Phân tích bài thơ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là một trong những nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất của nền văn học nước nhà. Bên cạnh những bài thơ trào phúng đắc sắc, thơ ông còn mang đậm chất trữ tình, chất chứa nổi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng. Tiêu biểu cho vẻ đẹp trữ tình và tài thơ Nôm độc đáo của Tú Xương phải kể đến bài thơ "Thương vợ". Đây là bài thơ hay và cảm động nhất mà nhà thơ viết về vợ của mình

"Trọng nam khinh nữ, văn dĩ tài đạo, thơ dĩ ngôn chí" đó là quan niệm đã ăn sâu vào đời sống văn hóa Văn học trung đại Việt Nam. Vì thế thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về người vợ khi còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Nhưng Tú Xương lại có hẳn một đề tài về vợ với những câu đầy thương mến, đôi lúc còn pha chút hóm hỉnh. "Thương vợ" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ sinh động tự nhiên, mang nét riêng độc đáo của thơ Tú Xương.

"Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng."

Câu thơ mở đầu cất lên một cánh tự nhiên, ko chút cầu kì đã nói được bao điều về hình ảnh và công việc của bà Tú. Từ "quanh năm" ko phải chỉ là 1 khoảng thời gian nào đó mà còn là sự tuần hoàn vô hạn của thời gian. Quang năm suốt tháng, bất kể mưa nắng, sớm trưa, bà Tú phải vất vả miệt mài với công việc "buôn bán". Đó chỉ là kiểu buôn gánh bán bưng, lãi chẳng được bao nhiêu ở chốn đầu sông cuối bãi. Hai từ "mom sông" cụ thể hóa ko gian làm việc của bà Tú. Đó là một phần đất nhô ra về phía lòng sông khá chênh vênh, nguy hiểm. Ẩn sau câu thơ tái hiện cuộc sống buôn bán nhọc nhằn , vất vả của bà Tú là ánh mắt dõi theo đầy xót thương của ông Tú. Cách nói ẩn chứa í vị xâu xa. "Nuôi đủ" là vừa đủ không dư giả, bà Tú phải chắt chiu, bòn mót, dành dụm từng đồng, từng hào mới vừa đủ chi tiêu. Hai chữ "nuôi đủ" cũng chất chứa bao nỗi vất vả, cực nhọc, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Bằng cách nói này, Tú Xương đã hạ mình xuống hàng con, nhân lên nhiều lần công ơn to lớn của bà Tú. Ngoài bộc lộ niềm tri ân với vợ, cách nói "nuôi đủ" còn kín đáo thể hiện nỗi niềm cay đắng của người chồng. Đường đường là nam nhi sức dài vai rộng mà lại phải ăn bám vào vợ. Câu thơ hằn lên nỗi niềm cay đắng, tủi hổ rất Tú Xương qua đó nhà thơ còn bộc lộ sự cảm thông đối với vợ.

Hai câu thơ tiếp theo, cho chúng ta thấy rõ hơn về sự thăng trầm đầy vất vả, sự khó nhọc trong công việc của bà Tú:

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông."

Cách đảo ngữ " Lặn lội thân cò", "Eo sèo mặt nước" tô đạm chân dung lam lũ bươn chải của một người phụ nữ. Nhà thơ đã mượn hình ảnh ẩn dụ "thân cò" để ví von thân phận người vợ của mình. Hình ảnh con cò trong ca dao vô cùng cực khổ bất hạnh. Nhà thơ đã so sánh thân phận bà Tú với thân phận người lao động vất vả cơ cực. Thân cò gợi tả dáng vẻ gầy gò, đáng thương của bà tú, bà nhỏ bé yếu ớt như thế mà phải một mình đi làm qua những nơi "quảng vắng" những chỗ ở đồng không mông quạnh còn chen chân trên những chuyến đò đông phải chịu những tiếng eo sèo. Đò đông còn gợi ra sự nguy hiểm, xô đẩy chen chúc. Bằng tất cả sự thấu hiểu, yêu thương xót xa, chân thành, ông Tú đã dựng nên bức chân dung người vợ tảo tần thấm vị mặn mồ hôi, vị cay đắng của nuóc mắt làm xúc động người đọc.

Khó khăn là vậy, nhọc nhằn là vậy, nhưng bà Tú vẫn cứ lặng lẽ sớm trưa, không một lời than thân trách phận:

"Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công."

Không chỉ đứng ngoài kể khổ mà Tú Xương còn nhập thân nói lên những tâm tình sâu sắc trong cõi lòng của người vợ. Nhà thơ dùng nghệ thuật đối và những thành ngữ dân gian "một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" để bộc lộ nỗi lòng ấy. "Duyên nợ" là hai khái niệm đối lập nhau. Theo cách hiểu dân gian vợ chồng có duyên nợ từ kiếp trước duyên là những điều tốt đẹp còn nợ chính là gánh nặng. Ở đây khi lấy ông Tú cái duyên chỉ có một mà nợ gấp đôi, sung sướng thì ít ỏi mà khổ cực thì lại nhiều. Dù vậy bà Tú vẫn coi đó là cái phần khiếp mà ông trời đã sắp đặt sẵn cho mình. Bà cam chịu chấp nhận không kêu ca và âm thầm chịu đựng. "Năm nắng mười mưa" là những nỗi khó khăn chồng chất, bà lại giám quản công, tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Phải chăng đó là đức hi sinh cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Tú Xương như thấu hiểu một cách chân thành cho những gì mà bà Tú phải chịu đựng, ông đã tự trách móc chính bản thân mình một cách cay đắng, mà đúng ra những lời này sẽ là bà Tú nói ra chứ không phải ông:

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không."

Lời chửi chua chát được cất lên một cách bộc trực " cha mẹ thói đời ăn ở bạc". Đây không phải là người vợ đang chửi chồng, mà đó là tác giả đang tự chửi chính bản thân mình. Một ông chồng bạc bẽo, vô tích sự, không làm tròn trách nhiệm thực sự của một người chồng, không phải là trụ cột cho gia đình, mà thậm chí là chẳng giúp được gì cho gia đình, vợ con. Hai từ "hờ hững" nghe thật buồn thay, người chồng tự cảm thấy như mình chẳng hề tồn tại, một sự đau đớn vô thường "có như không". Lời thơ trào phúng mà thấm thía tấm lòng thương vợ đáng quý trọng.

Bài thơ đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả đảm đang, đồng thời thể hiện nổi niềm tâm sự, chan chứa tình yeu thương nồng hậu, sự thông cảm của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo. Có một con người không xuất hiện trực tiếp là ông Tú, nhưng con mắt và trái tim của ông thì luôn luôn hiện hữu. Con mắt ông nhìn thấy rõ mọi nỗi đắng cay cực nhọc hàng ngày, và con tim thì thấu hiểu những nỗi cô đơn, tâm trạng âm thầm chịu đựng của bà.

Từ ngữ giản dị giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh văn học dân gian. Sử dụng điêu luyện các từ láy, từ tượng thanh, phép đối, ẩn dụ, so sánh,... kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng nhà thơ đã bộc lộ tình thương yêu lẫn quý trọng người vợ cần cù, đảm đang, chịu thương chịu khó.

Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh. Nhà thơ thấu hiểu nỗi vất vả và cả sự hy sinh thầm lặng của vợ nên đã dành sự thông cảm trân trọng đối với vợ mình. Hình ảnh của bà Tú là hình ảnh tiêu biểu của người vợ truyền thống Việt Nam với những nét đẹp đáng trân trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vân