Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. -Thế kỉ V-X, xã hội Tây Âu phát triển không đáng kể ( do phụ thuộc vào nền kinh tế tự cung, tự cấp,sự trao đổi giao lưu bị hạn chế)
- Thế kỉ XIV, các nhà tư tưởng của giai cấp Tư Sản chống lại những giáo lý lạc hậu của chế độ TIỀN VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
phong kiến
-Thế kỉ XV, nền chính trị Tây Âu bước vào thời kì quá độ từ phong kiến sang Tư Bản Chủ Nghĩa dẫn đến xã hội Tây Âu có nhiều mâu thuẫn:
+ mâu thuẫn giữa 2 chế độ Phong kiến và Tư bản chủ nghĩa
+mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến
+mâu thuẫn giữa thị dân chống lãnh chúa phong kiến (do : lãnh chúa bóc lột nặng nề, có nhiều chính sách tàn bạo, bắt thị dân nộp nhiều loại thuế)
+mâu thuẫn giữa thợ thủ công và quý tôc thành thị ( do : quý tộc thành thị thi hành nhiều chính sách, thuế khóa bất công với thợ)
→ Những mâu thuẫn này đã đẩy các cuộc phong trào nông dân lên cao, với mục đích tiêu trừ chế độ phong kiến đang suy vong, để phát triển Chủ Nghĩa Tư Bản
➔chính hoàn cảnh Chính Trị - Xã Hội như vậy là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lý, bởi chính các cuộc phát kiến địa lý này sẽ mở đường cho sự ra đời của Chủ Nghĩa Tư Bản.


2. TIỀN ĐỀ VỀ KINH TẾ

- Nhu cầu giải quyết khủng hoảng trong quan hệ buôn bán với Phương Đông( thế kỉ XV - XVI) :
+ Nhu cầu về hàng hóa Phương Đông tăng vọt : Hương liệu, gia vị, đồ trang sức bằng đá quý, mĩ phẩm, tơ lụa.....
+ Quan hệ buôn bán với Phương Đông phát triển mạnh mẽ (số lượng hàng hóa tăng gấp 10 lần so với thế kỉ XII)
+ Đặc biệt thế kỉ XV: kinh tế hàng hóa ở Tây Âu, Kinh tế công thương khá phát triển ở Tây Âu →nhu cầu về thị trường tăng → muốn mở rộng thị trường sang phương Đông
- Giữa thế kỉ XV, ở Tây Âu,hàng hóa ở Phương Đông trở nên khan hiếm, giá cả tăng cao do con đường sang phương Đông gặp nhiều trở ngại:
+ Con đường qua địa trung hải chủ yếu do người Ý, đặc biệt là người Ả Rập lũng loạn
+ "Con đường tơ lụa"( xuyên qua châu Á đến Trung Quốc) dần mất hết ý nghĩa do dân du mục luôn bất hòa với nhau
+Con đường qua Hắc Hải, vịnh Ba Tư đến Ấn Độ và Trung Quốc gần nhứ bị khống chế hoàn toàn do cuộc chinh phục của người Thổ Nhĩ Kì và người Ôt-tô-man
→Châu Âu đặt ra câu hỏi : " có con đường khác sang phương Đông??"
- Nhu cầu muồn tìm đc nhiều vàng:
+ thế kỉ XIV-XV, kinh tế hàng hóa và tiền tệ ở Tây Âu phát triển,vàng trở thành phương tiện giao dịch chủ yếu trong nước mà ở phương Tây khai thác được một lượng vàng khá ít ỏi.
+ Quý tộc, vua chúa cần vàng để thỏa man nhu cầu của cuộc sống xa hoa, xa xỉ
+ Sự thương mại hóa liên tục nền kinh tế Tây Âu khiên nhu cầu sử dụng vàng làm phương tiên lưu thông với nước ngoài tăng.
→ Tâu Âu đang trong "cơn Khát vàng"
➔ chính sự tò mò tòm ra con đường mới sang Phương Đông, những đòi hỏi của nền kinh tế Châu Âu đã thúc đẩy các cuộc phát kiến địa lý tìm ra những vùng đất mới giàu có

3. TIỀN ĐỀ TÔN GIÁO

- Tôn giáo chính : Giáo Hội La Mã,Thiên Chúa Giáo, Nho giáo,....
- Do xã hội có nhiều mâu thuẫn đã bắt đầu những cuộc cải cách về tư tưởng và xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến tôn giáo :
+ Sự đâu tranh giữa 2 ý thức hệ : tôn giáo phản động và ý thức hệ tư sản tiến bộ với biểu hiện là các phong trào cải cánh tôn giáo, và cải cách phục hưng
+các phong trào cải cách ton giáo mang tính chất tư sản rõ rệt, được phản ánh qua các cuộc đấu tranh, nó không nhằm xóa bỏ tôn giáo mà lên án chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức, khống chế quần chúng
+ người dân muốn thoát khỏi "đêm trường trung cổ" mù mịt tối tăm, hệp hòi,hà khắc của giáo hội và chế độ phong kiến
➔ Như vậy, nhân tố tôn giáo anh hưởng và chịu ảnh hưởng khá nhiều từ hoàn cảnh xã hội, nên cũng trở thành một tiền đề cơ bản của các cuộc phát kiến địa lý để mở rộng giao lưu với các tư tưởng tôn giáo khác.

TIỀN ĐỀ CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ

_ VỀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT _

Thế kỷ XV- XVI, Tây Âu đã có đủ điều kiện cho việc thưc hiện các cuộc phát kiến địa lý lớn. Vào thời gian ấy, KH-KT có những tiến bộ đáng kể. Những hiểu biết về kiến thức địa lý được nâng cao như: Nhận thức được quả đất hình tròn, biết sử dụng la bàn đi xa trên biển, nhân thức được vấn đề đi vòng quanh Châu Phi, đi vòng quanh phương Đông có bản đồ. Các nhà hàng hải bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết địa lý của các đại dương. Người ta đã xác định được hướng con tàu không chỉ bằng cách quan sát chiều gió, hải lưu, màu nước hoặc chim biển mà còn bằng biện pháp xác định vị trí của tàu không cần vật chuẩn. La bàn cùng với máy đo góc thiên văn được sử dụng trong việc định hướng các đại dương bao la. Người ta cũng đã vẽ được các bản đồ và hải đồ có ghi các bến cảng. Kỹ thật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, có sàn bà boong tàu để có thể đặt đại bác. Những kiểu tàu mới đã xuất hiện. Các nhà hàng hải đã đóng được loại tàu chiến bọc thép Galion. Caraven trở thành loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử thế giới vượt đại dương với bánh lái sống đuôi thuyền cho phép điều khiển tàu thuyền 1 cách chính xác, loại thuyền buồm này bằng gỗ, vững chãi và dễ điều khiển, kết hợp được truyền thống đóng tàu ở vùng biển Bắc với truyền thống đóng tàu vùng Địa Trung Hải. Thuyền Caraven có 2 hoặc 3 cột buồm căng những cánh buồm hình tam giác cho phép nó đi ngoắt ngoéo để lợi dụng gió ngược. Vỏ thuyền cao và dài giúp nó vượt băng băng giữa sóng nước ngoài khơi. Nhờ tầm vóc nhỏ, nó có thể đi gần bờ biển mà không sợ mắc cạn do độ mớn nước ít. Thuyển Caraven được đóng theo kiểu như vậy có thể thách thức Đại Tây Dương, nỗi hãi hùng của tất cả các nhà hàng hải, ngay cả các nhà hàng hải dầy dạn nhất. Dùng loại thuyền này để thực hiện những chuyến vượt biển dài ngày, người Bồ Đào Nha đã tạo đà cho những cuộc thám hiểm lớn, khiến ranh giới của thế giới đã biết nhanh chóng được mở rộng.

HỆ QUẢ CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ

_ VỀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT _

Nhờ có sự phát triển của KH-KT mà giao thông vận tải phát triển. Từ đó đưa đến hiểu biết về các châu lục, đại dương. Là cơ hội giao lưu học hỏi KH-KT của các nền văn hóa mới. Cùng đó mở ra các con đường thương mại mới. Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học. Phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. Nó có đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau. Đã đóng góp thêm những hiểu biết về kiến thức địa lý, kỷ luật, kinh nghiệm hàng hải.

�Z�<>Q

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro