thuy san

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN I: GIỚI THIỆU

Thủy sản là một ngành nghề có lịch sử phát triển rất lâu đời trên thế giới, giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Nghề nuôi thủy sản hiện ngày càng phát triển với nhiều đối tượng nuôi và mô hình nuôi được áp dụng.Theo thống kê của FAO, tính từ 1970 tới nay, tỷ lệ tăng trung bình hằng năm của nuôi trồng Thủy (NTTS ) là 8,9%, tỷ lệ tăng của khai thác thủy sản là 1,4%. Sản lượng NTTS thế giới năm 2001 đạt 48,42 triệu tấn, trong đó động vật thuỷ sản 37,85 triệu tấn và thực vật thủy sinh đạt 10,56 triệu tấn.

Việt Nam nằm trong vùng co nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản với lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500 - 2.000 mm. Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3.260 km. Trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển.Diện tích bề mặt nước ngọt lớn với 653.000 ha sông ngòi, 394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển, 580.000 ha ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở ĐBSCL, hàng năm có khoảng 1.000.000 ha diện tích ngập lũ từ 2 đến 4 tháng...Nhờ vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam thực sự phong phú. Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam.Ngoài ra, nước ta còn nhập nội thêm hàng chục loài khác như: cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rô hú...Theo chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1999 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 224) đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 244/1999/QĐ - TTg, thì đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phải đạt 650.000 ha. Trên thực tế, tính đến thời điểm này, số diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã phát triển tương đối phù hợp với mục tiêu mà chương trình đã đề ra. Sự phát triển nghề nuôi cá nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn và miền núi. Thời gian qua đã có rất nhiều mô hình nuôi cá nước ngọt như: cá rô phi, ếch, ba ba... thành công trên quy mô lớn tại các địa phương trong cả nước

Tuy nhiên, song song với những đóng góp, phát triển đó thì tình hình thủy sản củng còn nhiều vấn đề đáng lưu ý. Hàng năm dân số càng đông, sản lương khai thác thủy sản càng tăng, các phương tiện đánh bắt ngày càng nhiều lại mang tính hủy diệt cao cộng với sự ô nhiễm môi trường làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, đã có nhiều loài tuyệt chủng hay là còn rất ít. Trước tình hình này các nhà thủy sản cần phải tìm ra những giải pháp hợp lý để bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản cũng như đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người. Một trong những giải pháp hiệu quả đã, đang và sẽ được áp dụng rộng rãi là phương pháp cho sinh sản nhân tạo các loài cá.

Do tầm quan trọng của vấn đề vừa nêu, sinh viên chúng tôi được khoa Thuy Sản Trường Đại Học Cần Thơ tổ chức cho "GiáoTrình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt" trong thời gian 5 tuần và sau đó viết lại bài báo cáo nhằm mục tiêu:

• Củng cố lại những kiến thức đã học.

• Nắm bắt được kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài cá có giá trị kinh tế.

• Làm quen với việc viết một báo cáo khoa học.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực tập cũng như viết bài khó tránh khỏi sai xót, rất mong nhận được sự góp ý chân tình từ quý thầy cô và các bạn.

Chân thành cảm ơn!

PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ

1. Cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis)

1.1 Phân bố

Cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) cũng là đối tượng nuôi quan trọng hiện nay. Cá phân bố tự nhiên ở các thủy vực vùng Đông nam Á và Nam Việt nam. Cá sinh sản tự nhiên trong ao, mương, kênh, rạch, rừng tràm và ruộng lúa. Cá thích sống ở những thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Cà mau, Bạc liêu, Sóc trăng, Cần Thơ và Kiên Giang... là những tỉnh có cá phân bố tập trung và sản lượng cao hiện nay ở ĐBSCL.

1.2 Sự thích nghi với môi trường

Cá có cơ quan thở khí trời nên sống được ở điều kiện nước thiếu hoặc không có oxy.

Cá cũng có khả năng chịu đựng được môi trường nước bẩn, hàm lượng hữu cơ cao cũng như môi trường có độ pH thấp (pH dao động từ 4 - 4,5).

Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24 - 300C, có thể chịu đựng được nhiệt độ 11 - 390C.

1.3 Sự sinh trưởng, phát triển và tính ăn cá Sặc rằn

Trong điều kiện nhiệt độ 28 - 300C trứng thụ tinh và nở sau 24 - 26 giờ. Cá sau khi nở sẽ dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 2,5 - 3 ngày. Lúc này cá nổi trên mặt nước. Sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá con di chuyển xuống lớp nước dưới để kiếm mồi. Cá ương trong ao đạt chiều dài 2 - 3 cm sau 30 - 35 ngày. Thức ăn cho cá con ban đầu là động vật phiêu sinh cở nhỏ như luân trùng, các chất hữu cơ lơ lững trong nước, tảo phù du. Cá càng lớn sử dụng càng nhiều loại thức ăn hơn, khi trưởng thành cá ăn thiên về thực vật. Cá có chiều dài tối đa 25 cm. Cá Sặc rằn chậm lớn, sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng 140g/con. Thức ăn cho cá thường là mùn bã hữu cơ. Khi nuôi trong ao, ruộng cho ăn bổ sung như cám, phân động vật, bèo và các phụ phế phẩm khác.

Cá sinh trưởng chậm, ở các thủy vực tự nhiên và ao nuôi gia đình vùng ĐBSCL sau 1 năm cá có trọng lượng bình quân từ 50 - 80g/con, sau 2 năm từ 100 - 150g/con (Theo Lê Như Xuân, 1994).

1.4 Sinh học sin hh sản cá Sặc rằn

Cá Sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 - 10. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi trong ao, có cho ăn, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vẫn là những tháng mùa mưa (tháng 4 - 8). Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi. Cá đực có vây lưng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ. Ngược lại con cái có có vây lưng tròn và ngắn, thường không vượt quá cuốn vây đuôi. Bụng cá lúc mang trứng căng tròn, nhìn thẳng vuông gốc với vị trí đầu, bụng cá có hình chữ U. Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, ven bờ và kín đáo. Con đực làm tổ bằng nước bọt dưới những tán hay lùm của cây cỏ. Sau đó cá đực đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ trứng vào trong tổ. Trứng cá thuộc trứng nổi do có giọt dầu lớn và trứng có tỉ trọng nhỏ hơn tỉ trọng của nước. Những trứng rơi vãi ra ngoài được cá đực gom lại và đưa vào tổ. Sau khi cá đẻ xong, cá đực bảo vệ trứng chống những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá cái. Trong sinh sản nhân tạo, cá đẻ thường được kích thích bằng KDT.

Cá Sặc rằn đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản một lần vào khoảng 100.000 - 230.000 trứng/kg cá cái (Theo Lê Như Xuân, 1994)

2. Cá Tra (Pangasius hypophthalmus)

2.1 Phân loại và phân bố

Cá Tra có tên khoa học Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878) là một trong số 11 loài cá thuộc họ cá Tra Pangasidae. Phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, các nước Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan đều có. Đây là loài cá da trơn và cũng là loài cá có giá trị kinh tế, là đối tượng nuôi có năng suất, hiệu quả và có sản lượng lớn ở khu vực ĐBSCL.

2.2 Hình thái, sinh lý

Cá Tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Sống chủ yếu ở nước ngọt. Thuộc nhóm cá nhiệt đới, chịu được nhiệt độ cao tới 390C nhưng dễ chết ở nhiệt độ dưới 150C. Cá Tra có cơ quan hô hấp phụ, còn có thể hô hấp được bằng bong bóng khí và da nên có thể chịu được ở môi trường nước có hàm lượng oxy thấp và chịu được môi trường nước phèn có độ pH 5 - 5,5, độ muối từ 7 - 10‰. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của cá Tra là 20 - 26oC.

2.3 Dinh dưỡng

Cá Tra mới nở khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi động vật sống, vì vậy chúng có thể ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp, và trong giai đoạn ương cá bột lên cá hương nếu cho ăn không đầy đủ chúng vẫn tiếp tục ăn thịt lẫn nhau. Ương trong ao, cá Tra bột ăn các loại động vật phù du vừa cỡ miệng chúng và có thể ăn các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về thức ăn động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Nuôi trong ao cá Tra có thể ăn được các loại thức ăn thực vật như các loại rau quả và thịt loại động vật như ốc, cá, cua, tép...cho ăn riêng lẻ hoặc hỗn hợp nấu chín, đồng thời còn ăn cả thức ăn công nghiệp dạng viên.

2.4 Sinh trưởng

Cá Tra có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, sau 1 năm nuôi đạt khoảng 1 - 1,5kg/con, đây là cở thương phẩm. Trong tự nhiên có thể gặp cá Tra cở 18kg, dài 1,8m, có những con có tuổi thọ trên 20 năm.

Trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ, cá 10 tuổi có thể đạt 25kg.

2.5 Sinh sản

Tuổi thành thục lần đầu của cá Tra đực là 2 năm tuổi, cá cái là 3 năm tuổi, ứng với trọng lượng từ 2,5-3kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá Tra thành thục trên sông ở địa phận Campuchia và Thái Lan. Mùa vụ sinh sản tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Cá Tra di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở các phần sông thuộc Việt Nam. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rể của loài cây Gimenila asiatica sống ven sông, sau 24 giờ trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Người ta có thể vớt cá bột trên sông vào khoảng tháng 5 âm lịch. Hiện nay cá Tra bột có thể mua được ở trại sản xuất giống. Sức sinh sản tương đối khoảng 135.000 trứng/kg cá cái. Cá Tra to có sức sinh sản tuyệt đối tới vài triệu trứng/con. Trứng cá Tra tương đối nhỏ và có tính dính, trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm, sau khi đẻ ra và hút nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 - 1,6mm.

Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cá cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào. Tuyến sinh dục của cá Tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đọan II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đọan sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa.

Hệ số thành thục của cá Tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76 - 12,94 (cá cái) và từ 0,83 - 2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8 - 11kg (Nguyễn văn Trọng, 1989).

3. Cá Chép (Cyprinus carpio)

3.1 Các dạng hình và sự phân bố của cá Chép

Cá Chép (Cyprinus carpio Linaeus) phân bố rộng và có khả năng thích nghi cao, có ở gần khắp các nước trên thế giới. Cá chép sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được ở nước lợ có nồng độ muối thấp. Chúng có thể sống bình thường ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau như ruộng lúa, mương vườn, sông hồ...Cá cũng sống được ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển.

Riêng ở nước ta cá Chép phân bố khắp các tỉnh miền Bắc với những quần đàn tự nhiên khá lớn, nhưng càng đi dần vào phía Nam càng ít dần và cho tới bắc đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên có thể coi là giới hạn cuối cùng về sự phân bố tự nhiên của nước ta. Những nghiên cứu cho thấy cá Chép không phân bố tự nhiên ở ĐBSCL. Cá Chép đang nuôi hiện nay là do di nhập từ miền Bắc và từ Indonesia (theo Nguyễn Văn Kiểm, 2005).

Có nhiều dạng hình cá chép và màu sắc khác nhau đang được nuôi trên thế giới. Ở Việt Nam đã tìm thấy nhiều dạng cá Chép: cá Chép bạc, cá Chép kính, cá Chép trần, cá Chép hồng, cá Chép lưng gù... Hiện nay ở nước ta đã nhập thêm nhiều dòng cá chép chất lượng cao từ Châu Âu, đặc biệt là các dòng cá đã được lai tạo và chọn lọc từ Hungary đã làm phong phú thêm giống loài cá nuôi.

3.2 Sự thích nghi với điều kiện môi trường

Cá Chép thuộc loài rộng nhiệt, chúng sống được ở lớp nước bên dưới lớp nước đóng băng vào mùa đông ở Châu Âu, đến nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cá Chép từ 20 - 280C, ở nhiệt độ dưới 12°C cá chậm lớn, ít ăn và dưới 5 °C cá ngừng bắt mồi.

Độ pH thích hợp cho cá là 7 - 8, nhưng cá cũng sống được ở pH từ 6 - 8,5.

Cá cũng sống được ở ao nước tĩnh có hàm lượng oxy thấp hay ở sông nơi có nước chảy thường xuyên.

3.3 Sự phát triển, sinh trưởng và tính ăn

Sau khi nở 3 - 4 ngày, cá dài 6 - 7,2 mm, bóng hơi chứa đầy khí, cá phân bố ở lớp nước mặt là chính. Cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Thức ăn phù hợp là động vật phù du cở nhỏ như luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), cá cũng ăn các thức ăn khác như: bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền nát...

Sau khi nở 4 - 6 ngày, cá dài 7,2 - 7,5 mm, ăn sinh vật phù du ở lớp nước giữa là chính.

Sau khi nở 8 - 10 ngày, cá dài 9,6 - 10,5mm, phân bố ở tầng đáy nhiều, ăn thức ăn lắng ở đáy, sinh vật phù du, ấu trùng côn trùng,...

Sau khi nở 15 - 20 ngày, cá dài 14,3 - 19 mm, các vây bắt đầu hoàn chỉnh, cá bắt đầu có vẩy và râu, thức ăn chủ yếu là động vật đáy cở nhỏ.

Sau khi nở 20 - 28 ngày, cá dài 19 - 28mm, vây đầy đủ, sống ở đáy, ăn sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ và một số sinh vật phù du.

Khi trưởng thành cá Chép ăn chủ yếu sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non và củ thực vật... Cá cũng ăn được nhiều loại thức ăn do người cung cấp như: Bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ,...

Cá Chép nuôi trong ao có thể đạt trọng lượng như sau:

1 năm: 0,5 - 0,8 kg

2 năm: 0,8 - 1,2 kg

3 năm: 1,2 - 1,8 kg

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá Chép nuôi ruộng ngập nước vào mùa mưa sau 8 - 10 tháng có thể đạt trọng lượng 0,5 - 0,8 kg/con, có con nặng hơn 1 kg.

3.4 Sự sinh sản

Tuổi thành thục: Cá Chép nuôi ở nước ta thành thục sinh dục sau 1 năm (nếu thức ăn đầy đủ cá thành thục sau 8 - 10 tháng)

Cá đẻ tự nhiên trong môi trường mà nó sinh sống nếu đủ các điều kiện sau:

 Có cá đực và cá cái thành thục

 Có cây cỏ thủy sinh hay giá thể làm tổ

 Có điều kiện môi trường nước thích hợp

Mỗi cá Chép có thể đẻ nhiều lần trong năm. Mùa sinh sản của cá Chép ở ĐBSCL tập trung vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa với nhiệt độ từ 25 - 29°C. Tuy nhiên, cá Chép cũng sinh sản được quanh năm nếu có sự điều khiển của con người.

Trứng cá Chép sau khi đẻ ra được cá đực thụ tinh và dính chặc vào giá thể trong nước. Số lượng trứng phụ thuộc vào giá thể trong nước. Số lượng trứng phụ thuộc vào cở cá như sau:

 0,3 kg đẻ khoảng 30.000 - 60.000 trứng

 0,5 kg đẻ khoảng 60.000 - 80.000 trứng

 0,7 kg đẻ khoảng 80.000 - 90.000 trứng

 1,0 kg đẻ khoảng 120.000 - 1400.000 trứng

 1,5 kg đẻ khoảng 180.000 - 210.000 trứng

 2,0 kg đẻ khoảng 250.000 - 300.000 trứng

 2,5 kg đẻ khoảng 320.000 - 400.000 trứng

4. Cá Mè vinh (Barbodes gonionotus)

4.1 Phân bố

Cá Mè vinh phân bố ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam,... Ngày nay được di giống nhân tạo sang nuôi ở các nước Châu Á khác (Theo Lê Như Xuân, 1994).

Cá Mè vinh là loài cá nước ngọt đặc trưng cho vùng nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và một số khu vực lân cận. Cá cũng có khả năng sống ở khu vực có độ mặn 5 - 7 ‰. Cá Mè vinh là đối tượng rất thích hợp với việc nuôi trong ruộng lúa và các ao có diện tích vừa (từ 100 đến vài trăm m2) kể cả việc nuôi ở mương vườn (Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2005).

4.2 Dinh Dưỡng

Cá Mè vinh thuộc loại ăn tạp nhưng thức ăn của cá trưởng thành là thực vật thủy sinh thượng đẳng và thực vật trên cạn.

Lúc còn nhỏ (cá giống nhỏ) ăn các loại thực vật thủy sinh mềm như các loại rong nước, bèo, cám... Khi lớn cá có thể ăn các loại cỏ trên cạn. Ngoài ra cá cũng có thể ăn được thức ăn chế biến từ các lọai phụ phế phẩm nông nghịêp sẵn có tại đia phương.

4.3 Sinh trưởng

Cá Mè vinh có tốc độ lớn tương đối nhanh, nuôi trong ruộng lúa với mật độ vừa phải (1 - 2 con/m2) cá có thể đạt 0,3 - 0,35 kg/con/sau 6 - 8 tháng. Trong hệ thống mương vườn kết hợp, mật độ cá Mè vinh thả 3 con/m2, sau 6 tháng nuôi, trọng lượng cá có thể đạt 150 - 240 g/con.

4.3 Sinh sản

Cá Mè vinh tham gia sinh sản lần đầu sau 1 tuổi. Ngoài tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 5 - 9. Do vậy, trong họat động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá Mè vinh sinh sản gần như quanh năm, chỉ trừ một vài tháng cuối năm như (Tháng 11 và tháng 12). Một cá mẹ có thể tham gia sinh sản 4 - 5 lần/năm. Sức sinh sản của cá Mè vinh dao động từ 200.000 - 300.000 trứng/kg. Trứng cá Mè vinh thuộc lọai bán trôi nổi như cá Mè trắng, cá Trôi Ấn Độ. Trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 27 - 29 0C, trứng cá Mè vinh sẽ nở sau 12 giờ. Cá Mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi trong ao ruộng mương vườn mặc dù cá có trứng nhưng cá không đẻ đó là do thiếu các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản.

Khi đẻ cá Mè vinh thường phát ra tiếng kêu u.u...nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ trứng từ 26 - 290C (Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2005

5. Cá Rô đồng (Anabas testudineus)

5.1 Đặc điểm hình thái

Cơ thể cá Rô đồng có hình oval rất cân đối, toàn thân phủ vây lược, mép ngoài của vẩy có chấm sắc tố đen, xám tro hoặc xám nhạt. Mắt lớn và ở phía trước hai bên đầu. Vây chẳn và vây lẻ đếu có gai cứng, xương nấp mang có răng cưa, vây đuôi tròn không chia thùy.

5.2 Phân bố

Cá Rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá Rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, cá có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên. Cá Rô đồng thường thích sống ở những nơi có mực nước tương đối nông (0,5 - 1,5 m) và tĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh và giàu chất đáy giàu mùn bã hữu cơ.

5.3 Đặc điểm dinh dưỡng

Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá Rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, cá có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên.

5.4 Đặc điểm sinh trưởng

Cá Rô đồng có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao, cá dể nuôi, có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau chu kỳ ương 45 ngày, trọng lượng cá giống đạt cao nhất dao động từ 2,04 - 3,05 g/cá. Sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 - 100 g/con.

Trong tự nhiên kích thước lớn nhất khoảng 20cm chiều dài (http://www.hoinongdan-quangtri.org.vn). Khối lượng cá lớn nhất bắt gặp ở U Minh Thượng là 0,432kg (Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2005)

5.5 Đặc điểm sinh sản

Cá Rô đồng là một trong những loài cá có tuổi thành thục lần đầu khá sớm. Khối lượng cá thành thục nhỏ nhất đã bắt gặp ngoài tự nhiên là 25g/con.

Cá sinh sản tự nhiên vào đầu mùa mưa. Cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn đầu mùa như ruộng, ao, đìa, ... nơi có chiều cao cột nước 30 - 40cm để sinh sản. Cá không có tập tính giữ con. Sức sinh sản của cá Rô đồng dao động từ 300.000 - 700.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng nổi, trứng cá Rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc hơi vàng và đường kính trứng sau khi trương nước từ 1,2 - 1,3mm.

6. Cá Trê vàng (Clarias macrocepalus)

6.1 Phân bố

Họ cá Trê gồm nhiều loài ở Châu Á và Châu Phi. Ở nước ta đang khai thác và nuôi 4 loài đó là cá Trê đen (Clarias fuscus), Trê trắng (Clarias baTrachus), Trê vàng (Clarias macrocephalus), Trê phi (Clarias gariepinus) và cá Trê lai. Hiện nay cá Trê vàng lai (là con lai giữa cá Trê phi đực và cá Trê vàng cái) đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Các loài cá Trê nói chung đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxy hoà tan thấp vì cơ thể cá Trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là "hoa khế" giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Cá Trê vàng phân bố chủ yếu ở đồng ruộng và rừng tràm ngập nước.

6.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá Trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm tép, cua, cá, ...ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá Trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ gia súc. Khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá cũng rất cao.

6.3 Đặc điểm sinh trưởng

Trong tất cả các loài cá Trê đang nuôi hiện nay ở ĐBSCL, cá Trê phi có sức lớn nhanh nhất, trọng lượng lớn nhất, kế đến là cá Trê lai rồi cá Trê vàng. Nếu điều kiện nuôi tốt, sau thời gian nuôi từ 4 - 7 tháng, cá Trê phi có thể đạt 0,3 - 1 kg/con

(Theo Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).

Cá Trê vàng lai rất mau lớn, trong điều kiện nuôi với mật độ thích hợp thức ăn đầy đủ, sau 3 - 4 tháng nuôi cá sẽ đạt trọng lượng trung bình từ 150 - 200 g/con

( Theo http://www.haiduongdost.gov.vn/ , ngày 11/06/2009)

6.4 Đặc điêm sinh sản

Mùa vụ sinh sản của cá Trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sản của cá 28 - 300C. Sức sinh sản tương đối của cá dao động từ 40.000 - 50.000 trứng/kg cá cái. (Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Trứng cá Trê vàng thường có màu nâu nhạt hay vàng nâu, đường kính trứng 1,1 - 1,2mm (Theo Dương Nhựt Long, 2003).

7. Cá mè trắng( Hypophthalmychthis molitrix)

7.1 Phân bố

• Cá mè trắng Trung Quốc (Hypophthalmychthys molitrix) là loài cá đặc trưng của khu hệ cá đồng bằng Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Trường Giang, sông Châu Giang, sông Tây Giang và sông Hắc Long Giang.

• Cá mè trắng Trung Quốc được nhập vào Việt nam năm 1964, đã cho sinh sản nhân tạo thành công và được nuôi rất phổ biến ở nhiều loại hình mặt nước ở nước ta.

• Cá mè trắng Trung Quốc cũng được di nhập vào nuôi ở nhiều nước châu á, châu Âu, châu Phi...

• Trong thủy vực tự nhiên cá phân bố chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa, hoạt động nhanh nhẹn, hay nhảy cao khỏi mặt nước khi có động. Cá thích sống trong môi trường nước thoáng, rộng, nơi sâu, hàm lượg oxy cao, nhiệt độ thích hợp cho cá là 22 - 25 oC, pH dao động từ 7 - 8.

7.2 Đặc điểm sinh trưởng

• Cá lớn nhanh. Sau khi trứng nở thành cá con, sau 3 ngày tuổi, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, lúc này cá có chiều dài 7 - 8mm.

• Khi ương cá bột ở ao đất, tăng trọng bình quân 0,01 -0,02 g/ngày. Từ cá hương ương thành cá giống, cá tăng trọng bình quân 4,19 g/ngày.

• Thời kỳ nuôi cá thương phẩm, ở miền Bắc Việt Nam sau 1 năm đạt 0,5 -0,7 kg, 2 năm: 1,5 - 1,8kg, 3 năm: 4,6kg, trong trường hợp cá biệt có con nặng tới 9 - 10 kg (Cẩm Văn Lung, 1974).

• Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong điều kiện những ao rộng hay ở ruộng lúa ngập nước sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh, sau một năm đạt 0,5 -1 kg/con.

7.3 Tính ăn của cá mè trắng

• Cá bột sau khi nở 3 ngày có chiều dài 7 - 8 mm bắt đầu ăn thưc ăn bên ngoài. Thức ăn thích hợp cho cá lúc này là động vật phù du kích thước nhỏ hợp cở miệng cá.

• Sau 4 - 5 ngày, ngoài những thức ăn là động vật phù du, cá còn ăn thêm tảo phù du.

• Sau 6 - 8 ngày cá dài 18 -23 mm, cá ăn tảo nhiều hơn, cá dài 30mm trở lên ăn thức ăn như cá trưởng thành (Chung Lân, 1965).

• Khi trưởng thành cá ăn thực vật phù du là chính, ngoài ra còn ăn thêm động vật phù du và chất hũu cơ lơ lửng.

• Trong ao nuôi, ngoài các loại thức ăn kể trên (thức ăn được sản xuất bởi bón phân vô cơ, hữu cơ,..) cá cũng được cho ăn thêm thức ăn khác như: cám mịn, bột hay sửa đậu nành...

7.4 Đặc điểm sinh sản

Cá mè trắng hiện đang nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thành thục sinh dục sau 2 năm, trong điều kiện nuôi tốt có con sau 1 năm đã thành thục.

• Cá đực thường thành thục sớm hơn cá cái cả về tuổi và thời gian trong năm.

• Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá đẻ tập trung vào mùa mưa, với nhiệt độ nước 26 - 29 oC, ở các tháng mùa khô (tháng 11 - 1) tuyến sinh dục của cá nhỏ, kém phát triển, phần lớn cá ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển tuyến sinh dục.

• Sức sinh sản của cá cái phụ thuộc vào cở và tuổi của cá. Ở miền Bắc Việt Nam, sức sinh sản vào khoảng 75.000 - 100.000 trứng/kg cá cái (Cấn Văn Lung, 1970), trong khi đó ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sức sinh sản là 86.000 trứng/kg cá cái và bình quân một cá có thể tham gia sinh sản 4 - 5 lần/mùa sinh sản.

• Trứng cá thuộc nhóm trứng bán trôi nổi, trứng lơ lửng trong nước nhờ dòng nước chảy. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước như sau

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#heheh