THUỐC KHÁNG VIRUS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 15:

THUỐC KHÁNG VIRUS

(NHÓM KHÁNG VIRUS SAO CHÉP NGƯỢC)

MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1.   Trình bày được các giai đoạn phát triển của virus sao chép ngược và vị trí có thể tác

động của thuốc.

2.   Trình bày được cơ chế tác dụng và độc tính của zidovudin, nevirapin và indinavir.

Virus  gồm có  loại 1  hoặc  2  chuỗi  ADN  hoặc  ARN  được  bọc  trong  một  vỏ  protein  gọi  là

capsid. Một số virus có cả vỏ lipoprotein, và giống như capsid, vỏ này có thể chứa các protein

kháng nguyên. Virus bắt buộc phải sống ký sinh trong tế bào vật chủ, sự sao chép của chúng

phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình tổng hợp của tế bào vật chủ.

- Loại ADN virus như poxvirus (gây bệnh đậu mùa), herpesvirus (gây thuỷ đậu, herpes, zona),

adenovirus (viêm kết mạc, viêm họng), hepa AND virus (viêm gan B) và papillomavirus (hột

cơm). Sau khi thâm nhập được vào nhân tế  bào vật chủ, ADN virus được sao mã sớm vào

ARNm  bởi  ARNm  polymerase  của  tế  bào  vật  chủ,  ARNm  được  dịch  mã  theo  cách  thông

thường của tế bào vật chủ để thành các protein đặc hiệu của virus. Riêng virus đậu mùa, do có

ARN polymerase riêng nên có thể sao chép ngay trong bào tương của tế bào vật chủ.

-  Loại  ARN  virus  gồm  rubellavirus  (gây  bệnh  sởi  Đức  [German  measles],  rubeon),

rhabdovirus (bệnh dại), picoARNvirus (bệnh bại liệt, viêm màng não, cảm lạnh), arenavirus

(viêm màng não, sốt Lassa), arbovirus (sốt vàng), orthomyxovirus (cúm), paramyxovirus (sởi, quai bị).

Với ARN virus, việc sao chép trong tế bào vật chủ sẽ dựa vào hoặc là các enzym trong virion

(hạt virus) để tổng hợp ARNm cho nó, hoặc là ARN virus được dùng như chính ARNm của nó.

ARNm được dịch mã thành các protein virus, kể cả ARN polymerase, enzym chi phối sự tổng

hợp nhiều ARNm virus.

Một nhóm ARN virus trong loại này là retrovirus có chứa enzym reverse transcriptase (enzym

sao mã ngược), tạo ADN từ ARN virus. Sau đó, bản sao ADN tích hợp vào genom (bộ gen)

của vật chủ (lúc đó được coi như provirus) và được sao mã thành cả ARN genom và ARNm để

dịch mã thành các protein virus (HIV).

Trong  nhiều  bệnh  nhiễm  virus,  đỉnh  điểm của  sự  sao  chép  của  virus  là  vào  ngay trước  lúc

triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Vì vậy, hiệu quả điều trị lâm sàng tối ưu là phải bắt đầu điều

trị sớm. Các thuốc kháng virus cần phải: ngăn cản sự xâm nhập của virus vào tế bào và phải

có hoạt tính với virus trong tế bào, nghĩa là phải có tính đặc hiệu.

Dựa  vào  các  bước  trong  quá  trình  sao  chép,  nhân  đôi  của  virus  mà  nghiên  cứu  các  thuốc

kháng virus, theo bảng 15.1

Thuốc kháng virus sao chép ngược (Antiretroviral agents): thuốc chống HIV.

HIV (human immunodeficiency virus) là virus sao chép ngược. ARN tấn công vào các tế bào

lympho CD4, đại thực bào và tế bào thần kinh sợi nhánh (dendritic cells). Nghiên cứu vòng

đời của HIV trong tế bào chính là tìm mục tiêu tác động của thuốc.

của thuốc chống virus

Giai đoạn sao chép

Các nhóm thuốc

- Bám dính và xâm nhập

          Bám dính

          Xâm nhập

- Tháo vỏ

    Giải phóng genom của virus

- Sao mã của genom virus

- Dịch mã của protein virus

    Các protein điều hòa (sớm)

    Các protein cấu trúc (muộn)

- Thay đổi sau dịch mã

-  Tập  hợp  các  thành  phần  của virion

- Thoát khỏi tế bào vật chủ

-  Bẫy receptor  hòa tan,  kháng  receptor  kháng thể ức chế protein kết hợp.

-  Chẹn  kênh  ion,  chất  làm  vững  bền  màng capsid

Ức chế các enzym của virus: ADN polymerase, ARN polymerase, reverse transcriptase, helicase, primase hoặc integrase.

- Interferon, antisense oligonucleotid ribozym.

- Các chất ức chế protein điều hòa

- Các chất ức chế protease

- Interferon, các chất ức chế protein tập hợp

Chất  ức  chế  neuraminidase,  kháng  thể  kháng virus.

của HIV trong tế bào vật chủ

1) Virus gắn vào các receptor CD4

2) Hòa màng và thoát vỏ của virus

3)  Sao  chép  ngược  từ  ARN

ADN  4)  Tích  hợp  của  ADN  virus vào ADN vật chủ

5) Sao mã muộn hay sự tổng hợp protein của virus

6)  Lắp  ráp  hay  tổ  hợp  lại  của virus và nẩy chồi;

j

: ARN virus;

j

.     ARN     và     enzym     reverse

transcriptase.

Qua hình trên, về lý thuyết, có thể nghiên cứu các thuốc tác động vào các khâu sau:

- Ngăn cản virus gắn vào các receptor tế bào (1)

- Ngăn cản sự hòa màng và thoát vỏ của virus (2)

- Kìm hãm sự sao chép ngược từ ARN (3)

- Ngăn cản sự tích hợp của ADN virus vào ADN của tế bào vật chủ (4).

- Ngăn cản sự sao mã muộn hay sự tổng hợp protein của virus (5)

- Kìm hãm sự lắp ráp hay sự tổ hợp lại của virus và sự nẩy chồi (6).

Ở mỗi giai đoạn trên đều có những cơ chế đặc hiệu và những enzym đặc hiệu riêng cho HIV,

và như vậy có thể tìm ra các thuốc ức chế thích hợp cho từng giai đoạn. Tuy nhiên, do nhiều

khó khăn, các nghiên cứu hiện nay phần lớn tập trung vào các loại thuốc ức chế enzym sao

chép ngược (reverse transcriptase- RT), protease và integrase.

RT là enzym có tác dụng chuyển mạch đơn ARN của HIV thành mạch kép ADN (giai đoạn 3

trên sơ đồ) trước khi xâm nhập vào nhiễm sắc thể của tế bào vật chủ. Thuốc ức chế RT có 2 loại:

- Thuốc ức chế nucleosid reverse transcriptase (NRTI): tác dụng rất sớm ở giai đoạn sao chép

của HIV, ngăn cản nhiễm khuẩn cấp tính của tế bào, rất ít tác dụng trên tế bào đã nhiễm HIV.

Các thuốc này đều là “tiền thuốc”, có cấu trúc tương tự như một thành phần cấu tạo của ADN

nhưng phải được enzym ở bào tương của tế bào vật chủ phosphoryl hóa mới trở nên có hoạt

tính là nhóm thuốc quan trọng nhất trong công thức phối hợp thuốc để điều trị HIV.

- Thuốc ức chế non- nucleosid reverse transcriptase (NNRTI): Thuốc ức chế enzym sao chép

ngược không phải nucleosid là thuốc tổng hợp có khả năng gắn vào cạnh vị trí tác động của

RT, làm thay đổi hình dáng của vị trí này nên enzym bị mất hoạt tính. Thuốc không cần qua

giai đoạn phosphoryl hóa như NRTI và chỉ có tác động trên HIV- 1. Tất cả đều chuyển hóa ở

gan qua Cyt. P450, gây cảm ứng enzym nên làm tăng chuyển hóa của chính nó (phải tăng liều

khi dùng kéo dài) và một số thuốc dùng cùng.

Integrase là enzym có tác dụng găm ADN của provirus vào nhiễm sắc thể của tế bào vật chủ.

Nếu ức chế được enzym này sẽ làm HIV không nhân lên được trong tế bào ký sinh và sẽ bị

tiêu diệt. Hiện còn là bước nghiên cứu ở phòng thí nghiệm.

Các protease là các enzym tham gia trong quá trình tổng hợp nhiều protein cấu trúc của lõi

virus và các enzym chủ yếu, trong đó có cả RT và chính bản thân protease. Ức chế protease

thì HIV  chỉ  là  các  virion  (hạt  virus)  không  trưởng  thành  và  không gây  bệnh được.  Vì  vậy,

hướng nghiên cứu này rất hấp dẫn.

Trong vòng đời của HIV, các enzym tác động như sau:

. Mạch đơn ARN

mạch kép ADN

. ADN       virus

nhập vào ADN vật chủ

. ADN hoà nhập

   ARN mới của virus

   (provirus)

   protein của virus

Các thuốc chống HIV đang được dùng (bảng 15.2) hiện còn rất đắt và nhiều thuốc còn đang ở

giai đoạn thử lâm sàng.

Các thuốc này phần lớn còn đang được nghiên cứu và đánh giá trên lâm sàng. Dưới đây là

một số thuốc đại diện, hiện có ở Việt Nam.

1. THUỐC ỨC CHẾ NRT

1.1.      Zidovudin (azidothymidin, AZT)

Zidovudin là chất tổng hợp tương tự thymidin, lúc đầu để chống ung thư (Horwitz- 1964), sau

thấy có tác dụng chống virus (Ostertag, 1974) và đến 1985 thì Mitsuya lần đầu tiên thấy có tác

dụng ức chế được HIV-1 in vitro

1.1.1.   Cơ chế tác dụng

Sau khi nhập vào tế bào, zidovudin cũng phải được phosphoryl hóa 3 lần để thành zidovudin

5-  triphosphat  mới  có  hoạt  tính.  Trong  tế  bào,  dạng  hoạt  tính  có  t/2 »  3  giờ.  Zidovudin  5-

triphosphat ức chế tranh chấp với deoxythymidin triphosphat của RT. Ngoài ra còn tranh chấp

với thymidin triphosphat để tích hợp vào ADN provirus, làm kết thúc sớm chuỗi ADN, tạo ra

ADN provirus không hoàn chỉnh. In vitro, zidovudin chống được HIV- 1, HIV- 2 và các virus

hướng lympho T (T cell lymphotropic viruses) của người.

1.1.2.   Dược động học

Hấp thu nhanh qua tiêu hóa và phân bố vào mọi mô, nồng độ trong dịch não tuỷ bằng 60% trong huyết tương. Sinh khả dụng khoảng 65%; t/2 huyết tương là 1,1 giờ, nhưng dạng hoạt tính  trong  tế  bào  có  t/2 »  3  giờ.  Thải  trừ  90%  qua  thận  dưới  dạng  chuyển  hóa  và  không chuyển hóa.

1.1.3.   Tác dụng không mong muốn

-  Độc tính chính  là  thiếu  máu  thường  xảy ra  trong  4  tuần đầu  (7%),  giảm  bạch cầu  (37%),

giảm tiểu cầu.

- Các tác dụng không mong muốn khác là nhức đầu, mất ngủ, chán ăn, buồn nôn,  mệt mỏi,

đau cơ xẩy ra trong vài tuần đầu. Dùng thuốc chữa triệu chứng.

- Tác dụng phụ xuất hiện chậm hơn, sau 6- 17 tháng là tụ sắc tố ở các móng, cơn co giật, hội

chứng giống viêm nhiều cơ.

-  Các  thuốc ức  chế  phản ứng  glucuronyl transferase  ở  gan  (phản ứng  giáng  hóa  AZT)  như acetaminophen,  aspirin,  indometacin,  probenecid  sẽ  làm  tăng  tai  biến độc  tính  về  máu  của AZT nên cần tránh dùng chung.

1.1.4.   Chỉ định và liều lượng

Uống 200 mg, cách 8 giờ/ lần; hoặc 100 mg ´ 5 lần/ ngày. Dùng liên tục. Có thể phối hợp với

thuốc ức chế RT khác hoặc thuốc ức chế protease.

Chế phẩm: AZT, Retrovir viên nang 100 mg; lọ 200 mg/20 mL.

1.2.      Didanosin (ddI)

Didanosin (2', 3' dideoxy inosin- ddI)  là chất tương tự nucleosid purin,  được nghiên cứu từ

1989 và dùng điều trị từ cuối năm 1991. Tác dụng cả trên HIV- 1 và HIV- 2.

1.2.1.   Cơ chế tác dụng

Sau khi thâm nhập vào tế bào, dưới tác dụng của enzym chuyển hóa nội bào, didanosin được

3  lần phosphoryl  hóa để  thành dạng  có  hoạt  tính  là  dideoxyadenosin triphosphat  (dd  ATP),

tranh chấp với dATP (deoxyadenosin triphosphat)  ức chế RT của virus, đồng thời ngăn cản

kéo dài chuỗi ADN, ngăn cản tổng hợp ADN provirus.

1.2.2.   Dược động học

Didanosin  bị  phá  huỷ  nhanh  ở  môi trường  acid,  vì  vậy  mọi  chế  phẩm  uống  đều  chứa  chất

trung hòa  pH của  dịch  vị.  Cần uống  lúc  đói.  Uống  sau  bữa  ăn,  làm giảm  hấp  thu  tới 50%.

Nồng độ đỉnh huyết tương của  liều uống 300 mg  là 1 mg/ mL. Nồng độ trong dịch não tuỷ

bằng 20% nồng độ huyết tương. Thời gian bán thải là  0,6- 1,5 giờ, nhưng t/2 trong tế bào của

ddATP là 8- 24 giờ nên chỉ cần uống 2 lần/ ngày. Thải trừ qua thận.

1.2.3.   Tác dụng không mong muốn

- Viêm tụy và viêm thần kinh ngoại biên thường gặp nhất, liên quan đến liều dùng, nhất là khi liều > 12,5 mg/ kg. Tỷ lệ thường gặp là 6- 28%.

- Tiêu chẩy: 17%, gần 2% là trường hợp nặng

- Các rối loạn khác: khoảng 2% gồm buồn nôn, nôn, sốt, rét run, nhức đầu, đau cơ, đái acid uric...

-  Một  số  rối  loạn  sinh  hóa-  huyết  học  giảm  bạch  cầu,  giảm  tiểu  cầu,  thiếu  máu,  tăng

transaminase. Không liên quan đến liều điều trị.

1.2.4.   Chỉ định, liều lượng

Dùng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi và người lớn bị nhiễm HIV không dung nạp với AZT hoặc dùng AZT ³ 4 tháng nhưng bệnh ít thuyên giảm.

Người lớn: 200 mg ´ 2 lần/ ngày. Giảm liều nếu nhẹ cân.

Trẻ em, dựa theo diện tích cơ thể:

0,8- 1,2 m2 : 75 mg ´ 2 lần/ ngày

0,5- 0,7 m2  : 50 mg ´ 2 lần/ ngày

Phải uống lúc đói, trước bữa ăn 1 giờ. Nhai nát viên thuốc hoặc hòa vào nước cho thật tan rồi uống ngay.

Didanosin (Videx) viên nén 25, 50, 100, 150 mg; bột hoà tan dùng cho trẻ em: 100, 200 mg.

2.  THUỐC ỨC CHẾ NNRT

Nevirapin

2.1.      Cơ  chế  tác dụng: Nevirapin khuếch tán vào trong tế  bào, gắn vào RT, làm thay đổi hình dáng và bất hoạt enzym. Tác động mạnh trên HIV- 1, kể cả các virion ngoài tế bào.

2.2.      Dược động học. Dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, thấm được qua rau thai và sữa. Nồng

độ trong dịch não tuỷ  bằng 45% nồng độ huyết tương. Thời gian bán thải là 25- 30

giờ. Chuyển hóa ở gan qua cytocrom P450.

2.3.      Tác dụng không mong muốn: phát ban, sốt, nhức đầu ngủ gà và tăng  transaminase.

2.4.      Liều lượng: Nevirapin (Viramune) viên 200 mg ´ 1- 2 viên/ ngày.

3.  THUỐC ỨC CHẾ PROTEASE

3.1.      Indinavir

Ức chế đặc hiệu HIV- 1 protease

Dùng kết hợp với một thuốc ức chế RT để làm chậm kháng thuốc. Uống 800 mg, cách 8 giờ

uống 1 lần; để được hấp thu tốt, nên uống cách bữa ăn 2 giờ. Viên 200, 400 mg.

Tác dụng không mong muốn: tăng bilirubin máu, sỏi thận (nên uống nhiều nước), buồn nôn,

tiêu chảy, giảm tiểu cầu. Indinavir ức chế mạnh cytochrom P450 nên có tương tác với nhiều

thuốc chuyển hóa qua cytochrom này.

3.2.      Ritonavir

Ức chế đặc hiệu HIV- 1 protease

Sinh khả dụng 60- 80%. Uống liều 600 mg ´ 12 giờ/ lần.

Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, tê bì, tăng transaminase, tăng triglycerid máu.

Cũng ức chế mạnh cytochrom P450 như indinavir nên có tương tác với nhiều thuốc.

Ritonavir (Norvir): viên nang 100 mg, dung dịch uống 80 mg/mL.

Nguyên tắc sử dụng thuốc chống HIV

Sau nhiều năm theo dõi điều trị, WHO đã đưa ra một số khuyến cáo sau:

- Các liệu pháp điều trị phải theo hướng dẫn toàn quốc. Liệu pháp hàng đầu có thể là:

AZT + 3 TC + Nevirapin

AZT + 3 TC + Nelfinavir

AZT + 3 TC + Lopinavir/ indinavir/ Saquinavir

- Sử dụng 2 thuốc không còn được coi là thích hợp.

- Sự tuân thủ có ý nghĩa quan trọng hơn sự lựa chọn thuốc.

- Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cũng phải được điều trị phối hợp thuốc tối ưu.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1.   Trình  bày  các  giai  đoạn  phát  triển  trong  tế  bào  vật  chủ  của  virus  sao  chép  ngược

(HIV) và các vị trí có thể tác động của thuốc.

2.   So sánh cơ chế tác động và độc tính của zidovudin, nevirapin và indinavir.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro