Tiếng ồn-Rung động

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: Nguồn gốc phát sinh tiếng ồn trong XD, tác hại và các biện pháp đề phòng:

1. Nguồn gốc – nguyên nhân phát sinh:

- Tiếng ồn cơ học: Sinh ra do sự va đập của các vật rắn ( của máy móc dơ mòn, búa máy đóng cọc, khi đóng, tháo dỡ ván khuôn…)

- Tiếng ồn khí động: Sinh ra khi các luồng khí chuyển động với vận tốc cao( các máy nén khí bơm phun vữa, sơn, nén khí ép cọc…).

- Tiếng ồn của các máy điện: Sinh ra do điện hoặc từ trường thay đổi (các máy phát điện, các động cơ…)

2. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể người:

- Trước hết đối với thính giác: Độ nhạy của thính giác giảm, ngưỡng nghe tăng lên. Nếu mức ồn càng cao, thời gian càng kéo dài, độ nhạy cảm giảm rõ rệt có thể dẫn đến nặng tai hoặc điếc (tuy nhiên còn tuỳ thuộc mỗi người)

- Tiếng ồn càng ảnh hưởng lớn đến hệ thống thần kinh, đặc bịêt là thần kinh trung ương (gây rối loạn hệ thông thần kinh và qua đó tác động đến các bộ phận khác của cơ thể)

- Gây rối loạn hệ thống tim mạch, làm cho chứng bệnh cao huyết áp tăng lên.

- Rối loạn chức năng làm việc của dạ dày, giảm bớt sự tiết dịch vị và độ tan, ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày.

- Do tiếng ồn mà tín hiệu liên lạc sản xuất không rõ ràng dễ gây tai nạn và ảnh hưởng xấu đến tâm lý người lao động.

3. Biện pháp đề phòng:

a. Biện pháp kỹ thuật:

- Giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh: cải tiến phương pháp công nghệ (thay tán đinh cơ khí bằng ép thuỷ lực, thay đóng cọc bằng ép cọc…)

- Cải tiến thiết bị máy móc( các máy quá cũ nếu sử dụng thì nên thay bánh răng truyền động bằng dây cua roa).

- Bảo quản tốt thiết bị máy móc (chống các dơ mòn, rung, sóc).

- Thực hiện điều khiển từ xa (tự động hoá, cách ly nguồn ồn với người sản xuất.

- Đặt các thiết bị cách, hút âm (chỏm hút âm, hình chóp, khối…) trong xưởng có tiếng ồn lớn.

- Về mặt qui hoạch phải bố trí tương hỗ giữa các nhà theo khoảng cách nhất định. Trong xưởng nên quy hoạch các máy gây ồn ở cuối hướng gió và đặt các thiết bị cách, hút âm.

- trồng cây xanh xung quanh xưởng gây ồn.

b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân.

- Bố trí nghỉ những đợt nghỉ ngắn trong mỗi ca làm việc (5-10phút nghỉ sau 50-60phút làm việc) trong các phòng nghỉ đặc biệt (yêntĩnh và nhiệt độ phù hợp) để tạo điều kiện cho độ thính của tai phục hồi, ổn định thần kinh.

- Sủ dụng nút bịt tai, bao ông tai (có thể giảm mức ồn từ 100dB-110dB xuống 80-85dB).

- Khám tuyển định kỳ để phát hiện người mắc bệnh do tiếng ồn gây ra và bố trí công việc hợp lý.

Câu 12: Nguồn gốc phát sinh rung động trong XD, tác hại và các biện pháp đề phòng.

1. Nguồn gốc – Nguyên nhân phát sinh;

- Sản xuất XD sử dụng rất nhiều máy công suất lớn (các ôtô vận tải cỡ lớn, cần trục tự hành, máy khoan…). Về cơ bản khi máy có công suất càng lớn thì rung độngcàng lớn, máy cũ mà độ dơ mòn lớn thì rung động và tiếng ồn càng nhiều.

- Có nhiều máy móc trong XD được thiết kế để tạo ra các rung động hiệu dụng (các máy đầm, máy khoan đá và bê tông, máy đóng cọc dạng rung động…).

2. Tác hại:

- Theo đường truyền dẫn vào cơ thể người qua chân, tay, rung động tác động mạnh đến hệ thống khớp, có thể làm viêm bao khớp dẫn đến việc viêm khớp, biến dạng khớp.

- Tác hại cho hệ thần kinh và hệ thống tim mạch. Một số nghiên cứu cho rằng khi rung động nhẹ và ngắn hạn thì sự rung động gây ảnh hưởng tốt cho cơ thể, làm tăng lực bắp thịt và làm giảm mệt mỏi. Khi cường độ rung động lớn, tác dụng lâu dài sẽ gây ra khó chịu cho cơ thể, làm thay đổi trong hoạt động của tim, rối loạn dinh dưỡng, thay đổi chức năng của tuyến giáp trạng, rối loạn trong hoạt động của tuyến sinh dục.

- Rung động ảnh hưởng tới chức năng tiết dịch vị ở dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hoá.

- Tác động đến hệ thống phân tích làm thu hẹp trường nhìn, gây cảm giác loạn sắc.

- Khi nghiên cứu tác hại của rung động người ta đặc biệt chú ý đến hiện tượng cộng hưởng sinh ra khi tần số rung động trùng với tần số dao động riêng của cơ thể dẫn đến một bệnh lý bền vững.

- Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép khi làm việc nơi có rung động ≤ 75dB.

3. Biện pháp phòng chống rung động:

a. Biện pháp kỹ thuật:

- Hạn chế các rung động từ nơi phát sinh bằng cách:

+ Cải tiến thiết bị máy móc.

+ Bảo quản tốt máy móc để tránh các dơ mòn, gây rung động vô ích.

+ Cải tiến phương pháp công nghệ (ép cọc – thay cho đóng cọc).

+ Sử dụng các đệm đàn hồi dưới móng máy ( lò xo, cao su, cát, quạt thổi…).

- Tự động hoá điều khiển từ xa để cách ly người sản xuất với nguồn rung động.

b. Biện pháp tổ chức, vệ sinh y tế và phòng hộ cá nhân:

- Tổ chức ca kíp hợp lý, cho nghỉ nhiều đợt ngắn trong mỗi ca làm việc. Sau giờ làm việc, sử dụng nước ấm 34-360C để ngâm chân, tay, thời gian ngâm chừng 30phút.

- Khám tuyển định kỳ phát hiện các trường hợp mắc bệnh do rung động, bố trí công việc hợp lý.

- Sử dụng đệm lót tay đàn hồi, giầy giảm chấn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro