thương mại điện tử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1 : Phân tích tình hình sử dụng Internet ở VN hiện nay

Internet tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, đến nay chúng ta đã có hơn 26,8 triệu người năn 2011 chiếm 31% dân số và tính đến tháng 3 năm 2012 là 30858742 ng (theo http://www.thongkeinternet.vn/jsp/trangchu/index.jsp) chiếm 35.29%. Trong giai đoạn 2000 - 2010, tỉ lệ tăng tưởng người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt mức 12%. Theo đó, tỉ lệ người sử dụng Internet tại nước ta đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.Báo cáo này được thực hiện thông qua cuộc khảo sát hơn 3.400 người sử dụng Internet tại 12 thành phố ở Việt Nam, và được triển khai trong tháng 11-12/2010, với phương pháp phỏng vấn qua điện thoại.

Các hoạt động của ng sử dung internet: Kết quả nghiên cứu cho thấy, email (60%) và messenger (73%) vẫn là phương tiện kết nối trực tuyến phổ biến tại Việt Nam. Đọc tin tức trên mạng là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97%, theo sau là việc truy cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ gần 96% người tham gia. Đáng chú ý là số người sử dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội đã tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011. Bên cạnh đó, Internet cũng thường được sử dụng để nghiên cứu trong học tập và phục vụ cho công việc. Các hoạt động như giải trí, giao tiếp cũng chiếm phần lớn hoạt động của người dùng Internet.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40% người sử dụng Internet ở Việt Nam từng truy cập vào một website mua bán hay đấu giá trực tuyến, và chỉ có khoảng 10% từng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Bản báo cáo còn cho biết, việc mua sắm trực tuyến được sử dụng thường xuyên hơn ở các thành phố phía Bắc và chủ yếu phổ biến ở nhóm tuổi từ 25 – 34

Đối tượng sử dụng: Kết quả khảo sát lần đầu thì giới trẻ luôn là đối tượng sử dụng internet cao nhất. Ở lứa tuổit từ 15 đến 24 quan tâm chủ yếu đến các nội dung giải trí, đặc biệt là các game trực tuyến (38%), nhạc trong nước (57%), và thể thao (39%). Nhìn chung, chúng ta thấy lượng người dùng internet không bị giới hạn ở độ tuổi mà phân bổ đều từ trẻ đến già, chỉ có mức độ sử dụng ở mỗi nhóm tuổi khác nhau. Ngoài dùng mail để liên lạc, người dùng cũng thường xuyên cập nhập trạng thái cá nhân trên các trang mạng xã hội (52%), và bỏ thời gian xem các đoạn video và hình ảnh thú vị trên mạng (45%).

Địa điểm sử dụng: Việc sử dụng internet công cộng là phương thức truy cập hiệu quả tại Việt Nam trước đây so với môi trường sử dụng internet tại các trường học, nhà riêng còn bị hạn chế. Đến nay internet công cộng vẫn duy trì, nhưng có giảm từ 42% năm 2010 xuống còn 36% năm 2011. Do cơ sở hạ tầng internet phát triển, việc sử dụng internet sử dụng tại nhà có xu hướng tăng 75% năm 2010 lên 88% năm 2011. Với đường truyền ADSL với tốc độ cao, người dùng ai cũng hài lòng sử dụng dịch vụ internet tại nhà.

Mặt khác, sự phát triển hạ tầng của công nghệ 3G của các nhà mạng cùng với gói cước hấp dẫn kiến cho người truy cập internet trên điện thoại di động tăng lên trong thời gian gần đây chiếm 30%. Riêng ở Cần Thơ và Đà Nẵng, thỉ tỉ lệ tăng đột biến về người dùng internet bằng di động tăng vọt rất đáng quan tâm. Lý giải khi số người dùng internet sử dụng máy tính để bàn tại Cần Thơ, Đà Nẵng không nhiều thành phố Hồ Chí Minh, nhưng khi các nhà mạng cung cấp điều kiện truy cập internet trên điện thoại di động thì giới trẻ có cơ hội xài thử inernet trên di động thì tiếp cận sử dụng nhanh hơn. Đa số người dùng ở Cần Thơ và Đà Nẵng là lứa tuổi trẻ, với tỉ lệ 60% người dùng dưới 25 tuổi họ phát biểu vì rất hào hứng với công nghệ mới.

Về giao dịch thương mại trực tuyến, với nền tảng xuất phát là di sản thương mại của Việt Nam lâu đời, giao dịch mua bán là xem hàng tận tay, sờ nắn, không đơn giản là xem cái hình thì thuyết phục được ta mua hàng. Ngoài ra, nạn hàng nhái, hàng giả gần đây càng làm chúng ta trở nên cảnh giác hơn khi chưa tận mắt chứng kiến món hàng cần mua. Người mua thưởng có xu hướng mua hàng theo quan hệ cá nhân quen biết, ít mua những địa chỉ lạ, người bán không rõ mặt.

Thực tế việc cơ sở hạ tầng chưa phát triển, chưa tạo điều kiện cho thanh toán trực tuyến khiến cho mức độ giao dịch trực tuyến phát triển nhanh được. Theo khảo sát, đã có 18% số người có thực hiện giao dịch trực tuyến, giao dịch này nghĩa là có đặt hàng trêng mạng, còn việc thanh toán thì nhiều hình thức. Theo một số chuyên gia nước ngoài thì tỉ lệ này tương đối cao, ngoài ra khi được hỏi về dự định cho việc giao dịch trực tuyến sắp tới thì có 18% số người bảo rằng sẽ thực hiện thôi.

Phương thức thanh toán khi mua hàng trực tuyến(%)Với độ tín nhiệm và mức tiện lợi trong thanh toán điện tử còn hạn chế,việc thanh toán chủ yếu được thực hiện trực tiếp…Tiền mặt (trao tay ) Trả qua tài khoản ATM/ ngân hàng Thẻ ghi nợ (Debitcard) Thẻ tín dụng (Creditcard) Gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng  Trả tiền trực tuyến (vídụ Paypal) Ngân hàng điện tử (quaInternet) Không dùng tiền mặt (hàng đổi hàng) trong đó tiền mặt vẫn là phương thức đc sử dụng nhiều nhất .

Câu 2: Các dịch vụ công trực tuyến ở VN hiện nay.

Phần 1 : Khái quát về dich vụ công trực tuyến.

1.1.Khái niệm 

1. Dịch vụ hành chính công là:  những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

2. Dịch vụ công trực tuyến là: dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

3.Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.

4.Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

5.Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

6.Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

1.2.Dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam

Đến tháng 12/2009 đã có 263 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (mức độ cho phép các mẫu đơn, hồ sơ được điền và gửi trực tuyến), số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 1 và mức độ 2 được cung cấp ngày càng lớn. Riêng đối với dịch vụ công mức độ 4 thì hiện vẫn còn rất hạn chế. Từ tháng 2/2010, TP.HCM đã trở thành địa phương đầu tiên cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 (mức cao nhất của hệ thống Chính phủ điện tử) cho phép cấp phép họp báo, hội thảo, hội nghị có yếu tố nước ngoài trên trang tin điện tử của Sở TT&TT tại địa chỉ www.ict-hcm.gov.vn.

Với hạ tầng đã được xác lập đến nay thì trong thời gian tới, việc tăng tốc chuyển đổi các dịch vụ hành chính thủ công thành dịch vụ điện tử sẽ có điều kiện phát triển nhanh hơn nhiều so với giai đoạn vừa qua.

