thuoc pha, phan loai,lua chon

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

V. CÁC LOẠI THUỐC PHA THÊM (CHẤT PHỤ GIA):

Các chức năng chính của phụ gia là:

•Làm tăng độ bền oxy hóa.

•Khử hoạt tính xúc tác của kim loại.

-Chống ăn mòn.

-Chống gỉ.

-Chống sự tạo cặn bám và cặn bùn.

-Giữ các tạp chất bẩn ở dạng huyền phù.

-Tăng chỉ số độ nhớt.

-Giảm nhiệt độ đông đặc.

-Làm dầu có thể trộn lẫn với nước.

-Chống sự tạo bọt.

-Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh.

-Làm cho dầu có khả năng bám dính tốt.

-Tăng khả năng làm kín.

-Làm giảm ma sát.

-Làm giảm và ngăn chặn sự mài mòn.

-Chống sự kẹt xướt các bề mặt kim loại.

1. Thuốc tăng cao độ nhớt:

-Các chất pha thêm để tăng cao độ nhớt thường có phân tử lượng rất lớn và dài, nên ở nhiệt độ thấp, mức độ sắp xếp trong phân tử rất chặt, cho nên làm giảm diện tích tiếp xúc và ma sát nội. Nó ngược lại hẳn so với dầu là ở nhiệt độ thấp, độ nhớt lớn và ở nhiệt độ cao độ nhớt giảm. Khi pha thêm thuốc tăng cao độ nhớt, thì sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ ít.

  Thuốc để tăng cao độ nhớt như:

-Poliizobutylen:   

-Vinhipol:

               (CH2 = CHO – C4H9)n

2. Thuốc có tính rửa:

-Khi pha thêm thuốc có tính rửa, sẽ làm giảm bớt cặn than ở thành xylanh, vòng găng, làm sạch đỡ một phần muội than ở đó. Trong ống dẫn, thì thuốc pha thêm làm tăng khả năng lưu chuyển của dầu nhờn, bầu lọc ít bị tắc.

3. Thuốc giảm độ đông đặc:

            Có 2 nguyên nhân làm cho dầu nhờn bị đông đặc:

-Trong dầu nhờn có parafin, chúng có đặc tính dễ kết tinh. Khi parafin bị kết tinh, chúng tạo thành những khung bao bọc lấy dầu nhờn, dầu nhờn ở trong khung không bị đông đặc nhưng không chảy ra ngoài  được.

-Khi nhiệt độ xuống quá thấp thì dầu nhờn bị đông đặc.

   Thuốc chống đông đặc chỉ có tác dụng làm giảm độ đông đặc khi dầu bị đông do parafin kết tinh gây nên. Thuốc chống đông sẽ hấp thu lên những trung tâm kết tinh, ngăn cản sự tạo thành các khung của parafin, làm cho chúng không bọc được  dầu. Người ta dùng thuốc chống đông như Azơnhi, Parafloy…

4. Thuốc chống ăn mòn:

-Để tránh và hạn chế hiện tượng ăn mòn, người ta pha thêm vào trong dầu nhờn thuốc pha thêm chống ăn mòn, thì nó khử được ôxy, để ôxy không trực tiếp tiếp xúc kim loại, để tạo ra một màng mỏng trên bề mặt kim loại, nó ngăn ngừa không cho axit hữu cơ xâm nhập vào trong kim loại, thường người ta pha thêm este sunfua.

VI. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ CÁC KÝ HIỆU CỦA DẦU NHỜN:

-Phân loại theo độ nhớt SAE (Society of Automotive Engineers)

-Phân loại theo chất lượng API (American Petrolium Institute)

-Khi sử dụng dầu nhờn, tùy theo lĩnh vực sử dụng, tùy theo tính chất của cặp lắp ghép, tùy theo điều kiện sử dụng và tùy theo mùa mà sử dụng dầu nhờn cho thích hợp.

-Khi chuyển động của các chi tiết hay cặp lắp ghép càng lớn, khe hở cặp lắp ghép chi tiết càng nhỏ, hay ở nơi có nhiệt độ thấp thì sử dụng nhớt có độ nhớt nhỏ.

 Ý nghĩa của các ký hiệu:

Ví dụ: loại nhớt có nhãn hiệu là SAE 5O -10W có nghĩa là:

- 50 : chỉ số độ nhớt

- 10W: chỉ mức độ nhiệt độ sử dụng ở vùng có nhiệt độ tối thiểu là -200C

-SG / CC:

- S: chỉ dầu nhờn dùng cho động cơ xăng

- C: chỉ dầu nhờn dùng cho động cơ Diesel

- G, C: chỉ cấp độ nhớt

-4T / 2T:

- 4T: nhớt dùng cho động cơ 4 thì 

- 2T: nhớt dùng cho động cơ 2 thì

Một số ký hiệu khác:

-MM: chỉ dầu nhờn có phẩm chất cao và dùng cho động cơ xăng

-MS: dầu nhờn dùng cho động cơ xăng

-DG: chỉ dầu nhờn có phẩm chất đặc biệt dùng cho động cơ Diesel

-DM: chỉ dầu nhờn dùng cho động cơ Diesel trong điều kiện làm việc nặng nhọc

-DS: chỉ dầu nhờn dùng cho động cơ Diesel trong điều kiện làm việc sức nặng nhọc.

-HD: chỉ dầu nhờn dùng cho động cơ Diesel trong điều kiện làm việc nặng nhọc và có pha thêm thuốc chống han gỉ.

CƠ SỞ QUAN TRỌNG ĐỂ LỰA CHỌN DẦU BÔI TRƠN THÍCH HỢP

-Đối với các chi tiết làm việc có chuyển động nhanh thì cần dùng dầu có độ nhớt thấp và ngược lại.

-Khe hở giữa các mặt làm việc càng lớn thì dùng dầu bôi trơn có độ nhớt càng cao.

-Nhiệt độ làm việc cao thì dùng dầu bôi trơn có độ nhớt cao.

-Số vòng quay lớn, áp suất trên trục nhỏ thì dùng dầu có độ nhớt thấp và ngược lại.

-Phạm vi thay đổi nhiệt độ lớn thì dùng dầu bôi trơn có chỉ số độ nhớt cao.

            Chỉ số độ nhớt (viscosity index) càng cao có nghĩa là dầu có độ nhớt ít thay đổi khi nhiệt độ thay đổi và chất lượng dầu đó càng cao.

-Môi trường làm việc tiếp xúc với không khí, khí cháy ở nhiệt độ cao thì dùng dầu bôi trơn có tính chống oxy hóa và tính chống ăn mòn.

-Môi trường làm việc tiếp xúc với nước và hơi nước thì dùng dầu bôi trơn có tính chống tạo nhũ và chống tạo bọt.

-Thời gian sử dụng dầu lâu thì chọn dầu bôi trơn có tính chống oxy hóa tốt, tính ổn định cao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro