tiên đề tư tưởng,lý luận hình thành tư tưởng hcm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu1: Các tiên đề tư tưởng, lý luận hình thành tư tưởng HCM?

* Tư tưởng HCM là:

+     Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, CM dân tộc dân chủ nhân dân và CM XD XHCN

+     Là sự vận dụng sáng tạo và phát triển CN Mác-LêNin vào điều kiện cụ thể của VN.

+     Là sự kết tinh của tinh hoa văn hoá dân tộc VN và văn hoá nhân loại nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại

+     Là ngọn cờ thắng lợi của CMVN từ đầu thế kỉ XX đến nay

*Những tiên đề tư tưởng lý luận:

- Giá trị truyền thống dân tộc (tinh hoa văn hoá truyền thống VH DT VN)

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quí của dân tộc VN, trở thành tiên đề tư tưởng lý luận xuất phát hình thành tiên đề tư tưởng HCM.

Đó là:

+     Truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc để chống chọi với tự nhiên và giặc ngoại xâm được ghi đậm trong văn hoá dân gian.

+     Tinh thần đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, lá lành đùm lá rách.

+     Truyền thống lạc quan, yêu đời, ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

+     Cần cù, nhẫn nại, dũng cảm, trí thông minh, tài sáng tạo trong sản xuất, chiến đấu và lao động.

+     Hiếu học, không ngừng đón nhận tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu cho văn hoá dân tộc.

Trong những giá trị đó, CN yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của con người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc, của CN yêu nước đòi thúc giục NTT quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Tinh hoa văn hoá nhân loại:

      Kết hợp với các giá trị truyền thống của văn hoá phương Đông và các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây. Đó chính là nét đặc trưng trong quá trình hình thành nhân cách và văn hoá HCM.

+     Văn hoá phương Đông: Cùng với những hiểu biết uyên bác về hán học, HCM tiếp thu những giá trị tinh tuý trong các học thuyết triết học hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mạc Tử, Quán tử.

·         Nho giáo: Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho Giáo đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thể, lãnh đạo, giúp đời . Là ước vọng về 1 xã hội bình trị, hoà mục, hoà đồng. Triết lý nhân sinh, tu thân tề gia. Đề cao văn hoá lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Hạn chế của Nho giáo: Coi thường  lao động chân tay, phân biệt đẳng cấp.

·         Phật giáo: HCM tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc: Tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân. Nếp sống có đạo đức trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện. Tinh thần bình đẳng dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp. Đề cao lao động, chống lười biếng. Chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh cảu nhân dân chống kẻ thù dân tộc. Nhược điểm cảu phật giáo là duy tâm, nín nhịn à HCM chọn lọc và phát huy ưu điểm, tránh những nhược điểm.

·         Khi trờ thành ng Mác xít, Người lại tiếp tục tìm hiểu CN Tam dân của Tôn Trung Sơn là: độc lập (dân tộc), tự do (dân quyền), hạnh phúc (dân sinh). Đây là nội dung chính của thuyết Tam dân.

+     Văn hoá phương Tây:

·         Tiếp thu tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vonte, Rút xô, …

·         Tiếp thu giá trị tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của đại CM Pháp.

·         Tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự dom quyền mưu cầu hạnh phúc của tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776

à Trên hành trình cứu nước, HCM đã tự biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu vừa chắt lọc đc tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.

-            Lý luận của CN Mác-Lê Nin

Truyền thống văn hoá ViệtNamvà tinh hoa văn hoá nhân loại đống vai trò quan trọng, cơ sở đầu tiên hình thành tư tưởng con người nhưng quyết định đến bản chất tư tưởng cũng như sự nghiệp của HCM. Đó chính là CN Mác- Lê Nin. Bởi vì CN Mác-Lê Nin đó là học thuyết tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, là học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất. CN Mác- Lê Nin là học thuyết về sự phát triển của xh, học thuyết về giải phóng loài người 1 cách triệt để nhất: giải phóng dân tộc, giải phóng gia cấp và giải phóng con người.

Chính từ học thuyết Mác-Lê Nin đã trang bị cho HCM thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận biện chứng để ng có điều kiện nhận thức 1 cách đúng đắn tình hình xh Vn dưới ách thống trị của thực dân Pháp và xh Phong kiến VN cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nhận rỗ nhữnh ưu điểm và nhược điểm của phong trào yêu nước VN thời kì đó, đồng thời là cơ sở để HCM tìm hiểu học tập kinh nghiệm của phong trào thế giới, các lý luận Cm đã có để lựa chọn con đường giải phóng đúng đắn nhất cho dân tộc VN.

Nét đặc biệt của HCM tiếp thu lý luận CN Mac-Lê Nin đó chính là gắn liền thực tiễn với lý luận, qua thực tiễn tổng kết lý luận, từ nhận thức cảm tính đến lý tính. Ở HCM, Người tiếp thu CN Mác-Lê Nin không phải là dập khuân máy móc giáo điều mà theo Người là cần phải nắm vững đc tinh thần CM, tính khoa học, phương pháp luận của CN Mác-Lê Nin đc vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể, giải quyết công việc do thực tiễn đặt ra. Chính vì thế, tư tưởng HCM không chỉ có gía trị lý luận mà còn có giá trị thực tiễn hết sức to lớn làm cơ sở để HCM cũng như Đảng ta sau này đề ra được đường lối chiến lược, sách lược, phương pháp CM phù hợp với điều kiện CM nước ta, đưa CM VN đi đến thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro