8. VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chủ đề : VIÊM LOÉT DẠ DÀY
BÀI 7.2 CƠ CHẾ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA NHÓM PPI
1. Cơ chế và tác dụng :
Các thuốc PPI đều là tiền chất, có cấu trúc cơ bản các PPI là khung pyridin methyl sulfanyl. Ở dạng này các phân tử rất dễ bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày nhưng trong môi trường của ruột chúng dễ dàng được hấp thu đi qua màng tế bào vào máu và theo mạch máu đến các tế bào viền dạ dày. Tại đây thuốc được tích lũy trong các tiểu quản chế tiết HCl của tế bào viền, trong tiểu quản chế tiết có môi trường pH rất acid. Chính nhờ môi trường acid này các PPIs chuyển sang dạng có hoạt tính vì tạo thành dẫn xuất sulfonamid hoặc acid sulfenic. Các phức hợp ưa lưu huỳnh này có tính phản ứng cao nên đã kết hợp với nhóm -SH của cystein trong enzyme H+/K+-ATPase (Bơm Proton) đẽ tạo nên các cầu nối disulfide tương đối ổn định. Ở trạng thái này bơm H+/K+ - ATPase bị bất hoạt không còn khả năng vận chuyển ion H+.
Khi tế bào ở trạng thái nghỉ (ban đêm) 90-95% các enzyme trong tình trạng bất hoạt và được chứa trong các túi chế tiết. Khi tế bào ở trạng thái kích thích (vào bữa ăn) 60-70% enzyme ở trạng thái hoạt động và nằm ở màng của tiểu quản chế tiết. Có khoảng 70% enzyme được hoạt hóa sau khi PPI đạt nồng độ tối đa trong huyết tương (khoảng 30-60 phút sau khi dùng). Với liều tiêu chuẩn 1 lần/ ngày lượng acid tiết ra giảm đi khoảng 66%. Do tác dụng phụ thuộc vào tỉ lệ bơm được hoạt hóa nên thuốc thường không đạt tác dụng tôí đa trong ngày đầu tiên mà thường phải mất từ 3-5 ngày
2.Tác dụng có hại của thuốc PPIs
Các phản ứng có hại của thuốc ức chế bơm proton chủ yếu liên quan đến việc ức chế tiết acid:
- Sự giảm tiết acid làm chậm quá trình tiêu hóa ở dạ dày, gây nên tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn...
- Acid dịch vị có vai trò chống lại sự phát triển của VK gây hại trong dạ dày. Sự giảm tiết acid HCl làm tăng nguy cơ nhiểm khuẩn. Các VK gây hại có thể xâm nhập xuống đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa. Điển hình là nhiễm Clostridium difficile khi sử dụng PPIs gây ra bệnh viêm ruột giả mạc.
- Các vi khuẩn gây bệnh phát triển trong dạ dày cũng có thể xâm lấn đường hô hấp dưới làm tăng nguy cơ viêm phổi.
- Acid dịch vị làm tăng độ tan của một số dạng muối không tan của Magie, Calci, Sắt... Do đó sự giảm tiết acid sẽ làm giảm hấp thu các khoáng chất này. Sự giảm hấp thu calci khi dùng PPIs dài ngày làm loãng xương, dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương, đặc biệt là xương hông. Phụ nữ sau mãn kinh nên thận trọng khi sử dụng PPIs dài ngày vì nguy cơ gãy xương tăng gấp 1,5 lần.
- Sự gắn thuận nghịch qua cầu nối Disulfit giữa sulfonamid hoặc acid sulfenic với bơm H+/K+ - ATPase làm cản trở khả năng bài tiết yếu tố nội ở tế bào viền. Yếu tố nội do tế bào viền tiết ra là một loại glycoprotein có khả năng gắn kết với Vitamin B12, tạo điều kiện cho sự hấp thu B12 ở hồi tràng. Do đó khi dùng PPIs kéo dài làm giảm bài tiết yếu tố nội, làm giảm hấp thu vitamin B12, có khả năng gây thiếu máu thứ phát. Đồng thời nảy sinh các tác dụng phụ liên quan đến yếu tố thần kinh như: rối loạn thị giác, thay đổi vị giác, tê cứng chân tay...
- Khi PPIs ức chế sản xuất acid dịch vị, gastrin sẽ được giải phóng nhiều hơn để chống lại sự giảm acid của dạ dày. Gần đây, một số nghiên cứu cho rằng khi ngừng sử dụng PPI, cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất gastrin với lượng cao hơn so với trước khi điều trị. Sự tăng tiết gastrin có thể gây ra các khối u ở ruột, ngoài ra nó còn gây hiện tượng tăng tiết acid hồi ứng. Các triệu chứng liên quan tới tăng tiết acid hồi ứng sau khi ngừng thuốc như ợ chua, ợ nóng...
- Giảm natri và magnesi máu có triệu chứng (co giật, loạn nhịp, nôn mửa...) hoặc không có triệu chứng. Giảm calci và kali máu xảy ra đồng thời. Những rối loạn ion được giải thích bởi sự thay đổi pH dạ dày.
- Khi dùng thuốc NSAIDs, nguy cơ gây loét dạ dày xuất hiện do đó chúng ta thường dùng kèm theo PPIs để hạn chế tác dụng phụ lên dạ dày. Tuy vậy, khi sử dụng NSAIDs làm giảm tổng hợp prostagladiin E2 tại thận, làm ảnh hưởng sinh lý thận. Khi dùng cùng một số PPI điển hình là Omeprazol sẽ có khả năng làm tăng độc tính trên thận.
- Một số PPIs có tác dụng ức chế enzym chuyển hóa CyP2C19 thuộc họ CyP450 do đó cũng gây ảnh hưởng đến chức năng gan và một số thuốc dùng cùng chịu chuyển hóa chính qua enzym CyP2C19
Bài tiếp theo là : CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ H.P (Helicobacter pylori)
Mời các bạn đón theo dỏi và ủng hộ để ad có động lực soạn tiếp các bài liên quan nhé !
#TungPharma
BÀI 7.3 CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG NHÓM PPI

CHỈ ĐỊNH:
Những chỉ định của PPIs được FDA chấp thuận

- Viêm loét thực quản : Pantoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole, Rabeprazol.
- Trào ngược DD - TQ: Pantoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole, Rabeprazol.
- Nhiễm H. Pylori : Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazol.
- Loét DD thể hoạt động: Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazol.
- Loét TT thể hoạt động: Esomeprazole, Lansoprazole.
- Loét DD liên quan đến NSAIDs: Esomeprazole, Lansoprazole.
- Xuất huyết tiêu hóa trên : Omeprazole

Trừ một số trường hợp đặc biệt, ngoại lệ !

LIỀU DÙNG

Tương đương:
Dexlansoprazole 30-60mg = Esomeprazole 20mg = Omeprazole 20mg = Lansoprazole 30mg = Pantoprazole 40mg = Rabeprazole 20mg.

- Dùng thuốc nào cũng được miễn sao hợp với điều kiện kinh tế ( Trừ trường hợp đặc biệt và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng )

- Liều cụ thể từng bệnh các bạn vui lòng tham khảo ở hướng dẫn sử dụng thuốc, sách tài liệu chuyên môn hoặc ý kiến Dược Sĩ, Bác sĩ. Ad không trình bày vì khá dài.

- Có điều kiện thì dùng Dexilant, Nexium, Losec. Còn không có thì dùng hàng nội

THAM KHẢO Ý KIẾN DƯỢC SĨ, BÁC SĨ KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý DÙNG THUỐC !

Cám ơn công ty dược MHD Pharma đã đồng hành cùng chuyên mục bệnh dạ dày tá tràng !
#MHDpharma
#ThuoccomdadayOsluma

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chimeo