Tiettrung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: Định nghĩa và các biện pháp kỹ thuật tiệt trùng

Định nghĩa: là tiêu diệt tất cả VSV kể cả nha bào và bất hoạt virus hoặc tách bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi vật cần tiệt trùng. (Để tiêu diệt tất cả VSV thì khó nhất là tiêu diệt được nha bào)

Tất cả các vật liệu đưa vào trong cơ thể người bệnh đều phải đảm bảo đã được tiệt trùng, VD...

Biện pháp kỹ thuật

-Khí nóng khô

 +Không khí được sấy nóng để tiệt trùng bằng cách dùng tủ sấy, duy trì ở 170-180°C trong 1h. Mọi VSV kể cả nha bào đều bị tiêu diệt vì các thành phần hữu cơ bị hủy hoại, song bông và giấy sẽ bị chuyển màu nâu

 +Không khí là môi trường dẫn nhiệt kém nên phải chú ý đảm bảo khoảng giữa đạt nhiệt độ yêu cầu

 +Kiểm tra chất lượng tiệt trùng thường xuyên bằng chỉ điểm hóa học và định kỳ bằng chỉ điểm sinh học chuyên biệt

 +Áp dụng: vật chịu nhiệt như kim loại, đồ gốm, thủy tinh

-Hơi nước ở áp suất cao

 +Dùng lò hấp. Nhờ hơi nước căng và bão hòa ở nhiệt độ trên 100°C nên tác dụng diệt sinh vật tăng lên (căng: hơi nước ở áp suất cao tương ứng với nhiệt độ đạt được, bão hòa: pha hơi cân bằng với pha lỏng của nước)

 +Duy trì 120°C (1at) trong 30', nếu 134°C 15'

 +Kiểm tra chất lượng tiệt trùng thường xuyên bằng chỉ điểm hóa học và định kỳ bằng chỉ điểm sinh học chuyên biệt. Chú ý bảo đảm an toàn lao động.

 +Áp dụng: dụng kụ kim loại, đồ vải, cao su, một số chất dẻo và dung dịch lỏng

-Tia gamma

 +Dùng bức xạ ion hóa giầu năng lượng để giết VSV.

 +Áp dụng: chỉ katgút và các vật dụng nhạy cảm với ethylenoxid hay nhiệt độ như catheter, mảnh ghép; dụng cụ và bông băng trong những túi đóng sẵn

-Ethylenoxid và formaldehyd

 +Ethylenoxyd rất độc, gây ung thư, dễ cháy. Khi sử dụng phải hết sức thận trọng và đề phòng nổ.

-Lọc vô trùng

 +Áp dụng: những chất khí và lỏng nhạy cảm nhiệt độ như vacxin, huyết thanh, không khí, nước uống .....

 +Lọc vô trùng có nhiều yếu tố không chắc chắn→{}

Câu 12: Định nghĩa và các biện pháp kỹ thuật khử trùng:

Định nghĩa: là làm cho vật được khử trùng không còn khả năng gây NT (chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà không phải tất cả các VSV)

-Khử trùng phải đạt yêu cầu bất hoạt không hồi phục lại các mầm bệnh

-Khử trùng quan trọng khi các tác nhân gây bệnh tồn tại ở nhiều nơi mà việc tiệt trùng không thể áp dụng rộng rãi được

Biện pháp vật lý

-Hơi nước nóng

 +Luồng hơi nước nóng 80-100°C thường dùng nhất vì giết được các tế bào sinh trưởng ở trạng thái tự do trong vài phút

 +Áp dụng:       Khử trùng quần áo, chăn màn, các dụng cụ đã dùng của người bệnh

                        Pasteur hóa sữa 72°C/15s hoặc đồ uống khác 62°C/30'

-Tia cực tím

  +Sóng điện từ bước sóng <400nm có tác dụng khử trùng. Liều 100-500 Wsec/cm2 diệt được 90% hầu hết các loài vi khuẩn, không diệt được nha bào và bào tử nấm

 +Cơ chế: cấu trúc của các phân tử của VSV như acid nucleid bị biến đổi khi hấp thu bức xạ này, dẫn đến đột biến làm hỏng chất liệu di truyền và chết

 +Áp dụng: chỉ không khí, nước sạch.

 +Tia UV có thể gây viêm giác mạc, kết mạc.

 +Phơi nắng các dụng cụ là 1 cách sử dụng tia UV. Phòng ở của người bệnh nên có ánh sáng tự nhiên.

Biện pháp hóa học:

-Cồn

 +Thường dùng ethanol 80%, isopropanol 70%, n-propanol 60%. Dung dịch đặc hơn hút nước trong tế bào ra mạnh nên hiệu quả kém hơn. Cồn có tác dụng làm biến tính protein và phá huy cấu trúc màng tế bào, không diệt được nha bào

 +Áp dụng: khử trùng da, nhất là khử trùng bàn tay. Ưu điểm: thời gian tác dụng ngắn, thấm được vào da kể cả lỗ chân lông, tuyến mồ hôi. Nhược điểm bay hơi và dễ cháy

-Phenol và dẫn xuất

 +Thường sử dụng dung dịch 0,5-4%; không diệt được nha bào và virus nhưng vững bền hơn so với các chất sát khuẩn khác. Phenol có tác dụng phá hủy màng sinh chất, bất hoạt enzym và biến tính protein. Phenol có thể ăn da, niêm mạc, gây độc thần kinh

 +Người ta dùng chỉ số phenol để đánh giá tác dụng sát khuẩn của 1 hóa chất

-Nhóm halogen

 +tác dụng sát khuẩn do oxy hóa và halogen hóa các chất hữu cơ. Chúng làm cho màng TB bị phá hủy và enzym của vi khuẩn bị bất hoạt. Halogen có phổ tác dụng rộng và thời gian tác dụng ngắn.

 +Nhược điểm là phẩn ứng không đặc hiệu xảy ra nhanh với nhiều chất hữu cơ, làm giảm hoạt tính sát khuẩn, clo còn độc, iod có thể gây dị ứng.

 +Clo dùng để thanh khuẩn nước ăn, nước bể bơi

   .)Clorua vôi dùng để khử trùng chất nôn, chất thải, dụng cụ thô, rắc hố xí

   .)Chloramin dùng khử trùng bàn tay, dụng cụ, đồ vải và tẩy uế

 +Iod, sản phẩm phối hợp của iod với phân tử hữu cơ hoặc polymer: dùng để sát trùng da

-Muối kim loại nặng

 +Hoạt tính kháng khuẩn theo thứ tự Hg, Ag, Cu, Zn. Chúng phải ứng và làm bất hoạt gốc -SH của protein. Chúng chủ yếu có tác dụng chế khuẩn, không diệt được nha bào, virus, khả năng diệt vi khuẩn kháng acid yếu.

 +Hợp chất hữu cơ thủy ngân dùng để sát trùng vết thương, da, niêm mạc, lưu trữ sinh phẩm

 +Nitrat bạc dùng làm dung dịch nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh

 +Sulfat kẽm hặc oxid kẽm dùng để điều trị bệnh ngoài da do nhiễm vi khuẩn/nấm

-Aldehyd

 +Quan trọng nhất: formaldehyd. Dung dịch và khí thường được dùng và diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus; nếu nhiệt độ cao và đủ thời gian còn diệt được nha bào

 +Áp dụng: dung dịch nước để lau chùi sàn nhà và đồ dùng; khí dùng để khử trùng không khí và máy móc lớn

 +Formaldehyd kích thích da và niêm mạc, có thể dẫn tới dị ứng và ghi ngờ gây ung thư, làm tủa protein.

 +Để trung hòa formaldehyd dùng amoniac, sulfit hoặc histidin

-Các chất oxy hóa (H2O2, KMnO4) và thuốc nhuộm (xanh methylen, tím tính thể): được pha thành dung dịch lỏng dùng làm chất sát khuẩn, có tác dụng ức chế hoặc giết chết vi khuẩn.

-Acid và bazo: diệt khuẩn nhờ điện phân thành H+ và OH- mạnh

-Nồng độ chất sát khuẩn được sử dụng gần với liều độc nên chỉ dùng thuốc sát khuẩn điều trị tại chỗ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hieu