Từ nay đến năm 2015, theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ cung cấp tối thiểu 30 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên tới người dân và doanh nghiệp, với số lượng giao dịch cao và diện rộng. 

Phần lớn doanh nghiệp và người dân đã có sự tiếp nhận, hưởng ứng tích cực khi biết ngành Tài chính cung cấp các dịch vụ công điện tử, nhất là trong hai lĩnh vực Thuế, Hải quan. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thí điểm, đã xuất hiện một số bất cập. Ví dụ như về tốc độ xử lý, độ phức tạp, mức độ thân thiện, dễ sử dụng… Riêng về dịch vụ chứng thực chữ ký số, Bộ Tài chính đang xem xét để có thể mở rộng hợp tác với nhiều nhà cung cấp, tạo thêm nhiều lựa chọn hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Phần 2: Một số dịch vụ công trực tuyến ở nước ta

2.1.Hải quan điện tử: 

Cải cách phát triển hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2008-2010 theo Quyết định 456 của Bộ trưỏng Bộ Tài chính, Ngành Hải quan đã chính thức mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) từ ngày 15/12/2009

*) Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các dự án đầu tư

Đối với người khai hải quan

Bước 1 - Đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế. Thủ tục đăng ký danh mục tương tự như đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất.

Doanh nghiệp phải lưu giữ hồ sơ và xuất trình khi hải quan có yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy. Hồ sơ giấy gồm: 

- Danh mục hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án được miễn thuế: 02 bản;

- Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật: 01 bản chính;

Bước 2 - Nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định. Thủ tục hải quan thực hiện tương tự như  thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán.

Đối với cơ quan hải quan

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra việc đăng ký danh mục hàng hoá  nhập khẩu tạo tài sản cố định.

Bước 2: Làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định

Thủ tục hải quan thực hiện tương tự như  thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Ngoài ra cơ quan hải quan phải thực hiện thêm như sau:

- Căn cứ thông tin khai; hồ sơ của doanh nghiệp doanh nghiệp nộp/xuất trình, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng lô hàng nhập khẩu;

- Chi cục Hải quan điện tử nơi làm thủ tục phải kiểm tra, theo dõi và xác nhận vào phiếu theo dõi trừ lùi (trong trường hợp phải cấp phiếu trừ lùi cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nơi khác).

- Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên Danh mục, Chi cục Hải quan điện tử nơi làm thủ tục lần cuối cùng tổng hợp lượng hàng mà doanh nghiệp đã nhập khẩu theo Danh mục, in và xác nhận lên phiếu theo dõi trừ lùi (trong trường hợp phải cấp phiếu trừ lùi cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nơi khác);

*) Cách thức thực hiện:

Gửi, nhận thông tin hệ thống máy tính của doanh nghiệp đã được nối mạng qua C-VAN

*) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: 

+ Danh mục, số lượng nguyên liệu nhập khẩu trong một năm;

+ Giấy phép đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Văn bản cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đúng mục đích được miễn thuế theo quy định pháp luật

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

*) Thời hạn giải quyết: 

- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)

- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy  đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):

+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

*) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức

*) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan điện tử

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục hải quan điện tử

*) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các dự án đầu tư

*) Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai (theo Thông tư số 43/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan)

*) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):

+ Tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu: Mẫu tờ khai 1, Phụ lục VIII, Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục Hải quan điện tử

2.2 Dịch vụ đấu thầu qua mạng.

2.2.1 Khái niệm, chức năng và hình thức đấu thầu qua mạng:

2.2.1.1: Các khái niệm:

- Đấu thầu qua mạng hay còn gọi là đấu thầu điện tử, là quá trình sử dụng hệ thống mạng công nghệ thông tin (internet) và các thiết bị điện toán để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Hệ thống đấu thầu qua mạng ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hệ thống) bao gồm hệ thống máy chủ, các thiết bị điện toán (phần cứng) và các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin được cài đặt trên máy chủ (phần mềm) đặt tại địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn để thực hiện đấu thầu qua mạng.

- Cơ quan vận hành Hệ thống là Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.2.1.2:  Chức năng:

- Đăng tải kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, thông báo mời thầu.

- Nộp hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu

- Đăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu... 

2.2.1.3:   Hình thức đấu thầu:

Người sử dụng hệ thống có thể lựa chọn các hình thức: (1) Đấu thầu rộng rãi; (2) Đấu thầu hạn chế; (3) Chào hàng cạnh tranh; (4) Chỉ định thầu.

2.2.2. Thực trạng:

- Thế giới: đấu thầu qua mạng đã trở thành xu thế tất yếu của rất nhiều quốc gia. Báo cáo của các nước đã triển khai đấu thầu qua mạng cũng cho thấy công tác này có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3 - 20% giá trị đấu thầu mua sắm, tính trung bình là 10%. 

- Ở Việt Nam: hệ thống đấu thầu điện tử được tiến hành theo 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (2009-2011): Xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử bằng cách đưa công nghệ đã triển khai thành công tại các nước có hệ thống đấu thầu qua mạng phát triển vào thử nghiệm, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiếp thu chuyển giao công nghệ và từ đó phát triển hoàn thiện thêm. Mục tiêu cho giai đoạn này là: Hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống đấu thầu qua mạng; Xây dựng khung pháp lý thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo, tổ chức vận hành và thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng.

+ Giai đoạn 2 (2010-2015): Mở rộng hệ thống đã xây dựng, hoàn thiện bổ sung các chức năng hệ thống đã phát triển, gồm: mua sắm điện tử, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử và từng bước áp dụng với các đơn vị có chức năng mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước.

2.2.3 Ưu điểm:

- Theo kinh nghiệm quốc tế, đấu thầu qua mạng có thể giúp tiết kiệm chi phí từ 3% đến 20% giá trị đấu thầu mua sắm. Tại Việt Nam, tổng giá trị các gói thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu hàng năm khoảng 20% GDP (tương đương hơn 20 tỷ USD

- Đấu thầu qua mạng làm tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động đấu thầu. 

2.2.4 Hạn chế:

- Trình độ CNTT và hạ tầng công nghệ của các bên tham gia chưa đồng đều, cộng với sự phức tạp của công nghệ hạ tầng khóa công khai (PKI) dẫn đến nhu cầu đào tạo, hỗ trợ rất lớn… từ đó, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ đủ mạnh để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khi mở rộng phạm vi áp dụng đấu thầu qua mạng.

- Sự chưa đồng bộ của hệ thống chính phủ điện tử tại Việt Nam đã khiến khả năng kết nối dữ liệu dùng chung giữa các hệ thống chính phủ điện tử còn hạn chế, khiến một số chức năng như kiểm tra thông tin đăng ký, thanh toán qua mạng,... chưa thể thực hiện trực tuyến mà phải thực hiện trực tiếp theo cách truyền thống.

- Một khó khăn nữa vẫn thiên về công nghệ đó là trong giai đoạn phát triển hệ thống của Việt Nam lúc bấy giờ chưa có một đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nào được triển khai. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tiếp nhận công nghệ hạ tầng khóa công khai từ Hàn quốc và trực tiếp quản lý việc cấp phát thí điểm chứng thư số cho các đối tượng tham gia đấu thầu qua mạng.

- Theo đánh giá của đại diện KOICA tại Việt Nam, đấu thầu điện tử là một sự thay đổi lớn từ công tác đấu thầu truyền thống sang hình thức online. Chính vì thế đòi hỏi phải có thời gian thích nghi, KOICA cũng từng gặp khó khăn khi áp dụng hình thức đấu thầu mới này.

Câu 3: Phương thức thanh toán thương mại điện tử.

Với hạ tầng kỹ thuật, pháp lý hiện tại, cộng đồng tham gia TMĐT có thể sử dụng năm phương thức thanh toán trực tuyến cho các giao dịch TMĐT: Thẻ tín dụng; Séc điện tử; Thẻ ghi nợ; Két tiền điện tử; và Thanh toán qua thư điện tử.  

1.Thanh toán bằng thẻ tín dụng: Khách háng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán trực tuyến tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePAY.

Là phương thức thanh toán đặc trưng nhất của các giao dịch thương mại trực tuyến trên Internet. Thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm tới 90% tổng các giao dịch TMĐT

Quy trình:

- Khách hàng xuất trình thẻ thanh toán hay là cung cấp mã số thẻ tín dụng của mình

- Người bán hàng kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng đối với giao dịch mua bán đang diễn ra. Nếu khách hàng có đủ khả năng thanh toán thì người bán hàng sẽ lập 1 phiếu mua hàng đồng thời yêu cầu  khách hàng ký xác nhận.

Ưu điểm :

- Qui trình mở thẻ đơn giản, nhanh chóng, khách hàng chỉ cần có tài khoản tại ngân hàng đều có thể tiếp cận tới sản phẩm thẻ tín dụng hay ghi nợ của ngân hàng để thanh toán trực tuyến.

- Sử dụng thẻ ghi nợ thay cho viết séc thanh toán sẽ giúp cho bảo mật thông tin cá nhân, thẻ ghi nợ có thể sử dụng thay cho tiền mặt séc du lịch và séc thanh toán

Nhược điểm: 

- Sự bí mật của thẻ tín dụng thấp

- Chí phí cho thanh toán bằng thẻ tín dụng tương đối cao

- Ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán thẻ đối với những cơ sở bán hàng thực sự tin cậy

- Rủi ro khi thanh toán bằng thẻ

Cho người phát hành

+ Ngân hàng chịu rủi ro khi KH mất khả năng thanh toán

+ Cho ng khác sd thẻ ở các QG khác nhau (mạo danh chữ kí), do thẻ đc sd ở trên toàn thế giới, sau đó chủ thẻ chứng minh thời gian đó ko có mặt ở nc đó, ngân hàng là ng gánh chịu.

+ Báo cho ngân hàng là mất thẻ, nhưng vẫn sd thẻ để thanh toán trong thời gian thẻ chưa bị đưa vào danh sách đen

Cho ngân hàng thanh toán

+ Ngân hàng thanh toán có sai sót trong vc cấp phép, như chuẩn chi với giá trị thanh toán lớn hơn trị giá cấp phép

+ Ngân hàng thanh toán ko cung cấp kịp thời danh sách đen cho cơ sở tiếp nhận thẻ

Cho cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ

+ Thẻ hết hiệu lực mà cơ sở chấp nhận thẻ ko phát hiện ra

+ Cơ sở chấp nhận thẻ có quan niệm cho rằng mình chỉ chịu rủi ro ở phần vượt hạn mức cho phép nên đã thanh toán nhiều thương vụ vượt hạn mức ở 1 tỷ lệ nhỏ mà ko xin cấp phép hoặc xin cấp phép đã bị từ chối

+ Cơ sở chấp nhận thẻ cố tình tách thương vụ thành nhiều thương vụ nhỏ để ko cần phải xin phép

+ Sửa chữa số tiền trên hóa đơn do ghi nhầm hoặc cố y mà quên rằng phía chủ thể cũng giữ 1 hóa đơn nguyên vẹn

Với chủ thẻ: mất tiền nếu bị mất thẻ (nếu để lộ số PIN)

2. Thanh toán bằng séc điện tử 

Thanh toán bằng séc điện tử chiếm khoảng 11% tổng các giao dịch trực tuyến. Séc điện tử thực chất là một loại “séc ảo”, cho phép người mua thanh toán bằng séc qua mạng Internet. Người mua sẽ điền vào form (nó giống như một quyển séc được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân hàng của họ, ngày giao dịch và trị giá của giao dịch; sau đó gửi thông tin đó tới một trung tâm giao dịch để xử lý và kết thúc giao dịch. Có 2 cách để sử dụng séc điện tử:

Lợi ích của séc điện tử :

- Không yêu cầu kh tiết lộ thông tin tk của mình cho cá nhân khác trong quá trình giao dịch.

- Không yêu cầu kh thường xuyên gửi các bản thông tin tài chính nhạy cảm trên các web.

- Giảm chi phí hành chính thông qua dịch vụ nhanh hơn và ít giấy tờ hơn ( vs ng bán)

- Nó cải tiến sự hiệu quả của quy trình đặt cọc đối với người bán và tổ chức tài chính , nhanh và tiện lợi hơn

- Tăng tốc độ xử lý cho người mua 

- Cung cấp cho người mua nhiều thông tin về khoản mua và báo cáo tài khoản của họ 

3. Thanh toán bằng thẻ ghi nợ 

Khi thực hiện phương thức thanh này, tiền trong tài khoản của người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định. Ưu điểm của phương thức này là người bán có thể biết người mua có tiền để mua hàng thực sự hay không; còn người mua sẽ tiến hành thanh toán ngay lập tức cho từng giao dịch, giúp họ tránh được những “cú sốc” thẻ tín dụng khi ngân hàng gửi các bản kê thanh toán đến. 

Ưu điểm:

- Thẻ tín dụng hoặc ghi nợ cho phép khách hàng tiếp cận với số dư trong tài khoản của mình thông qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ  hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài khoản tại các máy ATM.

- Thẻ tín dụng hay ghi nợ là một cách thanh toán an toàn hơn do tài khoản của bạn bị mã khoá và chỉ có thể tiếp cận tài khoản này nếu nhập đúng mã số pin

Để thực hiện phương thức thanh toán này, doanh nghiệp cần phải liên hệ với các nhà cung cấp Merchant Account xem có được chấp nhận phương thức thanh toán này không? Hiện tại việc thanh toán bằng thẻ ghi nợ vẫn chưa thực sự phổ biến. 

4. Két tiền điện tử 

“Két tiền điện tử” là một két ảo nó có thể lưu giữ tất cả các thông tin của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, mật khẩu, thẻ hội viên, và tất cả các số thẻ hiện có trong “két tiền thật” của khách hàng. Nó sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách hàng khi mua hàng trực tuyến, bởi vì số thẻ tín dụng của khách hàng có thể được copy từ “két tiền điện tử” và "dán" vào trong đơn đặt hàng trực tuyến, mà không cần phải nhập từ bàn phím. 

Khi chấp nhận thanh toán bằng két tiền điện tử, doanh nghiệp sẽ không cần phải mua thêm bất kỳ một phần mềm nào và cũng không cần phải thay đổi mẫu đơn đặt hàng của mình. 

5. Phương thức thanh toán qua thư điện tử P2P (Person-to-Person) 

Phương thức thanh toán P2P cho phép các cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản của họ tại ngân hàng để thanh toán qua thư điện tử. Quy trình thanh toán P2P như sau: người mua thực hiện thanh toán bằng cách gửi email đến cho người nhận (người nhận - người bán hàng cần tìm đến đường kết nối với trang có sẵn các mẫu thanh toán để gửi và nhận) qua các bước: Cung cấp số tài khoản trực tuyến của công ty; Nhấn chuột vào đường link đến trang thanh toán qua thư điện tử; Nhập thêm tên của người nhận, địa chỉ email, trị giá giao dịch, và số thẻ tín dụng hay tài khoản nơi mà tiền được rút ra từ đó; ngoài ra có thể điền thêm các ghi chú cá nhân của người nhận đối với các giao dịch đặc biệt.

 Tại hộp thư của người nhận sẽ nhận được thông báo tiền đã được gửi đến, được cung cấp một siêu liên kết để nhận tiền và sau đó lựa chọn nơi gửi tiền (hoặc là được gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc là được đưa vào thẻ tín dụng). Và giao dịch thanh toán được hoàn thiện.

Phương thức thanh toán này có ưu điểm: Các bên không cần phải cung cấp các thông tin về tài khoản của mình cho đối tác, nên có thể hạn chế được một số rủi ro liên quan đến việc an toàn thông tin dữ liệu về tài khoản thẻ.

Câu 4:CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Hạ tầng cơ sở CN thông tin.

Hệ thống máy tính: VN đã biết đến máy tính điện tử từ năm 1968 khi chiếc máy tính đầu tiên do Liên Xô viện trợ được lắp đặt tại Hà Nội. Tại nhiều cơ quan và doanh nghiệp, dữ liệu có cấu trúc đã được quản lý bằng nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau; đang xây dựng 6 cơ sở quốc gia cỡ lớn phục vụ mục tiêu tin học hoá quản lý Nhà nước. Hiện nay hầu như mọi cơ quan nhà nước đều sử dụng máy tính cá nhân. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức bổ trợ cho công việc của ng sử dụng PCs là chính, chưa có tác dụng nhiều trong việc giải quyết các mối liên hệ giữa các tp tham gia 

Công nghiệp phần mềm VN ít phát triển, hoạt động phần mềm chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng. Số công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm còn ít, sản phẩm phần mềm chủ yếu là các chương trìh văn bản tiếng Việt; giáo dục, văn hoá, kế toán tài chính, khách sạn, quản lý văn thư, điều tra thống kê ít có các phần mềm trọn gói có giá trị thương mại cao. Các công ty trong nước mới đạt 10% thị phần thị trg phần mềm. 

Mạng Internet: Đến nay VN có khoảng 150 nghìn thuê bao và phát triển với tốc độ tăng thêm khoảng 7000 - 8000 thuê bao/tháng.

Ngành truyền thông VN những năm gần đây tăng trưởng tới 70%/năm. Liên lạc viễn thông qua vệ tinh đã được ứng dụng, sử dụng vệ tinh thuê của nước ngoài (đã có chương trìh thuê phóng vệ tinh riêng). Các thiết bị và CN điều khiển tiên tiến đã được áp dụng trong ngành địa chính, ngành hàng không...Tuy nhiên, tính tin cậy của dịch vụ truyền thông còn thấp và chi phí còn rất cao so với mức trung bình của ng dân, vì vậy tính phổ cập chưa cao.

2. Cơ sở hạ tầng nhân lực.

- Lực lượng chuyên gia CN thông tin ở VN hiện nay có thể chia thành một số nhóm:

+ Các chuyên gia kiến thức cao, được đào tạo ở nước ngoài hoặc các nhà toán học nhiều năm qua đã chuyển hướng sang tin học.

+ Các cán bộ đào tạo từ khoa tin học của các trg đại học (chủ yếu là Đại học tổng hợp, Đại học Bách Khoa), mỗi năm ra trg trên 1000 ng. Theo đánh giá của Hội tin học VN, trong vài năm gần đây, các sinh viên chuyên ngành tin học khi tốt nghiệp ra trg đã có trìh độ khá cao và trìh độ được nâng lên khá nhanh sau khi họ được sử dụng vào thực tế.

+ Một lực lượng đông đảo thanh niên đã qua đào tạo tin học trong khi học phổ thông và đại học, hoặc đào tạo tại các trg, các trung tâm tin học trong toàn quốc. Số này ước tính vài vạn ng.

+ Ngoài ra cần tính tới đội ngũ Việt kiều làm tin học. Theo thống kê chưa đầy đủ có tới 50 nghìn ng. Lực lượng này được các nước đánh giá là giỏi, nhiều ng có trìh độ rất cao (nhất là những ng ở Mỹ, Pháp và Ca-na-đa), một số ng là chuyên gia đầu đàn của các tổ chức tin học thế giới, có ng làm cố vấn về phát triển tin học cho Tổng thống nước ngoài. 

Lực lượng này thông minh cần cù sáng tạo thích ứng nhanh tuy nhiên cơ cấu chưa đầy đủ ( DH BK thiếu đào tạo về chuyên viên CNTT phần cứng ), chưa đáp ứng đủ trìh độ do đk tiếp xúc còn hạn chế, csht chưa đủ, chính sách bất cập, chưa có nơi phat huy khả năng

3. Hạ tầng cơ sở kinh tế.

+ Do năng lực kinh tế thấp và cách làm kinh tế còn lạc hậu, hệ thống tiêu chuẩn theo đúng nghĩa vẫn chưa hình thành, hệ thống thông tin kinh tế quốc gia cũng không tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, sẽ gây trở ngại lớn cho việc chuyển sang một nền “kinh tế số hoá”.

+ Năng suất lao động thấp, tổ chức lao động lạc hậu, tỷ lệ thất nghiệp thực còn ở mức khá cao, chưa tạo ra động lực thực tế đẩy tiết kiệm cao độ chi phí vật chất và thời gian (là các mục tiêu rất cơ bản của “TMĐT”).

+ Mức sống không cho phép đông đảo dân chúng và đông đảo doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các phương tiện của “kinh tế số hoá”: ng dân bình thường không có đủ tiền để trang bị các phương tiện của “TMĐT” và trả các chi phí dịch vụ “TMĐT”.

+ Chưa hình thành hệ thống thanh toán tài chính tự động, tức là thiếu hẳn một trong những thành tố nhất của TMĐT, là thành tố không chỉ bảo đảm cho tính kinh tế mà cả tính khả thi cuả TMĐT..

+ Chưa hình thành và thực thi việc tiêu chuẩn hoá toàn bộ nền kinh tế (mã hoá và tiêu chuẩn hoá toàn bộ các doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ), đa số hàng hoá vẫn còn trao đổi truyền thống, hàng hoá giả còn phổ biến. Riêng mã số mã vạch tới nay mới thể hiện trên khoảng 10% sản phẩm bán lẻ lưu thông trên thị trg và theo dự kiến sau 5 năm nữa mới đạt tỉ lệ 80%.

+ Thiếu một chiến lược mã quốc gia làm cơ sở phát triển CN mã hoá phục vụ mục đích bảo đảm an toàn dữ liệu và thông tin.

4. Hạ tầng pháp lý.

Hệ thống pháp luật hiện đại đang mới ở giai đoạn hình thành đầu tiên và còn chưa hoàn thiện. Đến nay tuy VN đã có luật bảo hộ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ, nhưng luật này chỉ mới áp dụng tương đối tốt trong lĩnh vực truyền hình và phim ảnh, ở những khía cạnh khác trong lĩnh vực CNTT thì nhìn chung chưa hiệu quả.

Chính phủ cũng ban hành Nghị định 21/CP ngày 5/5/1997 về quản lý, thành lập và sử dụng Internet.

Mới đây, vào ngày 23/8/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet thay thế cho Nghị định 21/CP cũ.

Tuy nhiên, còn hàng loạt vấn đề pháp lý liên quan đến TMĐT chưa được phản ánh trong Bộ luật thương mại, Bộ luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Bộ luật hình sự và các Bộ luật khác có liên quan, trong đó có các vấn đề như luật pháp về giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, về xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử, về chống xâm nhập trái phép vào các dữ liệu v..v

5. Hạ tầng cơ sở chính trị, xã hội.

Do hàng loạt các đặc thù, nhiều thứ chịu sự chế định của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, ta chưa thể mở tới mức độ như “kinh tế số hoá nói chung” và “TMĐT” nói riêng đòi hỏi hoặc mong muốn. Các thế lực thù địch còn tiếp tục các hoạt động chống phá mạnh mẽ, nên về mặt chính trị, Internet/Web mặc nhiên trở thành phương tiện tốt cho các hoạt động này, buộc Nhà nước phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp. Ngay từ năm 1996 đã có chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, quản lý, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch dùng phương tiện thông tin điện tử để chống phá ta, trong đó đã đề cập đến các phương tiện điện thoại, Fax, kênh truyền hình TVRO, kết nối mạng thông tin Internet và các hoạt động mua bán, trao đổi thông tin giữa một số cơ quan nhà nước và nước ngoài v..v.. 

Về cách sống và làm việc, đa số dân chúng vẫn còn quen giao dịch trên văn bản, giấy tờ, mua hàng nhất thiết phải trải qua công đoạn nhìn, sờ, nếm, thử...; thích đếm tiền mặt v..v.., đều là các thói quen khác biệt một cách căn bản với TMĐT; đồng thời cũng là những thói quen không thể nhanh chóng thay đổi được.

Câu 5: THỰC TRẠNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM

1.CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Giai đoạn 1: cung cấp thông tin(publish)

Sử dụng CNTT & TT để mở rộng truy cập thông tin tới chính phủ

Chính phủ sủ dụng các phương tiện truyền thông thích hợp và nhất là Internet để cung cấp nhanh và trực tiếp tới công dân.

Giai đoạn 2: tương tác mở rộng việc tham gia của công dân vào hoạt động chính phủ

Tạo ra các trang  web phong phú thông tin mới chỉ là giai đoạn 1

Chính phủ điện tử còn có khả năng huy động được công dân tham gia vòa quá trình quản lí nhà nước qua việc trao đổi, đối thoại với các nhà lập pháp ở mọi cấp chính quyền.đẩy mạnh việc đối thoại giúp xây dựng lòng tin của cộng đồng vào chính phủ.

Giai đoạn 3: giao dịch xây dựng dịch vụ chính phủ trực tuyến

- Xây dựng các web site giao dịch để người dân có thể liên hệ trực tiếp với các dịch vụ chính phủ vào bất cứ nào

- Các dịch vụ thường là: đăng kí đất đai, xin cấp thẻ căn cước,...

->Giai đoạn này góp phần giảm nạn quan liêu giấy tờ,nhũng nhiễu vòi tiền.

2.THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

2.1.Các con số đã đạt được

Báo cáo mới nhất của mạng lướI trực tuyến về HCC và tài chính  năm 2011 của Liên hợp quốc (UNPAN) cho thấy, hiện VN xếp hạng 105 trong tổng số 191 QG trên thế giớI về chỉ số CPĐT , tăng 7 bậc so với năm trước. Chỉ số CPĐT của VN đã tăng từ 0,3378 điểm lên mức 0,364 điểm

Theo báo cáo xếp hạng của Liên hiệp quốc năm 2010 thì Việt Nam đã đạt được bước tiến vượt bậc trong việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan chính phủ để quan hệ và cung cấp các dịch vụ của chính phủ cho công dân, khi từ vị trí thứ 126 trong năm 2006 lên vị trí 90 trong năm 2010, đứng thứ 6 trong tổng số 10 nước Đông Nam Á. Đây chính là mốc đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc đưa ứng dụng CNTT một cách sâu rộng vào trong cơ quan chính quyền.Việc đánh giá xếp hạng dựa trên các chỉ số chính: sự sẵn sàng điện tử, đánh giá web, nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở và sự tham gia điện tử. Sự phát triển về Chính phủ điện tử (CPĐT) này cũng được minh chứng bằng số lượng máy tính trang bị tại các công sở, số công chức được đào tạo bài bản về ứng dụng CNTT, phần mềm phục vụ cải cách hành chính tăng lên theo cấp số nhân qua từng năm. Cụ thể, 70% bộ ngành có website riêng, 80% cơ quan hành chính có trang tin điện tử, trên 60% cơ quan nhà nước cấp tỉnh có mạng LAN, trên 90% có Internet… Đặc biệt, nhận thức của các lãnh đạo về chính phủ điện tử đã có những chuyển biến vô cùng tích cực. Ông Lê Doãn Hợp - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT nhấn mạnh tại Hội thảo Chính phủ điện tử lần 9/2011, ngành CNTT-TT Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25%/năm, gấp 3 lần mức tăng trưởng của GDP. Tình hình phát triển và ứng dụng CNTT-TT của đất nước diễn ra tốt đẹp. 100% cơ quan nhà nước có mạng máy tính; 15% hộ gia đình có máy tính cá nhân nối mạng Internet; 62,5% gia đình có điện thoại cố định, tỷ lệ điện thoại di động đạt 1,27 máy/người sử dụng. Cả nước có trên 94.000 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 775 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

2.2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ

*) Mạng Cityweb TP. HCM

Từ tháng 2/2001, UBND TP. HCM ban hành quyết định nội dung thông tin cho các sở, ngành nối mạng HCM Cityweb của toàn thành phố. Trang Web này cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến thành phố, phục vụ nhiều đối tượng, trong đó có cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua mục "Tổng quan về thành phố" và mục "Đầu tư", doanh nghiệp có thể nhận được đầy đủ thông tin về kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, các dự án đang kêu gọi đầu tư, các địa chỉ cần thiết để giao dịch, các văn bản pháp luật của Việt nam và thành phố để chuẩn bị quyết định đầu tư. Hiện nay, ngoài phần tiếng Việt, mục đầu tư đã có thêm phần tiếng Anh và đang thực hiện chuyển thể sang tiếng Trung, tiếng Nhật. Đây là công cụ phục vụ đắc lực cho các nhà đầu tư.

*) Hệ thống thông tin tin học hoá tại Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh

Quận 1 đã ứng dụng công nghệ thông tin từ năm 1990. Đến nay, nhìn chung việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ hành chính và quản lý nhà nước tại Quận 1 đã đạt được nhiều kết quả khả quan; trong đó có một số chương trình hoạt động tốt, ổn định như chương trình cấp giấy chứng nhận kinh doanh, cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết đơn khiếu nại, quản lý dân số và lao động, quản lý cán bộ và đặc biệt là kết nối với mạng diện rộng của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng UBND thành phố, giúp tra cứu một cách thuận tiện các văn bản phục vụ quản lý và điều hành.

*) Đăng ký kinh doanh qua mạng

Vào năm 1997, Sở KH&ĐT TP. HCM đã tiến hành xây dựng một mạng thông tin diện rộng và lập cơ sở dữ liệu của hơn 10.000 doanh nghiệp đã đăng ký, xây dựng quy trình đăng ký kinh doanh khép kín. Tiếp đến, từ tháng 8/2000, Sở đã khai trương "Trang thông tin doanh nghiệp" bao gồm thông tin về tất cả doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. 

*) Những Website cho nông nghiệp Việt nam 

www.mard.gov.vn: Qua Website này, những văn băn không cần phải đóng dấu đỏ sẽ được đưa trực tiếp lên mạng. Các văn bản này bao gồm các báo cáo thông báo tình hình của bộ, báo cáo của bộ gửi Chính phủ, các cơ quan của bộ… chiếm 70% tổng số lượng công văn, giấy tờ. 

www.pclb.vnn.vn: Đây là trang Web hỗ trợ phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai.

www.agroviet.gov.vn: Đây là trang thông tin về nông sản. Nhờ sự cộng tác của Mạng thông tin thương mại thị trường Việt nam (Vitranet) và Bản tin thị trường (Bộ Thương Mại), Website www.agroviet.gov.vn cung cấp thông tin thị trường, thiết lập cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh, các nhà hoạch định chính sách với các nhà đầu tư và nhà tài trợ trong và ngoài nước. Thông qua Website này các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh liên quan đến nông nghiệp. 

*) Khai báo hải quan điện tử 

Khai báo hải quan điện tử ở Việt nam hiện nay mới chỉ ở mức độ thấp nhất. Tại các nước phát triển trên thế giới đang tồn tại ba mức độ của hình thức khai báo hải quan điện tử. Cao nhất là khai báo hải quan tức thì qua hệ thống mạng Chính phủ điện tử. Mức trung bình là khai báo điện tử trước, sau đó 3-4 ngày sẽ nộp hồ sơ. Mức độ thấp nhất là vừa khai báo điện tử vừa nộp hồ sơ. Các mức độ của hình thức khai báo hải quan điện tử bị chi phối bởi ba yếu tố: cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngành, đơn vị liên quan và hạ tầng riêng của ngành Hải quan. Nhưng hiện khai báo hải quan điện tử vẫn còn thiếu một hạ tầng cơ sở pháp lý cần thiết và các hạ tầng cơ sở khác đảm bảo cho việc thực hiện khai báo hải quan điện tử. 

*) Báo điện tử

Hiện Việt Nam có 21 tờ báo, tạp chí điện tử, điển hình là các tờ Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Lao Động, Người Lao Động, Quốc Tế, Quê Hương, Đầu Tư, Thời Báo Kinh Tế, Sài Gòn Tiếp Thị …. Con số 21 trên 500 tờ báo và tạp chí in vẫn còn khiêm tốn. Xong để tìm được hết tất cả các báo, tạp chí điện tử này lại không đơn giản chút nào, kể cả đối với những người làm việc thường xuyên trên mạng. Khó khăn lắm mới tìm được một nửa số báo, tạp chí điện tử đó.

3.HẠN CHẾ, THÁCH THỨC CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

- Chưa có đủ nguồn nhân lực để tổ chức, vận hành hệ thống CPĐT. 

- Tâm lý, phong cách làm việc theo lối truyền thống trong một bộ phận cán bộ công chức cũng là một thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển CPĐT. 

- Chưa có được những công dân điện tử, trình độ còn thấp; 

- Thiếu một hệ thống cơ chế, chính sách về công nghệ thông tin, chính sách 

- Kinh phí đầu tư cho công nghệ thông tin cũng là một thách thức lớn 

Câu 7 B2B, B2C, ví dụ các trang web

Hiện nay có một số mô hình TMĐT chủ yếu như sau:

a/ B2B

B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản là Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là mô hình Thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Mô hình này chiếm tới trên 80% doanh số Thương mại điện tử trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến. Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt nam trong việc kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại. Một trong những mô hình điển hình trên thế giới đã thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.com của Trung Quốc.

b/ B2C

B2C (Business to Consumer): được hiểu là thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá hữu hình (như sách, các sản phẩm tiêu dùng...) hoặc sản phẩm thông tin hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Một trong những công ty kinh doanh thành công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình.

c/ C2C

C2C (Consumer to Consumer): được hiểu là Thương mại điện tử giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Đây cũng được coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là các Website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng. Một trong những thành công vang dội của mô hình này là trang Web đấu giá eBay. Được thành lập tháng 9/1995, hiện nay eBay là chợ đấu giá điện tử lớn nhất thế giới dành cho việc mua bán các sản phẩm cho các khách hàng riêng lẻ và các doanh nghiệp nhỏ. Trên eBay có tới 55 triệu sản phẩm nằm trong 50.000 danh mục ngành hàng với 157 triệu thành viên trên toàn thế giới.

d/ B2G

B2G (Business to Government): Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử; thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.

Các chính sách mua bán trên mạng giúp tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng. Tuy nhiên, hiện nay kích cỡ của thị trường Thương mại điện tử B2G như là một thành tố của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.

VD1: Trang alibaba.com: B2B

Alibaba.com - hình mẫu e-Commerce thành công

Jack Ma là người sang lập ra trang web thương mại điện tử nổi tiếng Trung Hoa đại lục Alibaba.com. Ngày nay, Alibaba là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất trong lĩnh vực b2b. Alibaba còn là một hệ thống tìm kiếm khổng lồ và có mối quan hệ hợp tác với Yahoo!  trong mảng tìm kiếm, đấu thầu trực tuyến và hệ thống thanh toán.

Nội dung của dịch vụ Alibaba trên Internet:Gửi các đơn chào bán sản phẩm của minh, tìm kiếm khách hàng trên Internet.

Được đánh giá như một địa chỉ “môi giới hôn nhân” trong lĩnh vực thương mại, mạng Alibaba.com là một trong những mạng thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay. “Aliaba thành công nhờ nối kết các công ty tiến tới các cuộc hôn nhân thương mại”, Alibaba giúp cho một công ty kết nối Internet tham gia thị trường thế giới với hàng triệu công ty kinh doanh các loại hàng hoá dịch vụ. Với một chi phí rất thấp, công ty tham gia Alibabba có thể giao tiếp hàng ngày với cộng đồng công ty toàn cầu. 

Cấu trúc nội dung Alibaba có những phong phú riêng nhưng những vấn đề cơ bản đều giống nhau. Các thông tin chào mua, chào bán được cấu trúc theo nhóm hàng (trên cơ sở bảng mã HS – Harmonize System), sắp xếp theo thời gian, theo các thứ tự ưu tiên khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và lựa chọn của khách hàng. Ngoài những nội dung thông tin, nếu công ty khách hàng nào có khả năng tổ chức khai thác, xử lý thông tin tốt thì đều có thể tự xây dựng cho mình một danh sách bạn hàng trên cơ sở các thông tin mô tả công ty đăng tải trên các website (ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ liên lạc, email,…).

Lúc ban đầu Alibaba chỉ là công ty Internet nhỏ, trụ sở chính đặt tại Trung Quốc. Nhưng sau đó, trong khi các công ty dot.com vẫn lao đao và chưa tìm lối thoát cho mình trong cuộc khủng hoảng dot.com thì Alibaba đã nhanh chóng phát triển thành hệ thống mạng điện tử rất thành công. Alibaba.com kết nối hàng nghìn công ty nhỏ và vừa ở khắp mọi nơi trên thế giới, giúp họ bán được hàng hoá từ thiết bị công nghiệp nặng đến quần áo, giày dép thời trang, máy vi tính, thiết bị điện gia dụng, đồ chơi,…cho các tập đoàn lớn như Kmart, Toys “R” Us, Hoem Depot, Tandy Radio Shack hay Texas Instrument.

Giờ đây, với Alibaba.com, ngồi trong văn phòng của mình tại London, Paris hay NewYork, một giám đốc công ty có đăng ký thanh viên Alibaba.com đều có thể sử dụng máy vi tính truy nhập vào mạng Alibaba để thực hiện một cuộc “viếng thăm ảo” cơ sở sản xuất của nhiều công ty nhỏ và vừa rải rác khắp châu Á. Qua màn hình, vị giám đốc ấy có thể xem xét mẫu mã nhiều loại mặt hàng, giá cả, thủ tục thanh toán, xuất cảng và thời gian vận chuyển. Bớt tốn kém chi phí đi lại, ăn ở tại khách sạn và đỡ tốn công sức lẫn thời gian mà hiệu quả nhanh, đó là một trong những lợị thế mà Alibaba mang lại cho khách hàng của mình.

Jack Ma, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Alibaba.com nói: “Chỉ sau một năm hoạt động, số cuộc truy cập Alibaba để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử đã tăng gấp hai lần. Hiện nay, chúng tôi trung bình có 600.000 giao dịch/tuần. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã góp phần làm thay đổi cung cách giao dịch thương mại tại châu Á”. Gaby cho biết thêm rằng hiện nay Aliababa đóng vai trò “chủ mạng” cho 11.000 địa chỉ web công ty, sản xuất 20.000 loại hàng hoá khác nhau, 90% số địa chỉ web này có mua quảng cáo trên Alibaba. “Chúng tôi dự báo là đến cuối năm sẽ có tất cả 30.000 sản hẩm được giới thiệu trên Alibaba”, Jack Ma cho biết.

Theo nhiều chuyên gia thương mại điện tử thì rất ít khả năng sẽ có một đối thủ cạnh tranh được với Alibaba tại châu Á vì trong thời gian tiên phong của thương mại điện tử tại châu lúc này, Alibaba đã xây dựng các quan hệ rất tốt với các nhà sản xuất châu Á và đã được các công ty lớn ở Mỹ ủng hộ, như Dell Computer, Hewlett Packard và Canon trong lĩnh vực điện tử; Grainger, Truserv và Ace Hardware trong lĩnh vực công nghệ; Stapples, Federated Deparmetn Stores và Eddie Bauer trong lĩnh vực bán lẻ. Và tại thị trường châu Âu, các nhà sản xuất lớn như Bosch, Alcatel, Phillips và các hãng bán lẻ như King fisher, WH Smith, London Drugs, Karstard đều là những khách hàng trung thành của Aibabba. Riêng tại châu Á, các tập đoàn lớn thường sử dụng Alibaba để giới thiệu hàng là Epson, Sharp, JVC, Samsung và Aiwa.

Với số vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 12 triệu USD và hệ thống được xây dựng trên database do Oracle thiết kế, phát triển và được truyền đi qua một server Sun Microsystem đặt tại Singapore, giờ đây, vào năm 2004, tổng doanh thu của Alibaba là 2,1 tỷ USD trong đó có 780 triệu USD đến từ nguồn Alibaba thương mại điện tử. “Với mục tiêu trở thành nơi khởi đầu trong việc tiếp cận thương mại điện tử của các công ty trên toàn thế giới, chúng tôi đang ở mức có lãi nhưng chưa nhiều. Nhưng một điều chắc chắn rằng không bao lâu sau chúng tôi sẽ có lãi lớn”, Jack Ma khẳng định. 

VD2: Trang Amazon.com

Amazon.com và mô hình cửa hiệu trực tuyến 

Có lẽ các ví dụ được công nhận nhiều nhất về thương mại điện tử sử dụng công nghệ giỏ mua hàng là Amazon.com. Được thành lập vào năm 1994, công ty đã phát triển nhanh chóng để trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Amazon.com cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia. Amazon.com còn cung cấp các đấu giá trực tuyến. 

*Trong những năm đầu của nó, Amazon.com phục vụ như là nhà bán lẻ sách đặt hàng qua mail. Dây chuyền sản phẩm của nó đã dần mở rộng, và bao gồm âm nhạc, video, DVD, thiệp điện tử, điện gia dụng, phần cứng, các công cụ, đồ làm đẹp và đồ chơi. Danh mục của Amazon.com tăng dần và địa chỉ đã cho phép bạn duyệt qua hàng triệu sản phẩm. 

*Amazon.com sử dụng CSDL ở phía máy chủ (hệ thống máy tính của người bán) cho phép khách hàng ở phía máy khách (máy tính của khách hàng, thiết bị cầm tay…) để tìm kiếm các sản phẩm theo nhiều cách. Hệ thống này là một ví dụ về ứng dụng máy khách/máy chủ. CSDL Amazon.com bao gồm các sản phẩm chuyên biệt, sẳn sàng, các thông tin vận chuyển, các mức phí, thông tin đặt hàng và các dữ liệu khác. Tựa đề sách, tác giả, giá, lịch sử bán, nhà xuất bản, tóm tắt và mô tả sâu hơn cũng được lưu trong CSDL. CSDL mở rộng này giúp cho Amazon.com tham khảo chéo giữa các sản phẩm. Chẳng hạn, một tác phẩm có thể được liệt kê dưới nhiều thể loại, như : tiểu thuyết, sách bán chạy, và các sách nên đọc. 

*Amazon.com riêng biệt hóa trang của nó để phục vụ các khách hàng trở lại; một CSDL theo dõi tất cả các giao dịch trước đó, bao gồm các món đã mua, các vận chuyển, và thông tin thẻ tín dụng. Khi quay trở lại địa chỉ này, khách hàng được chào đón bằng tên và giới thiệu một danh sách các mặt hàng nên mua. Amazon.com tìm kiếm CSDL khách hàng để tìm ra các mẫu và khuynh hướng của các khách hàng của nó. Bằng cách theo dõi những dữ liệu khách hàng như thế, công ty cung cấp dịch vụ được cá nhân hóa, điều này cần phải được xử lý bởi các đại diện bán hàng. Hệ thống máy tính của Amazon định hướng việc bán các sản phẩm thêm mà không cần tương tác của con người. 

* Quá trình mau hàng:Việc mua một sản phẩm ở Amazon.com thì thật đơn giản. Bạn bắt đầu ở trang nhà của Amazon.com và quyết định về kiểu sản phẩm mà bạn muốn mua. Chẳng hạn, nếu bạn tìm kiếm quyển sách “e-Business & e-Commerce – How to program”, bạn có thể tìm quyển sách bằng cách dùng hộp tìm kiếm ở góc trên bên trái của trang nhà. Chọn Books trong phần loại, sau đó gõ vào tựa đề của quyển sách. Sau đó, bạn sẽ được dẫn trực tiếp đến trang sản phẩm cho quyển sách đó. Để mua một món hàng, chon Add to Shopping Cart, ở góc trên bên phải của trang. Công nghệ giỏ mua hàng xử lý thông tin và hiển thị một danh sách các sản phẩm mà bạn đã đặt trong giỏ. Bạn có thể thay đổi số lượng của mỗi món, bỏ đi một mặt hàng khỏi giỏ, tính tiền hay tiếp tục mua sắm. 

Khi bạn sẳn sàng để đặt hàng, bạn yêu cầu tính tiền. Là khách hàng lần đầu, bạn sẽ được yêu cầu điền vào bảng thông tin cá nhân, gồm tên, địa chỉ lập hóa đơn, địa chỉ nhận hàng, phương thức giao hàng, và thông tin thẻ tín dụng. Bạn còn được yêu cầu nhập vào một mật khẩu mà bạn dùng để truy xuất dữ liệu tài khoản của bạn cho tất cả các giao dịch trong tương lai. Sau khi đã xác nhận các thông tin, bạn đã có thể đặt hàng.

Câu 8: UNCITRAl và các 1 số tiêu chuẩn phổ cập ở VN theo UNITRAL

1. UNCITRAL là Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế. Được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc vào năm 1966 để hài hoà hoá pháp luật thương mại quốc tế, nó là một cơ quan pháp lý cốt lõi của hệ thống Liên hiệp quốc làm việc để tạo ra truy cập, dự đoán và thống nhất pháp luật thương mại. 

2. UNCITRAL làm gì? UNCITRAL tập trung vào cải cách pháp luật và xây dựng các luật mô hình thương mại mà là cả hai có thể truy cập và dự đoán được. Điều này được thực hiện thông qua: 

- Công ước, luật pháp mô hình và quy tắc được chấp nhận trên toàn thế giới 

- pháp lý và xây dựng pháp luật hướng dẫn và khuyến nghị thiết thực 

- Cập nhật thông tin về trường hợp pháp luật và đạo luật của pháp luật thương mại thống nhất 

- Hỗ trợ kỹ thuật trong các dự án cải cách pháp luật 

- khu vực và hội thảo quốc gia về pháp luật thương mại thống nhất. 

Ủy ban đã thành lập sáu nhóm làm việc để thực hiện các công việc chuẩn bị nội dung về một loạt chủ đề, bao gồm: bán hàng hoá quốc tế, vận tải quốc tế của hàng hoá; quốc tế Trọng tài thương mại, mua sắm công và phát triển cơ sở hạ tầng, hợp đồng xây dựng, thanh toán quốc tế qua biên giới mất khả năng thanh toán và quan trọng nhất cho mục đích hiện tại, thương mại điện tử. 

3. Sự tham gia của UNCITRAL với thương mại điện tử là gì? UNCITRAL tạo ra một Luật mẫu về Thương mại điện tử vào năm 1996 để tăng cường việc sử dụng các thông tin liên lạc không cần giấy tờ. Năm 2001, nó tạo ra một Luật mẫu về Chữ ký điện tử. Thương mại điện tử làm việc trong tương lai sẽ tập trung vào: ký kết hợp đồng điện tử, với một cái nhìn để tạo ra một dự thảo quy ước, giải quyết tranh chấp trực tuyến, phi vật chất hóa các văn bản của tiêu đề, và một quy ước để loại bỏ các rào cản pháp lý cho sự phát triển của thương mại điện tử trong công cụ thương mại quốc tế. 

4. Một số tiêu chuẩn phổ cập trong thương mại điện tử Việt Nam theo UNCITRAL

*) TCVN ISO 7372:2003, Trao đổi dữ liệu thương mại - Danh mục phần tử dữ liệu thương mại. 

- 7372:2003 liệt kê các yếu tố dữ liệu tiêu chuẩn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi dữ liệu mở trong thương mại quốc tế.

- Các yếu tố dữ liệu tiêu chuẩn được liệt kê có thể được sử dụng với bất kỳ phương pháp trao đổi dữ liệu trên các tài liệu giấy cũng như với các phương tiện xử lý dữ liệu và thông tin liên lạc khác.

*) TCVN ISO 9735:2004, Trao đổi dữ liệu trong hành chính, thương mại và vận tải (EDIFACT).

- Trao đổi dữ liệu điện tử cho hành chính, thương mại và vận tải (EDIFACT) Áp dụng quy tắc cú pháp cấp

- Tiêu chuẩn này đưa ra quy tắc cú pháp cho việc chuẩn bị các tin nhắn để được đổi chổ lẫn nhau giữa các đối tác trong các lĩnh vực hành chính, thương mại và vận tải.

*) TCVN ISO 8601:2004, Định dạng trao đổi và phần tử dữ liệu - Trao đổi thông tin - Biểu diễn ngày tháng và thời gian: Tiêu chuẩn này quy định cách biểu diễn thời gian theo lịch (date) trong hệ thống lịch Gregory, thời gian đồng hồ và khoảng thời gian

*) TCVN ISO/TS 20625:2002, Trao đổi dữ liệu trong hành chính, thương mại và vận tải (EDIFACT) -Quy tắc tạo tệp lược đồ XML (XSD) trên cơ sở các hướng dẫn thực thi của EDIFACT: Tiêu chuẩn này trình bày các quy tắc tạo lược đồ XML từ các hướng dẫn thực thi thông điệp EDI, cung cấp một phương pháp đúng đắn để biểu diễn các thực tế ngữ nghĩa. Tiêu chuẩn này trình bày cách tạo ra XML từ các MIG UN/EDIFACT. Về nguyên tắc, các quy tắc này cũng có thể áp dụng tương tự cho các tiêu chuẩn EDI khác. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các định nghĩa kiểu tài liệu (DTD)

*) TCVN ISO 14662:1997, Công nghệ thông tin - Mô hình tham chiếu EDI mở.

*) TCVN ISO 6093:1985, Xử lý thông tin - Biểu diễn các giá trị số theo chuỗi ký tự trong trao đổi thông tin.

- Cung cấp  trình bày các giá trị số đại diện trong chuỗi ký tự có thể đọc được bằng máy để sử dụng trong trao đổi giữa các hệ thống xử lý dữ liệu.

- Cung cấp, hướng dẫn cho các tiêu chuẩn phát triển ngôn ngữ lập trình và các sản phẩm lập trình thực hiện. Các đại diện này được nhận biết bởi con người. Tiêu chuẩn áp dụng chỉ có giá trị bằng số bao gồm một số hữu hạn các chữ số có hoặc không có dấu thập phân.

*) TCVN ISO/TS 15000 ebXML:2006 - Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng kinh doanh điện tử ebXML.

- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006. 

Dưới đây là những văn bản pháp luật mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu khi tham gia thương mại điện tử:

*) Luật Giao dịch Điện tử: Luật này là văn bản nền tảng cho mọi hoạt động giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.

*) Nghị định về Thương mại điện tử: Quy định về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (gọi là "chứng từ điện tử"). Đã được Chính phủ ban hành ngày 9/6/2006.

*) Nghị định về Chữ ký số và chứng thực điện tử (đang xây dựng): Quy định về việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử.

*) Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng (đang xây dựng): Quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

*) Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính (đang xây dựng): Quy định về giao dịch điện tử trong ngành tài chính.

*) Nghị định về Mật mã dân sự (đang xây dựng): Quy định về việc nghiên cứu, sản xuất, áp dụng các biện pháp mã hóa phục vụ mục đích dân sự, kinh tế.

*) Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm Luật Công nghệ thông tin, Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro