Căn bệnh và nỗi sợ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


"Nỗi sợ có thể giết chết bạn."  Tin hay không thì đấy chính là sự thật. Bất kể bạn sử dụng sinh học, hay tâm lý học,... cái-gì-gì-đó-học đi chăng nữa thì kết quả cũng chỉ có một.

Là một người phủ định hoàn toàn những thứ kiểu tâm linh hay tinh thần, tôi vốn đã cho rằng "sức mạnh tinh thần", "niềm tin" vốn chỉ là những thứ sáo rỗng làm u mê con người. Và tất nhiên rồi, tôi đã sai.

Chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm gì với những trò ảo thuật đánh lừa giác quan đúng không? Não bộ chúng ta thực ra dễ bị đánh lừa hơn bạn tưởng nhiều đấy. Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ, như là với xúc giác chẳng hạn, với điều kiện bình thường thì nó vẫn hoạt động rất tốt (bạn chẳng thể nào khiến mình tự nhột bằng cách vuốt lòng bàn chân được, vì não bộ đã biết trước và ngăn chặn cảm giác đấy). Tuy nhiên, khi một giác quan của bạn bị chặn mất thì sao? Như là khi bạn bị bịt mắt chẳng hạn, hoặc là trời quá tối để bạn có thể quan sát rõ ràng, lúc đấy các giác quan khác của bạn sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường. Đấy là điều hiển nhiên thôi, vì cơ thể khi đấy bị não bộ buộc phải nhạy cảm hơn, để có thể phản ứng tốt hơn trước những "hiểm nguy". Đấy là điều mà mã gen đã truyền lại từ đời này qua đời khác rồi, không có sự ngoại lệ.

Vậy ý tôi là gì khi lôi mấy thứ trên ra mổ xẻ? Tất nhiên tôi sẽ không đi sâu vào việc phân tích mã gen con người, bản năng sinh tồn, hay vô thức tập thể,... rồi; đấy đâu phải chuyên môn của tôi. Điều tôi muốn nói là đây: cơ thể về cơ bản hoàn toàn do não bộ điều khiển, và cái thứ điều khiển nó đôi khi hơi "ngây thơ" một chút. Đừng có bắt lỗi tôi về việc khi não bộ chết cơ thể vẫn có thể hoạt động vì những sợi thần kinh gì đó, tiểu tiết cả thôi! Để tránh dài dòng, tôi sẽ không kể lý thuyết lan man nữa, mà đi luôn vào một ví dụ chứng minh cụ thể, là chính tôi đây. Một số người sẽ cảm thấy quen thuộc khi đọc nó, một số khác thì... đến khi về nhà sẽ thấu hiểu.

Tôi có một căn bệnh, nó có lẽ là kết quả từ lối sống thiếu lành mạnh của tôi những ngày tháng tuổi trẻ. Bản tính của tôi vốn ưa an nhàn, điều này chắc hẳn do gia đình định hình ngay từ khi tôi còn nhỏ rồi. Đó là một câu chuyện dài, thế nên tôi xin hẹn khi khác sẽ kể. Nhắc lại lần nữa, tôi vốn ưa an nhàn, hay nói thẳng thắn ra thì tôi là một thằng lười nhác. Được gia đình chiều chuộng từ bé, rồi tự cho đấy là đặc quyền của mình, ngay cả khi được cho vào học ở môi trường quân đội tôi vẫn không thể thay đổi. Chỉ rèn dũa được vài tháng, tôi nhanh chóng quay trở lại với bản tính của mình. Vốn lười nhác, thế là sinh ra lươn lẹo, tôi luôn tìm cách này hay cách khác để hạn chế tối đa những việc mình không thích, mà chắc phải 99% công việc tôi phải làm đều thuộc nhóm này mất. Kết quả là sao, tôi chẳng bao giờ vận động chân tay, hệ quả là một cơ thể yếu ớt, với hệ miễn dịch kém cỏi. Tôi thường xuyên ốm vặt lắm

"Nỗi sợ có thể giết chết bạn." Tin hay không thì đấy chính là sự thật. Bất kể bạn sử dụng sinh học, hay tâm lý học,... cái-gì-gì-đó-học đi chăng nữa thì kết quả cũng chỉ có một.

Là một người phủ định hoàn toàn những thứ kiểu tâm linh hay tinh thần, tôi vốn đã cho rằng "sức mạnh tinh thần", "niềm tin" vốn chỉ là những thứ sáo rỗng làm u mê con người. Và tất nhiên rồi, tôi đã sai.

Chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm gì với những trò ảo thuật đánh lừa giác quan đúng không? Não bộ chúng ta thực ra dễ bị đánh lừa hơn bạn tưởng nhiều đấy. Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ, như là với xúc giác chẳng hạn, với điều kiện bình thường thì nó vẫn hoạt động rất tốt (bạn chẳng thể nào khiến mình tự nhột bằng cách vuốt lòng bàn chân được, vì não bộ đã biết trước và ngăn chặn cảm giác đấy). Tuy nhiên, khi một giác quan của bạn bị chặn mất thì sao? Như là khi bạn bị bịt mắt chẳng hạn, hoặc là trời quá tối để bạn có thể quan sát rõ ràng, lúc đấy các giác quan khác của bạn sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường. Đấy là điều hiển nhiên thôi, vì cơ thể khi đấy bị não bộ buộc phải nhạy cảm hơn, để có thể phản ứng tốt hơn trước những "hiểm nguy". Đấy là điều mà mã gen đã truyền lại từ đời này qua đời khác rồi, không có sự ngoại lệ.

Vậy ý tôi là gì khi lôi mấy thứ trên ra mổ xẻ? Tất nhiên tôi sẽ không đi sâu vào việc phân tích mã gen con người, bản năng sinh tồn, hay vô thức tập thể,... rồi; đấy đâu phải chuyên môn của tôi. Điều tôi muốn nói là đây: cơ thể về cơ bản hoàn toàn do não bộ điều khiển, và cái thứ điều khiển nó đôi khi hơi "ngây thơ" một chút. Đừng có bắt lỗi tôi về việc khi não bộ chết cơ thể vẫn có thể hoạt động vì những sợi thần kinh gì đó, tiểu tiết cả thôi! Để tránh dài dòng, tôi sẽ không kể lý thuyết lan man nữa, mà đi luôn vào một ví dụ chứng minh cụ thể, là chính tôi đây. Một số người sẽ cảm thấy quen thuộc khi đọc nó, một số khác thì... đến khi về nhà sẽ thấu hiểu.

Tôi có một căn bệnh, nó có lẽ là kết quả từ lối sống thiếu lành mạnh của tôi suốt những ngày tháng tuổi trẻ.

Bản tính của tôi vốn ưa an nhàn, điều này chắc hẳn do gia đình định hình ngay từ khi tôi còn nhỏ rồi. Đó là một câu chuyện dài, thế nên tôi xin hẹn khi khác sẽ kể. Nhắc lại lần nữa, tôi vốn ưa an nhàn, hay nói thẳng thắn ra thì tôi là một thằng lười nhác. Được gia đình chiều chuộng từ bé, rồi tự cho đấy là đặc quyền của mình, ngay cả khi được cho vào học ở môi trường quân đội tôi vẫn không thể thay đổi. Chỉ rèn dũa được vài tháng, tôi nhanh chóng quay trở lại với bản tính của mình. Vốn lười nhác, thế là sinh ra lươn lẹo, tôi luôn tìm cách này hay cách khác để hạn chế tối đa những việc mình không thích, mà chắc phải 99% công việc tôi phải làm đều thuộc nhóm này mất. Kết quả là sao, tôi chẳng bao giờ vận động chân tay, hệ quả là một cơ thể yếu ớt, với hệ miễn dịch kém cỏi. Tôi thường xuyên ốm vặt lắm, đau bụng, sốt các thứ. Nhưng sau này nghĩ lại thì tôi bỗng nghĩ những thứ ốm vặt đấy vốn là tự tôi sinh ra mà thôi. Một người anh từng hỏi tôi rằng "Em có hay bị đau bụng khi căng thẳng không?"; lúc đấy tôi mới nghĩ, là trùng hợp hay vốn do căng thẳng mà tôi mới sinh ra ốm vặt? Đó mới chỉ là bước đầu.

Trước khi tôi sang Nga thì căn bệnh này đã bắt đầu có những triệu chứng. Thời gian đầu, nó là những cơn đau âm ỉ buổi sáng nơi bàn chân. Khi đấy với một kẻ lươn lẹo như tôi thì nó chẳng khác nào một "món quà". Việc tôi đau chân là có thật, và nó giúp tôi có một lý do chính đáng để xin nghỉ tập thể dục sáng. Và tôi chưa từng nghĩ câu chuyện cậu bé chăn cừu lại có ngày xảy ra với chính mình. Căn bệnh khi đấy chỉ âm ỉ vào sáng sớm, đến sau đấy thì cơn đau vơi đi, và tôi lại có thể đi lại bình thường (đôi khi vẫn có ngoại lệ); và thế là ai nấy đều nghĩ tôi là một kẻ khoác lác, nói dối để có thể nghỉ chế độ, trong khi xin nghỉ tranh thủ, ra ngoài doanh trại vẫn thực hiện được bình thường! 

Nhiều lúc tôi trộm nghĩ rằng đây có phải là một căn bệnh mình tự nghĩ ra nữa không? Và cay đắng thay, đây như thể một trò đùa vậy. Lần đó tôi trở về nhà, để chuẩn bị những thủ tục cần thiết cho việc đi du học. Đấy cũng là lần đầu tiên căn bệnh này có những triệu chứng rõ ràng, hơn là những cơn đau nhẹ buổi sáng. Lần đầu tiên trong đời việc đi lại trở nên khó khăn đến vậy; và xin nhấn mạnh rằng phòng ngủ của tôi ở tận trên tầng 2, điều đó có nghĩa là tôi buộc phải nén cơn đau để bước xuống nhà mỗi sáng. Trời ơi! Chưa bao giờ tôi bị hành hạ bởi cơn đau đến như vậy chỉ bằng việc đi lại. Ôm hành lý quay lại Hà Nội, dọc đường đi tôi không khỏi nghĩ liệu mình sẽ như thế này suốt hay chăng. Thật may mắn, rằng sau đấy những cơn đau đã hoàn toàn biến mất, trả lại tôi mạnh khỏe của mọi khi. Và thật không may mắn, rằng đó cũng chỉ là khoảng lặng trước cơn bão. Tôi không thể ngờ rằng căn bệnh đó sẽ sớm trở lại, và còn khủng khiếp hơn nhiều.

Tôi mang hành trang của mình sang đất nước Liên bang Nga, với bao nhiêu ước mơ và khát vọng, rằng đây sẽ là một trang mới tươi sáng của cuộc đời mình. Tôi đã trải qua hơn hai mươi năm cuộc đời, và đây là lần đầu tiên tôi có một quyết định lớn thật sự cho chính mình. Thế nhưng rồi tất cả ảo vọng sớm bị dập tắt, bởi sức khỏe của chính tôi. Năm học đầu tiên bắt đầu xuất hiện những triệu chứng, nó giống như khi tôi về nhà nghỉ tranh thủ trước đó, là những cơn đau rõ ràng quanh bàn chân, làm cản trở việc đi lại của tôi. Tuy nhiên nó chỉ xuất hiện với một tần suất nhất định, vẫn có những ngày chân tôi hoàn toàn ổn, có thể đi lại cơ bản bình thường. Một số ngày lạnh quá hoặc có dấu hiệu thay đổi thời tiết thì chân tôi sẽ lại đau. Tôi nêu những triệu chứng của mình cho một người anh học Thạc sĩ y học, và anh ấy đưa ra kết luận rằng tôi đã bị gút. Đây là lúc nỗi sợ của tôi bắt đầu tăng dần theo thời gian. Trời đất ơi, tôi chỉ mới có 20 tuổi đầu thôi, tại sao lại có thể mắc căn bệnh quái quỷ này được. Tất nhiên không thể giấu chuyện với gia đình, nên họ cũng lo lắng lắm. Tất cả chỉ chờ đợi hè đấy tôi về nghỉ phép để có thời gian đi khám một cách rõ ràng.

Và thế là hè năm ấy tôi quay lại Việt Nam. Trong vòng một tháng, căn bệnh đã phát triển theo một hướng đáng sợ. Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, gần như là tất cả mọi lúc. Thậm chí cơn đau còn lan ra đến tận khắp người. Ngày hôm ấy tôi tỉnh dậy với một cơ thể cứng đờ, đau đớn âm ỉ. Lần đầu tiên kể từ khi dậy thì, tôi đã to tiếng với người mẹ của mình, trong lúc bị cơn đau thấu trời làm nóng cái đầu. Sau khi được mọi người vận động, tôi vẫn cố lết xác mình ra thành phố để tiến hành khám xét nghiệm. Nhưng ít ra vẫn có một điều an ủi tôi, đó là bác sĩ đã kết luận rằng tôi không hề bị gút! Ôi trời, tôi và gia đình lúc đấy mới được thở phào nhẹ nhõm. Nhưng tất nhiên tôi vẫn mang một căn bệnh, họ gọi đó là "bệnh cây tre", bởi người bệnh khi mắc nó sẽ có cơ thể cứng đờ như cây tre vậy, nếu cố cử động thì sẽ bị đau. Một lần nữa nỗi sợ chiếm lấy tâm trí tôi, như thế thì còn gì là người bình thường nữa?! Bác sĩ nói rằng căn bệnh này là tự miễn, nên miễn là ta khống chế được hệ miễn dịch, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm. Sau đấy họ giải thích cụ thể hơn, tự miễn nghĩa là hệ miễn dịch tự tác động vào cơ thể: bình thường bạch cầu vốn tìm diệt những tác nhân gây hại cho cơ thể, nhưng do căn bệnh này mà chúng có vấn đề, và quay sang tấn công vào chính cơ thể, mà ở đây là các mô khớp. Chính điều đấy là nguyên nhân đằng sau những cơn đau dai dẳng đã hành hạ tôi suốt thời gian vừa qua. Một lần nữa tôi lại than thân trách phận, hối hận vì đã không sống khỏe mạnh hơn trước đây. Tôi đã từng nghĩ cùng lắm thì về già mình mới phải trả giá, nhưng giờ thì chẳng phải cái giá này đến quá sớm hay sao?

Vậy là tôi được kết luận mang trong mình một căn bệnh vốn thế giới chưa có thuốc chữa trị, nhưng dù vậy tôi vẫn được kê hai đơn thuốc để hòng ngăn ngừa triệu chứng trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn. Cùng với việc uống thuốc, tôi được khuyên nên ăn uống, ở sạch sẽ, và tập thể dục thường xuyên để có cho mình một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bên cạnh đó, một thông tin được đưa ra, rằng căn bệnh này vốn chỉ phát bệnh khi ta đạt độ tuổi trung niên, khoảng 50 tuổi; còn trước độ tuổi 25, tất cả chỉ là triệu chứng ban đầu. Khi đó tôi nghĩ nhiều lắm, tôi không thể không tưởng tượng ra việc cuộc sống của tôi sẽ chỉ bình thường trong vòng 25 năm, bắt đầu từ năm tôi 25 tuổi. Chừng ấy thời gian đủ để con người ta làm được gì chứ. Những dự định mà tôi vốn vẽ ra cho tương lai trước đó giờ đây liệu có còn khả thi hay không? Tôi suy nghĩ, và lo lắng rất nhiều, nhưng không hề để lộ nó ra ngoài. Tôi học trên mạng và làm một bản ghi âm để tự động viên chính mình, rằng "mọi người tin tưởng mình, liều thuốc mình có, cố luyện tập thể dục mỗi ngày nữa; vậy nên căn bệnh này sẽ sớm thuyên giảm thôi".

Với hai túi thuốc, và vô vàn lo lắng, tôi quay trở lại nước Nga một tháng sau đó. Và đây chính là khoảng thời gian tồi tệ nhất tôi từng trải qua từ trước đến giờ. Những liều thuốc thật sự có tác dụng, và tôi sử dụng nó khá thường xuyên. "Chỉ sử dụng mỗi khi đau", bác sĩ đã nói vậy, điều đó có nghĩa liều lượng sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào cảm quan của tôi. Thời gian đầu tôi uống cách ngày một lần, và tuyệt vời thay khi tôi đã có thể giảm thiểu được triệu chứng của căn bệnh. Đơn thuốc lúc này như bảo bối của tôi vậy. Nhưng rồi theo thời gian, một số loại thuốc đã hết trước, bởi chúng vốn là để kết hợp với nhau (và liều lượng thật sự khá mạnh, nhất là loại giảm đau), căn bệnh của tôi đã quay trở lại. Sau đó, mặc dù tôi cố tìm mua gần hết các loại thuốc tương tự, nhưng tất cả chẳng thể giúp được gì. Thời gian đầu tôi vẫn tập thể dục, tập các động tác giãn cơ khớp (tất nhiên là tránh chỗ đau), nhưng đến một ngày nọ cơn đau khiến tôi từ bỏ nó. Tôi thậm chí còn từng định ăn chay, ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng nhiều lúc tôi nghĩ, hệ miễn dịch khỏe mạnh chẳng phải chúng sẽ càng quay ra tấn công mạnh hay sao? Lúc đấy trong tôi lại xuất hiện thêm cả sự mâu thuẫn.

Thế rồi mùa đông đến, đây là đỉnh điểm của nỗi khổ sở đã giày vò tôi. Những cơn đau trở nên càng lúc càng đáng sợ, đến nỗi tôi coi nó như là một phần của chính mình. Mỗi ngày tỉnh dậy, chỉ việc bước xuống giường và đi vệ sinh thôi cũng khiến tôi đau đớn. Dáng đi của tôi thậm chí là trở nên méo mó, xiêu vẹo từ khi nào theo lời của những người xung quanh. Và tôi tôi quyết định dừng đến lớp. Nỗi sợ căn bệnh của tôi trở thành những nỗi sợ khác như: bước xuống cầu thang, mở cửa sổ, và đi bộ đường dài. Nếu đến trường tôi sẽ phải trải qua ít nhất hai nỗi sợ, trước khi có thể có mặt trong lớp; mỗi lần chuyển tiết tôi lại phải đối mặt với chúng thêm một lần nữa. Cùng với cái lười đã ngấm vào máu, và cơn sốc văn hóa năm nhất ai cũng phải trải qua, tôi đã lùi lại và khép kín mình trong căn phòng nhỏ bé của mình. Ngày ngày nằm lì trên giường, hạn chế tối đa mọi cử động không cần thiết, thậm chí bỏ bê những bữa ăn,... tôi càng lúc càng chìm sâu vào bóng đêm. Tôi khi ấy là một đứa tiêu cực vô cùng, luôn tỏ ra nhạy cảm quá mức với những cơn đau, tỏ ra như là một thằng nhãi yếu đuối, có thể chết đến nơi. Tự cho mình là kẻ tội nghiệp nhất thế giới, đánh đồng mình với những người già yếu, vốn đã gần đất xa trời. Tôi của khi ấy thảm hại vô cùng, thảm hại hơn cả khi lê lết nơi trường Sĩ quan Lục quân 1 ở Sơn Tây. Tôi trở nên bực tức mỗi khi có ai đó nói, hay hỏi han về căn bệnh của tôi. Mỗi khi gia đình gọi điện hỏi về tình trạng bệnh thế nào, tôi chỉ biết nuốt cơn tức vào mà nói là "vẫn vậy thôi", "đỡ hơn một chút rồi". May mắn thay khi ấy tôi đã không hét lên rằng cơn đau vẫn luôn hiện diện ở đấy, và nó thậm chí còn như đang tồi tệ hơn mỗi ngày (một cách chủ quan).

Rồi một vài điểm sáng cũng bắt đầu xuất hiện, tôi chơi thân với một vài nhóm bạn, và họ đã kéo tôi bước ra ngoài. Cơn đau vẫn còn đó, nhưng tôi đã nén nó lại và tận hưởng niềm vui ham chơi cùng bạn bè. Dần dà, những cơn đau đã ít xuất hiện hơn (tôi tự tính ra chu kỳ và uống thuốc theo đó). Tôi u sầu của trước đó nay đã vui vẻ hơn, tỉnh táo hơn trước. Đó cũng là lúc mà tôi đủ tỉnh táo để nhận ra một sự thật mà tôi đã ngầm phủ định từ trước đến nay. Tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý. Tất nhiên căn bệnh của tôi không phải cứ thế biến mất, phép màu đâu tự nhiên tồn tại đúng chứ. Thời gian này cơn đau vẫn còn đó, thỉnh thoảng nó sẽ trở nặng hơn vào những ngày chuyển trời. Nhưng tôi vẫn hạn chế nghĩ về nó và cố trở nên tích cực hơn. Tôi biết rằng những ngày tháng sống phụ thuộc vào thuốc men thật sai lầm và có hại cho sức khỏe. Thế rồi một thời gian nữa lại qua đi, và một bước ngoặt nữa lại đến. Đó là đợt dịch COVID-19 khiến cả thế giới phải điên đảo. Trước khi nó thật sự bùng phát đến một mức nghiêm trọng, tôi đã chủ động quay lại Việt Nam.

Lần này tôi đã thấy rõ sự thay đổi trong cơ thể của mình. Trong suốt 14 ngày cách ly đằng đẵng tại Đại học FPT Hòa Lạc, và mãi đến tận sau này (tức là bây giờ đây), căn bệnh của tôi không hề quay trở lại. Phải chăng do việc được phun khử khuẩn mỗi ngày giúp tôi được sống trong một môi trường sạch sẽ, và chế độ ăn uống đều đặn, lành mạnh mỗi ngày, tinh thần thoải mái, không áp lực đã khiến hệ miễn dịch của tôi được cải thiện, và nhờ đó căn bệnh đã bị đẩy lùi? Tôi không rõ, nhưng chắc chắc chắn nó không chỉ đơn giản là những triệu chứng tiền 25 tuổi đã dừng lại, mà nó còn do những yếu tố tích cực tác động vào nữa. Hiện giờ tôi đang sống rất vui vẻ, tích cực mỗi ngày, tôi có thể đi bộ bình thường, thậm chí là chạy nếu tôi muốn. Những ngày tháng bệnh tật đã tạm qua đi, và thậm chí nếu bây giờ nó có quay lại, thì tôi cũng sẽ đối mặt với nó bằng một nụ cười không sợ sệt. Tất nhiên, tôi cũng sẽ trau dồi bản thân mỗi ngày (cụ thể là bằng stoic), để có thể đương đầu với mọi khó khăn, chứ không chỉ đơn giản là những căn bệnh. Giờ đây tôi lại thấy cảm ơn, vì nhờ có căn bệnh này mà tôi đã nhận ra sai lầm của mình, và kịp thời sửa chữa nó, thậm chí giờ đây còn có thể tiến bước một cách vững vàng hơn. Tôi đã tiến thêm được một bước rồi.

Lạng Sơn, một ngày hè tháng Bảy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tienglong