Thuốc nổ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I - THUỐC NỔ VÀ ĐỒ DÙNG GÂY NỔ.

Thuốc nổ là một chất có khả năng biến đổi hóa học với tốc độ phản ứng nhanh (2.000 đến 8.000 m/s), tỏa nhiều nhiệt (nhiệt độ nổ từ 1.5000c đến 4.5000c và hàng ngàn Kylocalo), tạo ra nhiều khí (1Kg thuốc nổ sinh ra 600 đến 1.000 lít khí), từ đó sinh ra lửa, tiếng nổ và sóng xung kích với áp suất cao (1 vạn đến 10 vạn Kg/Cm2) làm phá vở môi trường xung quanh.

Đồ dùng gây nổ là các loại dụng cụ, vật liệu gây kích thích cho thuốc nổ phát nổ.

Tác dụng của thuốc nổ:

Thuốc nổ có sức phá hoại lớn, có thể tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ...

1/ Các loại thuốc nổ quân sự thường dùng.

a/ Thuốc nổ TOLIT:

Bao gồm:

TNT, Trinitro, Tôluen, Trôtin, Tol: Là một hợp chất, có công thức hóa học:

CH3C6H2(NO2)3

Thuốc nổ Tolit màu vàng nhạt, gặp ánh sáng biến thành màu nâu hạt dẻ, không hút ẩm, không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ(Cồn, Ete, Benzen, Aceton), không tác dụng với kim loại, tác dụng với Bazơ tạo thành chất nhạy nổ, cháy trong không khí, bay lên thành khói đen (cháy số lượng nhiều ở chỗ kín có thể nổ)

Thuốc nổ Tolit:

Tốc độ nổ(tỉ trọng 1,6) là 7.000m/s

Nhiệt độ nổ: 3.4730C

Nhiệt lượng nổ: 1.000 Kcal/kg

Sản phẩm khí: 685 l1t/kg

Thuốc nổ Tolit có uy lực lớn, tốc độ va đập thấp nên có thể nhồi vào tất cả các loại đạn.

b/ Thuốc nổ Fulminat thủy ngân(sét thủy ngân)

Công thức hóa học: Hg(NOC)2

Nhận dạng: Tinh thể trắng hoặc màu tro, độc, khó tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước sôi.

Cảm ứng nổ: Rất nhạy nổ với va đập, cọ xát.

Cảm ứng tiếp xúc: Dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém hoặc không nổ. Khi bị ẩm sấy khô có thể nổ. Tác dụng với axit đặc tạo thành phản ứng nổ, axit dạng hơi tạo thành chất không an toàn. Khi tiếp xúc với nhôm sẽ ăn mòn nhôm, phản ứng tỏa nhiệt do vậy thường được nhồi trong kíp có vỏ bằng đồng.

Cảm ứng nhiệt: Rất dễ bắt lửa, khi bắt lửa nổ ngay; ở nhiệt độ 160 - 1700 C tự nổ.

Tỉ trọng: 3,3 - 4g/Cm2

Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom, đạn, mìn.

c/ Thuốc nổ TNT(Tri nitro toluen)

Công thức hóa học: C6H2(NO2)3CH3

Nhận dạng: Thuốc nổ TNT có tinh thể cứng, màu vàng nhạt, tiếp xúc với ánh sáng ngã màu nâu, vị đắng độc, khi đốt có khói đen, lửa màu đỏ, mùi nhựa thông.

Cảm ứng nổ: An toàn khi va đập, đạn súng trường bắn xuyên qua không cháy, không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên, nếu thuốc đúc khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi bằng TNT ép hoặc thuốc nổ mạnh.

Cảm ứng tiếp xúc: Không hút ẩm, ngâm lâu dưới nước vẫn nổ(trừ thuốc bột). Không tác dụng với kim loại. Để ngoài trời thuốc ngã màu nâu nhưng sức gây nổ không giảm. Để gần than thuốc bị biến chất dễ nổ.

Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, nhiệt nóng chảy 79 - 810, nhiệt độ cháy 3000, nhiệt độ nổ 3500C, nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 3000 nổ.

Tốc độ nổ: 4.700 - 7.000 m/s

Tỉ trọng: 1,56 - 1,62g/cm3

Công dụng: Thuốc được ép thành bánh 75g, 200g, 400g để cấu trúc các loại lượng nổ, nhồi trong bom, đạn, mìn, trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ.

d/ Thuốc nổ C4.

Thành phần gồm: 80% thuốc nổ mạnh hêxôghen và 20% chất dính màu trắng đục(thường là crếp)

Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc, vị nhạt.

Cảm ứng nổ: Độ nhạy nổ do va đập thấp hơn TNT, đạn súng trướng bắn xuyên qua không nổ. Gây nổ từ kíp số 6 trở lên. Có thể nhào nặn theo mọi hình dạng cho phù hợp với vật thể định phá.

Cảm ứng tiếp xúc: Để lẫn với kim loại không phản ứng hóa học.

Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, 1900C cháy, 2010C nổ, bắt lửa nhanh, cháy không có khói. Khi cháy tập trung trên 50Kg có thể nổ.

Tốc độ nổ: 7380m/s

Công dụng: Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dáng khác nhau, phù hợp với đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể. Dùng làm lượng nổ lõm.

2. Phương tiện gây nổ:

a/ Kíp nổ:

- Tính năng công dụng:

Kíp dùng để gây nổ lượng nổ hoặc dây nổ, kíp rất nhạy nổ nếu bị va đập, cọ xát, vật nặng đè lên, khêu chọc mắt ngỗng, tăng nhiệt độ đột ngột, tia lửa nhỏ phụt vào đều làm kíp nổ.

- Phân loại kíp:

Căn cứ vào cách gây nổ chia làm hai loại: kíp thường, kíp điện.

Căn cứ vào cấu tạo vật liệu vỏ kíp chia làm: kíp đồng, kíp nhôm, kíp giấy.

Căn cứ vào kích thước và khối lượng thuốc nổ bên trong, phân loại từ số 1 đến số 10, cỡ số càng ta khối lượng nổ càng lớn, thực tế thường dùng kíp số 6, 8, 10.

- Cấu tạo kíp:

Kíp thường:

Vỏ kíp hình ống, bằng đồng, nhôm hoặc giấy, dưới đáy lõm để tăng sức gây nổ. Bên trong có thuốc nổ mạnh, trên thuốc nổ mạnh có thuốc gây nổ, trên thuốc gây nổ có lớp lụa hóa học phòng ẩm; bát kim loại giữ thuốc gây nổ không bị rơi ra ngoài, giữa bát kim loạico1 lỗ(còn gọi mắt ngỗng) để nhận tia lửa và gây nổ kíp; phần trên rỗng để lắp dây cháy chậm hoặc dây nổ.

Kíp điện:

Cấu tạo phần dưới như kíp thường, chỉ khác phần trên có dây tóc(như dây tóc bóng đèn 2,5V), quanh dây tóc có thuốc cháy, hai dây cuống kíp từ ngoài nối với hai đầu dây tóc và miếng nhựa cách điện.

Gây nổ kíp điện cần có một số phương tiện" nguồn điện(pin, ắc quy, máy gây nổ), dây dẫn điện, ôm kế kiểm tra kíp.

b/ Dây cháy chậm:

Tác dụng: Dùng để dẫn lửa gây nổ kíp, bảo đảm cho người gây nổ có khoảng thời gian cần thiết cơ động về vị trí ẩn nấp hoặc ra khỏi vùng nguy hiểm khi lượng nổ nổ.

Tính năng: Tốc độ ch1y trung bình 1cm/s, cháy dưới nước có tốc độ nhanh hơn.

Cấu tạo: Vỏ bọc gầm nhiều sợi dây cuốn, bên ngoài quét nhự đường, bên trong vỏ là lớp giấy, sợi tim và lõm thuốc đen. Loại võ bằng nhựa thường dùng đánh dưới nước hoặc nơi có độ ẩm cao.

/ Nụ xòe:

Tác dụng: Để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm hoặc gây nổ kíp trực tiếp nhanh gọn, bí mật.

Cấu tạo:

Nụ xòe giấy:

Vỏ bằng giấy, tay giật bằng tre nối với dây giật bằng kim loại dây xoắn có quét thuốc cháy, bên trong có phễu kim loại đựng thuốc phát lửa, lỗ tra giây cháy chậm, hom giỏ để giữ chắc dây cháy chậm.

Nụ xòe nhựa: Vỏ bằng nhựa, tay giật bằng nhựa nối với dây giật bằng kim loại dây xoắn có quét thuốc cháy, bên trong có phễu kim loại đựng thuốc phát lửa, lỗ tra dây cháy chậm

Nụ xòe đồng: Cơ bản như nụ xòe nhựa chỉ khác vỏ bằng đồng, hai bên có lỗ trích khí thuốc đối xứng nhau, dây giật bằng sợi gai màu đen.

Dây nổ:

Công dụng: Dùng gây nổ một hay nhiều lượng nổ cùng một lúc đặt cách xa nhau. Mở lỗ đặt thuốc nổ khi đào công sự, ph1 đất. Đan thành lưới phá bãi mìn. Cắt cây nhỏ khi mở đường.

Tính năng: Va đập, cọ xát an toàn, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ.

Tốc độ cháy: 6.500 m/s

Đốt cháy tập trung trên 1 kg có thể nổ.

Cấu tạo: Vỏ bằng nhựa hoặc bằng vải cuốn có quét nhựa phòng ẩm, bên ngoài có màu đỏ, trắng hoặc lốm đốm đỏ.

Đường kính 5,5 - 6 mm

Lõi dây có màu trắng hoặc hồng nhạt.

II. QUY TẮC KIỂM TRA, GIỮ GÌN, VẬN CHUYỂN.

1. Kiểm tra:

Các loại thuốc nổ và khí tài gây nổ đều phải được định kì kiểm tra đánh giá chất lượng để có biện pháp phân loại, bảo quản và sử dụng hiệu quả.

Biện pháp kiểm tra:

Nhìn giấy bọcngoai2 xem có bị sờn rách không.

Nhìn màu sắc của thuốc, hình dạng bên ngoài của phương tiện gây nổ xem có thay đổi không. Nếu có thay đổi, sử dụng sẽ không an toàn, cần phải hủy bỏ.

Dùng lửa đốt một đoạn dây cháy chậm để kiểm tra khói, lửa, tốc độ ch1y.

Khi nổ thử kíp, thuốc nổ, tiếng nổ đanh giòn là kíp và thuốc nổ chất lượng tốt(chỉ gây nổ lượng nổ nhỏ).

Kiểm tra khối lượng, nếu khác với khối lượng quy định là thuốc nổ bị ẩm hoặc bị biến chất.

2. Giữ gìn:

Phải để thuốc nổ và các phương tiện gây nổ nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Các loại thuốc nổ không để lẫn với nhau, không để chung thuốc nổ với kíp và nụ xòe.

Không để lẫn thuốc nổ với sơn, dầu, mỡ.

Không được bóc giấy phòng ẩm khi chưa dùng thuốc nổ và các phương tiện gây nổ.

3. Vận chuyển.

Thuốc nổ và kíp vận chuyển riêng, không để một người hoặ một phương tiện mang cùng một lúc, không để chung thuốc nổ với các loại hàng hóa, khí tài khác, cấm để kíp nổ vào túi áo, túi quần.

Thuốc nổ phải được đóng hòm hoặ gói buộc chắc chắn và phòng ẩm chu đáo. Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, hòm thuốc được lót đệm, không làm va đập mạnh hoặc quăng quật.

Không được dùng xe chở thuốc nổ nơi đồng người, phố xá, làng mạc.

III. ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG CHIẾN ĐẤU

Trong chiến đấu, ngoài việc sử dụng thuốc nổ nhồ trong các loại bom, đạn, mìn, lựu đạn... còn sử dụng thuốc nổ gói thành các loại lượng nổ khối, lượng nổ dài, thủ pháo... dùng uy lực của thuốc nổ để sát thương sinh lực, phá hủy các phương tiện chiến tranh của địch.

Lượng nổ khối: là lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, uy lực tập trung. Thường dùng để diệt sinh lực địch tập trung, phá hoại các mục tiêu kiến trúc như hầm ngầm, kho tàng, ụ súng, lô cốt, cầu cống, đường sá... và các phương tiện chiến tranh(xe tăng, xe bọc thép, máy bay, pháo cối, ô tô, tàu xuồng...). Khi gói buộc lượng nổ khối, tốt nhất gói khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật, nhưng cạnh lớn nhất không quá ba lần cạnh nhỏ nhất.

Lượng nổ dài: Là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, khi nổ uy lực thuốc nổ phát triển theo chiều dài nhưng ít ở hai đầu lượng nổ. Thường dùng để phá các loại vật cản(hàng rào dây thép gai, tường, bãi mìn...)

Thủ pháo: Là lượng nổ khối có khối lượng nhỏ(từ 400 - 1000g). Trang bị phổ biến cho từng người, có thể đặt, đút, thả, ném, tung, lăng diệt địch tập trung trong hoặc ngoài công sự, trong nhà, trong hầm ngầm, và phá hủy một số loại phương tiện chiến tranh của địch.

Trog lĩnh vực kinh tế dùng thuốc nổ để kết hợp với sức người và xe máy để phá đất đá đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian, giá thành hạ; nhưng dùng thuốc nổ phải đúng lúc và đúng kĩ thuật, nếu không sẽ tốn kém, mất thời cơ, hư hại công trình, tài sản của nhà nước, dễ gây ra nguy hiểm và tại nạn lao động.

1,Đặc điểm tiến công của địch

-Trước khi tc: chúng use llpt trinh sát trên ko+biệt kích,thám báo,phản động nội địa ở mặt đất,hỏa lực cđ cao,liên tục dài ngày

-Khi tiến công: hỏa lực bắn các trận địa phía sau,bộ binh, xe tăng.. xông vào trận địa phòng ngự của ta..

-Sau mỗi lần tiến công thất bại: địch lùi ra phía sau, củng cố ll, hỏa lực bắn phá vào trạn địa, sau đó tiến công tiếp.

2, Nhiệm vụ:

Trong chiến đấu phòng ngự,các chiến sĩ có nhiệm vụ sau:

-Dựa vào công sự trận địa tiêu diệt và đánh bại địch tiến công ở phía trc, bên sườn,phía sau trân địa phòng ngự

-Đánh địch đột nhập

-Tham gia làm nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài, tuần tra,canh gác, trong phạm vi trận địa phòng ngự

3,Yêu cầu

-Quyết tâm chiến đấu cao,chuẩn bị mọi mặt chu đáo,bảo đảm đánh địch lâu dài

-Xd công sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên cố,ngụy trang bí mật

-Thiết bj bắn chu đáo,phát huy dc hỏa lực ngăn chặn và tiêu diệt địch trên các hướng.

--Hiệp đồng chặt chẽ với đđ tạo thành thế liên hoàn đánh địch

-Kiên cường,mưu trí dũng cảm,chủ động, kiên quyết giữ vững trận địa

4,Chiến đấu tiến công

Yêu cầu chiến thuật:

-Bí mật,bất ngờ tinh khôn mưu mẹo

-Dũng cảm linh hoạt kịp thời

-Biết phát hiện lợi dụng nơi sơ hở hiểm yếu của địch,tiếp cận đến gần tiêu diệt địch

-Độc lập chiến đấu,chủ động hiệp đồng,liên tục chiến đấu

-Phát huy cao độ hiệu quả của vũ khí,trang bị tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn

-Đánh nhanh sục sạo kĩ, vừa đánh vừa địch vận

5,Thuốc nổ là 1 hợp chất or 1 hỗn hợp hóa học, khi bị tác động thì có pư nổ sinh t cao, lg khí lớn tạo áp lực mạnh phá hủy các vật thể xq.Td: có sức phá hủy lớn có thể tiêu diệt sinh lực phá hủy phương tiện chiến tranh công sựu vật cản của địch, tăng tốc đọ phá đất đá, làm công sự..

Yêu cầu: +Căn cứ vào nv,cách đánh,tình hình địch,địa hình,thời tiết,lg tn hiện có> cách đánh phù hợp+Chuẩn bị chu đáo, bdam nổ+Đánh đúng:mục tiêu,kl,lúc,điểm đặt+Dũng cảm bình tĩnh,hiệp đồng chặt chẽ với xung luc hoa luc+bao dam an toàn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro