Thủy điện xaya

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Họ và tên: Vũ Văn Hiệu

Lớp: 51D2

Mã số sinh viên: 09510400549

Bài thảo luận về phần pháp luật ngưng xây đập Xayaburi.

Em xin trình bày về phần pháp luật để bên phía Việt Nam phản đối việc xây đập Xayaburi. Đập Xayaburi sẽ được xây dựng nằm trên sông Mê Kông thuộc tỉnh Xayaburi,  Lào. Dự án có đập dài 810m nằm ở thác Keang Luang phía bắc nước Lào, đập cách ĐBSCL 1.930km, công suất 1.260MW, chi phí xây dựng là 3,5 tỷ USD, kéo dài trong 8 năm. Nếu được xây dựng dự án sẽ phải di dời tái định cư cho 2.100 người và hơn 202.000 người sống gần đập thủy điện sẽ phải chịu tác động tới đời sống kinh tế, xã hội. Về phía Việt Nam thì sông Mê Kông là vô cùng quan trọng đối với bà con đồng bằng sông Cửu Long. Chúng ta thuộc phần hạ lưu sông Mê Kông nên sẽ chịu ảnh hưởng vô cùng lớn từ đập Xayaburi. Việc xây đập Xayaburi và 11 bậc thang khác trên dòng chính sẽ không mang lại bất cứ lợi ích nào cho đồng bằng sông Cửu Long mà còn đe dọa trực tiếp tới đời sống của gần 20 triệu dân hiện nay và các thế hệ tương lai, đe dọa an ninh lương thực quốc gia và khu vực. Tất cả 12 bậc thang thủy điện dự kiến là các thủy điện không điều tiết, chỉ phục vụ duy nhất mục đích phát điện, không có tác dụng điều hòa nguồn nước, không có tác dụng giảm lũ mùa mưa và tăng dòng chảy mùa khô. Tuy không có khả năng điều tiết mùa, nhưng các hồ thủy điện đều có đập cao từ 22-76m, dung tích từ 220 triệu đến trên 2 tỉ m3. Các đập này sẽ có tác dụng điều tiết ngày, có nghĩa trong mùa khô các nhà máy có khả năng giữ lưu lượng nước đến trong ngày, gây nên sự thay đổi dòng chảy, đặc biệt gây giảm dòng chảy mùa khô đến hạ lưu. 12 đập thủy điện cũng biến hơn 50% chiều dài sông Mekong ở hạ lưu thành các vùng hồ nước, dòng chảy chậm, lượng phù sa lớn sẽ lắng đọng các vùng hồ. Việc giảm phù sa hạ lưu sẽ gây nên hàng loạt tác động đến châu thổ Mekong ở Campuchia và VN. Có hai vấn đề kỹ thuật quan trọng nhất cho đập Xayaburi, đó là vấn đề phù sa và đường di chuyển của thủy sản (fish ladder). Nếu quan trọng hóa phù sa về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nghĩa là hiện nay Việt Nam đang hưởng tài nguyên đất và chất dinh dưỡng nhờ xói mòn ở thượng lưu trôi về. Phải chăng Việt Nam cứ mong muốn các nước ở thượng lưu tiếp tục bị xói mòn và cạn kiệt tài nguyên đất để bồi bổ cho ĐBSCL của chúng ta? Nếu các nước thượng lưu tiếp tục trồng và bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, duy trì thảm thực vật, chống xói mòn đất đai, thì tất nhiên sẽ làm giảm lượng phù sa về ĐBSCL. Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Nhờ trồng rừng, có thảm thực vật, tuy phù sa về hạ lưu ít đi nhưng dòng chảy ngầm được bổ sung nhiều hơn sẽ rất hữu ích cho mùa khô. Xayabury là đập dâng, không phải hồ chứa nên khi thiết kế phải có cống xả cát để không bị bồi lấp dung tích lòng hồ sẽ ảnh hưởng đến công suất phát điện. Bản thân phù sa lơ lửng chứa nhiều chất dinh dưỡng, trọng lượng nhẹ dễ theo dòng nước chảy về xuôi. Còn đường di chuyển của thủy sản thì đúng là có vấn đề. Thực tế ở đập Pak Mun đã minh chứng dù đã có thiết kế đường di chuyển của thủy sản nhưng "cá sông Mekong không biết leo thang!" Theo nghiên cứu của Ủy ban đập thế giới (World Commission on Dams, 2000) cho biết số lượng loại cá trước khi xây đập Pak Mun là 265 loại chỉ sau 5 năm xây đập Pak Mun chỉ còn lại 96 loại và 56 loại coi như tuyệt chủng. Đối với dự án Xayabury, Lào cần mời các chuyên gia thủy sản quốc tế có kinh nghiệm tham gia tư vấn phản biện.

Cần lắng nghe nhau để tìm giải pháp hợp lý, công bằng.

Việt Nam hầu như đã khai thác hết các tiềm năng thủy điện trên các dòng sông để phát triển kinh tế . Quốc gia nào cũng mong muốn tự túc trong việc phát triển kinh tế , giải quyết bài toán năng lượng bằng cách khai thác tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình. Thủy điện là một tài nguyên thiên nhiên tái tạo (renewable natural resources) phong phú của Lào. Việt Nam đã và đang giúp Lào xây dựng các đập thủy điện trên dòng nhánh sông Mekong như Xekaman 1, 2, 3, Nậm Công 2, Nậm Công 3 và thậm chí còn giúp Lào nghiên cứu xây dựng đập thủy điện Luabrabang ngay trên dòng chính sông Mekong có công suất còn lớn hơn cả Xayaburi!? Vậy thì tại sao lại phản đối xây đập thủy điện Xayabury!? Câu hỏi thật không dễ trả lời ngay cả đối với các nhà chính trị! Muốn được phía bạn tiếp thu thì ý kiến của Việt nam phải thấu tình, đạt lý và không mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.

Để chủ động Việt Nam cần nghiên cứu đến ảnh hưởng kinh tế, xã hội, môi trường của từng dự án được đề nghị ở thượng nguồn đối với ĐBSCL và biện pháp tốt nhất để tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do các dự án này mang đến. Việc nghiên cứu phải minh bạch và dựa theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể dùng làm "bằng chứng khoa học" trong các cuộc thương thảo (hay kiện cáo, nếu cần) với các quốc gia thượng nguồn để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong việc khai thác và phát triển lưu vực sông Mekong. Bởi vì theo thông lệ quốc tế , một quốc gia có quyền sử dụng nguồn tài nguyên trong lãnh thổ của mình mà không gây thiệt hại đáng kể cho các quốc gia khác. Nếu có thiệt hại đáng kể thì phải có biện pháp giảm thiểu hoặc đền bù thỏa đáng. Thí dụ như trong hiệp ước sử dụng nước sông Colorado giữa Hoa Kỳ và Mexico, hàng năm Hoa Kỳ phải xả qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico một số lượng nước mà lưu lượng và chất lượng nước đã được ghi rõ trong hiệp ước. Vì thế, hiện nay Hoa Kỳ phải xây nhà máy lọc nước ở biên giới để tuân thủ những quy định trong hiệp ước.

Từ dự án Xayaburi, nhìn xa hơn, dễ nhận thấy là cơ chế thủy động lực học của sông Mê Kông đang thay đổi không phải chỉ do riêng 4 đập thủy điện đã xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Kông thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Dựa theo phúc trình của UNEP/AIT và những dữ kiện xác thực hiện có thì những kế hoạch, dự án và đập thủy điện hoặc thủy nông đã, đang và sẽ thực hiện ở hạ lưu sông Mê Kông thuộc Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam mới là những dự án đáng lo ngại vì nó có tiềm năng thay đổi cơ chế thủy học của sông Mê Kông và Đồng bằng sông Cửu Long một cách mạnh mẽ và bất lợi hơn. Dự án đáng quan tâm nhất là dự án thủy nông Khong-Chi-Mun của Thái Lan. Nếu dự án này được thực hiện, đồng bằng sông Cửu Long có thể mất đi khoảng 6,32 tỉ m3 nước mỗi năm, trong đó có khoảng 3,92 tỉ m3 (300 m3/giây) trong 5 tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4). Khối lượng nước này đủ để canh tác khoảng 325.000 ha lúa, hoặc để ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn vào đồng bằng sông Cửu Long vì nó chiếm khoảng 17% lưu lượng trong mùa khô của sông Tiền và sông Hậu (1.800 m3/giây).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro