thương vợ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nói đến thơ trào phúng không ai có thể quên Tú Xương, một giọng thơ đả kích, phê phán sắc sảo, mạnh mẽ hiếm có. Tuy nhiên, Tú Xương cũng viết về mảng trữ tình. Thơ ông có bài hoàn toàn là đả kích, châm biếm, có bài thuần là trữ tình. Tuy vậy, hai mảng không tuyệt đối ngăn cách. Dù là châm biếm sâu sắc nhưng vẫn có chất trữ tình. Ngược lại, trữ tình đôi khi cũng pha chút cười cợt, trào phúng. Xã hội thời Tú Xương sống là xã hội đang bị đảo lộn về tất cả ngay cả giá trị thiêng liêng nhất, ngay cả tình yêu, tình thân cũng bị mai một, tình người với người chỉ còn là thứ tình cảm hời hợt bán mua, đổi chác quá dễ dàng. Giữa xã hội đang bị đảo lộn ấy, nhà thơ tự giữ lại cho mình tình cảm cao quý nhất là tình yêu đối với người vợ của mình - bà Tú. Ông đem tình yêu của mình viết lên 1 bài thơ nói về bà Tú mà có lẽ đây cũng là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp thơ văn của ông - bài Thương vợ. Thương vợ là bài thơ ghi lại hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con đồng thời thể hiện tình yêu chân thành của nhà thơ dành cho người vợ. Bài thơ vừa có sự cảm thông, chia sẻ và biết ơn vừa là lời tự thán, tự trách bản thân mình của Tú Xương về trách nhiệm của người chồng. Nhẹ nhàng mà sâu sắc, tác giả thực đã mang đến những đồng cảm nơi độc giả.

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu hoàn cảnh gia đình và bối cảnh làm ăn của người vợ, cho thấy ông là người chồng biết quan tâm đến vợ, am hiểu công việc làm của bà Tú:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng.

Chỉ bằng vài lời kể nôm na, bình dị, Tú Xương đã giúp người đọc biết được cv của người vợ là"buôn bán", hình dung ra được bà Tú một mình mang trên vai gánh nặng gia đình, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ, 1 mình buôn bán vất vả, tất bật đua chen. Chân dung của bà Tú hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian và thời gian công việc. "Quanh năm" là suốt năm, kéo dài ko ngơi nghỉ, không chỉ là độ dài thời gian mà còn gợi sự xuyên suốt ko có điểm dừng, nó chứng tỏ cuộc mưu sinh không có hồi kết thúc, không nghỉ ngơi ngày nào. Nỗi vất vả của bà Tú kéo dài theo năm tháng. Chi tiết gợi đến sự tần tảo sớm hôm, cần cù lao động nuôi gia đình của bà. Nhưng điều đáng nói hơn là nơi "buôn bán" của bà không phải ở chợ mà là ở "mom sông". Không gian "mom sông" là hình ảnh rất thực - mỏm đất nhô hẳn ra lòng sông, gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh, chông chênh. Không phải "ven sông, bờ sông" mà là "mom sông"- cái nơi có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào, cái nơi mà đất nhô ra dòng sông, ba bề là nước, có thể đổ xuống sông lúc nào không biết. Hơn nữa, chữ mom sông càng tô đậm thêm cái thế chênh vênh, bấp bênh, khó khăn, nguy hiểm, không vững vàng của công việc làm ăn. Hơn nữa, cụm từ còn gợi cho ta cái cảm giác heo hút, lạnh lẽo, vắng vẻ. Điều đó cho thấy sẽ có rất ít khách tới mua hàng của bà. Ở cái mỏm đất chênh vênh ấy, hình ảnh bà Tú dường như càng nhỏ bé và cô đơn. Một mình bà phải xông pha nơi đầu sông ngọn nguồn, vất vả. Qua đó ta thấu rõ được sự cần cù, chịu thương chịu khó, sự tần tảo, tất bật vs cv mưu sinh nặng nhọc hiểm nguy cùng vs sự bền bỉ, dẻo dai, kiên trì của bà.
Vậy tại sao bà Tú lại chấp nhận lam lũ, vất vả như thế? Xã hội phong kiến ngày xưa dành cho phụ nữ bổn phận là thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng bao hàm cả nghĩa vụ nuôi chồng. Đó là sự bất công của xã hội, nhưng xét về mặt đức độ thì sức đảm đang tháo vát của những người vợ như bà Tú thật đáng nể phục khi trên vai bà là cả một gánh nặng gia đình: "Nuôi đủ năm con với một chồng". Tú Xương thấy rằng mục đích quan trọng nhất, cũng là động lực to lớn thúc đẩy sự kiên trì của vợ mình là gia đình, chỉ mình người vợ tàn tảo sớm hôm nuôi gia đình. Cách sử dụng từ ngữ "năm con, một chồng" như thể nhà thơ đang cho mình ngang hàng vs những đứa con. Ở xh pk xưa, việc ng đàn ông bị đem so sánh ngang hàng với con của mình như này là một sự sỉ nhục rất lớn. Nhưng ông Tú lại khác, ông tự hạ thấp mình xuống ngang hàng vs những đứa con, cảm thấy mình là gánh nặng của vợ. Công việc thì khó khăn, thu nhập thì ít ỏi, nhưng bà Tú lại phải lo lắng cho cả một gia đình sáu miệng ăn. "Năm con" là số nhiều, nhưng đó là trách nhiệm nuôi con của bà nên bth, lo cho chúng chỉ cần bát cơm, manh áo. Ông chồng là "một",là số ít nhưng ông Tú lại cảm thấy nặng về tâm lý, tự cảm thấy mình ăn theo lũ con, thấy rằng chi phí nuôi mình bằng cả năm đứa con kia, có khi còn hơn thế nữa. Câu thơ thể hiện nỗi hổ thẹn của nhà thơ khi không giúp ích được cho gia đình, đành ngậm ngùi để người phụ nữ của mình vất vả dầm mưa dãi nắng. Cụm từ "nuôi đủ" vừa thể hiện sự chăm lo tận tụy chuyện cơm ăn áo mặc lại vừa hàm chỉ sự chịu đựng.Một thân một mình nuôi chồng, nuôi con nhưng bà vẫn có thể nuôi "đủ", cho thấy được sự đảm đang tháo vát của bà Tú. Câu thơ như một lời tự trách nhưng cũng là lời biết ơn to lớn đối với công lao của người vợ, chứng tỏ là ông thấu hiểu và rất biết ơn công lao của vợ chứ ko như tư tưởng thời pk là ng vợ p có bổn phận nuôi con, thờ chồng. Có lẽ ông cũng cảm thấy mình rất may mắn khi lấy được 1 ng vợ quá giỏi giang, tháo vát nhưng lại ko hề kêu ca, than thở.
Hai câu thơ tiếp theo gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần, ngược xuôi của bà Tú:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Nói Tú Xương là nhà thơ của nhân dân rất đúng. Ông mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về vk mình nhưng có tính sáng tạo độc đáo hơn. Từ xa xưa, con cò luôn là hiện thân của những ng phụ nữ cần mẫn, tảo tần, hi sinh vì ck vì con. Trong thơ Tú Xương, con cò ko chỉ xh giữa cái rợn ngợp của không gian như trong ca dao mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian " khi quãng vắng" cho ta cảm nhận được bà Tú làm việc trong 1 tg, ko gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Nhà thơ đã rất tài tình khi ko sd từ con cò mà thay bằng từ thân cò cùng với nt đảo ngữ đưa từ " lặn lội " lên đầu câu nhằm nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân, làm nổi rõ số kiếp lận đận của bà Tú, lặn lội nuôi ck nuôi con, gợi lên nỗi đau thân phận của ng phụ nữ.
Đò đông ở đây ta có thể hiểu là có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt và cả sự chen lấn xô đẩy, nguy hiểm lẫn bất trắc. Eo sèo nghĩa là kêu ca, phàn nàn 1 cách khó chịu. Khi quãng vắng thì lặn lội; buổi đò đông thì chịu cảnh eo sèo. 2 câu thực đối nhau về từ ngữ (khi quãng vắng - buổi đò đông) nhưng tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đơn chiếc, vất vả, lại bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn. Câu thơ mt đầy chất trữ tình, cho thấy thực cảnh của Bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của TX. Ông xót thương da diết, tội nghiệp, thông cảm với nỗi khó nhọc của vợ, thấu hiểu công việc làm ăn của bà Tú. Ông thương vợ nhưng cũng là tự trách mình, mà càng tự trách thì ông càng thương vợ sâu đậm hơn.
Hai câu thơ tiếp theo cho thấy bà Tú là ng giàu đức hi sinh:

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Tú Xương lại vận dụng thêm một thành ngữ dân gian khác là: "Một duyên hai nợ" và "Năm nắng mười mưa". Vợ chồng đến được vs nhau là một duyên, nhưng cuối cùng lại trở thành 2 nợ. Duyên thì ít mà nợ thì nhiều, duyên chỉ một mà nợ những hai nhưng bà Tú lại ko 1 lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận vì ck vì con. Ba chữ
"âu đành phận" thể hiện sự bất lực, bất đắc dĩ, đã lỡ nối duyên rồi nên đành chịu. Năm nắng mười mưa là thành ngữ chéo: nắng mưa thể hiện sự vất vả; năm mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều cho thấy sự vất vả gian truân, chịu thương chịu khó hết lòng vì con của bà Tú. Vất vả là thế, cực nhọc là thế nhưng bà có bao giờ dám quản công, mà bà lại chấp nhận gánh chịu mọi sự nhọc nhằn. Có lẽ vs bà hi sinh thân mình cho gia đình không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà còn là niềm hạnh phúc. Hình tượng bà Tú vì lẽ đó mà càng cao cả, quý giá hơn rất nhiều.
Kết thúc bài thơ, ta thấy bà Tú vẫn chỉ âm thầm chịu đựng, cho nên ông Tú đã nói lên hộ bà:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.

Câu kết là một tiếng chửi đổng cái thói đời ăn ở bạc. Ko còn là những từ ngữ hoa mỹ, ông dùng luôn cách chửi của dân gian: cha mẹ thói đời. Trong những bài thơ của mình, TX cũng đã từng nhiều lần chửi thói đời, nhưng trong bài thơ này, lời chửi này trước hết ông ném vào mình. Ông chửi mình để tự trách mình. Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt, thái độ chân thành tự trách mình của nhà thơ đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức: trở thành người thừa ngay trong chính gia đình của mình. Ông viết ra bài thơ này cốt để bày tỏ tình thương yêu, quý trọng người vợ đảm đang và tự trách mình là đồ tầm thường, vô tích sự, chỉ biết bám váy vợ. Câu kết là sự phán xét vô cùng đau đớn nhưng cũng rất công minh, ông Tú xỉ vả mình là ăn ở bạc, tự rủa mát mình và cũng là lời nx, tự lên án coi mình là cái nợ trong đời bà Tú phải trả. Nhưng ông nào đâu có v, nếu hờ hững thì làm sao ông hiểu hết những cam chịu, khó khăn, cực nhọc của vợ mình mà viết lên cả 1 bài thơ. Lời chửi trong 2 câu thơ cuối là lời tự rủa mát mình nhưg mag yn xh sâu sắc. Ông chửi " thói đời " bạc bẽo, là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú p chịu khổ sở, cực nhọc. Từ hoàn cảnh riêng của mình, tác giả lên án thói đời bạc bẽo, bất công, trọng nam khinh nữ thời bấy h.
Trong những bài thơ viết về bà Tú của mình, bao h hình ảnh bà Tú cũng xh trước, còn ông khuất lấp ở phía sau. Còn ở bài thương vợ, ông ko xh trực tiếp nhưg vẫn hiển hiện trog từng câu thơ. Ông ko xh trực tiếp nhưg ông thấu hiểu hết những gì vk mình chịu đựng, thấu rõ sự hi sinh của bà. Bà nhẫn nại, cam phận làm người vợ thảo hiền, làm chỗ dựa tinh thần cho cuộc đời Tú Xương - một trí thức không gặp thời, long đong trên con đường sự nghiệp.
Trong sự nghiệp thơ ca phong phú, đa dạng của Tú Xương, "Thương vợ" được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất. Trog những bài thơ ông viết về vk, có khi là lời thủ thỉ tâm tình, lời bông đùa hóm hỉnh, cũng có lúc là nỗi niềm chua chát, xót xa nhưng trên hết vẫn là lời cảm thông, biết ơn chân thành của tx dành cho vk mình. Bài thơ Thương vợ là một lời tự khiển trách hết sức chân thành và nghiêm khắc của Tú Xương. Mỗi lời thơ như một tiếng thở dài đau xót của một con người rất có ý thức trách nhiệm, nhưng bất lực. Đó là tấm lòng thương yêu cảm phục và biết ơn rất chân thành của người chồng đối với người vợ vì mình mà chịu nhiều đắng cay vất vả. Tú Xương đã khắc họa rõ nét, sống động hình ảnh người vợ tảo tần, là điển hình của người phụ nữ Việt Nam đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh.Quan trọng hơn từ tác phẩm này người ta thấy hiện lên bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Lời thơ mộc mạc, giản dị đậm phong vị ca dao, hình ảnh chọn lọc, phép đảo ngữ được sử dụng tài tình. Nhà thơ đã thực sự góp vào kho tàng văn học Việt Nam một kiệt tác mà có lẽ đến ngàn
đời sau vẫn đủ sức lay động trái tim độc giả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thương