Thuyết phục là gì

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 20: Thuyết phục là gì? Muốn thuyết phục có hiệu quả cần lưu ý những gì?

Để giải quyết một công việc nào đó, chúng ta thường cần nhờ sự giúp đỡ, sự hợp tác của người khác. Điều này đòi hỏi giữa chúng ta và họ phải có sự thống nhất về quan điểm, lập trường,… Tuy nhiên thực tế chúng ta thường không cùng chung ý kiến, quan điểm với đối tượng. Lúc này việc chúng ta có đạt được mục đích hay không tùy thuộc vào khả năng thuyết phục của chúng ta.

Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy đúng, thấy hợp lý mà tin theo, làm theo.

Thuyết phục người khác là một công việc không hề đơn giản bởi lẽ ai cũng có những ý kiến riêng của mình về mỗi vấn đề nào đó, cũng có niềm tin nhất định vào đó và cho rằng ý kiến của mình đúng và không muốn tiếp thu ý kiến của người khác. Để thuyết phục hiệu quả bạn cần chú ý:

-          Tạo không khí bình đẳng: là điều kiện đầu tiên, bởi vì nó làm người đối thoại cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, làm giảm sự đề phòng, phản kháng của họ.

-          Tôn trọng và lắng nghe người đối thoại: thông thường người đối thoại luôn muốn bảo vệ ý kiến của mình, không muốn tiếp thu ý kiến của người khác. Vậy trước hết bạn hãy để cho họ trình bày ý kiến của mình, phải chú ý lắng nghe và không được cắt lời, kiên nhẫn, bình tĩnh. Đến lúc nào đó sẽ xuất hiện chỗ hở của họ vì thiếu thông tin, vì chưa cân nhắc thấu đáo. Lúc này họ sẽ cảm thấy thiếu tự tin và cần nghe ý kiến của bạn.

-          Khi trình bày ý kiến của mình: lý lẽ đưa ra phải rõ ràng và có cơ sở. Sự phân tích lập luận cần có những dẫn chứng cụ thể để minh họa.

-          Lời nói của bạn phải ngắn gọn và có trọng tâm, không dài dòng. Ngôn ngữ và cách lập luận phải phù hợp với trình độ người đối thoại, không nên chứng tỏ mình vượt trội bằng cách dùng ngôn từ hoa mỹ, thuật ngữ chuyên môn khó hiểu, lấy dẫn chứng xa xôi -> sẽ chẳng thuyết phục được ai.

-          Lời nói phải nhã nhặn, ôn tồn, lịch sự: nên nhớ rằng không ai muốn thừa nhận mình thua kém bạn, không muốn bị chỉ trích, phê phán. Chính vì vậy, bạn cần tỏ thái độ bình tĩnh, điềm đạm, lịch sự, nhã nhặn, cần cân nhắc khi dùng từ. Chỉ trích, phê phán, chê bai có thể gây hận thù hoặc gây nản lòng người khác.

-          Phải biết thừa nhận những điểm có lý trong ý kiến đối thoại, biết thừa nhận cái sai trong ý kiến của mình mà người đối thoại đưa ra. Trong thuyết phục hay tranh luận bạn cần biết thừa nhận cả cái đúng, cái sai của người khác. Làm như vậy chính là bạn tước “vũ khí” của người đối thoại và làm cho hình ảnh của bạn trong mắt họ được thân thiện, tốt đẹp hơn, tức là ý kiến của bạn sẽ dễ được chấp nhận hơn.

-          Cần phải tác động tới cả nhận thức, tình cảm và ý chí của người đối thoại. Trong cuộc sống, chúng ta không hiếm khi thấy con người biết rõ phải trái, nhưng họ không hành động theo lẽ phải, tại sao vậy? Vì họ mong muốn làm theo cái đúng chưa đủ, ý chí chưa mạnh để từ bỏ cái sai, do vậy ngoài thuyết phục, ngoài việc đưa ra lý lẽ, phân tích, chứng minh bạn còn phải biết gợi nên những tình cảm nhất định ở người đối thoại, động viên, khích lệ họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tung