhà nào cả.

Bê-rê-xkin tắt máy và lập chương trình nói rõ từ “pô-vác-nhi-a” nghĩa là gì. Tiếp đó, chung tôi thấy xuất hiện trên màn ảnh một căn nhà nhỏ, mái bằng, và Dan-xơ-man từ đó đi ra. “Tây – Bắc”, máy chiếu thời gian nói.” Một trăm bốn mươi”. Dan-xơ-man tiếp tục đi và chúng tôi hiểu rằng 140 là số bước anh ta phải đi. Rồi giọng nói sang sảng chi ra “ Một con sông, một khu rừng”. Lúc ấy Dan-xơ-man dừng lại, ghi vào quyển vở mở sẵn. Hình ảnh không rõ rang về một con sông, rồi một khu rừng xuất hiện trên màn ảnh. Sau giây lát yên lặng, giọng nói cất lên:” Một cây phong đổ, những rễ cây”, và chúng tôi trông thấy một cây phong khổng lồ bị bão nhổ bật gốc.

- Thật vô lý, Bê-rê-xkin nói giọng khẳng định. Sự việc diễn ra ở bên kia vùng cực, ở đài nguyện, và ở đây lại là rừng, là câu phong khổng lồ! Đến phải lập lại chương trình mất.

- Không, không, tôi nhận xét. Máy chiếu thời gian đã dựng lại toàn cảnh với một độ chính xác kỳ lạ. Dan-xơ-man đã giấu cuốn nhật ký ngăn cách căn nhà 140 bước về phía Tây Bắc trong rừng, dưới đám rễ một cây bị gió nhổ lên!

- Nhưng không hề có rừng, cũng như cây… ở vùng ấy! Dù sao đó chính là miền Chu-cốt-ca!

- Chắc là có rừng và cây, các nhà địa lý đều biết cả. Ở thung lũng của sông A-na-đia và vài chi lưu của nó vẫn tồn tại cái mà người ta gọi là “đảo rừng”. Phía Nam và phía Bắc lưu vực sông A-na-đia là đài nguyên, nhưng trong thung lũng thật sự có những rừng phong, rừng liễu, rừng thông phương Bắc và rừng bạch dương. Đó chính là chứng cớ cho thấy máy chiếu thời gian đã hiểu rất kỹ điều được ghi chép và đã minh họa đúng.

- Điều đó thật như thần thoại, Bê-rê-xkin nói vẻ suy nghĩ. Cậu biết không, khi mình nhắm mắt lại, đôi khi mình tưởng như không có chiếc máy thời gian, tưởng như tất cả mọi cái đó chúng mình đã đọc hay nghe nói đến ở đâu đó, hay tự chúng mình đã đặt ra… Bây giờ đã đến lúc phải hành động. Đa-ni-lép-xki đã hứa giúp chúng ta. Chúng ta sẽ yêu cầu ông ta cho đi máy bay đến Chu-cốt-ca. Đồng ý chứ?

- Tất nhiên.

Tuy nhiên, trước khi đi Chu-côt-ca, chúng tôi đưa trang vở cho các nhà chuyên môn xem. Sauk hi phân tích kỹ, họ đều xác nhận là, ngoài các văn bản mà ai nấy đều thấy rõ, còn có các dấu vết rất mờ về một chữ viết khác được in trên giấy: có ai đó đã viết lên trang trước và văn bản đã hằn lại trên trang mà chúng tôi có. Chúng tôi không khám phá ra các dấu vết ấy, nhưng cặp “mắt” điện tử của máy chiếu thời gian đã thấy chúng và đọc được. Các nhà chuyên môn dựng lại từng phần điều ghi chép, và chúng có thể thấy rằng đây là một chữ viết rắn rỏi, hoàn toàn khác với chữ viết của Dan-xơ-man… Ngoài ra, ngoài dấu tay của chúng tôi, trên trang giấy còn có dấu tay của hai người khác nữa.

Chương năm

Chúng tôi nhận được các chỉ dẫn từ Iếc-cút chuyến thám hiểm đầu tiên của các nhà nghiên cứu máy chiếu thời gian, những điều mà chúng tôi được biết về số phận của Rô-đa-nốp ở Iếc-cút.

Chúng tôi báo tin cho Đa-ni-ép-xki biết những kết quả đầu tiên về công việc của chúng tôi, và đồng chí ấy đã báo cáo lại cho Đoàn chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học. Những đề nghị của chúng tôi được chấp nhận, về sau đó ít lâu, chúng tôi được cấp một máy bay. Chúng tôi có thể đi ngay đến Chu-cốt-ca, nhưng chiếc máy chiếu thời gian đã giữ chúng tôi lại gần một tháng. Ở đây phải chỉ rõ điều mà chúng tôi vẫn chưa nói, mặc dù nó phức tạp và rất nhạy, máy chiếu thời gian không cồng kềnh lắm... Khi dự kiến thiết kế máy, Bê-rê-xkin đã có dụng ý chế tạo nó sao cho có thể mang vác được. Nói thế không có nghĩa là có thể xách nó như xách cái vali, nhưng lại có thể xếp nó dễ dàng trên ô tô hay máy bay. Tuy nhiên, đặt ngoại các bức tượng của Viện máy tình, máy chiếu thời gian cần có cả một loạt các thiết bị phụ. Chính việc lắp ráp các thiết bị này đã giữ chúng tôi lại Mát-xcơ-va.

Chúng tôi không phàn nàn gì về điều này. Thứ nhất, vì mùa hè đã đến. Và thứ hai... thứ hai là chúng tôi nhận được từ Iếc-cút những tin tức hoàn toàn bất ngờ. Một trong những nhân viên của Viện bảo tàng địa phương, rất am hiểu Xi-bê-ri, đã được xem yêu cầu của Viện Hàn lâm gửi Viện Lưu trữ của thành phố, viết thư cho chúng tôi nói rằng ông không biết tí gì về đoàn thám hiểm Jin-xốp, những ngược lại ông biết rất rõ Rô-đa-nốp, một người Bôn-sê-vich và là hồng vệ binh, đã đấu tranh cho chính quyền Xô-viết địa phương chống lại Côn-sắc. Nếu đó cũng là Rô-đa-nốp, người đã tham gia vào đoàn thám hiểu Jin-xốp, thì khi chúng tôi đến Iếc-ctus, ông ta có thể cung cấp những tin tức chính xác - ông ta nói rõ như vậy.

Máy bay của đoàn chúng tôi có mang theo máy chiếu thời gian, bay đến Iếc-cút...

Người nhân viên của Viện bảo tàng, đã đợi chúng tôi ở sân bay cùng với một chiếc xe tải nhỏ của Xô-viết thành phố dành riêng cho chúng tôi ( chắc các đồng chi ấy tưởng rằng chúng tôi sẽ xếp chiếc máy lên đấy). Chúng tôi vừa mới đến thì ông ta đã đề nghị chúng tôi đến thăm Rô-đa-nốp. Ông ta nói điều này như thể Rô-đa-nốp còn sống.

- Rất tiếc là không, ông trả lời khi tôi hỏi ông. Đồng chí ấy chỉ còn sống trong trí nhớ của người dân Xi-bê-ri thôi.

Đã 6 giờ sáng, xe ô tô của chúng tôi chạy qua các dãy phố màu xanh và yên tĩnh của Iếc-cút, và khi ra khỏi thành phố, con đường rẽ ngoặt sang một bên bám sát sông Ăng-ga-ra và không bao giờ rời xa nó nữa.

Một lớp mây mỏng bao phủ bầu trời, một làn sương mù trắng bay là là trên tháp Ăng-ga-ra và người ta có cảm giác là con sông đang thờ, đưa đến tận chỗ chũng tôi hơi thở lạnh và ẩm của nó. Ngồi trong thùng sau của xe, Bê-rê-xkin, người nhân viên của bảo tàng và tôi, chúng tôi đều giữ yên lặng. Con đường chạy dọc theo các khu rừng bạch dương và thông, những khu người ở bên bờ sông, và tôi ngạc nhiên nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa tất cả sẽ nằm dưới nước. Thật vậy, hồ nhân tạo mới sẽ phải nằm tại đấy. Dần dần sương mù trên mặt sông tan đi và bây giờ chúng tôi trông thấy bóng các thuyền đánh cá trên mặt nước. Chiếc xe chạy qua các luồng không khí, lúc lạnh, lúc ấm, nhưng trời mỗi lúc mỗi nóng và đôi khi mặt trời lại ló ra. Bây giờ chúng tôi phân biệt rõ các đỉnh núi phủ đầy cây ở bở bên trái và dải hẹp của con đường xe lửa ngay bên vệ nước. Bỗng nhiên, con sông và theo nó, cả con đường nữa, rẽ ngoặt đột ngột, và chúng tôi trông thấy giữa hai dải đất một vạt nước rộng trong vắt: hồ Bai-can...

Chúng tôi dừng lại ở làng Lit-vê-nit-nôi-ê và người dẫn đường đưa chúng tôi đến một ngọn đồi, sườn đồi mọc đầy thông và bạch dương. Con đường nhỏ đi ngược mãi lên, và trước khi tới nơi, chúng tôi đã trông thấy rõ một tấm bia trắng dựng trên một nấm mồ chung... Giữa những tên được khắc trên tấm đá hoa, chúng tôi tìm thấy cái tên quen thuộc: S. Rô-đa-nốp...

- Đồng chí ấy là ủy viên Ban chấp hành đảng bộ Iếc-cút... thuộc Đảng cộng sản ( Bôn-sê-vich) Nga, người nhân viên của bảo tàng nói. Và đồng chí ấy đã là một trong những người lãnh đạo cuộc nổi dậy chống Côn-sắc. Đồng chí ấy đã hy sinh ở gẫn Lit-vê-nit-nôi-ê, bên bờ hồ Bai-can, tháng giêng năm 1920.

... Chúng tôi đứng im lặng trong giây lát, đầu trần và làn gió nhẹ ban mai luồn vào tóc chúng tôi. Nền trời xanh lơ, trong suốt, in trên mặt hồ Bai-can. Mặt hồ hiện ra êm ả, vĩ đại và giản dị. Một tàu kéo nhỏ rời bến hồ có một thị trận lớn với những căn nhà vững chắc làm bằng các thân cây thông, và những bóng dáng em nhỏ đi trên đường phố lớn tới trường.

Chương sáu

Đoàn các nhà nghiên cứu máy chiếu thời gian đến Chu-cốt-ca yên ổn, thấy rằng ở phương Bắc có nhiều tên kèm theo từ "Cây thập ác" nhưng không một ai nghe thấy nói đến Thung lũng Bốn cây Thập ác, và dù sao họ cũng tìm thấy cái thung lũng hẻo lãnh đó.

Ở Viện Lưu trữ Iếc-cút, người ta cho chúng tôi xem các tài liệu các nhận tất cả những điều mà người nhân viên nhà bảo tàng đã nói với chúng tôi về Rô-đa-nốp. Nhưng những lời chỉ dẫn này chỉ liên quan tới giai đoạn cuối cùng của cuộc đời một trong các anh hùng của nhân dân Xô-viết, giai đoạn mà anh đã chiến đấu cho chính quyền Xô-viết ở miền đông Xi-bê-ri. Các tài liệu cũng xác nhận các ghi chép của Dan-xơ-man là đúng. Rô-đa-nốp tham gia tự nguyện hay không tự nguyện vào đoàn thám hiểm Jin-xốp, quả thật là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một người cộng sản thực sự, và anh đã trung thành với lý tưởng của mình cho đến phút cuối cùng. Sau khi đã trải qua một cuộc đời khó khăn và anh dũng, anh đã hy sinh oanh liệt trong cuộc chiến đấu chống Côn-sắc... Số phận của anh từ nay đối với chúng tôi là hoàn toàn rõ ràng, anh trở nên gần gũi và thân thiết đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi còn rất lâu mới đạt được mục tiêu cần thiết: làm sáng tỏ số phận của đoán thám hiểm Jin-xốp.

Tuy nhiên có một điều rõ ràng. Dan-xơ-man không phải là người duy nhất sống sót, cả Rô-đa-nốp nữa, anh cũng đã tìm đến được một trung tâm lớn. Việc Dan-xơ-man đi được đến tận Cơ-ra-xnô-đa không làm chúng tôi ngạc nhiên nữa. Nhưng những người khác thì sao? Lúc hấp hối Đan-xơ-man muốn kể lại câu chuyện bí mật nào vậy? Có những tư liệu nào đó được giữ lại chăng? Chúng tôi chưa thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào trong số đó... Mọi suy nghĩ của chúng tôi bây giờ đều tập trung vào Thung lũng Bốn cây Thập Ác...

Trong ba ngày, theo một đường đi phức tạp, chsung tôi đến Chu-cốt-ca, hạ cánh trên một sân bay ở làng Mác-cô-vô. Tất cả dân cư trong vùng, cũ và mới, đều quan tâm ngay đến đoàn chúng tôi, nhưng cũng chưa ai nghe nói đến Thung lũng Bốn cây Thập ác bao giờ.

- Chúng tôi biết Vịnh Cây Thập ác, đồng chí chỉ huy sân bay nói với chúng tôi. Cả Đèo Cây Thập ác nữa, chúng tôi cũng biết. Nhưng về Thung lũng Bốn cây Thập ác thì... không biết tý gì!

- Trên sông Kô-li-ma, có đủ mọi loại "thập ác", đồng chí kỹ sư nông nghiệp của Mác-cô-vô nói với chúng tôi, những Cây Thập ác Thấp, những Cây Thập ác của Kô-li-ma...

- Không phải vậy, chúng tôi trả lời. Thung lũng của chúng tôi phải nằm ở thượng lưu sông Bi-ê-lai-a. Ở đó, phải có một căn nhà gỗ...

- Như vậy chẳng rõ ràng lắm, người ta bảo chúng tôi những căn nhà gỗ ở phương Bắc chẳng thiếu gì.

- Đúng là có nhiều thật. Nhưng trên sống Bi-ê-lai-a không thể có hàng trăm được. Vả lại chúng tôi biết tọa độ. Chúng tôi biết phải tìm chỗ nào.

Chúng tôi chỉ còn bắt đầu tìm kiếm. Sau hôm đến một ngày, một máy bay của phi đội Bắc cực chở chúng tôi đến miền Bắc ( chúng tôi không thể liều đem theo máy chiếu thời gian, nên máy bay của chúng tôi đậu lại ở sân bay Mác-cô-vô).

Ban đầu chúng tôi bay trên vùng trũng lầy lội của sông A-na-đia, tại đó đài nguyên ngang dọc các chuỗi hồ ao ăn thông với nhau, rồi máy bay vượt qua một dãy đồi thấp mà từ trên cao trông chúng toàn một màu xám, chỉ đó đây rải rác những vệt xanh của những cây trăn bò trên mặt đất. Bên ngoài dãy đồi này, phong cảnh đổi khác hẳn. Bây giờ chúng tôi bay trên thung lũng của sông Bi-ê-lai-a. Con sông rất ngoằn ngoèo, trôi êm ả giữa hai bờ thấp phủ đầy cây, ở sát bờ sông rừng cây cao to, càng xa bờ cây càng nhỏ dần, cuối cùng chỉ là những bụi rậm. Phía bên kia là đài nguyên, xám xịt và lầy lội, rải rác một vài vết tuyết trong các hõm sâu được che phủ.

Máy bay càng bay lên phía Bắc, thì các dãy đồi ở hai bên bờ sông Bi-ê-lai-a càng cao, thung lũng càng thẳng tắp và hai dải rừng cây hai bên bờ càng hẹp. Bên dưới chúng tôi, bây giờ là những trái núi màu xám, với các vệt xanh của các cây trăn, loại cây ngày càng hiếm và cuối cùng biến mất hẳn.

Ngược kahi, các tảng tuyết vĩnh cửu ngày càng nhiều. Nằm trong các khe, chúng tạo thành các dòng suối nhỏ. Cây cối chỉ xuất hiện thành từng nhóm nhỏ mỗi lúc một thưa. Trong suốt thời gian bay, tôi chỉ trông thấy một nơi cắm trại của những người nuôi tuần lộc, với những chiếc "lều" mái nhọn và bãi nhốt tuần lộc ở - hình như thế - vì không một làn khói nào bay ra khỏi ống khói.

Đồng chí hoa tiêu báo tin rằng chỉ lát nữa chúng tôi sẽ đến nơi đã định.

- Hãy nhìn cho kỹ, đồng chí Véc-bi-nin ạ, đồng chí ấy bảo tôi. Các "cây thập ác" không phải là dễ phân biệt được từ trên cao đâu. Nếu quả như chúng có thật, đồng chí ấy nói thêm sau một lúc suy nghĩ.

Thung lũng sông Bi-ê-lai-a ngày càng hẹp. Phía bắc, người ta trông thấy rõ các đỉnh núi của dãy A-na-đi-a chọc thẳng lên trời. Điều làm tôi bận tâm nhất là các khu rừng bị biến mất: trong các ghi chép của Dan-xơ-man quả có nói đến một khu rừng và một cây bạch dương bật gốc và máy chiếu thời gian đã chỉ cho chúng tôi thấy tất cả những cái đó... Tôi cảm thấy Bê-rê-xkin đang chăm chú nhìn tôi, và tôi quay lại: anh nhíu đôi lông mày một cách có ý nghĩa và đưa mắt chỉ ra cửa sổ. Rõ ràng là phong cảnh trước mắt cũng làm anh lo lắng chẳng kém gì tôi.

Tôi nhìn xuống dưới một lần nữa và hiểu rằng nếu theo địa điểm do Dan-xơ-man chỉ dẫn, chúng tôi sẽ không tìm thấy Thung lũng Bốn cây Thập ác. Không phải vì bỗng nhiên tôi nghi ngờ là các tọa độ không chính xác ( đã từ lâu chúng tôi cho rằng chúng chỉ gần đúng), mà là vì tôi đã thấy quang cảnh của nơi đó. Các làn gió phương Bắc có thể tự do thổi về thung lũng sống Bi-ê-lai-a; thung lũng này ngày càng cao dần. Rõ ràng là các cây bạch dương không thể mọc ở đây được. Tôi kết luận là đâu đó quanh đây, trên một chi của sống Bi-ê-lai-a, phải có một thung lũng nhỏ gần như kín được núi non che chở tránh các đợt gió Bắc, và ở đó có một rừng cây, có lẽ nằm ở xa nhất về phía Bắc thuộc miền Chu-cốt-ca... Ở phương Bắc, không phải là rét lạnh, cũng không phải sương giá kinh khủng, như người ta vẫn nghĩ, đã làm thực vật chết. Trong miền thuộc Véc-khôi-an-x-cơ và Ôi-mi-a-côn, miền cực lạnh của Bắc bán cầu, nơi nhiệt độ xuống đến âm 70 độ, cây cối vẫn mọc bình thường. Nguyên nhân chính không có rừng ở đài nguyên là nhiệt độ thấp về mùa hè và sự khô héo của thực vật. Phải, thường ở phương Bắc cây cối chết vì khô héo, "chân ngâm nước". Các đợt gió xuân rất nguy hiểm cho cây cối, dưới ảnh hưởng của gió, cây cối tỉnh giấc sau giấc ngủ triền miên mùa đông, nước trong chúng bay hơi và chúng không có nước bù lại, vì đất vẫn còn đóng băng... Và ngay cả khi băng tan, cây cối vẫn có thể chết vì khô héo, vì rễ cây không hút được nước quá lạnh; điều đó gọi là "sự khô héo sinh lý..."

- Chúng ta đã đến, đồng chí hoa tiêu nói.

Bên dưới là hoang mạc Bắc Cực không một dấu hiệu của sự sống. Tôi trao đổi những suy nghĩ của tôi với đồng chí hoa tiêu và đề nghị anh đổi hướng lệch một chút về Đông: theo như tôi xét đoàn, dãy núi A-na-đia ở phía ấy phải che chở tốt hơn cho các thung lũng ở dưới chân nó.

Máy bay đổi hướng và lấy độ cao: dù sao chăng nữa ốc đảo màu xanh của rừng cây không thể thoát khỏi sự chú ý của chúng tôi.

Những dự đoán của tôi được xác nhận: khoảng 10 phút sau, từ độ cao ấy, chúng tôi phát hiện ra một ốc đảo rừng tạo thành một vệt sẫm hơn giữa những trái núi màu xám. Máy bay vừa bay về phía ấy, vừa hạ thấp, rồi lượng vòng bên trên. Đó là một thung lũng rất nhỏ nép dưới chân núi, một khu rừng năm trên bờ một con sông nhỏ, có thể thấy một căn nhà gỗ hình chữ nhật ở gần một đám tuyết. Lúc đầu, chúng tôi không trông thấy một cây thập ác nào, rồi ở vòng lượn cuối cùng, Bê-rê-xkin và tôi, chúng tôi phân biệt được một cây, có lẽ là cây cao nhất.

Chúng tôi không còn hồ nghi nữa là đã tìm thấy Thung lũng Bốn cây Thập ác. Đồng chú hoa tiêu xác định vị trí của nó, ghi vào bản đồ và chúng tôi lại khởi hành.

Chương bảy

Đoàn thám hiểm đề nghị và được cấp một máy bay lên thẳng, xếp chiếc máy chiếu thời gian lên đấy và sau một thời gian bị chậm chễ bắt buộc, đã chuyển đến Thung lung Bốn câu Thập ác, tại đó công việc tìm hiểu đầu tiên đã dẫn đến nhiều khám phá thú vị.

Trong khi chúng tôi bay trên Thung lũng Bốn cây Thập ác, đồng chí thợ lái và đồng chí hoa tiêu đã nghiên cứu kỹ các địa điểm và đã nhận thấy là gần đó không có một khoảng đất trống nào để cho chiếc máy bay chở máy chiếu thời gian có thể hạ cánh được. Đối với chúng tôi đấy là một sự rắc rối bất ngờ. Ý nghĩ đầu tiên của chúng tôi là nhảy dù xuống. không may theo máy chiếu thời gian, tìm hiểu thung lũng và đi bộ đến khu vực dân cư gần nhất...

Nhưng các đồng chí phi công được chúng tôi nói cho biết ý định này, đã kiên quyết chống lại, và đề nghị chúng tôi hãy xin một máy bay lên thẳng. Chẳng hy vọng gì lắm, chúng tôi gửi một bức điện cho A-na-đia. Câu trả lời đến ngay sau đó: chúng tôi được sử dụng máy bay lên thẳng.

Việc đưa máy chiếu thời gian và các máy móc phụ lên máy bay lên thẳng mất khá nhiều ngày. Đó không phải là việc dễ dàng. Các máy điện tử đều rất nhạy, và trước khi có nhận xét là việc lắp máy rất hoàn hảo và chiếc máy hoạt động bình thường thì Bê-rê-xkin và tôi, chúng tôi đã lo lắng đến toát mồ hôi.

Chúng tôi sắp sửa ra đi thì mưa bắt đầu rơi. Nhiều đám mây lơn xám xịt là sát mặt đất, lấp kín mọi "con đường lên trời" và đồng chí chỉ huy sân bay kiên quyết từ chối không cho phép chúng tôi bay. Thật là một cực hình khi phải ở yên đấy, cách mục tiêu chỉ vài giờ bay, và vừa chờ đợi, vừa nguyền rủa thời tiết xấu, khi phải nhìn mưa rơi không ngừng từ các đám mây, khi nhìn thấy các đầm lầy ở đài nguyên no căng nước và các dòng suối lớn lên... Đó chính là thời kỳ của các đêm trắng và suốt 24 giờ tất cả đều xám xịt và ảm đạm. Cả những con muỗi đầy lông chắc cũng phải chết vì buồn, vì không thấy chúng đâu nữa.

Cuối cùng trời sáng ra. Chúng tôi bay từ sáng sớm và vài giờ sau chúng tôi đã thấy ốc đảo sẫm của rừng cây giữa hoang mạc Bắc cực...

Máy bay lên tháng hạ cánh cách xa căn nhà gỗ một chút. Khi động cơ đã tắt và các cánh quạt của rô-to ngừng quay, một sự im lặng chết chóc không có gì khuấy động bao trùm lên chúng tôi. Xúc động, chúng tôi từ máy bay bước xuống và đưa mắt nhìn quanh. Đằng sau chúng tôi, dãy núi A-na-đia đừng sừng sững, che chở cho thung lũng khỏi bị các luồng gió lạnh từ Bắc băng dương thổi về. Bầu trời hình như ngự trên những đỉnh núi tròn và lặng lẽ, và như tạo ra một cái mái hiên bên trên chúng tôi, che phủ thung lũng và khu rừng của nó.

Nhiều dải đá cuội xám chạy dưới chân chúng tôi như những dòng suối đóng băng và ngay gần đó, những cây liễu lùn, nhỏ đến nỗi người ta có thể lấy hai tay phủ kín chúng, tạo ra những vết sáng bạc trên mặt đất, những cây địa y Bắc cực có hình dáng kỳ lạ của san hô tăng thêm mầu trắng cho phong cảnh ấy, và giữa những tảng đá người ta trông thấy các thân cứng cuốn vào nhau như những bó dây thép...

Chúng tôi vượt qua một bãi tuyết khi đi đến căn nhà gỗ. Bãi giống như một cái hồ bất thần bị đóng băng do sương giá: gió thổi, từng đợt sóng chạy trên mặt hồ, rồi bỗng nhiên, chiếc đũa thần gõ xuống, và tất cả dừng lại. Những con gậm nhấm sợ hãi vì chiếc máy bay lên thẳng, ra khỏi hang và vừa nhìn chúng tôi vừa rít lên một cách lo lắng...

Nhánh không tên của sông Bi-ê-lai-a bắt nguồn đâu đó trên sườn núi, không sâu song rất rộng. Các tảng đá to tròn và sẫm nổi một phần khỏi mặt nước. Căn nhà gỗ nằm ở bờ bên trái của dòng sông, còn khu rừng bạch dương ở bờ bên phải.

Không xa căn nhà chúng tôi trông thấy bốn cây thập ác: ba chiếc lớn và một chiếc nhỏ. Hai chiếc nằm xa nhau và chúng tôi cảm thấy ngay là đã cũ lắm. Từ xa, chúng tôi đã nhận thấy cây gỗ đen - nguyên liệu làm ra chúng - đã bị nứt nẻ nhiều và chân bị mòn đi vì gió. Chỉ mòn thêm chút nữa là chúng sẽ đổ. Chúng tôi không thấy một dòng chữ nào ở đấy cả. Vả chăng có thể là chưa bao giờ có. Chúng đừng sừng sững ở đài nguyên, là đài kỉ niệm cân đối với tất cả những ai đã sống, chiến đấu và chết ở miền Bắc rộng lớn... Có lẽ chúng đã được dựng lên trên nấm mồ của những người đồng chí mạo hiểm vào thời các nhà "khám phá".

Về sau hai cây thập ác mới đã được dựng lên. Trên một cây, cây cao nhất, chúng tôi thấy một dòng chữ khắc hãy còn mới:

Jin-xốp An-đơ-rây Páp-lô-vích

Đoàn thám hiểm Bắc cực Nga

1914 - 1916.

Đối tượng các cuộc tìm kiếm của chúng tôi là câu chuyện về một đoàn thám hiểm đã mất tích từ bốn mươi năm về trước và dĩ nhiên, chúng tôi không hề có hy vọng là tìm thấy một người nào còn sống sót. Tuy nhiên, khi trên cây thập ác nhỏ chúng tôi khó khăn lắm mới đọc được tên nhà thiên văn học Ma-đu-rin thì một nỗi buồn sâu sắc kéo đến làm chúng tôi thắt lại và tay chúng tôi tự động đưa lên mũi...

Căn nhà gỗ cũ kỹ hình như bị thụt sâu vào đất. Trước khi vào, chúng tôi phải đào đất trước ngưỡng cửa để mở cửa. Rõ ràng là không có ai bước chân vào đó từ lâu lắm...

Một quang cảnh lạ lùng bày ra trước mắt khi chúng tôi vào nhà: trên mặt đất la liệt những tờ vở và những tờ ghi nhật ký hành trình rách nát. Một bộ xương người nằm giữa đám hỗn tạp ấy... Chúng tôi thở dài nhẹ nhõm khi bước ra khỏi nhà, cảm thấy làn gió lạnh vuốt trên mặt, nghe thấy tiếng nước chảy và tiếng lá rì rào: đối với chúng tôi thế giới hình như vô cùng thanh thiết, rộng lớn và trong suốt.

Bê-rê-xkin từ lâu vẫn im lặng, nói:

- Chính từ đây Dan-xơ-man đa bắt đầu đếm các bước chân. Và anh giơ tay chỉ về phía khu rừng.

Nhận xét này đưa tất cả chúng tôi trở về thực tế. Chúng tôi lại vào trong nhà, và tránh bộ xương còn sót dấu vết quần áo, chúng tôi thu nhặt cẩn thận mọi giấy tờ. Đồng chí lái máy bay thấy ở chân tường một con dao đi sẵn đã gỉ, anh cũng nhặt lấy. Chúng tôi trở về máy bay mang theo tất cả các thư đó, sắp xếp lại các giầy tờ tìm được và trao đổi cảm tưởng với nhau.

Chương tám

Ý nghĩ đầu tiên về các giấy tờ tìm thấy, Bê-rê-xkin và tôi, chúng tôi nhượng bộ trước đề nghị của đồng chí lái máy bay và đồng chí hoa tiêu muốn được xem chiếc máy chiếu thời gian hoạt động. Máy này một lẫn nữa lại chứng minh những tính chất đáng chú ý của nó, cho phép chúng tôi tham dự vào một vài sự kiện xảy ra bốn mươi năm về trước.

Đồng chí lái máy bay thú nhận rằng sở dĩ anh hạ cánh ở xa căn nhà như thế là vì anh sợ phá hủy mất một "vật chứng" nào đó. Sau lần tìm hiểu đầu tiên, chúng tôi quyết định cắm trại gần hơn nữa, ở ven rừng bạch dương. Sau khi đã cắm lều và ăn sáng, chúng tôi - đồng chí lái máy bay và đồng chi hoa tiêu cũng tham gia tích cực vào công việc này - bắt tay vào nghiên cứu các giấy tờ.

Chúng bị xáo trộn cả, nhiều tờ đã bị phai màu và trở nên dễ nát khi mó vào. Tuy nhiên, kết quả công việc của chúng tôi bây giờ phụ thuộc vào các giấy tờ này, viết kín những dòng chữ không quen thuộc, gần như không đọc được. Như tất cả mọi người đương thời với chúng tôi, quen đọc và viết từ thuở nhỏ, chúng tôi rất tin ở các tài liệu viết. Và cả bây giờ, lần đầu tiên trên thế giới có máy chiếu thời gian tức là một máy có khả năng tái tạo lại các sự kiện của quá khứ một cách chính xác và khách quan hơn bất kỳ một bài tường thuật nào, vì tường thuật bao giờ cũng phản ánh không ít thì nhiều những mối thiện cảm và ảo cảm của tác giả, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu các giấy tờ và cũng không nghĩ đến việc sử dụng chiếc máy kỳ diệu của chúng tôi... Việc đánh giá thấp máy chiếu thời gian làm chúng tôi mất nhiều thời giờ quý báu khi xây dựng những giả thuyết vô lý như nhau.

Sung sướng vì được tham gia vào việc nghiên cứu các giấy tờ, đồng chí lái máy bay và đồng chí hoa tiêu, tự cảm thấy ít nhất mình cũng là những Sớc-lốc Hâu-mớt, hết lời nguyền rủa tên "phá hoại" ( từ ngữ của đồng chí hoa tiêu) là kẻ trong một cơn giận dữ khó hiểu, đã xé và ném tung tóe khắp nơi trong nhà những nhật ký của đoàn thám hiểm.

- Con quỷ nào đã tha nó đến đây! Đồng chí lái máy bay nói. Thử nghĩ xem, ở nơi xó xỉnh hẻo lánh này, đến những con tuần lộc của người Chúc-chơ cũng không thiết đến kiếm ăn nữa.

- Chẳng ai theo nó đến cả, Bê-rê-xkin trả lời. Theo ý tôi việc này đã xảy ra từ năm 1916, và đó chính là câu chuyện bi thảm mà Dan-xơ-man rất muốn thuật lại. Có lẽ một thành viên của đoàn thám hiểm đã hóa điên và đã phải...

Bê-rê-xkin không nói hết, nhưng tất cả chúng tôi hiểu anh muốn nói gì. Sự lộn xộn trong căn nhà chứng tỏ rõ ràng một người điên đang cơn tức giận đã giẫy giụa ở đây.

- Tất nhiên rồi, đồng chí hoa tiêu nói, sau tất cả mọi điều hắn đã phải chịu đựng thì cái gì cũng có thể xảy ra được.

Không còn ai nói gì nữa về "tên phá hoại văn hóa". Để sắp xếp lại các tờ giấy cũ đã phai màu và mủn ra giữa các ngón tay, cần phải có một kỹ năng nhất định. Trong lĩnh vực này, chắc chắn là tôi có nhiều kinh nghiệm hơn Bê-rê-xkin và các người giúp việc tự nguyện của chúng tôi. Do vậy ngay sau đố tôi điều khiển công việc, còn họ thường ngồi rỗi. Như mọi người biết, đó là một việc đáng chán, và có lẽ chính đó là lý do làm đồng chí lái máy bay và đồng chí hoa tiêu lại nghĩ đến chiếc máy bay và máy chiếu thời gian đặt ở đó. Và khi đã nghĩ tới chúng, các đồng chí đó bèn lễ phép nhắc chúng tôi rằng chúng tôi đã hứa cho họ xem máy chiếu thời gian hoạt động ngay từ ngày đầu tiên.

- Này! Đồng chí hoa tiêu vừa nói vừa nhẹ nhàng cấm lấy con dao gỉ mà đồng chí lái may bay đã lấy trong căn nhà. Đây là một vật cần đưa vào máy của các đồng chí.

Mặc dù Bê-rê-xkin rất kính trọng các tư liệu viết, rõ ràng là anh thích máy chiếu thời gian hơn. Vì vậy anh quyết định, có lẽ không phải là không có ẩn ý, làm thỏa mãn đề nghị của đồng chí lái máy bay và đồng chí hoa tiêu.

- Cho mình xin một tờ giấy nào đò, anh nói với tôi. Mình sẽ chừng minh cho các cậu ấy thế nào là phép chiếu thời gian...

Tôi không thích điều ấy tí nào. Tôi nghĩ rằng không nên mó đến các giấy tờ trước khi sắp xếp xong chúng, biết đâu mẩu giấy này tôi sắp cần đến.

Đồng chí hoa tiêu vung con dao lên.

- Thế tạo sao không thử của này xem…

Đôi mắt Bê-rê-xkin sáng lên. CHo đến lúc đó chúng tôi mới chỉ đưa vào máy các tư liệu viết, và đây là dịp thử máy bằng một vật liệu khác hẳn.

- Chúng ta thử xêm, anh bảo đồng chí lái máy bay và đồng chí hoa tiêu. Hãy đến Véc-bi-nin xoay xở một mình ở đây thôi.

Với tôi, cái mà tôi quan tâm nhất là cuốn nhật ký của Jin-xốp trưởng đoàn thám hiểm. Sauk hi so sánh các văn bản và chữ viết khác nhau, cuối cùng tôi đã tìm ra nó. Các tờ giấy đều đã bị hư hại nhiều và tự đáy lòng, tôi cũng nguyền rủa tên ngu ngốc đã xé quyển nhật ký. Dù sao, công việc của tôi vẫn tiến triển, và tôi hy vọng chỉ trong hai ngày là đủ để phân loại đợt đầu tiên.

Trời đã muộn và vừa làm việc tôi vừa cảm thấy thú vị vì ngày Bắc cực ở Chu-cốt-ca và hoàng hôn ngắn ngủi chỉ đến lúc nửa đêm.

Tôi bị thu hút vào công việc đến nỗi khi Bê-rê-xkin gọi, tôi cũng không hề để ý.

Bê-rê-xkin và sau anh là đồng chí lái máy bay cùng chạy bổ vào lều.

- Kìa, cậu ngủ đấy ư? Bê-rê-xkin sốt ruột hỏi. Bọn mình gọi cậu, bọn mình gọi cậu! Nhanh, nhanh lên đến đây! Một kết quả hoàn toàn bất ngờ!

Anh kéo tôi đi nhưng trước đó tôi đã kịp bọc cẩn thận các giấy tờ.

- Có gì xảy ra thế?

Không trả lời, Bê-rê-xkin và đồng chí lái máy bay đẩy tôi về phía myas bay. Nhưng đồng chí hoa tiêu, ít giữ gìn hơn, ra khỏi máy bay đón chúng tôi, kêu lên:

- Chính máu đã làm gỉ con dao! Anh nuốt một hớp không khí và hạ thấp giọng nói thêm: đó là một vụ tự sát. Rồi anh đổi giọng, không giấu nổi vẻ thán phục: - Thế mới là máy chứ! Thật như có phép lạ!

- Có thật đúng… là một vụ tự sát không? Tôi đứng lại hỏi.

- Đúng. Mình đã thử đi thử lại ba lần, mỗi lần đều đổi chương trình và kết quả vẫn thế…

- Còn nhân vật, hắn giống ai?

- Tiếc là hình ảnh không được rõ. Nhưng hắn không hề giống Dan-xơ-man hay tên kia, tên có vẻ mặt sắt đá…

- Dan-xơ-man à! Ông ta chết ở Cơ-ra-xnô-đa.

Bê-rê-xkin nhăn mặt:

- Mình biết chứ! Duy có điều là trên màn ảnh chúng mình đã thấy một khuôn mặt người không có nhân cách…

- Hình như Dan-xơ-man quả đã không thiếu lý do tự dằn vặt mình và tự đặt câu hỏi “ liệu có đúng hay không?”

- Mình không hiểu biết tí gì về điều ấy. Thật là hoàn toàn không thể hiểu được, Bê-rê-xkin thẳng thắn nhận. Và ngày tháng cũng không rõ ràng nữa.

Đoạn này máy chiếu thời gian đã ghi lại trong "trí nhớ của nó" và nhắc lại cho tôi nghe, gây cho tôi một ấn tượng rất nặng nề và rất khó chịu, đến mức là tôi không muốn tả lại cảnh đã diễn ra trên màn ảnh. Tôi sẽ chỉ ghi là, nếu tin ở máy chiếu thời gian, thì kẻ đã tự sát ở trong một tình trạng giận dữ điên cuồng. Tất cả chúng tôi đều cho rằng chính hắn đã phá hại các tập nhật ký của đoàn thám hiểm. Lúc ấy tôi bằng lòng đưa vào máy một vài trang bị hư hại đặc biệt. Giả thuyết của chúng tôi hoàn toàn được xác nhận: chúng tôi trong thấy trên màn ảnh một người mất trí đang xét các tập nhật ký rồi ném lung tung ra xung quanh các mảnh giấy. Để làm việc này hắn dùng một con dao săn, cũng chính là con dao hắn dùng để tự sát.

Dung có điều chúng tôi không thể hiểu được lý do của cơn giận dữ ấy, thái độ của các thành viên khác trong đoàn thám hiểm đối với tên điên nổi khùng này, và nếu hắn có một mình, thì họ đã ra sao; tóm lại chúng tôi không thể giải thích được tại sao các tài liệu của đoàn thám hiểm lại làm cho hắn chú ý đến. Vừa nhận xét kẻ đang đi lại trên màn ảnh mà hài cốt nằm tại căn nhà gỗ, tôi chợt cho rằng cơn giận dữ này rất lạ lùng. Nó không có vẻ gì giống sự thất vọng trước một tình huống bế tắc... Nhưng, tất cả điều đó có thể chỉ là kết quả của óc tưởng tượng của tôi mà thôi.

Theo yêu cầu của hai đồng chí lái máy bay và đồng chí hoa tiêu, chúng tôi soát lại tất cả những gì mà máy chiếu thời gian còn nhớ lại về đoàn thám hiểm. Rồi chúng tôi tiến hành đợt sơ kết đầu tiên, bằng cách sắp xếp lại theo thứ tự thời gian tất cả những sự việc mà chúng tôi đã biết. Sau đây là những điều chúng tôi nắm được:

1 - Ở Iếc-cút, những người tù chính trị là Rô-đa-nốp và Dan-xơ-man đã đi theo đoàn thám hiểm.

2 - Đoàn thám hiểm đã ra khơi và hai năm sau, nhiều thành viên của đoàn đã ở trong căn nhà gỗ của Thung lũng Bốn cây Thập ác, tại đó hai người trong đoàn là Jin-xốp và Ma-du-rin đã chết.

3 - Trong căn nhà ấy, các nhà thám hiểm Bắc cực để lại các tài liệu và ra đi; một người, rất có thể là một thành viên của đoàn, đã phá hủy tài liệu này rồi tự sát.

4 - Dan-xơ-man trở về Cơ-ra-xnô-đa rồi chết vì bệnh đậu lào ở đây. Lúc hấp hối, lương tâm bị giày vò vì hối hận, ông tìm cách tự làm sáng tỏ xem việc họ làm là đúng hay sai. Trong các ghi chép của mình, ông nêu rõ sự tương phản giữa người tù chính trị Rô-đa-nốp và thuyền trưởng Chéc-kê-chin.

5 - Rô-đa-nốp hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Côn-sắc, trong quá trình đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết và thi hài của ông nằm trong nấm mồ chung bên bờ hồ Bai-can...

Chương chín

Các nhật ký của Jin-xốp được sắp xếp lại cho thấy: giai đoạn đầu của các công việc của đoàn thám hiểm, một đặc điểm chính xác và tỉ mì của các thành viên và chứa đựng một vài suy nghĩ về sự việc mà câu chuyện nhắc lại.

Chúng tôi đọc khá dễ dàng tất cả các trang nhậy ký của Jin-xốp còn lại, chỉ thỉnh thoảng mới phải dùng đến máy chiều thời gian. Tác giả nói tỉ mì và rộng lượng về tất cả các thành viên của đoàn thám hiểm, nhưng hầu như không nói gì về bản thân mình. Điều này làm chúng tôi rất có cảm tình với ông trong khi đọc; chúng tôi không hề nghi ngờ một lời nào của ông... Các ghi chép của các thành viên khác của đoàn mà chúng tôi đọc sau này cho phép chúng tôi có một nhận định khá rõ ràng về Jin-xốp. Ông thuộc về trường phái tuyệt vời của các thủy binh Nga rất có học thức, nhân đạo và tận tụy vì khoa học, thuộc về loài người có tư tưởng phóng khoáng, có trí thông minh sáng suốt và có ý chí sắt đá, cũng như Cơ-ru-đen-téc và Lit-xi-an-ki, La-da-rép và Ben-lin-gô-den, Cốt-diw-buy và Na-khi-mốp, Ma-ca-rốp và Xê-đốp. Nhật ký của Jin-xốp với toàn bộ cách suy nghĩ của ông, các mối thiện cảm và ác cảm toát ra qua các dòng chữ, cho phép chúng tôi kết luận rằng, mặc dù không có những quan điểm cách mạng, đó vẫn là một nhà khoa học có tư tưởng tiến bộ. Các việc làm, và nhất là thái độ của ông đối với Rô-đa-nốp và Chekeee-chin cũng xác nhận ý kiến đó. Các số phận của ba người này, với lòng tin và tính cách thật khác nhau, gắn bó với nhau một cách rất phức tạp ngay khi đoàn thám hiểm rời Iếc-cút...

Nhật ký của Jin-xốp có một đoạn ghi chép tỉ mỉ rất khác phần còn lại về bút pháp, mà chúng tôi cho là đoạn thanh minh, mặc dù theo đúng nghĩa của từ đó, Jin-xốp không hề tìm cách tự thanh minh. Duy chỉ ít lâu sau khi khời hành từ Iếc-cút, trong khi con tàu Daria 2 đã đang xuôi dòng sông Lêna, Jin-xốp ghi trong nhật ký của mình là đoàn thủy thủ của tàu không đầy đủ và phải tuyển thêm một thủy thủ trên đường đi. Jin-xốp đưa ra nhiều lý do bảo vệ lý luận ấy và sau đó ở một trang dưới nữa chúng tôi phát hiện hai dòng ghi rằng S.Rô-da-nốp đã được tuyển lên tàu làm thủy thủ. Chúng tôi lấy làm lạ rằng chính Jin-xốp đã tự tuyển thủy thủ này: thông thường chính người thuyền trưởng chịu trách nhiệm tuyển đủ số thủy thủ của mình. Phía dưới ít nữa, Jin-xốp ghi chép rất cẩn thận là trung úy Chéc-kê-chin đã phản đối kịch liệt việc tuyển thêm lên tàu một tù chính trị nữa. Dù sao Jin-xốp cũng đã làm cho quan điểm của mình được chấp nhận.

Đoạn này lập tức soi sáng cho nhiều vấn đề. Thứ nhất, chúng tôi nhớ là Rô-đa-nốp đã làm việc với Dan-xơ-man ở công trường đóng tàu Iếc-cút, do đó lẽ ra ông có thể gia nhập vào đoàn thám hiểm ở đấy. Rõ rang là có điều gì đó đã ngăn cản ông. Tất cả chúng tôi đều nghĩ là, khác với Dan-xơ-man, Rô-đa-nốp bị theo dõi chặt chẽ, và chính quyền địa phương đã cấm ông cùng đi với đoàn thám hiểm; quả thật đoàn này có ý định đến gần bờ biển châu Mỹ… Tuy nhiên, Rô-đa-nốp muốn đi với đoàn thám hiểm, và Jin-xốp không thể nào lại không biết ý kiến của chính quyền, vẫn có cảm tình với Rô-đa-nốp và đã giúp đỡ ông: dọc đường Rô-đa-nốp đuổi kịp đoàn thám hiểm và được tuyển mặc dù Chéc-kê-chin phải đối…

Khi rời cửa sông Lêna, con tàu Daria 2 tiến vào Láp-tép và hướng về phía quần đảo Tân Xi-bê-ri. Mặt biển đã hết băng và con tàu chỉ còn gặp dọc đường những tảng băng đã bị nước bào mòn, không còn gây nguy hiểm cho tàu nữa. Một vài ngày sau, con tàu đã trông thấy đảo Vat-xi-li-ép-xki, do Mác-xim Li-a-khốp người Ia-cút khám phá ra năm 1815 trong khi ông đi bộ từ cửa sông Lêna đến đảo Cô-ten-ni và bị lạc đường. Jin-xốp có lẽ không biết chi tiết này nhưng ông biết rằng năm 1912, hai con tầu Tai-mia và Vai-gát thuộc đoàn thám hiểm thủy đạo Nga đã đến thăm đảo Vat-xi-li-ép-xki và đã mô tả rất tỉ mỉ. Trong nhật ký của mình, Jin-xốp cũng tả lại đảo này. Ông chỉ ra rằng đảo có kích thước nhỏ thấp, do cát, đất sét và băng tạo nên và bờ biển bị sóng bào mòn mạnh… Con tài Daria 2 tiếp tục đi không nghỉ đến đảo Cô-ten-ni, và lợi dụng tình trạng thuận lợi của băng, cố vòng qua quần đảo Tân Xi-bê-ri theo hướng Bắc. Nó đã tiến về phái Bắc xa hơn bất kỳ con tàu nào trước đó. Nhưng một hôm, Jin-xốp nhận thấy trên các đám mây ánh phản chiếu đặc trưng của băng và ngày hôm sau một khoảng băng rộng mênh mông chắm đường con tàu… Daria 2 quanh co mất một thời gian bên bờ cánh đồng băng ấy, với hy vọng có thể vượt qua được nó rồi bắt buộc phải quay trở lại, đi về phái đảo Ben-nét là đảo do Lông khám phá ra vào thế kỷ trước và sau đó đã là nơi ẩn náu cuối cùng của Tôn và các bạn ông…

Con tàu đến địa điểm đáng lẽ là “Miền đất Xan-ni-cốp” nhưng… không tìm thấy nó. Jin-xốp đã giành mấy trang rất lạ lung trong cuốn nhật ký của ông cho vấn đề này. Ông nêu trong đó những sự việc chứng minh rằng “Miền đất Xan-ni-cốp” là không có, nhưng… tin tưởng ở những người đã trông thấy nó, ông cho rằng vấn đề còn phải xem xét. Chúng tôi rất thoải mái khi đọc các trang trong đó ông khẳng định rằng không thể có lý do nghi ngờ sự trung thực của Xan-ni-cốp, vật chất của cuộc khám phá này, cũng như không thể có lý do nghi ngờ tính thẳng thắn khoa học của Tôn. Cũng như nhiều nhà thám hiểm Bắc cực khác, họ chỉ viết những điều mà họ đã quan sát được, và không hề viết điều gì mà họ chưa quan sát, Jin-xốp nói gần như nguyên văn như vật trong nhật ký của ông.

Bê-rê-xkin và tôi, chúng tôi rất quan tâm đến các ghi chú của Jin-xốp về các thành viên của đoàn thám hiểm. Rộng lượng và do đó chắc chắn là đúng đắn, các ghi chú này giúp chúng tôi rất nhiều để hiểu được mối quan hệ giữa các thành viên đó, và sau đó làm sáng tỏ lý do của các sự kiện bi thảm ở Thung lũng Bốn cây Thập ác…

Đây là những điều chúng tôi biết được.

Chéc-kê-chin, trung úy, thuyền trưởng… Một thủy thủ có kinh nghiệm, một hoa tiêu xuất sắc, đã tham gia vào chuyến đi Bắc cực. Jin-xốp đặc biệt nhấn mạnh với một nỗi lo âu nhất định những nét sau đây trong tính cách của ông ta: thông minh, táo bạo, gan dạ nhưng ngạo mạn, đòi hỏi đến mức tàn ác, ưa dùng những biện pháp cứng rắn, khinh nhờn những người dưới quyền và những người Ia-cút….

Ma-du-rin, nhà khoa học, nhà thiên văn học… Một con người hiền lành, dể chịu ảnh hướng, rất thông thạo chuyên môn của mình, lần đầu tiên tham gia vào một đoàn thám hiểm Bắc cực.

Cô-nô-plép, nhà khoa học, nhà nhân chủng học, nhà động vật học… Rất ham mê công việc của mình, rất thông minh, đại lượng, có xu hướng coi mọi người như an hem. Jin-xốp đã thêm một ghi chú phụ, nhỏ nhặt: thường nói năng cộc lốc với thuyền trưởng.

Việc đánh giá Dan-xơ-man của Jin-xốp hoàn toàn phù hợp với ý kiến của chúng tôi về ông ta, khi đọc nhật ký của ông: Jin-xốp coi ông ta là “lương tâm” của đoàn thám hiểm.

Gô-vô-rốp, thuyền phó… trẻ tuổi, nhiệt tình, trung thực, chính xác trong khi thực hành nhiệm vụ, nhưng thiếu kinh nghiệm.

Đáng tiếc là Jin-xốp không nói gì về người thủy thủ trường cũng như về các thủy thủ và cả Rô-đa-nốp; tên Rô-đa-nốp xuất hiện hoàn toàn đột ngột trong các trang của nhật ký.

Sau khi ra khơi ít lâu, trung úy Chéc-kê-chin, thuyền trưởng thi hành một chương trình dài hạn… Lúc đầu, tất cả có vẻ bình thường: thuyền trưởng đòi hỏi một kỷ luật chặt chẽ, trừng phạt nghiêm khắc từng thiếu sót nhỏ, rõ rang cũng như chưa rõ ràng. Các thủy thủ cũng như những thành viên khác của đoàn làm việc rất có ý thức. Nhưng Chéc-kê-chin áp dụng một chế độ quân sự ở trên tàu, tìm cách bắt mọi người làm việc như máy và thi hành một cách mù quáng các mệnh lệnh của ông ta. Lòng khinh bỉ đối với kẻ dưới quyền, tạo ra trên tàu một không khí nặng nề khó thở… Không rõ việc sẽ đi đến đâu nếu không có Rô-da-nốp. Ông đã nhanh chóng biết cách tập hợp thủy thủ quanh mình, và khi Chéc-kê-chin thử áp dụng các hình phạt thể xác trên tàu thì các thủy thủ với Rô-da-nốp đứng đầu, vùng dậy chống lại hắn.

Lúc đầu, Rô-đa-nốp một mình tìm đến Jin-xốp và thay mặt đoàn tàu đưa ra các yêu sách. Có điều là Jin-xốp lại không hề ngạc nhiên và bực tức, sẵn sang khuyến khích cho mối bất hòa thêm trầm trọng, để làm thất bại các kế hoạch của Chéc-kê-chin mà ông đã khám phá ra. Chính Jin-xốp đã trình bày rõ các lý do của mối bất hòa: trên mặt biển, chính thuyền trưởng là người chủ duy nhất. Biết rất rõ quy định đó, Chéc-kê-chin hiểu rằng kế hoạch này chỉ có thể trôi chảy nếu các thủy thủ phục tùng hắn, và đó chính là lý do khiến hắn tìm cách khắp phục mọi người bằng sợ hãi… Nhưng ý định đảo chỉnh đó không làm cho Jin-xốp bị bất ngờ hay làm ông mất tinh thần vì đã có lần những sự kiện tương tự đã diễn ra trước mắt ông…

Trong cuộc thám hiểm của Tôn năm 1902, trung úy Cô-lô-mê-ít-xép, chỉ huy tàu Daria đã định làm như Chéc-kê-chin. Lúc ấy tàu Daria đậu gần bờ biển Tai-mia. Tôn đã khá kiên định, thải hồi viên thuyền trưởng, và sau khi đã gửi hắn về vịnh I-ê-nit-xê-I bằng ngựa trạm, đã cử Ma-tit-xen thay thế…

Do vậy, Rô-da-nốp và Jin-xốp trở thành đồng minh trong cuộc đấu tranh chống Chéc-kê-chin. Họ không phải chờ đợi lâu. Như mọi tên liều lĩnh khác, Chéc-kê-chin tự lột mặt nạn nhanh chóng, và lúc ấy tất cả mọi người đều nhất tề chống lại hắn: ông trưởng đoàn thám hiểm, các thủy thủ và các nhà khoa học. Cuộc đảo chính thất bại. Điều không may là Jin-xốp không thể loại bỏ Chéc-kê-chin vì con tàu đang ở giữa biển. Tuy nhiên, Chéc-kê-chin hiểu là hắn đã lầm, vì vậy hắn không có ý định mới chiếm lĩnh quyền hành hay đưa vào chế độ roi vọt. Jin-xốp sung sướng ghi vào nhật ký là Chéc-kê-chin đã thấm thía sâu sắc khuyết điểm của mình và chắc chắn rằng hắn sẽ không lặp lại nữa…

Đoạn này giúp chúng tôi hiểu lý do bất đồng giữa Jin-xốp và Chéc-kê-chin về Rô-da-nốp. Jin-xốp đã tiên đoán được những chuyện rắc rối với Chéc-kê-chin nên ông thấy cần có Rô-da-nốp mà ông cho là một người có đủ khả năng chống lại viên thuyền trưởng. về phía mình, Chéc-kê-chin đang nghiền ngẫm ý đồ làm đảo chính, hiểu rằng Rô-da-nốp có thể sẽ cản trở mình… Cả Jin-xốp và Chéc-kê-chin đều đã không lầm trong các dự đoán của mình…

Sau các sự kiện này ít lâu, đoàn người trên tàu Daria 2 trông thấy ở phía Bắc một “bầu trời nước”. Nghĩa là ánh xám xịt của một lớp nước trên các đám mây. Chéc-kê-chin đề nghị đi về phía vùng nước ấy. Jin-xốp đồng ý và con tàu bắt đầu mở đường một cách khó khăn giữa các lớp băng. Đột nhiên, gió thay đổi đã mở rộng diện nước không có băng. Con tàu Daria 2 vẫn đi vào sâu mãi về phương Bắc, trong lúc gió lại đổi hướng một lần nữa, bắt đầu làm các tảng băng xích lại gần nhau… Jin-xốp ghi ngắn gọn trong nhật ký:” Chéc-kê-chin quả là anh hung, chỉ nghệ thuật lái tàu của ông ta đã tránh cho chúng tôi những điều phiền toái lớn”.

Vào khoảng cuối mùa hè ở Bắc cực, con tàu đã trông thấy đảo Ben-nét, hòn đảo lớn nhất của quần đảo Lông, có nhiều núi và hoang vu. Chính ở đây, mười ba năm về trước, nhà thám hiểm Bắc cực Tôn đã từ chối không lên tàu Daria mà khởi hành đi trên lớp băng còn mỏng của tháng 11 trong cuộc thám hiểm cuối cùng của ông. Hiện nay, con tàu Daria đã tàn lụi ở vịnh Tiki, con tàu Daria 2 trong đó có đoàn người tiếp tục làm công việc như Tôn mở đầu, đang thả neo ở gần đảo Ben-nét.

Vài thành viên của đoàn thám hiểm cặp bến bằng xuồng và chia làm hai nhóm, bắt đầu khảo sát hòn đảo. Cô-nô-plép, Dan-xơ-man và Ma-du-rin đi về một phía, còn Jin-xốp cùng với hai người I-a-cút là Li-a-pu-nốp và Mi-khai-lốp cùng thủy thủ Rô-da-nốp đi tìm túp lều do Tôn dựng lên.

Bầu trời u ám mà không ai biết. Chỉ khi một cơn gió mạnh bất thần nổi lên quất vào mặt Jin-xốp mới làm cho ông thấy rằng một cơn bão sắp đến và phải nhanh chóng trở về tàu. Cả nhóm vội vã quay trở lại nơi xuất phát, Jin-xốp đi đầu. Ông đang vượt qua bãi băng nhỏ thành dốc đứng về phía biển thì một cơn gió mạnh quật ông ngã xuống. Ông lăn về phía vực thẳm và chỉ một chỗ nứt trên bãi băng giữ được ông lại, cứu ông thoát chết. Từ trên cao, Rô-da-nốp và hai người I-a-cút gọi ông nhưng vô ích, vị trưởng đoàn thám hiểm vẫn nằm bất động và không trả lời… Trong lúc đó, bão đã mạnh lên đe dọa hất mọi người xuống biển. Nhưng không một ai có ý định bỏ Jin-xốp ở vị trí nguy hiểm ấy. Rô-da-nốp và Li-a-pu-nốp ở lại trên cao, còn Mi-khai-lốp nhỏ người và nhanh nhẹn, buộc dây tụt xuống gần người trưởng đoàn, Jin-xốp còn sống song không thể đi được. Hai người I-a-cút và Rô-da-nốp liều mạng đến kiệt sức, kéo ông lên và mang ông về nơi mà họ hy vọng tìm thấy xuồng… Quả thật xuống còn đấy, và các thành viên của nhóm kia cũng ở đấy nốt, nhưng con tàu đã biến mất: do thời tiết xấu, nó không đậu gần các bờ đá của đảo…

Vài giờ sau, băng xuất hiện trên mặt biển. Gió tiếp tục thổi như bão, nhưng sóng đã lặng. Điều này không làm ai thích thú cả. Các tảng băng trôi từ phương Bắc xuống, mon men lại gần đảo và đe doạn tạo thành một bức thành không sao vượt qua được giữa đảo và con tàu Daria 2 lúc đó đang loanh quanh giữa biển chờ cho bão dịu… Jin-xốp bị thương nặng. và các đồng chí của ông hiểu rõ rằng chắc chắn họ sẽ chết nếu con tàu không vạch được một con đường qua các tảng băng để đến với họ. Khi Tôn ở trong hoàn cảnh tương tự, thì ông còn có quần áo ấm, có lương thực và các đồng chí của ông đều khỏe mạnh… Ấy thế họ cũng đã mấy tích trong băng tuyết… Vậy mà những người ngồi quanh Jin-xốp trong túp lều nhỏ lại không có thức ăn dự trữ cũng như quần áo ấm… Tất nhiên, họ đều băn khoăn một điều: liệu Chéc-kê-chin có vạch được lối đi không, hay ông ta sẽ lùi bước trước khó khăn như Ma-tit-xen trước đây?

Ba ngày trôi qua, đảo bị băng giá bao bọc và ngay ở chân trời cũng không thấy “bầu trời nước”… Tình trạng sức khỏe của Jin-xốp không khá hơn. Mặc dù Dan-xơ-man đã động viên ông là các chỗ bị giập của ông không trầm trọng, ông vẫn chuẩn bị đón cái chết, nếu như nó không đến, ông cũng quyết định sẽ tự tử để không làm các đồng chí của mình mất hy vọng được cứu sống cuối cùng…

Người ta không hiểu được là hai tuần lễ lưu lại ấy sẽ ra sao nếu những người I-a-cút không săn bắn được nhiều tuần lộc… Cuối cùng một làn khói trắng xuất hiên ở chân trời: đó là con tàu Daria 2 đang vạch một lối đi tới đảo. Chéc-kê-chin không phụ lòng hy vọng của mọi người ở ông ta… Con tàu không thể đến sát đảo và những người gặp nạn phải ra chỗ nó. Các đồng chí trên tàu đến với họ và họ gặp nhau giữa đường. Chẳng bao lâu, cả đoán thám hiểm đã ở trên tàu… Không muốn nghe các lởi cảm ơn, Chéc-kê-chin kiệt sức vì bao đêm mất ngủ, trao quyền chỉ huy cho viên thuyền phó và đi ngủ.

Con tàu Daria 2 tiếp tục đi…

“Tất cả chúng tôi, và đặc biệt là tôi, chúng tôi đều chịu ơn cứu sống của Chéc-kê-chin”, Jin-xốp ghi trong nhật ký của mình sau khi đã lại sức.

Chương Mười

Một vài suy nghĩ về “Miền đất Xan-ni-cốp”; người ta đào quyển vở cắt giấu của Dan-xơ-man và tiếp tục theo dõi câu chuyện về số phận sau này của đoàn thám hiểm Jin-xốp.

… Thời tiết trở nên xấu. Tuyết khô vón thành cục đập lên lều bằng vải rất căng của chúng tôi. Người ta không còn nghe thấy tiếng các con gặm nhấm nữa, tất cả bọn chúng đã lại chui vào hang. Nhiều đám mây thấp trôi về phương Nam. Một con hải âu Bắc cực lớn, từ đâu đến không ai biết, lượn bên trên Thung lũng Bốn cây Thập ác và cất những tiếng kêu não nùng như thể tiếc rẻ rằng đã không thấy biển cả hay ao hồ ở bên cạnh; chẳng bao lâu nó đột nhiên cất lên cao và bay về phía Đông nam. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng có thể bay theo cùng hướng ấy về phía Mác-cô-vô. Nhưng hình như đối với Bê-rê-xkin và tôi, máy chiếu thời gian còn có thể dùng được ở đây, tại thung lũng và nói chung chúng tôi còn ít dùng nó và dùng rất vụng về. Đồng chí lái máy bay và đồng chí hoa tiêu không đồng ý với chúng tôi, kết quả việc đưa con dao gỉ vào máy đã hoàn toàn chiếm được lòng tin của các đồng chí ấy. Bê-rê-xkin và tôi, chúng tôi vẫn có nhiều nghi ngờ hơn vẫn chưa thật hoàn toàn tin vào máy và chúng tôi tìm cách kiểm tra lại những chỉ dẫn của máy.

- Chưa có gì chứng thực rằng máy chiếu thời gian thuật lại đúng đắn cây chuyện về con người ấy. Bê-rê-xkin nói, ý anh muốn nêu cái người chết tìm thấy trong căn nhà gỗ, và anh lần lượt hết nhìn đồng chí hoa tiêu lại nhìn đồng chí lái máy bay.

Cả hai đều phản đối, nhưng Bê-rê-xkin hình như đang muốn tự kiểm điểm; đầu cúi xuống, anh buồn bã nhẩm tĩnh những thiếu sót có thật và được bịa ra của máy chiếu thời gian. Tất cả những điều ấy làm tôi khó chịu, nhưng chẳng bao lâu chúng tôi theo dõi các dấu vết của đoàn thám hiểm, chúng tôi tìm kiếm, so sánh và suy nghĩ. Ý nghĩ về đoàn thám hiểm ngày đêm không rời chúng tôi. Giờ đây khi chúng tôi gần tới đích, thì phản ứng do sự mệt nhọc gấy ra mới bộc lộ. Cần phải giải trí, nói về vấn đề khác hay đi dạo một vòng, súng trong tay, vào trong núi nhưng chúng tôi không muốn nói gì về chuyện khác trong khi lang thang trong núi, tức là ở nơi mà cách đây 40 năm các thành viên của đoàn thám hiểm Bắc cực Jin-xốp đã đi qua…

Tôi ra khỏi lều. Gió thổi càng mạnh hơn và tuyết như cắt vào mặt. Các cây bạch dương cong xuống dưới bão tố gầm rít, ngọn cây ngả về phía mặt đất và từng chiếc lá tìm cách bay lên, nhưng những lá bay được lại rơi xuống rất gần đó, hoặc xuống sông hoặc trên các hòn đá cuội đọng bụi tuyết trắng xóa từ trước…

… Một con chồn bị lạc đường, nâu tuyền và rất nhỏ bé phát ra một tiếng kêu the thé ngay dưới chân tôi và chui vào hang. Đột nhiên tôi them muốn tìm thấy nơi Dan-xơ-man đã giấu quyển vở của ông. Những vật tìm thấy trong căn nhà đã làm chúng tôi ít chú ý đến Dan-xơ-man, những giờ đây tôi lại nghĩ tới ông ta. Tại sao ông ta lại có thái độ lạ lung như vậy? Một phần các tài liệu của đoàn thám hiểm đã được để lại trong nhà gỗ một cách có ý thức. Vậy tại sao ông ta đã giấu quyển vở của mình đi? Tôi lội qua sông để đến căn nha, rồi đứng quay mặt về phía Tây Bắc và đếm các bước đi, tôi tiến ngược chiều gió. Khi đã qua sông. Tôi đi sâu vào trong rừng và lúc sắp được 140 bước, tôi trông thấy một cái cây già bị bật gốc. Đó là một cây bạch dương lớn gỗ còn tốt (ở phương Bắc cây cối mục chậm), và tôi dừng lại ở chỗ mà chắc là Dan-xơ-man đã giấu quyển vở của mình... Ngay sau đó tôi đi tìm một cái xẻng.

Dưới mái lều câu chuyện xoay quanh “ Miền đất Xan-ni-cốp”. Trong lúc tôi vắng mặt, đồng chí hoa tiêu, một người còn trẻ mới công tác ở miền Bắc không lâu, đã nêu giả thuyết là đoàn thám hiểm Jin-xốp dù sao cũng đã khám phá được “Miền đất Xan-ni-cốp”. Đồng chí hoa tiêu rất muốn sự việc xảy ra như vậy và chính vì thế anh tưởng điều ấy có thể có. Bê-rê-xkin và đồng chí lái máy bay chế giễu anh ta, nhưng anh không chịu thua.

- Các anh thật đáng thương! Anh nói giọng đượm chút khinh mạn khi tôi bước vào nhà. Jin-xốp sống cách đây đã gần nửa thế kỷ, thế mà ông ta tin ở mọi người, tin vào lòng trung thực của họ, còn các anh… Đồng chí hoa tiêu khoát tay và quay đi.

- Hãy hỏi Véc-bi-nin nếu cậu không tin bọn mình, Bê-rê-xkin nói, hơi bực mình. Nếu “Miền đất Xan-ni-cốp” có thật, người ta đã thấy nó từ lâu. Các tàu phá băng và các máy bay đã qua miền này theo mọi hướng. Người ta còn đặc biệt đi tìm nó nữa.

- Nói cách khác, Xan-ni-cốp và mọi người khác đều nói dối?

- Họ đã lầm lẫn, đồng chí lái máy bay nói. Điều này xảy ra với tất cả mọi người nhất là ở Bắc cực.

Đồng chí hoa tiêu nhìn tôi, mắt ánh lên một tia hy vọng.

- Tôi cũng vậy, tôi tin ở tất ả những người đã trông thấy “Miền đất Xan-ni-cốp”, tôi nói, tôi tin rằng bản thân Xan-ni-cốp, Giéc-ghê-li người Ê-ven và Tôn đều nói đúng cả.

Các cậu thử nghĩ một chút xem. Xan-ni-cốp nói dối nhằm mục đích gì? Hy vọng được Sa Hoàng ban thưởng chăng?... Không, ông ta không trông mong gì phần thưởng thậm chí ông cũng không nghĩ đến việc công bố khám phá của mình ở Pê-téc-bua, như lái buôn Ivan, Li-a-khốp đã làm; chính Ca-tơ-rin II đã thưởng cho ông này hai hòn đảo Li-a-khốp, hòn lớn và hòn nhỏ, và bà ta đã cho ông ta được độc quyền khai thác các ngà voi ma mút!... Hay là hãy xét Giéc-ghê-li người Ê-ven. Ham muốn được đặt chân lên “Miền đất Xan-ni-cốp” mạnh đến nỗi một hôm ông ta đã nói với Tôn rằng ông ta sẵn lòng hy sinh vì nó!... Không, những con người loại ấy không nói dối đâu!

- Thật là cảm động, nhưng không thuyết phục lắm, Bê-rê-xkin giễu cợt. Người ta không thể trông thấy một vật không có…

- Có lẽ đây là một ảo ảnh, đồng chí lái máy bay nói.

- Không, không phải là ảo ảnh, tôi trả lời. “Miền đất Xan-ni-cốp” đã tồn tại và ngay cả nếu nó không tồn tại… Người ta vẫn có thể trông thấy nó…

Đồng chí lái máy bay cố nén cười và đồng chí hoa tiêu bạn đồng minh của tôi cũng mỉm cười.

- Có hai giả thuyết giải thích câu chuyện bí mật về “Miền đất Xan-ni-cốp”, tôi tiếp tục. Các cậu còn nhớ không, trong nhật ký của Jin-xốp có vấn đề đảo Vát-xi-ép-xki.

- Đúng vậy, đồng chí lái máy bay nói.

- Các cậu có tin rằng Jin-xốp đã trông thấy đảo ấy không?

- Tin chứ!

- Ấy thế mà, đảo Vát-xi-ép-xki lại không có thật đâu…

- Sao kia, nó không có thật ư?

- Rất đơn giản, nó không có thật. Hãy nhìn lên bản đồ, nếu các cậu muốn.

- Tuy nhiên, Jin-xốp không thể nói dối được!

- Thế còn Xan-ni-cốp, ông ta không thể nói dối ư? Đồng chí hoa tiêu chen vào vẻ đắc thắng.

- Đảo Vát-xi-ép-xki đã được Mi-kha-in Li-a-khốp người I-a-cút, các thành viên của đoàn thám hiểm thủy đạo Nga trên hai con tàu Tai-mia và Vai-gát, cũng như Jin-xốp và các bạn đường của ông chứng kiến… Tuy nhiên năm 1936, con tàu Xô-viết “Thời kế” nhận nhiệm vụ nghiên cứu đảo này đã không tìm thấy nó… Nó đã tan ra. Tại chỗ cũ của nó, đáy biển chỉ sâu gần 2 mét rưỡi. Rất gần đây thôi, trong những năm 40, đảo Xê-mi-ô-nốp-xki cũng biến mất giống như thế…

- Nó đã tan ra à? Đồng chí lái máy bay hỏi, chưa chịu hẳn.

- Cậu đã quên rằng nó được băng giá vĩnh cửu cũng như cát và đất sét lắng đọng tạo thành à?... Bắc cực hiện nay đang được sưởi ấm, các tảng băng vĩnh cửu tan ra và các hòn đảo biến mất. Vậy giả thuyết đầu tiên khẳng định rằng “Miền đất Xan-ni-cốp” đã tồn tại và đã bị tan ra. Việc phân tích các đáy biển ở phía Bắc quần đảo Tân Xi-bê-ri hình như cũng xác minh điều ấy.

- Còn giả thuyết thứ hai? Đồng chí hoa tiêu hỏi.

- Giả thuyết thư hai giải thích một cách khác. Cách đây trên mười năm, người ta đã khám phá ra ở Bắc Băng Dương có những băng đảo khổng lồ trôi giạt những trái núi thực sự. Chúng trôi theo một đường elip và thỉnh thoảng người ta trông thấy chúng ở vùng quần đảo Tân Xi-bê-ri.

- Vậy giả thuyết nào đúng?

- Điều hợp lý nhất là cả hai đều đúng. Có thể là ở phía Bắc quần đảo Tân Xi-bê-ri có các đảo nhỏ về sau đã bị tan ra. Nhưng tất cả những người đã trông thấy “Miền đất Xan-ni-cốp” đều khẳng định rằng nó là núi. Chính vì lý do này mà tôi nghĩ rằng người ta có thể trông thấy các băng đảo và cho là miền đất ấy… Người ta đã trông thấy chúng, và khi đi tìm chúng thì chúng đã trôi đi xa hơn.

- Như vậy Jin-xốp đã không khám phá ra “Miền đất Xan-ni-cốp”, đồng chí hoa tiêu thở dài nói; câu chuyện của tôi làm anh thất vọng.

- Chao ôi…

Tôi cầm lấy một cái xẻng và đi ra cửa.

- Cậu đi đâu đấy? Bê-rê-xkin hỏi tôi.

- Đi tìm quyển vở của Dan-xơ-man. Cần phải đào nó lên.

Tất cả đi theo tôi. Khi chúng tôi đã đến gần cây bạch dương đã ruỗng một nửa, đồng chí lái máy bay và đồng chí hoa tiêu gạt chúng tôi ra và chúng tôi đành phải bằng lòng đừng hướng dẫn công việc. Trong khi đồng chí lái máy bay bới cẩn thận các lớp đất và đồng chí hoa tiêu vội đưa cho anh cái xẻng, tôi cố đoán xem quyển vở liệu còn giữ được không và nếu còn, thì ở trong tình trạng nào. Tôi có sơ sở để lo lắng. Người ta đều biết toàn bộ miền Bắc Xi-rê-ri bị đóng băng vĩnh cửu, nhiều chỗ đất bị đông lại cho tới độ sâu hàng vài trăm mét và không bao giờ tan cả, vào mùa hè Bắc cực ngắn ngủi, chỉ các lớp bên trên, những lớp này thường không quá nửa mét và chỉ được 2 mét ở các thung lũng của các con sông lớn. Các lớp này quả thực “ rất hoạt động”: về mùa hè chúng tan ra, ứ nước và sang mùa thu, chúng lại bắt đầu đông lại từ trên. Lớp băng bên trên đè nặng lên lớp đất mềm và lớp này phồng lên làm vỡ băng… Hầu như chắc chắn là Dan-xơ-man đã giấu quyển vở của mình đúng trong các lớp hoạt động, và ngày nếu như ông ta có bọc kỹ nó, chúng tôi vẫn có rất ít hy vọng tìm thấy nó nguyên vẹn.

Tiếc thay tôi đã không lầm. Chúng tôi tìm thấy cái gói, nhưng ở trong tình trạng thật đáng buồn. Chúng tôi mang nó về lều và quyết định hơ nó cho khô.

Ngay hôm sau tôi lại nghiên cứu nhật ký của Jin-xốp. Đoàn thám hiểm của ông chịu số phận như nhiều đoàn khác. Ở biển Đông Xi-bê-ri con tàu Daria 2 đã đi vào một vùng băng, những khối nặng chợt gắn chặt với nhau… Con tàu bị giam giữ không sao thoát được. Nó bắt đầu trôi chầm chậm về phía Đông… Chẳng bao lâu, đêm Bắc Cực bắt đầu… Theo nhật ký của Jin-xốp, đoàn thám hiểm không thiếu lương thực. Tuy nhiên, vào khoảng giữa mùa đông, nhiều thành viên của đoàn bắt đầu có biểu hiện những triệu chứng của bệnh hoại huyết… Vào thời ấy người ta hầu như không biết gì về các sinh tố.

Jin-xôp chưa đủ thời gian để bình phục hẳn những chỗ đau, khó chịu hơn tất cả mọi người. Ông tìm cách tận dụng ở chỗ không khí thoáng đãng , không ngồi yên và tham gia vào một cuộc săn chó biển ít kết quả. Một thứ bệnh khác chưa ai biết đến lại cộng thêm vào bệnh hoại huyết… Ghi chép cuối cùng do Jin-xốp đọc cho người khác viết, gồm một bản tin cho Viện Hàn Lâm khoa học và một vài lời âu yếm gửi người thân, những người không bao giờ nhận được chúng… Jin-xốp biết rằng mình sắp chết, nhưng cho đến phút cuối cùng ông vẫn cố giữ tinh thần sáng suốt và ý chí kiên cường… Các nhật ký của các thành viên khác của đoàn thám hiểm mà chúng tôi đọc sau này cũng xác nhận điều ấy. Tất cả đều tỏ lòng kính trọng người trưởng đoàn hấp hối và bộc lộ những lo lắng tương lai; không còn Jin-xốp, người đã biết tập hợp mọi người quanh mình, tương lai đó đối với họ, tỏ ra rất đen tối… Trước hôm chết, Jin-xốp đã cho gọi tất cả các thành viên của đoàn thám hiểm và người thuyền trưởng vào trong buồng mình. Ông vĩnh biệt họ và nói với họ rằng ông trao lại quyền cho trung úy Chéc-kê-chin.

- Ông ta là người có kinh nghiệm nhất so với các ông. Jin-xốp giải thích. Và ông ta sẽ dẫn đoàn đi đến nơi.

Jin-xốp yếu đuối ra hiệu, và Chéc-kê-chin hiểu được ông, liều cầm lấy tay người hấp hối xiết nhẹ.

- Đoàn thám hiểm sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình, Chéc-kê-chin nói, tôi xin hứa với ông như vậy…

Jin-xốp được chôn cất trong đám băng tuyết không xa con tàu mấy. Nấm mộ của ông không nằm trong Thung lũng Bốn cây Thập ác như lúc đầu chúng tôi tưởng.

Một tháng sau người thủy thủ trưởng chết. Tất cả các nhật ký mà chúng tôi tìm được đều dừng ở sự kiện đáng buồn này. Chúng chỉ tiếp tục được ghi một tuần rưỡi sau, tả lại con tàu bị phá hủy: các tảng băng đã đè bẹp nó ở gần bờ biển Chu-cốt-ca.

Chương mười một

Bộ óc của con người hoàn thành một công việc mà không một máy điện tử nào có thể làm được, máy chiếu thời gian phục vụ chúng tôi một lần cuối cùng và chúng tôi sơ kết bước đầu rồi trở về Mác-cô-vô.

Tất nhiên, chúng tôi biết trước là con tàu đã bị đắm, nếu không đoàn người trên tàu chắc không bao giờ bỏ nó. Chúng tôi cũng biết rằng tất cả những người sống sót của đoàn thám hiểm đã đi về phương Nam, họ đã tới lục địa, họ đã vượt qua dãy A-na-đia và đã đến Thung lũng Bốn cây Thập ác… Nhưng tất cả điều đó chỉ là bề ngoài của các sự kiện, và nó không giải thích được cho chúng tôi là tại sao một bi kịch đã xảy ra ở Thung lũng Bốn cây Thập Ác, tại sao trong suốt đời mình, Dan-xơ-man vẫn tự đặt ra một câu hỏi để tìm hiểu xem họ đã xử sự đúng hay sai… Máy chiếu thời gian không thể giúp được gì cho chúng tôi cả và các nhật ký đều câm lặng: những con người kiệt sức ít quan tâm phân tích mối quan hệ giữa họ với nhau, họ tự bằng lòng với việc đấu tranh để cứu mình…

- Bọn mình đặt mọi hy vọng vào cậu đấy, Véc-bi-nin ạ, Bê-rê-xkin bảo tôi.

- Vào mình ấy à?

- Phải, vào cậu đấy. Một hôm cậu đã giải thích cho mình sự khác nhau giữa công việc của nhà văn và công việc của người điều tra. Thậm chí, mình còn nhớ câu nói của cậu:” Người làm công tác điều tra đi từ sự kiện đến tính cách, còn nhà văn đi từ tính cách đến sự kiện”.

Thật vậy, chúng tôi đã có hôm thảo luận với Bê-rê-xkin về đề tài này. Tôi không nhớ là nhân dịp nào, nhưng tôi đã nói với anh là quá trình sáng tác văn học chia ra làm hai giai đoạn. Nhà văn làm chủ được tình thế chừng nào mà ông ta chọn lọc được tính cách của các nhân vật và đề ra cho chúng những tình huống xác định. Nhưng khi các tình cách này đã hình thành và tác giả đã dắt chúng vào trong một tình huống cụ thể, thì nhà văn trở thành người quan sát: các nhân vật của ông ta bắt đầu hoạt động một cách độc lập, phù hợp với các phẩm chất bên trong của họ và trong ý nghĩ của nhà văn, đó là những nhân vật sống mà không ai có thể khuất phục được. Đã từ lâu tôi đã đi đến kết luận là các nhân vật sáng tác hành động theo óc tưởng tượng của nhà văn, giống hệt như những người đang sống có cùng những tính cách ấy và ở trong cùng những tính cách ấy. Quả vậy, điều ấy chỉ có liên quan đến cách cư xử logic của chúng, nhưng có đúng là điều chủ yếu hay không?

- Cậu muốn nói gì vậy? Tôi hỏi Bê-rê-xkin, khi đã đoán ra dụng ý của anh…

- Mình muốn là cậu bắt tay vào việc, anh trả lời. Bọn ta đều biết tính cách của các nhân vật của chúng ta và hoàn cảnh của họ. Cậu thử đoán xem phản ứng của họ ra sao? Đây chính là trường hợp không một máy tính điện tử nào có thể thay thế được bộ óc con người… Cậu hãy nhớ lại, ở Xai-an, cậu đã tuyên bố với bọn mình là bộ óc mới thật là chiếc máy chiếu thời gian.

Tôi nhớ lại tất cả những điều ấy, tất nhiên, nhưng để sáng tác cần phải có một sự chuẩn bị bên trong đặc biệt, một trạng thái tinh thần đặc biệt.

- Vậy thì hãy tìm chúng đi, Bê-rê-xkin mỉm cười nói, nhưng phải khá cương quyết.

Sauk hi phân tích tất cả mọi điều chúng tôi đã biết, tôi hiểu rằng nhiệm vụ không đến nỗi khó khăn như lúc đầu tôi đã tưởng. Những ghi chép do Jin-xốp để lại nói về các bạn đồng hành của ông, việc ông mô tả lần va chạm đầu tiên và những ghi chép cuối cùng mà Dan-xơ-man lúc hấp hối, người đã đọc những từ “kẻ cứu mạng” và “Chéc-kê-chin” hầu như sát cạnh nhau, cho phép hình dung những sự kiện đã xảy ra sau khi con tàu bị phá hủy và đã dấn đến việc trục xuất trung úy Chéc-kê-chin ra khỏi đoàn thám hiểm… Quả thật, người ta đã đuổi hắn. Việc này được nói đến rất ngắn gọn, nhưng có kèm theo các lý do trong một tờ ghi nhỏ tìm thấy lẫn trong các giấy tờ khác ở căn nhà gỗ…

Sau đây là những sự kiện của những tháng cuối cùng mà tôi mường tượng.

… Bị các tảng băng đè bẹp, con tàu của đoàn thám hiểm Bắc cực của Jin-xốp đã chìm xuống đáy biển. Hoảng hốt vì sự kiện mới xảy ra, mất phương hướng, đoàn người đã chứng kiện những đợt sóng đen ngòm khép lại trên con tàu. Mỗi người đều hiểu rằng điều vừa xảy ra là không thể vãn hồi được và không còn trông chờ được ai giúp đỡ nữa. Tôi dùng từ mất phương hướng là có dụng ý. Cả nhà thiên văn học Ma-du-rin, nhà nhân chủng học Cô-nê-plep, bác sĩ Dan-xơ-man lẫn thủy thủy Rô-đa-nốp, chưa có ai từng tham gia vào một đoàn thám hiểm Bắc cực nào, và không có chút kinh nghiệm nào đi qua vùng băng giá, chỉ riêng có một người có kinh nghiệm nhất trong số đó, trung úy Chéc-kê-chin, là giữ được bình tĩnh. Hắn cảm thấy mình là nhân vật chính, người quyết định số phận của mọi người khác và với tình cách kiêu hãnh, ưa áp chế mà người ta đã biết, chỉ có thể khuyến khích thêm lòng dũng cảm tự nhiên của hắn. Tôi không hề nghi ngờ gì là chính Chéc-kê-chin đã lấy lại tinh thần cho đồng đội, đem lại niềm hy vọng thoát nạn cho họ và khả năng chiến đấu… Chính hắn đã dẫn những người bị đắm tàu đến bờ biển hoang vắng ở Chu-cốt-ca… Mọi người theo hắn, và Chéc-kê-chin ngày càng thấy được quyền hành và tầm quan trọng của mình. Dần dần, hắn không hiểu được nữa là kỷ luật tự giác và sự khuất phục là hai điều khác nhau; hắn quên rằng chỉ có đấu tranh chung mới có thể bảo đảm cứu cả đoàn. Hắn tự cho mình có công lao về tất cả mọi việc mà các bạn đồng hành bất hạnh của hắn đã làm, và hắn bắt đầu ngày càng khinh bỉ họ…

Tuy nhiên, thái độ hắn có những biểu hiện mới: hắn trở nên từ tốn hơn đối với các công tác việc khác học của đoàn thám hiểm, đối với thuyền phó Gô-vô-rốp và đồng thời, cục cằn và phũ phàng hơn đối với các thủy thủ và những người I-a-cút, đến mức đánh đập họ. Và dĩ nhiên Rô-đa-nốp phải chống lại thái độ ấy. Nhưng lần này anh không được sự ủng hộ chung. Một vài người được Chéc-kê-chin phỉnh nịnh như nhà thiên văn học Ma-du-rin và bác sĩ Dan-xơ-man thì giữ im lặng, còn những người khác, thủy thù và các người Ia-cút lại bàng hoàng vì hoàn cảnh bất thường, đã không dám chống đối. Một lần nữa nguyên tắc “chia để trị” được ứng nghiệm… Chéc-kê-chin lợi dụng ngay điều đó, và trong suốt đoạn đường tiếp theo, hắn bắt những người Ia-cút và các thủy thủ làm mọi công việc nặng nhọc nhất… Rô-đa-nốp hiểu ý định của Chéc-kê-chin: hắn định cuuws những người này bằng cách hy sinh những người khác; hay nói đúng hơn là để tự cứu bản thân hắn. Nhưng hắn biết rằng hắn không thể làm được điều ấy một mình, chính vì vậy, hắn muốn đưa thủy thủ và những người Ia-cút đến chỗ chết để những người khác có thể giữ được sức lực… Hắn đặc biệt cứng rắn đối với những người Ia-cút, và chính điều này đã giúp Rô-đa-nốp có được một bạn đồng minh đầu tiên, nhà nhân chủng học Cô-nô-plép. Một hôm, trong khi Chéc-kê-chin đánh đập, bắt những người Ia-cút kiệt sức phải cất bước, thì Rô-đa-nốp và Cô-nô-plép liền bảo vệ họ… Dan-xơ-man và Ma-du-rin trong thâm tâm đứng về phía họ, nhưng ý chí lại bị tê liệt và không có đủ can đảm để cùng với họ chống lại Chéc-kê-chin, người đã cứu sống họ một lần; còn Gô-vô-rốp, thuyền phó thì cố sức hòa giải mọi bất đồng.

Nhưng đó là điều không thể làm được. Đoàn người nhỏ bé ấy, bị lạc giữa băng tuyết, cũng bị chia rẽ bởi cùng những mâu thuẫn như cả đất nước trong đó cuộc cách mạng đang chín muồi. Trong bọn họ cũng có một số người toan áp bức những người khác vì các thành kiến giai cấp và thành kiến dân tộc. Và ở đây sự chống đối cũng lớn lên. Sự bất bình đẳng do Chéc-kê-chin gây ra trở nên quá lộ liễu. Nó đặc biệt không thể chịu nổi khi mọi người đã đến đất liền…

Kiệt sức và đói khát, trong những điều kiện khắc nghiệt của mùa đông, họ vượt qua dãy núi A-na-dia và đến một thung lũng nhỏ. Tại đó họ khám phá ra một căn nhà gỗ bỏ hoang và hay cây thập ác lớn được cắm từ lâu năm… Có thể là các cây thập ác đã gây ra cho nhiều người trong bọn họ những ý nghĩ bi quan. Những sức lực cuối cùng biết mất, dự trữ lương thực sắp hết, hầu như không còn hy vọng được cứu thoát và những người cảm xúc nhất đã tưởng như mình đang hấp hối giữa băng tuyết.

Chéc-kê-chin quyết định nghỉ lại vài ngày trong căn nhà mà ngay từ đầu đã có vẻ ảm đạm vì cái chết của Ma-du-rin. Ma-du-rin không tỏ ra yếu hơn các người khác, nhưng mới buổi tối đi ngủ, hôm sau ông đã không dậy nữa… Huyệt của ông được đào ngay bên cạnh hai cây thập ác cũ, và Rô-đa-nốp cắm thêm một cây thập ác mới để kỷ niệm đoàn thám hiểm Bắc cực An-đơ-rây Jin-xốp đã kết thúc bi thảm như vậy.

Cái chết của Ma-du-rin tác động đến Chéc-kê-chin như một nhát roi. Hai ngày sau có những sự kiện dẫn đến hậu quả thê thảm: Chéc-kê-chin buộc tội những người Ia-cút là Lia-pu-nốp và Mi-khai-ốp cùng thủy thủ Rô-đa-nốp đã ăn cắp lương thực, và hắn đòi mọi người phải đuổi họ ra khỏi đoàn, không cấp lương thực cho họ. Đó là bắt họ phải chết. Chéc-kê-chin hy vọng rằng bằng cách ấy hắn sẽ tự cứu được mình… Nhưng Chéc-kê-chin không thể lường được hậu quả sự thù hằn và khinh bạc của hắn đối với mọi người: tất cả lại nhất tề chống lại hắn. Người ta phát hiện được ngay chính hắn đã giấu lương thực. Viên cựu thuyền trưởng vồ lấy súng, nhưng bị tước ngay khí giới trước khi hắn kịp sử dụng…

Cùng ngày hôm ấy, những người sống sót xử tội Chéc-kê-chin. Rô-đa-nốp đề nghị trả hắn phần lương thực quy định như mọi người khác và đuổi hắn đi. Chỉ một mình Dan-xơ-man chống lại ý kiến ấy. Ông nêu các công lao của Chéc-kê-chin, nhắc lại rằng hắn đã đưa con tàu gần đến đảo Ben-nét như thế nào, hắn đã dẫn cả đoàn tới đất liền ra sao, nhưng vô ích. Rô-đa-nốp, Cô-nô-plép và những người khác vẫn kiên quyết.

Trước mắt Chéc-kê-chin, người ta chia lương thực ra thành những phần bằng nhau, và một phần dưa cho hắn… Dan-xơ-man lại lên tiếng bênh vực và khi ấy Rô-đa-nốp đề nghị ông cùng đi với Chéc-kê-chin. Dan-xơ-man sợ hãi im bặt. Ngày hôm sau, Chéc-kê-chin rời Thung lũng Bốn Câp Thập ác.

Đối với hắn cũng như đối với mọi người khác, cơ hội thoát chết rất hiếm. Vì vậy Rô-da-nốp đề nghị để lại một phần các nhật ký hành trình trong căn nhà, hy vọng rằng có thể sau này một ai đố sẽ tìm thấy chúng và gửi về Pê-téc-xbua. Xong xuôi đâu đấy mọi người lại lên đường. Số phận họ ra sao, chúng tôi không biết được, trừ Rô-da-nốp và Dan-xơ-man có thể hiểu đến cùng.

Còn Chéc-kê-chin?... Hắn trở lại căn nhà. Điều khó khăn nhất là giữ được can đảm khi người ta chỉ có một mình. Chéc-kê-chin đã không vượt qua được thử thách này. Rất có thể là hắn quay lại, rã rời, không có khả năng đấu tranh một mình để tồn tại với ý định ăn năn hối lối, nhưng không còn thấy ai nữa. Trong một cơn tức giận bất lực, hắn đã xé nát các nhật ký của đoàn thám hiểm và rồi… Phần tiếp theo chúng tôi đã mục kích trên màn ảnh của máy chiếu thời gian.

Tôi hình dung các sự kiện đã xảy ra sau khi con tàu bị đắm là như vậy.

Trong khi sửa soạn trở lại Mác-cô-vô, dù không hy vọng lắm vào kết quả, chúng tôi vẫn quyết định đưa vào máy chiếu thời gian cái gói mà Dan-xơ-man giấu đi, bây giờ đã khô. Mãi máy vẫn từ chối không thực hiện chương trình, và Bê-rê-xkin phải lặp lại nhiều lần bằng cách thay đổi chương trình. Cuối cùng, một bóng người mờ mờ hiện ra trên màn ảnh. Nó lập tức gợi cho chúng tôi nhớ đến hình ảnh người có khuôn mặt sắt đá mà chúng tôi đã thấy một lần.

- Có phải hắn không? Bê-rê-xkin hỏi.

- Mình tin là đúng hắn, tôi trả lời.

Bê-rê-xkin lại điều chỉnh chương trình một lần nữa và hình ảnh trỏ nên rõ hơn một chút.

- Chéc-kê-chin, Bê-rê-xkin nói. Mìn tin chắc là hắn. Quyển vở là của hắn chứ không phải của Dan-xơ-man. Cậu hãy nhớ lại lời hắn:” không nên nương nhẹ” và “ mục đích biên hộ cho phương tiện” v.v… Đó là những lời hắn viết khi chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu của hắn. Lúc thất bại, mình không rõ vì sao, hắn đã để lại quyển vở cho Dan-xơ-man, thành viên duy nhất của đoàn thám hiểm tỏ ra hơi có thiện cảm với hắn. Có lẽ hắn cho rằng Dan-xơ-man có nhiều cơ hội thoát chết hơn.

Giả thuyết này đối với tôi có vẻ đúng, và tôi nói điều rấy với Bê-rê-xkin đồng thời nói thêm rằng, sau đó vì không bao giờ biết số phận của Chéc-kê-chin kết thúc ra sao, Dan-xơ-man bị giày vò cho đến khi chết, do nghi ngờ và lương tâm bị cắn rứt. Ông ta cũng không bao giờ có thể khẳng định được là đoàn thám hiểm đã xử sự đúng hay sai đối với Chéc-kê-chin. Ông ta đánh mất quyển nhật ký khi về đến Cơ-ra-xnô-đa sau cách mạng, nhưng ông quyết tâm sắp xếp lại tất cả các sự kiện nhớ được để cho biết điều gì đã xảy ra.

… Ngay chiều hôm ấy, máy bay lên thẳng của chúng tôi cất cánh. Chúng tôi trông thấy Thung lũng Bốn cây Thập ác lần cuối cùng, ốc đảo rừng nhỏ xíu mất tăm đó ở hoang mạc Bắc cực, và chúng tôi hướng về Mác-cô-vô.

Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được, số phận đoàn thám hiểm Bắc cực mất tích đã được soi sáng. Còn máy chiếu thời gian?... Nó đã trải qua các thử thách có kết quả. Nó đã giúp chúng tôi rất nhiều, Bê-rê-xkin và tôi,cchúng tôi rất hy vọng rằng nó còn phục vụ chung tôi tốt hơn nữa trong tương lai.

Hết

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro