TIENG ANH THAT PHUC TAP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi rất thích nghiên cứu về cách dùng từ trong tiếng Anh, đặc biệt là cách sử dụng các thành ngữ. Chúng ta thường xuyên kết hợp chúng thành từng cụm để diễn đạt một ý kiến hay cảm xúc mà ai cũng có thể hiểu được. Tuy nhiên, một vài thành ngữ còn trở nên quá quen thuộc và sáo mòn đến nỗi chúng ta hiểu chúng theo nghĩa đen thì chúng lại chẳng mang bất kỳ nghĩa gì cả.

<!-- &lt;! @page { margin: 2cm } P { margin-bottom: 0.21cm } &gt; -->

Ví dụ như:

By the skin of her teeth (trong gang tấc)

Cooling his heels (chờ xét xử)

Cat's got your tongue (im lặng một cách lạ thường)

Flying by the seat of their pants (tự xoay sở, làm theo bản năng)

Bây giờ tôi sẽ ‘put a bug in your ear’ (kể cho các bạn nghe) một chuyện đã 'have me rolling in the aisles’ (làm tôi cười đau cả ruột). Tôi ‘hear it through the grapevine’ (nghe người ta kể) về nó ‘in a month of Sundays’ (cũng lâu rồi) nhưng nếu giờ mà tôi không ‘dish the dirt’ (nói chuyện này với ai) sớm thì tôi sẽ ‘be beside myself’ (không chịu nổi) mất thôi.

Vào một ngày trời ‘rain cats and dogs’ (mưa tầm tã), cô bạn thân nhất của tôi ‘stick her foot in her mouth’ (vô tình)spill the beans’ (tiết lộ bí mật) về ‘main squeeze’ (người yêu) của cô ấy. Tuy cô ấy ‘have loose lips' (không phải là người kín miệng) nhưng lần này cố ấy ‘talk my arm off’ (kể mãi không thôi) về ‘sugar daddy’ (ông bồ già) của cô.

Có vẻ như ông ấy đã ‘have his nose to the grindstone’ (làm việc cật lực) trong nhiều tháng trời cho đến khi ông ‘pop a cork’ (có tiền) và quyết định ‘go on the lam from work’ (nghỉ làm). Khi ông đi đến ‘watering hole’ (quán rượu) trong vùng thì ông cũng đã ‘tie one on’ (có chút hơi men) rồi vì thế chỉ được ‘two shakes of a lamb's tail’ (một lúc thôi) ông đã ‘wound up three sheets to the wind’ (say bí tỉ). Ý tôi là ‘drunk as a skunk’ (say như điếu đổ) ấy.

Sau đó, các bạn cũng biết đấy, ai đó đã ‘tick him off’ (chọc giận ông), rồi ‘like a bull in a china shop’ (chẳng biết như thế nào), ông ‘wipe the floor’ (ẩu đả) với người đó và rồi dễ dàng ‘cleaned his clock’ (làm anh ta nằm ngây đơ). Dĩ nhiên là ông không ‘know the guy from a hole in the wall’ (biết tí gì về anh ta), nhưng té ra anh ta lại ‘born with a silver spoon in his mouth’ (là con nhà quyền thế) và ‘be joined at the hip with’ (là bạn thân của) con trai của ông chủ của ông.

Các bạn có nắm được vấn đề ở đây không?

Và lúc này đây, tôi sắp mất hứng với 'the whole shooting match’ (tất cả mọi thứ) vì tôi chẳng ‘get my arms around’ (biết một tí) gì về mục đích của cuộc thả bộ ra công viên này. Nhưng cô bạn của tôi lại trở nên ‘basket case’ (vô dụng, chẳng biết phải làm gì) trong ‘can of worms’ (trình huống khó khăn) này. Mặc dầu mọi thứ có vẻ ‘out of whack’ (rối rắm), tôi vẫn để cô ấy huyên thuyên về ‘cock and bull story’ (câu chuyên khó tin) này.

Câu chuyện tóm lại là như thế này, ông bồ già cảm thấy ‘his heart in his mouth’ (lo lắng) khi ông phát hiện ‘what a pickle he's in’ (mình đang ở trong một tình huống khó khăn). Vì thế ông chụp điện thoại và gọi cho ‘flavor of the month’ (người yêu) và bắt đầu ‘crying in his beer’ (khóc lóc kể lể) về việc ông ta sẽ thất vọng như thế nào nếu cô ấy không 'hustle her bustle' (nhanh chóng) đến đó và giúp ông ta 'put some lipstick on the pig' (che đậy, xử lý) rắc rối này trước khi cảnh sát tống ông vào tù.

Giờ thì tôi phải công nhận là cô ấy thật là ‘wet behind the ears’ (quá ngây thơ), đáng lý ra cô ấy phải biết là ông ta đang ‘feed her a line’ (lừa dối cô ấy) chứ. Nhưng không, cô ấy lại ‘swallow it hook, line and sinker’ (hoàn toàn tin tưởng) điều đó. Cô ‘throws caution to the wind’ (liều mạng) và ‘lays rubber’ (lái xe như điên) vào thị trấn để cứu một lão say rượu ‘dumber than a stump’ (ngu ngốc).

Khi cô bước vào quán rượu, nạn nhân vẫn còn ‘out cold’ (bất tỉnh) và cô còn nghĩ là anh ta hẳn đã ‘kicked the bucket’ (ra đi) rồi – nghĩa là ‘buy the farm’ (ngủm củ tỏi) ấy mà. Cô đỡ anh ta dậy và ‘paid through the nose’ (vung tiền) để gọi taxi rồi đưa anh ta về nhà. Sau đó cô và ông kép già ‘took a powder’ (chuồn lẹ) trước khi cảnh sát đến.

Nhưng đây mới là 'icing on the cake’ (cái đáng nói) nè. Ngày hôm sau, ông bồ già 'hands my friend the green weenie' (chơi xỏ bạn tôi). Thật vậy! Ông bảo ông cần thời gian và cần suy nghĩ và nghĩ rằng họ nên xa nhau một thời gian.

Tôi đã cố an ủi cô nhưng cô ấy thật sự 'kissed the pooch' (không thể tin nổi) Tôi phải ‘put my cards on the table’ (lật bài ngửa) và chỉ cho cô ấy thấy những gì sẽ xảy ra nếu như cô ấy cứ ‘wear heart on sleeve’ (để ruột ở ngoài ra) như thế. Vì vậy hãy ‘put that in your pipe and smoke it’ (cố mà ghi nhớ những gì tôi đã bảo)!

That's how the cookie crumbles!’ (Đời là thế mà!)

Tôi tin rằng những người yêu thích tiếng Anh sẽ rất thích bài viết này. Đây cũng là một minh chứng vì sao không ít người lại gặp khá nhiều phiền toái khi học ngôn ngữ này. Tìm hiểu các sắc thái của tiếng Anh làm chúng ta cảm thấy ngôn ngữ này thật khó. (Mà thật ra thì ngôn ngữ nào cũng khó cả).

<!-- &lt;! @page { margin: 2cm } P { margin-bottom: 0.21cm } A:link { color: #0000ff } &gt; -->

<!-- &lt;! @page { margin: 2cm } P { margin-bottom: 0.21cm } &gt; -->

Trong tiếng Anh có một từ chỉ có hai ký tự, và xét về nghĩa thì nó có nhiều nghĩa hơn bất kỳ những từ có 2 ký tự khác. Từ đó là ‘UP’. Trong từ điển từ này được sử dụng như [adv] (trạng từ), [prep](giới từ), [adj] (tính từ), [n] (danh từ) và [v] (động từ).

Nghĩa của UP rất dễ hiểu. Nó có nghĩa hướng lên trên hoặc nằm ở đầu danh sách, nhưng tại sao khi chúng ta thức giấc vào buổi sáng, chúng ta lại ‘wake UP’ (thức dậy)?

Trong một cuộc họp, tại sao ‘a topic comes UP’ (chúng ta đưa ra một đề tài)? Tại sao ‘we speak UP’ (chúng ta nói thẳng ý kiến của mình), ‘the officers are UP for election’ (các viên chức chuẩn bị cho cuộc bầu cử?), ‘it is UP to the secretary to write UP a report’ (Thư ký có nhiệm vụ viết báo cáo)? Chúng ta ‘call UP’ (gọi điện thoại) bạn mình và chúng ta ‘brighten UP a room’ (thắp sáng căn phòng), ‘polish UP the silver’ (đánh bóng đồ dùng bằng bạc), we ‘warm UP the leftovers’ (hâm nóng thức ăn), ‘put on make UP’ (trang điểm) và ‘clean UP the kitchen’ (lau dọn nhà bếp). Chúng ta ‘lock UP the house’ (khóa cửa) và vài người ‘fix UP the old car’ (sửa chiếc xe cũ).

Trong một số ngữ cảnh khác, từ này lại mang những nghĩa thật sự đặc biệt. Người ta ‘stir UP trouble’ (gây phiền toái), ‘line UP for tickets’ (xếp hàng mua vé), ‘work UP an appetite’ (làm cho ngon miệng), ‘and think UP excuses’ (bịa ra một lý do).

‘To be dressed’ (mặc đồ) là một việc, còn ‘to be dressed UP’ (đằng trước tiến) lại là việc khác. Điều này thì mới thật là rối rắm: ‘A drain must be opened UP’ (ống dẫn phải được thông) bởi vì ‘it is stopped UP’ (nó bị nghẽn). Chúng ta ‘open UP a store' (mở cửa vào buổi sáng), và chúng ta lại ‘close it UP’ (đóng cửa) vào buổi tối. Chúng ta thật sự là ‘mixed UP’ (điên đầu) về từ ‘UP’ này!

Để sử dụng đúng từ “UP’ này, hãy thử tra từ ‘UP’ này trong từ điển. Trong một cuốn từ điển có kich cỡ một cái bàn thì từ ‘UP’ này chiếm ¼ trang giấy và có thể ‘add UP’ (lên đến) khoảng 30 định nghĩa. Nếu bạn ‘UP to it’ (dựa vào nó), bạn có thể ‘building UP’ (tạo được) một danh sách các cách sử dụng từ này. Công việc này sẽ ‘take UP’ (tốn) khá nhiều thời gian của bạn, nhưng nếu bạn không ‘give UP’ (từ bỏ), bạn có thể ‘wind UP with’ (có được) hàng trăm cách sử dụng hoặc hơn. Elvis đã từng thử một lần, và anh ấy thật sự "All shook up (Thả tay)!"

Khi trời sắp mưa, chúng ta nói ‘it is clouding UP’ (trời đầy mây). Khi mặt trới ló ra, chúng ta lại nói ‘it is clearing UP’ (trời quang mây tạnh). Khi trời mưa ‘it wets UP the earth’ (Mọi thứ đều ẩm ướt). Khi trời đã tạnh mưa một lúc, ‘things dry UP’ (mọi thứ trở nên khô ráo).

Chúng ta có thể nói mãi nói mãi về từ này, nhưng bây giờ tôi phải ‘wrap it UP’ (dừng ở đây thôi), ‘my time is UP’ (tôi hết thời gian rồi), đến lúc phải

shut UP! (Kết thúc thôi!)

À, còn một điều này nữa, việc đầu tiên bạn làm vào buổi sáng là gì và việc cuối cùng bạn làm trong ngày là gi?

U

P

‘Don't screw up.’ (Đừng rối lên nhé)

Giờ thì tôi sẽ ‘shut up’ (kết thúc ở đây) Tôi đang khát lắm đây, tôi cần một chai 7-UP! 

Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ có nhiều từ vựng nhất trên thế giới, với khoảng 2 triệu từ; và cũng là một trong những nền văn học vĩ đại nhất trong biên niên sử của loài người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải công nhận rằng tiếng Anh là một ngôn ngữ kỳ quặc – là ngôn ngữ điên nhất, kỳ cục nhất, quái gở nhất trong tất cả các ngôn ngữ.

<!-- &lt;! @page { margin: 2cm } P { margin-bottom: 0.21cm } &gt; -->

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay; ở một góc độ nào đó thì trung bình cứ 7 người thì có một người sử dụng tiếng Anh. Một nửa số sách trên thế giới được viết bằng tiếng Anh; hầu hết các cuộc điện thoại quốc tế đều sử dụng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ được hơn 60% các chương trình radio sử dụng. Hơn 70% thư tín quốc tế được viết bằng tiếng Anh, và 80% các tài liệu và văn bản về vi tính được lưu trữ bằng tiếng Anh. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ có nhiều từ vựng nhất trên thế giới, với khoảng 2 triệu từ; và cũng là một trong những nền văn học vĩ đại nhất trong biên niên sử của loài người.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải công nhận rằng tiếng Anh là một ngôn ngữ kỳ quặc – là ngôn ngữ điên nhất, kỳ cục nhất, quái gở nhất trong tất cả các ngôn ngữ. Trong tiếng Anh, blackbird hen (chim sáo mái) lại có lông màu nâu, blackboard (bảng đen) lại có màu xanh, blackberry (quả mân xôi) khi chưa chín lại có màu xanh và màu đỏ. Ngay cả khi blackberry có màu đen và blueberry (quả việt quất) có màu xanh vậy thì strawberry (quả dâu tây), cranberry (quả nam việt quất), elderberry (quả cơm cháy), huckleberry (quả việt quất), raspberry (quả mâm xôi đỏ), gooseberriy (quả lý gia) trông như thế nào?

Thêm nữa, trong buttermilk (thức uống gạn bơ) làm gì có butter (bơ), trong eggplant (cà tím) làm gì có egg (trứng), làm gì có grape (nho) trong grapefruit (bưởi chùm), làm gì có bread (bánh mì) trong shrotbread (bánh bơ giòn), trong wormwood (cây ngải tây) làm gì có worm (sâu)wood (gỗ), cũng chẳng có mush (cháo bột mì) hay room (căn phòng) trong mushroom (cây nấm), chẳng có pine (gỗ thông) hay apple (táo) trong pineapple (quả thơm), chẳng có peas (đậu Hà Lan) hay nuts (cục than nhỏ) trong peanuts (lạc, đậu phọng) hay không có ham (thành phố) nào trong một cái hamburger (bánh mì kẹp thịt băm).

Tệ hơn nữa, English muffins (bánh nướng) không phải là đặc sản của Anh, french fries (khoai tây chiên) cũng không hề bắt nguồn từ Pháp. Ngoài ra chúng ta thấy nhiều từ về thực phẩm cũng rất kỳ cục như sweetmeat (kẹo, đồ ngọt) thì được chế biến từ trái cây trong khi sweetbread (lá lách của bê hoặc cừu con) lại không hề có tí vị ngọt nào và lại có nguồn gốc từ động vật.

Trong cái ngôn ngữ chẳng đáng tin này chúng ta cũng có thể thấy greyhound (giống chó đua) không phải con nào cũng có lông màu xám (grey); panda bears (gấu trúc)koala bear (gấu túi) lai không phải thuộc họ gấu (mà là thú có túi); woodchuckgroundhog là cùng một loài, là con macmôt, nhưng groundhog lại chẳng liên quan gì đến hog (lợn thiến); horned toad nghĩa là lizard (con thằn lằn); glowwormfirefly (con đôm đốm), nhưng firefly lại không phải thuộc họ ruồi (mà thuộc bọ cánh cứng); ladybug (bọ cánh cam)lightning bug (com đom đóm) cũng thuộc bọ cánh cứng (và thực sự thì đa số ladybug lại đều là con đực); guinea pig (chuột lang ) không phải là pig (con lợn) hoặc có nguồn gốc từ Guinea; và titmouse (chim sẻ ngô) không phải là động vật có vú.

Ngôn ngữ cũng giống như không khí chúng ta thở. Nó vô hình nhưng không thể thiếu và chúng ta xem đó là điều dĩ nhiên và sử dụng nó như thói quen. Nhưng nếu chúng ta dừng lại và lắng nghe âm thanh phát ra từ miệng của mọi người chúng ta sẽ thấy được sự nghịch lý và tính đồng bóng của tiếng Anh. Chúng ta có thể thấy hot dog (xúc xích) không phải lúc nào cũng hot (nóng), darkrooms (phòng rửa hình) có thể được thắp sáng, homework (bài tập về nhà) có thể được làm ở trường, nightmare (ác mộng) có thể gặp vào ban ngày trong khi morning sickness (ốm nghén)daydreaming (mơ mộng ão huyền) có thể xảy ra vào buổi tối. Tomboy (cô gái tinh nghịch) lại là con gái và midwife (bà đỡ) có thể là đàn ông; hours – đặc biệt là happy hours (thời gian quán rượu bán rượu với giá rẻ)rush hours (giờ cao điểm) thường kéo dài hơn 60 phút, quick-sand (cát lún) lại rất chậm chạp, boxing rings (đài đấu quyền anh) lại là hình vuông (chứ không phải tròn như ring (chiếc nhẫn)), silverwares (đồ bằng bạc)glass (kính) có thể được làm từ nhựa; tablecloths (khăn trải bàn) có thể là giấy; và hầu hết telephone (điện thoại) thì được gọi bằng cách quay hoặc bấm số, và hầu hết các bathroom (phòng vệ sinh) đều không có bath (bồn tắm). Thực thế, các chú chó có thể 'go to the bathroom' (đi vệ sinh) dưới gốc cây mà không cần room (phòng) hay bath (bồn tắm). Và nghe có lạ không khi chúng ta 'go to the bathroom in order to go to the bathroom' ('đi đến nhà vệ sinh' để 'đi vệ sinh' (1)?

Tại sao một woman (người phụ nữ) có thể man (cung cấp nhân lực) cho một cơ sở nhưng man lại không thể woman cho một cơ sở được (2); trong khi một người đàn ông có thể father (là cha đẻ, là người tạo ra) của một phong trào thì người phụ nữa lại không thể là mother của một phong trào nào đó; và trong khi king (vua) cai trị một kingdom (vương quốc) thì queen (nữ hoàng) lại không thể cai trị một queendom?

Nếu số nhiều của tooth (răng)teeth thì tại sao số nhiều của booth (buồng điện thoại công cộng) lại không phải là beeth? One goose (một con ngỗng), two geese (hai con ngỗng) vậy thì one moose (nai sừng bắc Mỹ) thì phải là two meese? One index (một chỉ số), two indices (hai chỉ số) – one Kleenex (gói khăn giấy) thì phải là two Kleenices? Nếu hôm nay người ta ring a bell (nhấn chuông), hôm qua người ta 'rang a bell' (đã nhấn chuông) thì tại sao lại không nói họ flang a ball (đã ném banh) mà lại là 'flung a ball'? Nếu họ 'wrote a letter' (đã viết thư) thì tại sao họ lại không 'bote their tongue' (đã cắn lưỡi). Nếu 'teacher taught' (giáo viên dạy) thì tại sao 'preacher praught' lại không đúng (mà phải là 'preacher preached' – nhà thuyết giáo thuyết giảng)? Tại sao hôm qua 'the sun shone' (mặt trời tỏa sáng) trong khi 'I shined my shoes' (tôi đánh bóng giày của mình) (3); tôi 'treaded the water' (bơi đứng) rồi sao lại 'trod on the beach' (đi trên bờ biển).

Nếu chúng ta 'conceive a conception' (hiểu được một khái niệm) và 'receive at a reception' (được tiếp đón) thì tại sao lại không thể dùng 'grieve a greption' và 'believe a beleption' (4)? Nếu 'horsehair mat' (thảm lông ngựa) được làm từ 'hair of horses' (lông ngựa) và 'camel's hair brush' (bàn chải lông lạc đà) được làm từ 'hair of camels' (lông lạc đà) thì 'mohair coat' (áo khoát vải nỉ) được làm từ lông con gì? Nếu 'adults commit adultery' (người lớn ngoại tình) thì 'infants commit infantry' có được không? 'olive oil' (dầu ôliu) được làm từ ôliu thì 'baby oil' (sữa tắm dành cho em bé) được làm từ gì? Nếu một vegetarian (người ăn chay) ăn vegetables (rau quả) thì ' humanitarian' (người theo chủ nghĩa nhân đạo) ăn gì? (Và tôi bắt đầu lo lắng về những authoritarian)

Và nếu Procon trái nghĩa với nhau thì chẳng lẽ congress (quốc hội) trái nghĩa với progress (sự tiến bộ)?

Ghi chú:

(1) 'go to the bathroom' có 2 nghĩa: một là 'đi đến nhà vệ sinh', hai là 'đi vệ sinh'

(2)'Man': động từ có nghĩa là 'Cung cấp nhân lực', còn 'Woman' không có nghĩa này. Tương tự như thế 'father' còn có nghĩa là 'là người tạo ra, là tác giả', còn 'mother' lại không được dùng với nghĩa này.

(3) Động từ 'Shine' ở đây mang 2 nghĩa: một là 'chiếu sáng, tỏa sáng' (nội động từ), với nghĩa này thì quá khứ và quá khứ phân từ của 'shine' là 'shone''; nghĩa thứ hai của 'shine' là 'đánh bóng, làm cho sáng' (ngoại động từ), với nghĩa này quá khứ và quá khứ phân từ của 'shine' là 'shined'. Tương tự như thế động từ 'tread' ở đây cũng mang 2 nghĩa khác nhau với các hình thức ở quá khứ (và quá khứ phân từ) được chia khác nhau.

(4) Danh từ của conceive receiveconception reception trong khi danh từ của grieve believe lại là grief belief

Có bao giờ các bạn chú ý rằng chúng ta, những người sử dụng tiếng Anh, thường xuyên thay đổi nghĩa của các cụm từ mà chúng ta sử dụng. Hãy thử nhìn lại các cụm từ tiếng Anh quen thuộc bạn sẽ thấy nghĩa của nó đã hoàn toàn thay đổi, thậm chí trái ngược với nghĩa mà chúng ta nghĩ.

<!-- &lt;! @page { margin: 2cm } P { margin-bottom: 0.21cm } &gt; -->

I could care less. I couldn't care less mới thực sự là câu chính xác và rõ ràng hơn. Nhưng tại sao người ta lại bỏ đi cái phủ định của câu này. Vì họ sợ rằng kết hợp n't . . . less sẽ tạo thành phủ định của phủ định.

I really miss not seeing you. Nếu có người nào nói câu này với tôi, tôi sẽ trả lời là "All right, I'll leave!" Ở đây tự nhiên người nói lại thêm vào từ phủ định 'not' mặc dù 'I really miss seeing you' mới thật là ý họ muốn nói.

The movie kept me literally glued to my seat. Khả năng mông của chúng ta thật sự dính chặt vào ghế rõ ràng là ít hơn khả năng chúng ta cười bò lăn khi chúng ta xem một bộ phim hài hay chúng ta đầm đìa nước mắt khi xem một bộ phim buồn. Đúng ra thì chúng ta muốn nói là 'The movie kept me figuratively glued to my seat' – nhưng ai cần cái từ 'figuratively' ấy làm gì chứ?

A non-stop flight (1). Đừng bao giờ đi trên những chuyến bay này nhé. Bạn sẽ không bao giờ được xuống đất đâu.

A near miss. A near miss rõ ràng có nghĩa là sự đụng chạm. Câu này phải đổi lại là a near hit.

My idea fell between the cracks. Nếu một cái gì đó fell between the cracks, có phải là nó đã không rơi một cái bộp lên tấm ván hay bêtông? Có phải câu đó nên là 'my idea fell into the cracks [or between the boards]' không nhỉ?

I'll follow you to the ends of the earth. Từ thời của Columbus chúng ta đều biết rằng trái đất làm gì có đểm tận cùng.

A hot water heater (2). Ai cần làm nóng nước nóng cơ chứ?

A hot cup of coffee. Lần này thì tiếng Anh lại đặt chúng ta vào nước nóng nữa rồi. Ai lại quan tâm là cái ly nóng hay lạnh. Chắc chắn chúng ta đều muốn nói là a cup of hot coffee.

I want to have my cake and eat it too. Câu nói này có nên đổi thành I want to eat my cake and have it too không nhỉ? Một người muốn ăn bánh và cũng muốn có nó nghe có vẻ lôgíc nhỉ?

A one-night stand (3). Thế ai đứng? Cụm này cũng tương tự như to sleep with someone.

The first century B.C. (4) Những năm này diễn ra xa hơn người ta nghĩ. Cái mà chúng ta gọi là the first century B.C. thật ra lại là the last century B.C.

The announcement was made by a nameless official (5). Mọi người đều có một cái tên, ngay cả các viên chức. Chắc chắn ý của câu này là The announcement was made by an unnamed official.

Preplan, preboard, preheat, and prerecord. Nghĩa của những từ này có phải là người ta chỉ đơn giản là planning, boarding, heating, và recording? Tại sao lại phải thêm tiền tố 'pre' vào làm gì chứ?

Put on your shoes and socks. Cái yêu cầu này thật là khó. Hầu hết chúng ta đều mang tất vào rồi mới mang giày chứ phải không?

A hit-and-run play. Nếu bạn biết chơi bóng chày thì bạn sẽ thấy cái thứ tự phải là a run-and-hit play.

The bus goes back and forth between the terminal and the airport. Ở đây chúng ta lại thấy một sự lẫn lộn về thứ tự diễn biến của sự việc. Bạn phải đi tới rồi mới đi lui được.

I got caught in one of the biggest traffic bottlenecks of the year. Cái cổ chai càng to thì dung dịch chảy qua nó càng nhiều và nhanh chứ nhỉ. Đáng lý ra chúng ta phải nói là I got caught in one of the smallest traffic bottlenecks of the year.

Underwater and Underground. Cái mà chúng ta cho là underwater and underground rõ ràng là được 'bao quanh bởi' chứ không phải ở bên dưới nước hay nền đất.

I lucked out. 'To luck out' nghe có vẻ là bạn đã hết may mắn rồi. Có phải ý của bạn là I lucked in?

Bởi vì đầu của những người nói và viết tiếng Anh đều xoay về phía sau nên chúng ta thường xuyên nhầm lẫn về cơ thể của mình, và thường diễn đạt trái với ý mà chúng ta muốn nói:

Watch your head. Tôi hay thấy câu cảnh báo này trên những cái cửa thấp nhưng tôi lại không biết làm sao để theo cái cảnh báo này. Cố gắng 'watch your head' chẳng khác nào cố gắng 'bite your teeth'.

They're head over heels in love. Câu này nghe khá hay đấy, nhưng ai cũng biết là cho dù tất cả chúng ta làm gì thì đầu cũng cao hơn gót chân ( head over heels). Nếu chúng ta muốn nhắc đến hình ảnh người ta đang diễn trò nhào lộn thì tại sao chúng ta không dùng They're heels over head in love?

Put your best foot forward. Xem nào ... Chúng ta có một cái chân thuận và một chân không thuận – nhưng chúng ta không có chân thứ ba –chân tốt nhất. Khi đưa chân ra thì chúng ta sẽ đưa chân thuận ra trước. Sai lầm này cũng giống như câu May the best team win. Thường thì trong một trận đấu chỉ có hai đội thôi.

Keep a stiff upper lip. Khi chúng ta thất vọng hoặc lo lắng thì chúng ta sẽ chúng ta cố gắng kìm môi dưới hay môi trên? Dĩ nhiên đó chính là môi dưới rồi.

I'm speaking tongue in cheek. Thế có ai hiểu được bạn nói gì không?

They do things behind my back. Thế bạn muốn họ làm gì đó trước lưng của bạn à?

They did it ass backwards. Thế thì có gì sai đâu nhỉ? Chúng ta làm gì thì mông cũng ở phía sau mà.

(1) A non-stop flight: chuyến bay thẳng (có cự ly tuyến rất dài)

(2) A hot water heater: máy nước nóng

(3) A one-night stand: vở diễn một đêm, tình một đêm

(4) The first century B.C.: năm cuối cùng trước công nguyên

(5) nameless official: công chức vô danh, unnamed official: công chức giấu tên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro