tiem nang du lich

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần châu thổ sông Mêkong, rộng lớn và trù phú, gồm 13 tỉnh thành phố ( An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long) với diện tích tự nhiên khoảng 40.000km2, dân số gần 17 triệu người. ĐBSCL là vùng kinh tế, văn hoá, chính trị đặc biệt quan trọng của khu vực phía Nam, nằm liền kề với Tp. Hồ Chí Minh và là cửa ngõ thuận tiện với các nước Đông Nam Á. Sông nước ĐBSCL như một thảm tranh tuyệt đẹp, khí hậu ôn hoà, con người thân thiện và nồng hậu.

Tiềm năng du lịch:

ĐBSCL là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo và "tính cách con người Phương Nam" luôn thể hiện sự "hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hòa hiệp" là những sản phẩm du lịch thật sự thú vị.

Dòng sông Mêkong bồi đắp phù sa màu mỡ cho ĐBSCL, với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du khách gần xa. Đó là: rừng dừa Bến Tre màu xanh đam mê cho trái xum xuê với nhiều sản phẩm từ dừa; tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng; chợ nổi Cần Thơ- Tiền Giang với hàng ngàn loại trái cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàng trăm đảo nhấp nhô giữa biển khơi gió lộng; phong cảnh Thất sơn Bảy núi (An Giang); rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau,v.v...đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; đặc biệt là những cánh đồng lúa vàng mênh mông như thảm lụa, những xóm thôn ấm áp bên các dòng kênh dài như vô tận,... hoà quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng... cuốn hút và hấp dẫn du khách.

Tiềm năng du lịch ĐBSCL là rất lớn và khả năng phát triển đa dạng, phong phú. ĐBSCL đang khảo sát, tìm hiểu, quy hoạch phát triển du lịch; từng bước đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho ngành du lịch; tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng sông nước đồng bằng và biển đảo, nâng cao chất lượng dịch vụ, liên kết vùng, tour tuyến để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng. Thời gian qua, ĐBSCL đã tổ chức thành công các sự kiện du lịch, lễ hội Văn hoá - Thể thao và Du lịch mang tầm khu vực và quốc gia, như: Liên hoan Du lịch ĐBSCL, Năm Du lịch quốc gia miệt vườn sông nước Cửu Long 2008, lễ hội Nguyễn Trung Trực, Lễ hội vía bà Chúa Xứ, lễ hội Okombok và đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi, "Những ngày văn hoá Mêkong-Nhật Bản", các hội thảo, hội chợ, triễn lãm và các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp. Đó là những kết quả đáng khích lệ của du lịch ĐBSCL.

Thực trạng du lịch ĐBSCL

Phát triển du lịch ĐBSCL đang ở giai đoạn đầu, mang tính tự phát, chưa có khảo sát, quy hoạch một cách hệ thống. Những năm qua (2001-2009), lượng khách du lịch đến ĐBSCL chỉ gia tăng với tốc độ 12,5% /năm, thu nhập từ du lịch còn thấp chỉ chiếm khoảng 3% so với cả nưốc. Năm 2008, toàn vùng chỉ đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế chiếm 9,4% tổng lượng khách quốc tế cả nước và 8 triệu lượt khách nội địa chiếm khoảng 14% tổng lượng khách cả nước. Lượng khách đến ĐBSCL còn thấp so với nhiều vùng miền khác. Một số tỉnh thành trong vùng lượng khách có tăng hàng năm, như Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp...nhưng còn quá ít.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần châu thổ sông Mêkong, rộng lớn và trù phú, gồm 13 tỉnh thành phố ( An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long) với diện tích tự nhiên khoảng 40.000km2, dân số trên 18 triệu người. ĐBSCL là vùng kinh tế, văn hoá, chính trị đặc biệt quan trọng của khu vực phía Nam, nằm liền kề với Tp. Hồ Chí Minh và là cửa ngõ thuận tiện với các nước Đông Nam Á. Sông nước ĐBSCL như một thảm tranh tuyệt đẹp, khí hậu ôn hoà, con người thân thiện và nồng hậu.

ĐBSCL là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo và "tính cách con người Phương Nam" luôn thể hiện sự "hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hào hiệp" là những sản phẩm du lịch thật sự thú vị.

Dòng sông Mêkong huyền thoại bồi đắp phù sa màu mỡ cho ĐBSCL, với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du khách gần xa. Đó là: rừng dừa Bến Tre màu xanh đam mê cho trái xum xuê với nhiều sản phẩm từ dừa; tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng; chợ nổi Cần Thơ- Tiền Giang với hàng ngàn loại trái cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàng trăm đảo nhấp nhô giữa biển khơi gió lộng; phong cảnh Thất sơn Bảy núi (An Giang); rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau... đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; đặc biệt là những cánh đồng lúa vàng mênh mông như thảm lụa, những xóm thôn ấm áp bên các dòng kênh dài như vô tận,... hoà quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng... cuốn hút và hấp dẫn du khách.

Hàng năm ở đây có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 cho đến hết tháng 10. Mưa ở Đồng Bằng đến nhanh và thường kết thúc sau nửa giờ. Vào mùa mưa, nước sông từ từ dâng lên cao, tràn vào đồng ruộng đem theo tôm cá, phù sa và nước ngọt. Đối với người dân địa phương, chuyện nước lên cao vào mùa mưa được họ coi bình thường và gọi là mùa nước nổi, chứ họ rất ít khi dùng từ lũ lụt, vì nó ít nguy hiểm. Mùa nước nổi chính là mùa giăng câu, thả lưới, thu họach các loại hoa và rau trên mặt nước. Chèo xuồng đi trong vùng ngập nước vào mùa nước nổi để xem cuộc sống hàng ngày của nhà nông, là một trong những chương trình du lịch lãng mạn và kỳ thú.

ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kinh, rạch chằng chịt được bao phủ bởi những vườn cây ăn trái trĩu quả nên trông đẹp như những bức tranh. Đi lại trên ghe xuồng bằng gỗ là hình thức giao thông phổ biến nhất của vùng này. Hàng ngày nge, xuồng chở trái cây đi chợ, nhà nông đi làm, học sinh đi học, thậm chí là xuồng hoa để đưa cô dâu về nhà chồng trong lễ cưới. Ở những nơi giao nhau của các con rạch luôn là nơi nhóm chợ, mà người dân thường gọi là chợ nổi, tức chợ họp trên ghe xuồng.

ĐBSCL có nhiều đảo đẹp thuộc các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, trong đó có lẽ nổi tiếng nhất là đảo Phú Quốc với diện tích khỏang 600Km2 (gần bằng Singapore). Người dân VN còn gọi Phú Quốc là đảo Ngọc, vì vẻ đẹp hoang sơ cùng các tài nguyên thiên nhiên của nó. Trên đảo có nhiều bãi tắm đẹp với cát trắng và nước biển trong xanh nằm cạnh các ngọn núi, đây cũng chính là nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng 4, 5 sao nhất của ĐBSCL. Ngoài ra ĐBSCL còn có các bãi tắm khá nổi tiếng khác như Mũi Nai (Hà Tiên, gần biên giới Campuchia), Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), Ba Động (tỉnh Trà Vinh). Một số đảo nhỏ có bãi tắm như Hòn Khoai (Cà Mau), Thổ Chu, Hải Tặc (Kiên Giang) cũng đang được đưa vào khai thác phục vụ cho các tour du lịch câu cá trên biển.

Tiềm năng du lịch ĐBSCL là rất lớn và khả năng phát triển đa dạng, phong phú. ĐBSCL đang khảo sát, tìm hiểu, quy hoạch phát triển du lịch; từng bước đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho ngành du lịch; tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng sông nước đồng bằng và biển đảo, nâng cao chất lượng dịch vụ, liên kết vùng, tour tuyến để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng.

Chào mừng các bạn đến với đồng bằng sông Cửu Long, để cùng hướng đến một tương lai tươi sáng.

Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,... đã thu hút và hấp dẫn du khách.

Hiện nay, thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...).

Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.

Tây Ninh với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú; di tích văn hóa, lịch sử độc đáo có tiềm năng to lớn phát triển du lịch.

- Núi Bà Đen đang trở thành khu du lịch hấp dẫn du khách với cảnh quan thiên nhiên sinh động gắn với những chùa chiền, lễ hội... là điểm đến của những chuyến du lịch ; có hệ thống cáp treo, máng trượt tạo sự tiện lợi và cảm giác mới lạ cho du khách. Nơi đây kêu gọi những dự án đầu tư xây dựng các khu di tích, tôn tạo , trùng tu các điện thờ, hang động chùa chiền cùng với việc xây nhà nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, . . .

Hồ Dầu Tiếng chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 70km , là một quần thể du lịch đầy tiềm năng với hồ, rừng phòng hộ, kết hợp với các đảo lớn nhỏ; Ở đây có thể xây dựng khu du lịch sinh thái - thể thao - giải trí như: xây dựng sân golf, công viên nước, khu nghỉ dưỡng, khu săn bắn - câu cá, bãi tắm, khai thác các môn thể thao trên nước như thuyền, lướt sóng, lướt ván...

- Tiềm năng du lịch sinh thái của Tây Ninh đa dạng, phong phú với những địa điểm nổi tiếng như khu Căn cứ Trung ương cục Miền Nam , khu căn cứ Bời Lời, địa đạo An Thới chứa đựng các chiến tích cách mạng oanh hùng của dân tộc hay Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát, khu rừng lịch sử Văn hóa Chàng Riệc với đa dạng sinh học được các tổ chức quốc tế thừa nhận hoặc các địa danh nổi tiếng như: các Chùa cổ Bình Thạnh, An Thạnh tiêu biểu cho nền văn hóa Óc eo...

Tòa Thánh Tây Ninh thuộc huyện Hòa Thành có diện tích 1 km2 được khánh thành năm 1955, cách trung tâm thị xã 4 km về phía Đông với kiến trúc độc đáo mang màu sắc riêng của đạo Cao Đài, một di tích quốc gia đã được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng với những lễ hội truyền thống hàng năm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.

Việc thiết lập những tour du lịch đi qua các khu du lịch trọng điểm nói trên là hoàn toàn khả thi và hấp dẫn đối với du khách .

Bình Dương: Tiềm năng du lịch sinh thái và sông nước

Xem tin gốc

Tin tức Du lịch - 6 tháng trước 46 lượt xem

Bình Dương có tiềm năng du lịch (DL) đa dạng, với hệ thống miệt vườn Lái Thiêu đã có thương hiệu từ nhiều năm qua; có hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn với những cù lao nổi trên sông rất hấp dẫn...

Facebook Bình Dương: Tiềm năng du lịch sinh thái và sông nướcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Bình Dương còn có những làng nghề nổi tiếng cả nước, những di tích lịch sử văn hóa độc đáo, và có những điều kiện khá thuận lợi để hình thành các loại hình sản phẩm du lịch - dịch vụ đầy hứa hẹn, trong đó du lịch sinh thái và sông nước là một thế mạnh.

Thực trạng du lịch sinh thái và sông nước

Trong những năm qua, mặc dù đóng góp của ngành DL trong nền kinh tế còn thấp, tuy nhiên DL ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong định hướng phát triển, DL được xác định "Xây dựng ngành DL trở thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2020 và giai đoạn sau đó, ngành DL sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào tăng trưởng và phát triển bền vững, cân đối của nền kinh tế Bình Dương".

Hiện nay, hệ thống các cơ sở kinh doanh DL của Bình Dương bao gồm các loại hình chính: Các đơn vị kinh doanh lữ hành (các đơn vị này chủ yếu có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, doanh thu thấp, hoạt động kinh doanh chủ yếu là các tour DL phục vụ dân cư nội tỉnh... do đó hiệu quả kinh doanh lữ hành chưa cao); Các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú (khá phát triển với 122 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, chủ yếu ở khu vực TX.TDM, Thuận An và Dĩ An); Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí (có phát triển nhưng quy mô hoạt động nhỏ, chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị hóa mạnh như TX.TDM, Thuận An, Dĩ An; hiện nay tỉnh chỉ có một cơ sở kinh doanh dịch vụ với quy mô lớn là Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến); Các cơ sở kinh doanh DL nghỉ dưỡng (chủ yếu dưới hình thức đầu tư các khu nghỉ dưỡng có mô hình nhỏ, trong đó có một số khu đã thu hút khá đông khách như Khu nghỉ dưỡng Phương Nam, Làng DL Sài Gòn, Khu DL Xanh Dìn Ký, Khu nghỉ dưỡng Mắt Xanh. Một số khu DL khác đang trong quá trình đầu tư như Khu DL Hàn Tam Đẳng, Khu DL nghỉ dưỡng Phước Lộc Thọ...).

Đối với các sản phẩm DL: Hiện nay, DL vui chơi giải trí ở Bình Dương tập trung vào các khu công viên vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề (Theme Park) trong đó KDL Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được đánh giá là một khu công viên chuyên đề lớn nhất Việt Nam. Riêng DL sinh thái của tỉnh hiện nay chủ yếu được tổ chức theo các hình thức chính là: DL sinh thái miệt vườn (được phát triển từ thương hiệu miệt vườn trái cây Lái Thiêu nổi tiếng); DL sinh thái kết hợp dịch vụ (phát triển chủ yếu theo mô hình các điểm DL nhỏ, chủ yếu khai thác khách DL cuối tuần với các dịch vụ chính: bơi lội, ẩm thực, các trò vui chơi giải trí cho trẻ em); DL sinh thái gắn với tiềm năng DL sinh thái rừng núi (phát triển một cách tự phát ở các khu vực có cảnh quan đẹp như hồ Than Thở, hồ Dầu Tiếng, núi Cậu...); DL thể thao cao cấp (phát triển dưới hình thức các sân golf, hiện tỉnh có 1 sân golf đang hoạt động là sân golf Sông Bé và 2 dự án sân golf khác đang trong giai đoạn xây dựng là sân golf Phú Mỹ và sân golf Mekong (Cù lao Bạch Đằng); DL nghỉ dưỡng (phát triển với mô hình nhỏ như KDL nghỉ dưỡng Phương Nam, Dìn Ký, Mắt Xanh).

Nhìn chung, tuy tỉnh bước đầu có khai thác tiềm năng DL để hình thành các sản phẩm DL tương đối đa dạng, tuy nhiên ở một số khu vực có tiềm năng lớn như: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Dầu Tiếng chưa thu hút được các dự án đầu tư; do đó chưa khai thác hết hiệu quả tài nguyên. Tỉnh thiếu các sản phẩm DL mang đẳng cấp quốc tế có thể tạo thành động lực nâng tầm cho DL Bình Dương. Mô hình tổ chức kinh doanh DL phổ biến ở tỉnh là các khu DL dịch vụ với quy mô nhỏ, phục vụ khách DL cuối tuần với sản phẩm chủ yếu là dịch vụ ăn uống, bơi lội, vui chơi giải trí. Sản phẩm DL sinh thái miệt vườn, từng được xem là đặc thù của tỉnh tổ chức còn nhỏ, lẻ, tự phát, hiệu quả không cao; đồng thời có nguy cơ tự đánh mất thương hiệu do cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thấp, còn nói thách, thiếu văn minh trong thương mại... Hệ thống các dịch vụ bổ trợ như bãi đỗ xe ô tô, người thuyết minh DL thiếu. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tình trạng phát triển nêu trên đã ảnh hưởng không ít đến thương hiệu không chỉ của khu vực Lái Thiêu mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu DL Bình Dương.

Bên cạnh đó, khu vực núi Cậu- hồ Dầu Tiếng là khu vực có tiềm năng lớn về DL nghỉ dưỡng tuy đã được đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung, nhưng hiện tại vẫn phát triển DL một cách tự phát, nhỏ, lẻ, chưa thu hút các dự án đầu tư lớn. Chưa khai thác được hiệu quả tiềm năng phát triển DL của các loại hình DL tham quan di tích lịch sử văn hóa và di tích lịch sử cách mạng như các căn cứ cách mạng, sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh...

Cần đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và sông nước

Để khai thác tiềm năng DL nhờ vào vị trí địa lý và sự ưu đãi của thiên nhiên, tỉnh cũng đã có kế hoạch phát triển các sản phẩm DL đặc thù, trong đó đặc biệt là các sản phẩm DL sinh thái và sông nước. Theo đó, với thương hiệu "miệt vườn Lái Thiêu" nổi tiếng từ lâu, Bình Dương có điều kiện thuận lợi khai thác để hình thành những sản phẩm đặc thù hấp dẫn khách DL. Các sản phẩm dịch vụ chính bao gồm: thưởng thức trái cây, câu cá, tham quan vườn cây, đi thuyền trên kênh rạch, xem nghệ thuật chế biến và trang trí bằng trái cây, thăm trang trại cá bè, cá lồng trên sông. Để phát triển loại hình sản phẩm DL này đòi hỏi phải bảo tồn phát huy, nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu "Lái Thiêu"; dự kiến khu vực ưu tiên phát triển là khu vực ven sông Sài Gòn, ven sông Đồng Nai.

DL sông nước theo các tuyến sông: với hệ thống 3 sông lớn đặc biệt là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, Bình Dương có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng sông nước hình thành các sản phẩm DL hấp dẫn du khách bao gồm: các tour DL khám phá văn hóa và đời sống dân cư trên sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, các khu DL sinh thái ven sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, du thuyền trên sông nước. Dự kiến, khu vực ưu tiên phát triển là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé. DL mạo hiểm sông nước: sông Bé là con sông có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở với nhiều thác nước, ghềnh đá... có khả năng tổ chức các loại hình DL mạo hiểm như: tour đi thuyền thám hiểm ghềnh đá, đua thuyền vượt thác... Dự kiến, khu vực ưu tiên phát triển là sông Bé. DL nghỉ dưỡng: được phát triển ở khu vực hồ Dầu Tiếng và khu vực ven sông Bé để khai thác tiềm năng về khí hậu, cảnh quan theo mô hình các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khách sạn nghỉ dưỡng ven sông, trung tâm điều trị và điều dưỡng cao cấp, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe./.

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ trước, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Những năm gần đây, với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, BR-VT trở thành "đất lành" cho các dự án du lịch và là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với khả năng cung cấp đầy đủ các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, tắm biển, sinh thái, chữa bệnh, tắm bùn khoáng nóng, mạo hiểm, leo núi, lặn biển, hội nghị hội thảo (mice)... Vì vậy, BR-VT còn được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của Việt Nam.

Đến BR-VT, du khách được thỏa thích đắm mình ở nhiều bãi tắm khác nhau, bãi nào cũng đẹp, cũng phẳng, nắng ấm và khá an toàn. Có những bãi tắm uốn lượn, ôm lấy những ngọn núi với rừng cây xanh, có bãi tắm chạy dọc theo các khu rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, rất phù hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Những bãi tắm đã có thương hiệu lâu đời như Thùy Vân, Chí Linh, Bãi Dứa, Bãi Dâu, Bãi Trước (TP. Vũng Tàu); Long Hải (huyện Long Điền); huyện Xuyên Mộc có các bãi Hồ Tràm, Hồ Cốc (Cóc); huyện Côn Đảo có bãi Đất Dốc, hòn Bảy Cạnh, bãi Đầm Trầu, Hòn Cau, bãi Hòn Tre...

Đến BR-VT ngoài tắm biển, du khách có thể tham gia các tour du lịch leo núi như: Núi Lớn, Núi Nhỏ (TP. Vũng Tàu) để khám phá tượng chúa giang tay, ngọn hải đăng gần 150 tuổi, khu di tích Bạch Dinh. Nếu là người thích nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc sức khỏe, du khách có thể đến suối nước nóng Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) và khám phá vẻ đẹp hoang sơ của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Suối nước nóng Bình Châu với khoảng 70 điểm phun lộ thiên, như một nồi nước sôi khổng lồ, chảy uốn lượn giữa khu rừng nguyên sinh, chỗ nóng nhất đến 820C, nhiệt độ trung bình từ 370C - 500C. Hơi nước bốc lên tạo thành vùng sương khói quyện lẫn với cây cỏ mờ ảo của khu rừng nguyên sinh gợi cho du khách cảm giác đang đi dạo trong cõi tiên cảnh. Đến đây, bạn có thể ngâm chân, tắm trong các bồn nước nóng, luộc trứng gà bằng nước sôi tự nhiên, tắm bùn hoặc đi dạo trong rừng bằng xe bò, xe ngựa nghe chim hót, hít thở không khí trong lành, cho bạn cảm giác thư thái...

BR-VT cũng thích hợp với những du khách ưa hoài cổ, khám phá các di tích, danh thắng và du lịch tâm linh. Những di tích, danh thắng nổi tiếng thường được du khách ghé thăm như ngọn hải đăng, tượng chúa giang tay, Niết Bàn Tịnh xá, Thích Ca Phật đài, Nhà Lớn Long Sơn, Đình thần Thắng Tam, trận địa pháo cổ Núi Lớn (TP. Vũng Tàu); địa đạo Long Phước, Nhà Tròn (TX. Bà Rịa). Nếu đến huyện Đất Đỏ, du khách có thể khám phá và tìm hiểu lịch sử qua khu di tích lịch sử căn cứ cách mạng Minh Đạm trên núi Minh Đạm. Du khách cũng đừng quên ghé thăm di tích Dinh Cô và Mộ Cô (huyện Long Điền). Huyện Tân Thành có thắng cảnh suối Tiên - suối Đá. Huyện Châu Đức có khu thắng cảnh Bàu Sen. Đặc biệt, huyện Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nổi tiếng là điểm du lịch sinh thái biển với nhiều loài động thực vật quý hiếm đang được bảo tồn, đồng thời là điểm du lịch về nguồn đầy ý nghĩa với hệ thống nhà tù, trại giam do Pháp, Mỹ để lại.

Hiện nay, BR-VT đã thu hút 159 dự án đầu tư du lịch được thỏa thuận địa điểm, với tổng diện tích 6.042ha, tổng vốn đăng ký 35.592 tỷ đồng và 11,548 tỷ USD. Toàn tỉnh có 155 khách sạn với 6.487 phòng, trong đó có 113 khách sạn, cơ sở lưu trú được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến 5 sao, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của mọi đối tượng khách. Những năm qua, tỉnh BR-VT thường xuyên quan tâm đến công tác bình ổn giá, nâng cao uy tín của thương hiệu du lịch BR-VT để xứng đáng là điểm đến "an toàn, ấn tượng và thân thiện" với mọi du khách.

--------------------------------------------------------------------------------

[ In bài ] [ Trở về ]

Du lịch Đồng Nai - tiềm năng và thách thức

(Thứ Ba, 08/04/2008 - 11:11 AM)

(Báo Du lịch)

"Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về..."

"Đồng Nai cây trái sum xuê

Con gái làng Bưởi, tóc thề đợi ai?"

Câu ca dao trên đã thể hiện mối quan hệ gắn bó về địa lý và cả lịch sử, văn hóa của Đồng Nai với Sài Gòn - Gia Định. Nằm sát cạnh thành phố, vùng đô hội đầu tiên của Nam Bộ một thời, mảnh đất kiêu hùng và giàu truyền thống, giàu cả tiềm năng vẫn đang loay hoay tìm đường phát triển du lịch.

Tiềm năng giầu có

Ai đã từng đi thực địa và khảo sát các tuyến điểm ở Đồng Nai đều giật mình bởi sự phong phú và hấp dẫn của từng điểm đến, mới biết lâu nay mình đã nghĩ sai về du lịch Đồng Nai.

Thành phố Biên Hòa có bảo tàng Đồng Nai được xếp vào loại Top ten Bảo tàng Việt Nam về chất lượng. Khu du lịch Bửu Long một thời vang bóng với phong cảnh hữu tình của núi Bửu Long và hồ Long Ẩn.

Trên núi Bửu Long có chùa cổ Bửu Phong xây dựng từ năm 1679 với tháp và xá lợi, với Long Sơn Thạch Động đặc thù. Văn miếu Trấn Biên được xây mới theo lối cũ, thờ Khổng Tử và các danh nhân văn hóa Việt Nam, nét kiến trúc pha lẫn giữa truyền thống và hiện đại, biểu tượng của hào khí Đồng Nai.

Sông Đồng Nai, hiền hòa thơ mộng, một trong những dòng đẹp và dài nhất Nam Bộ, mang trong mình bao chứng tích lịch sử, bao điều bí ẩn của những người đi mở cõi. Theo đường thủy từ biển Đông vào Nhà Bè, lên Sài Gòn rồi tới Đồng Nai dừng bước Cù Lao Phố - Nông Nại Đại Phố, thủ phủ đầu tiên của vùng đất Nam Bộ, một thời sầm uất và hưng thịnh.

Linh thiêng và uy nghiêm với đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh (hậu duệ của Nguyễn Trãi, được chúa Nguyễn Phúc Chu cử làm Chưởng cơ vào khai khẩn Nam Bộ từ 1698).

Xa hơn một chút là Chùa Ông cổ kính trên 300 năm tuổi, dấu tích của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch cùng binh lính và gia đình vốn trung thành với nhà Minh, không phục tùng nhà Thanh, được chúa Nguyễn cho phép tị nạn và lập nghiệp; Là đền thờ Thống đốc Quân vụ Nguyễn Tri Phương, người chỉ huy quân dân Sài Gòn đắp đại đồn Kỳ Hòa chống Pháp; Là nhà thờ cổ Trần Ngọc Dư trên trăm tuổi còn nguyên vẻ phong sương từng trải; Là làng bưởi Tân Triều vang danh khắp nước, gần đây thêm món rượu bưởi độc đáo chỉ Đồng Nai mới có; Là làng nghề ven sông gồn làng bè nuôi cá, làng gạch, làng gốm... với nhiều sản phẩm đa dạng và chất lượng; Cụm tượng đài Bộ đội đặc công làm bằng đất sét nung từ năm 1985, ở ngã ba Tân Hiệp là một minh chứng cho sự sáng tạo của thầy trò trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đồng Nai, một trong những trường cổ nhất Đông Dương.

Dọc quốc lộ 1 ra Bắc có các khu du lịch (KDL) mới, mỗi điểm một nét riêng như Vườn Xoài, thác Giang Điền, KDL Cao Minh... Vào xa hơn thì có Đảo Ó - Đồng Trường, địa đạo chiến khu D với nhiều huyền thoại về danh tướng - nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ, nhà máy thủy điện Trị An và hồ Trị An mênh mông như biển cả. Rồi các lâm trường Mã Đà, Vĩnh Cửu. Xa hơn thì có thác Đá Hàn, Suối Tre, mộ cổ Hàng Gòn (mộ cổ nhất và quy mô nhất ở Việt Nam có niên đại hơn 2.500 năm tuổi), núi Chứa Chan và các vườn cao su bạt ngàn.

Dọc quốc lộ 20 đi Lâm Đồng có các điểm: nhà cộng đồng dân tộc Châu Ro (di tích văn hóa hiện đại), tượng đài chiến thắng La Ngà (chiến tích vang dội của tướng Huỳnh Văn Nghệ), làng bè La Ngà, danh thắng Đá Ba Chồng, rừng cây giá tị, di tích núi lửa Định Quán và Hang Dơi. Đặc biệt là KDL Thác Mai và Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Thác Mai, giáp ranh với Đức Linh, Bình Thuận nằm trên sông La Ngà (phụ lưu tả ngạn của Đồng Nai) với cả rừng cội mai đặc trưng, được xem là khu bảo tồn cây nhiệt đới, nơi còn giữ được nhiều cây knia cổ thụ nhất.

Nam Cát Tiên vừa có rừng, có cây, có thác, có các trảng cỏ và rừng đặc dụng. Được xem là vương quốc của cây nhiệt đới và nhiều loài cổ thụ đặc trưng: cây Gõ Ông Đồng, cây Thiên Tế 400 năm, cây Bằng Lăng 6 ngọn, cây Tung cụ (rễ cao hơn đầu người)... Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có thể xem thú tự nhiên vào ban đêm.

Thách thức và cản trở

Là tỉnh giàu tiềm năng nhưng du lịch Đồng Nai vẫn chưa đạt kết quả tương xứng. Hình ảnh thường thấy là sự chắp vá, cóp nhặt kiểu ăn đong của con nhà nghèo chứ chưa dám đầu tư, khai thác với quy mô lớn. Hình như vẫn tồn tại tư duy xem du lịch là thứ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế Đồng Nai.

Ngoại trừ Nam Cát Tiên có thể an tâm về môi trường và chất lượng dịch vụ, còn lại chỉ ở trong dạng tiềm ẩn, cứ như... công chúa ngủ trong rừng chờ được đánh thức. 10 năm trước, tôi đưa đoàn của HTV lên làm phim về thác Mai, tổ chức được vài chục tour rồi tịt bởi cách quản lý và phục vụ tự phát kiểu lâm trường.

Trở lại 10 năm sau, cảm nhận có thay đổi chút ít mà vẫn buồn. Cá lăng dưới sông, gà thả trong vườn, rau rừng có sẵn... vậy mà vẫn phải ăn gà công nghiệp, cá diêu hồng nuôi, rau Đà Lạt. Các kiến trúc được lợp tôn xanh đỏ, ghế nhựa tím vàng trong khi lá trung quân và gỗ tre đầy dẫy. Đường vẫn làm chưa xong và suối nước nóng chỉ có chỗ ngâm chân.

Thật uổng, chỉ cần làm đường lớn hơn (không cần rải nhựa) và chống lầy rồi xây hồ hoặc nhà ngâm, tắm nước nóng sau khi tắm thác. Đây là nơi nghiên cứu lý tưởng về cây nhiệt đới. Trên từng thân đều có lý lịch và đầy đủ tên khoa học, kèm hình ảnh từng giai đoạn phát triển của cây.

Di tích núi lửa Định Quán bao năm vẫn để tự nhiên cho khách tùy tiện lên xuống rất nguy hiểm. Có thể làm tay vịn lên xuống và lan can bảo vệ. Nếu cần thì bán vé. Tượng đài chiến thắng La Ngà không có bản chỉ dẫn lẫn bản chú thích, hỏi ai cũng không biết, kể cả mấy cán bộ nhân viên của Sở Thương mại - Du lịch!

Các khu du lịch mới có nhiều nỗ lực với sự đa dạng trong loại hình, nhưng vẫn phổ biến tư duy phục vụ tiểu nông. Cứ khách đến là nhận, bất chấp khả năng nên lợi bất cập hại, chưa kể thái độ "Không cần khách". Chỉ cần nhà máy thủy điện Trị An và các khu công nghiệp cho giáo viên và học sinh đến tham quan hướng nghiệp kết hợp vui chơi ở các khu du lịch thì chí ít mỗi năm cũng có thêm cả trăm ngàn khách.

Đường vào chiến khu D có đoạn xe 7 chỗ còn đi không được. Rồi việc tôn tạo, trùng tu địa đạo cẩu thả và tùy tiện. Hình như chỉ làm cho có, làm để khánh thành cho kịp lễ rồi thôi. Lãng phí ghê gớm.

Đường đến cù lao Phố, vào đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh chỉ có xe 25 chỗ mới được qua cầu mà phải nhờ nhân viên đường sắt chặn đường thì mới đi được. Xe lửa qua lại hàng ngày nhưng xe trên 25 chỗ thì cấm. Giao thông vậy làm sao phát triển du lịch? Đường vào làng bưởi Tân Triều và làng gốm cũng vậy. Đường hẹp, không có chỗ quay đầu, không có bãi xe nên chỉ có khách gia đình đi xe 15 chỗ và gắn máy tìm đến.

Sông Đồng Nai, con sông vừa gần vừa đẹp vẫn chưa thể ra đời sản phẩm tương xứng. Tàu hẹp, nhỏ, ồn và độ an toàn chưa đảm bảo. Tàu lớn chút thì vướng cầu không qua được. Các điểm dừng ven sông chỉ có một vài nhà hàng là đảm bảo chất lượng phục vụ, cảnh quan và vệ sinh môi trường.

Cần có thêm nhiều điểm dừng chân cho du khách vì "buôn có bạn, bán có phường", cạnh tranh sẽ nâng cao chất lượng phục vụ. Các khu du lịch Cù lao Ba Xê và làng Bưởi đều nhỏ và vệ sinh môi trường chưa tốt. Bù lại, các món ăn dân dã rất lạ miệng và bắt mắt. Từ bài học của các thương hiệu rượu đế Gò Đen, nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc cần tính đến việc bảo hộ độc quyền thương hiệu "Rượu Bưởi Đồng Nai"

Đã đến lúc các chủ đầu tư ở địa phương nên ngồi lại để liên kết làm thuyền và mở rộng các khu du lịch ven sông với sự hổ trợ chính sách ưu đãi của nhà nước. Ngay bây giờ cũng phải tính đến nguồn nhân lực tại chỗ một khi du lịch tăng tốc. Nếu quyết tâm và đồng lòng, biết chọn đúng thứ tự ưu tiên để đầu tư và khắc phục, chắc chắn chỉ trong vòng vài năm, du lịch Đồng Nai sẽ khởi sắc, kề vai sát cánh với TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần đưa ngành du lịch cả nước cất cánh.

Nguyễn Văn Mỹ

--------------------------------------------------------------------------------

Du lịch Bình Phước hiện thực và tiềm năng

Nằm trong khu vực Đông Nam bộ, tỉnh Bình Phước có khả năng liên kết với các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận với nhiều địa danh và lễ hội văn hóa đặc sắc. Những năm qua, Bình Phước có nhiều giải pháp để đánh thức ngành công nghiệp "không khói" nhiều tiềm năng này...

TỪ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH

Nằm trên tuyến biên giới có 240km đường biên tiếp giáp với nước bạn Campuchia, Bình Phước có các con sông lớn như sông Đồng Nai, sông Bé, sông Mã Đà, sông Sài Gòn chảy qua để hình thành các công trình thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng, hồ thủy lợi Phước Hòa... tạo nên khung cảnh non nước hữu tình, thiên nhiên tươi đẹp. Bình Phước còn có Vườn quốc gia Bù Gia Mập với diện tích 26.032 ha - nơi còn lưu giữ nhiều loại thực vật quý hiếm đặc trưng như cẩm lai, trắc, gụ, giáng hương, cây họ dầu... và các loại động vật quý hiếm. Vườn quốc gia Tây Cát Tiên có diện tích 5,14km2, nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới lớn nhất Việt Nam và có cảnh quan đẹp phong phú về hệ động thực vật, nhất là trong rừng còn có nhiều loài thú quý hiếm như bò rừng, bò bon ten, ngan cánh trắng, gà so cổ hung. Trảng cỏ Bù Lạch với trên 40 trảng cỏ lớn nhỏ khác nhau trên diện tích khoảng 500 ha, được thiên nhiên sắp đặt cho gần 10 ghềnh, thác trên dòng sông Đồng Nai hùng vĩ... Những tài nguyên du lịch độc đáo trên là cơ sở quan trọng giúp Bình Phước xây dựng nên các sản phẩm du lịch mới, như du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch khám phá...

Đến với Bình Phước, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ độc đáo của trảng cỏ Bù Lạch mà còn rất nhiều địa chỉ khác, như thác Đứng, thác Đắk Mai, thác số 4, hồ Suối Lam... Một không gian hùng vĩ, tĩnh lặng với cả núi non sông hồ cùng với dịch vụ nghỉ dưỡng vừa phải, thuận tiện, nhưng mang đậm chất Tây Nguyên cho mọi sự lựa chọn tùy theo cảm hứng. Đó là những gì mà du lịch Bình Phước đã và đang tiếp tục hoàn thiện, tạo nên nét độc đáo để du khách có thể tận hưởng.

Bên cạnh vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quan thiên nhiên, Bình Phước còn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều nét kiến nét kiến lúa mới, thành đất hình tròn, chùa Sóc Lớn, cụm kiến trúc cổ của người Pháp, dây chuyền chế biến mủ tờ ở Công ty cao su Lộc Ninh, Khu căn cứ Quân ủy Bộ chỉ huy Miền (B2) Tà Thiết, Nhà giao tế Lộc Ninh, Phú Riềng Đỏ - nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, sóc Bom Bo với quá khứ hào hùng đã đi vào lịch sử, đoạn cuối đường ống dẫn dầu trong kháng chiến chống Mỹ, mộ 3.000 người, bia chiến thắng chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng... đó là những địa điểm để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm linh.

ĐẾN NHỮNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ

Từ năm 1997 đến nay, tăng trưởng bình quân của ngành Du lịch Bình Phước đạt trên 35% năm. Riêng năm 2009, hoạt động du lịch Bình Phước đạt nhiều kết quả khả quan với tổng lượt khách tham quan du lịch ước đạt trên 86 ngàn lượt (tăng 64,4% so với cùng kỳ năm 2008), trong đó, khách nội địa trên 82 ngàn lượt và khách quốc tế 4.013 lượt. Doanh thu ước đạt 45,240 tỷ đồng (tăng 65% so với cùng kỳ năm 2008). Sự phát triển của du lịch đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Theo định hướng phấn đấu đến 2010, du lịch Bình Phước sẽ đón 206.709 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 18.881 lượt. Đến 2015 dự kiến du lịch Bình Phước sẽ đạt 378.675 lượt khách và đến năm 2020 là 298.655 lượt khách. Đến 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 4 cụm du lịch chính: Cụm du lịch trung tâm gồm thị xã Đồng Xoài và phụ cận; cụm du lịch Đông Bắc gồm thị trấn Thác Mơ - Phước Bình và phụ cận; cụm du lịch Tây Bắc gồm thị trấn Lộc Ninh và phụ cận; cụm du lịch sóc Bom Bo và trảng cỏ Bù Lạch. Theo đó, đến năm 2010, ngành công nghiệp không khói này sẽ thu hút khoảng 1.632 lao động, năm 2015 thu hút khoảng 1.680 lao động và năm 2020 thu hút khoảng 2.300 lao động, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân trong tỉnh.

Nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư và thu hút đầu tư để huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Những năm qua một số điểm du lịch đã được xây dựng và đưa vào hoạt động đón khách tham quan, như khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ, Khu căn cứ Quân ủy Bộ chỉ huy Miền (B2) Tà Thiết, khu du lịch Thác số 4, núi Bà Rá - Thác Mơ... Nhiều khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh du lịch được đưa vào hoạt động phục vụ du khách có hiệu quả. Thời gian tới, ngành Du lịch Bình Phước tiếp tục đề ra chiến lược thông tin tuyên truyền để khách du lịch trong và ngoài nước biết đến các địa danh mới, qua đó kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu của du khách. Hoạt động quan trọng nhất trong quá trình phát triển của ngành là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh các điểm du lịch của tỉnh ra các tỉnh bạn, trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, ngành cần triển khai nhiều hoạt động xúc tiến du lịch như in ấn các tập gấp để hướng dẫn du lịch, tham gia một số hội chợ du lịch, lễ hội du lịch ở ngoài tỉnh, tổ chức một số hoạt động nhằm giới thiệu điểm đến, thực hiện phim phóng sự về du lịch.

Tìm giải pháp cho phát triển du lịch, tỉnh cũng đang tăng cường các mối liên kết phát triển du lịch với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài; tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch của địa phương; thường xuyên đổi mới sản phẩm du lịch nhằm tăng sức lôi cuốn khách du lịch đến với Bình Phước, tăng cường mối liên kết phát triển du lịch với Campuchia, Lào và các quốc gia trong khối ASEAN; đặc biệt, khơi thông dòng khách quốc tế vào Việt Nam theo đường xuyên Á qua Bình Phước. Một tín hiệu mừng đối với du lịch Bình Phước là tỉnh đang xúc tiến cùng các tỉnh Kratíe, Stung Treng (Vương quốc Campuchia) và Chămpasắk (Lào) hình thành tour du lịch Bình Phước - Campuchia - Lào.

Những danh thắng và di tích lịch sử ở Bình Phước thực sự có sức hút. Từ những lợi thế riêng biệt mang tính đặc thù ấy cùng với sự nỗ lực của chính quyền tỉnh và ngành Du lịch, hy vọng Bình Phước sẽ trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách muốn khám phá, thám hiểm du lịch về nguồn và du lịch sinh thái.

(Theo baobinhphuoc.com)

Người đăng: sysadmin

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro