Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: viết chỉ dẫn kỹ thuật

4.3.1.4 Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng

a) Tiêu chuẩn thiết kế:

b) Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:

c) Tiêu chuẩn về vật liệu:

d) Tiêu chuẩn thí nghiệm:

e)Tiêu chuẩn an toàn lao động:

2. Tiêu chuẩn nước ngoài

4.3.2 Vật liệu

Tất cả các vật liệu nêu dưới đây cần đảm bảo đồng bộ theo tiêu chuẩn áp dụng, nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng vật liệu, công nghệ thi công của các hãng sản xuất nổi tiếng thế giới.

Tất cả vật liệu được kiểm định tại phòng thí nghiệm theo quy định và đạt yêu cầu mới được sử dụng trong công trình.

4.3.2.1 Cốt thép ứng lực trước

Sử dụng cáp theo ASTM 416/A Standard specification for steel strand, uncoated seven-wire for prestressed concrete

Thép sử dụng làm ứng lực trước phải có catalogue trong đó có thuyết minh về:

- Kích thước hình học như đường kính.

- Thành phần hoá học.

- Tính chất cơ học

4.3.2.2 Neo và bộ nối cốt thép ứng lực trước

Cần đối chiếu với thiết kế để kiểm tra xem những neo và bộ phận nối này có phù hợp không.

Cần phù hợp về tính năng kỹ thuật và chủng loại với những điều ghi trong hồ sơ thiết kế. Lực phá hoại của neo và các bộ phận nối phải được ghi lớn hơn lực phá hoại của bó cốt thép ứng lực trước.

Với ống tạo lỗ đặt cốt thép ứng lực trước dùng trong kết cấu bê tông cốt thép căng sau phải là ống có độ bền không bị hư hại trong khi thi công, kín và không có phản ứng với thép, với bê tông và các vật liệu chèn khác.

Ống dùng cho cốt thép đơn có bơm vữa phải có đường kính lớn hơn đường kính cốt thép ít nhất là 6 mm..

Neo và các phụ kiện đầu, phụ kiện cuối cần được bảo vệ chống rỉ, chống xâm thực của hơi nước.

4.3.2.3 Ống ghen

Cần kiểm tra việc bố trí các giá đỡ ống, đảm bảo việc đỡ được chắc chắn để ống được định vị đúng vị trí và không bị xê dịch trong xuốt quá trình thi công kết cấu. Khoảng cách giữa các giá định vị không lớn quá 1 mét với ống trơn, 0,80 mét với ống gợn sóng và 0,50 mét với ống cao su

4.3.2.4 Lỗ bơm vữa

Khoảng cách bố trí các lỗ để bơm vữa không nên quá 30 mét với ống có gợn sóng và 12 mét với các loại ống khác. Phải bố trí các lỗ thoát hơi và thoát nước tại các đỉnh cao và các vị trí đầu, cuối ống.

4.3.2.5 Vữa

Trong vữa không chứa hàm lượng ion Cl- và các chất khác có thể gây hư hại cho bê tông và cốt thép. Cần kiểm tra đảm bảo theo tiêu chuẩn,

Cần tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra: Cường độ nén tiêu chuẩn của vữa không thấp hơn 30 MPa và cường độ kéo uốn tiêu chuẩn không thấp hơn 4 MPa. Độ tách nước sau 2 giờ không lớn hơn 0,02 và sau 24 giờ thì hút hết. Độ co ngót không quá 0,003. Độ nhớt không quá 25 giây.

Khi đã căng thép phải kịp thời bơm vữa vào ống chứa thép ứng lực.

Thí nghiệm về sự phù hợp của vữa phải tiến hành trước khi bơm 24 giờ.

Thí nghiệm kiểm tra độ nhớt phải làm 3 lần trong mỗi ca bơm.

Thí nghiệm độ tách nước phải làm mỗi ca một lần.

Quá trình căng ứng lực trước và bơm nhồi vữa, kỹ sư đảm bảo chất lượng của Nhà thầu thi công, nhà sản xuất phải chứng kiến đầy đủ. Cần lưu ý những đặc điểm thi công cần đáp ứng như sau đây:

- Trước khi bơm vữa, dường ống phải sạch và ẩm.

- Bơm vữa theo qui trình từ ống bơm dưới thấp lên cao.

- Khi gặp các ống đứng và ống xiên thì điểm bơm vữa là điểm dưới thấp nhất của đường ống.

- Cần theo dõi đảm bảo áp lực bơm không quá 1,5 MPa. Vận tốc bơm duy trì ở mức 6 m/1 phút. Các lỗ thoát khí cần mở để hơi bên trong ống thoát được hết ra ngoài, đảm bảo vữa lấp đầy.

- Phải bơm liên tục cho đến khi vữa thoát ra ở các lỗ bố trí cao nhất cũng như các lỗ ở đầu và cuối trên đường ống. Sau đó nút các lỗ thoát khí và duy trì áp lực bơm 0,5 MPa trong 2 phút mới bịt lỗ bơm.

* Vữa phải được lấp đầy ống. Nếu nghi ngờ vữa không đầy hoặc có dấu hiệu không đầu ống, phải phụt cho vữa ra hết, bơm nước thổi rửa sạch, bơm khí đuỏi hết nước và làm lại từ đầu quá trình bơm.

* Việc lập hồ sơ phải tiến hành ngay trong quá trình thi công và theo từng bước. Yêu cầu của hồ sơ là đầy đủ dữ liệu kỹ thuật.

4.3.2.6 Kích căng cốt thép

Thiết bị kéo căng thường dùng kích thuỷ lực tương ứng với lực căng cáp. Thiết bị đo áp lực kích phái có cấp chính xác 1,5

Thời gian kiểm định đồng hồ đo áp lực là 3 tháng hoặc sau 200 lần căng cáp ,nhưng khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra toàn bộ thiết bị căng cáp không được quá 6 tháng.

Tại mỗi công trình cần tiến hành một bước kéo thử ít nhất 3 sợi hay bện, bó cáp nhằm kiểm tra hệ số truyền lực khi kéo căng.

4.3.3 Yêu cầu thi công

Nhà thầu lập biện pháp thi công bao gồm nhưng không hạn chế những nội dung sau:

- Kích thước, chi tiết và vật tư cho mọi khâu công tác, thao tác.

- Với các bó thép, phải làm rõ hệ cáp, kích thước, chi tiết phần neo, tấm đỡ, tầm tỳ neo, phải chi tiết cho từng bó cáp và từng neo.

- Nếu là thanh neo, cũng phải có chi tiết giống như bó cáp trên.

- Các dụng cụ, vật liệu, biện pháp phụt lấp rãnh đặt cáp, đặt thanh neo.

- Phương thức nối và lấp đầu neo, đầu cáp.

- Kích thước khe hở và vị trí lắp kích, loại kích, phương pháp để căng tạo ứng lực trước.

- Các điều kiện phục vụ thi công như điện, nước, khí nén, ...

- Tài liệu các thiết bị sử dụng trong quá trình thi công như kiểm định kích, đồng hồ đo.

- Rãnh luồn cáp ứng suất trước.

- Vị trí và tình trạng gối tựa cho neo.

- Cách ghim giữ vị trí cáp cho đúng thiết kế.

- Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra sau khi căng. Ví dụ: đứt cáp, vỡ đầu neo, lực căng không đạt thiết kế.

4.3.3.2 Quy trình căng kéo

Tùy thuộc vào yêu cầu của thiết kế hoặc công nghệ mà công tác kéo căng thép ứng lực trước có thể được tiến hành theo phương pháp kéo khống chế hoặc kéo vượt lực.

Khi căng cáp, thép sợi, thép thanh phải tiến hành đo độ dãn dài của cốt thép.

Độ co lại của cốt thép khi đóng neo (độ tụt neo) phải được đo và không được vượt quá các giá trị cho phép đối với loại neo được sử dụng.

Số lượng cốt thép bị đứt hoặc bị tuột neo không được vượt quá 1% tổng số cốt thép trên cùng một tiết diện kết cấu.

Công tác kéo căng và các số đo độ dãn dài, độ tụt neo phải được ghi chép trung thực và đầy đủ theo các biểu mẫu chuẩn hay do thiết kế đưa ra.

Chỉ được kéo căng ứng lực khi cường độ bê tông đã đạt theo yêu cầu của thiết kế.

Việc bố trí đầu kéo căng cốt thép ứng lực trước phải phù hợp với thiết kế. Nếu thiết kế không có chỉ dẫn thì nhà thầu cần theo những chỉ dẫn sau đây:

- Nếu ống đặt cốt thép là ống kim loại gợn sóng chôn sẵn thì với cốt thép có dạng cong hoặc dạng thẳng có chiều dài trên 30 mét, thì phải bố trí kéo căng ở cả hai đầu. Khi chiều dài nhỏ hơn 30 mét thì chỉ cần bố trí căng tại một đầu.

- Nếu ống không phải là loại gợn sóng thì với cốt thép dạng cong hay thẳng có chiều dài trên 24 mét cần kéo căng ở hai đầu. Nếu ngắn hơn 24 mét thì chỉ cần kéo tại một đầu.

- Nếu trong kết cấu có nhiều bó cốt thép ứng lực trước được kéo căng 1 đầu, nên bố trí đầu căng của các thanh khác nhau đảo đầu kéo tại các đầu của kết cấu.

- Độ dài cốt thép ngoài neo sau khi cắt còn thừa không ngắn hơn 30 mm. Phải bảo vệ đầu neo như chỉ dẫn và hình vẽ trong thiết kế. Khi cần để lộ đầu neo ra không khí, phải có biện pháp bảo vệ chống gỉ và chống va chạm cơ học.

4.3.3.3 Bơm vữa

Sau khi căng cáp phải kịp thời bơm vữa vào ống luồn cáp.

Công tác kiểm tra vữa bơm tại hiện trường cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sự phù hợp của vữa bơm phải được thực hiện trước khi bơm ít nhất 24 giờ.

- Trong mỗi ca bơm phải tiến hành kiểm tra độ nhớt của vữa ít nhất 3 lần.

- Kiểm tra độ tách nước phải được thực hiện một lần trong mỗi ca bơm.

Trước khi bơm vữa vào ống phải rửa sạch và làm ướt đường ống bằng nước sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về nước cho vữa bê tông.

Quá trình bơm cần được tiến hành từ dưới lên trên

Khi kiểm tra thấy trong ống đầy vữa mới được ngừng bơm.

Công tác bịt đầu neo phải được tiến hành kịp thời sau khi kết thúc công tác bơm vữa bảo vệ cốt thép ứng lực trước.

Quy trình bơm vữa: Vữa được bơm vào ống đầu vào trên thân neo của đầu kéo. Phải kiểm tra vữa tại các đầu ra cho đến khi vữa không còn bọt khí và thành phần của vữa đều giống như trong máy trộn trước khi đóng ống. Quá trình bơm vữa cho mỗi đường cáp nên được thực hiện liên tụcThử vữa: Do Nhà thầu thực hiện và đệ trình kết quả.

- Độ sệt:

- Độ rỉ nước

4.3.4 Công tác an toàn và nghiệm thu

Các thiết bị dùng cho thi công bê tông ứng lực trước phải được kiểm tra và vận hành thử đảm bảo độ an toàn và độ chính xác cao trong suốt quá trình thi công. Công nhân vận hành thiết bị phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật về công nghệ thi công bê tông ứng lực trước. Trong khi tiến hành kéo căng tuyệt đối không ai được đứng phía sau kích. Công nhân làm công tác cắt thép bằng máy mài tốc độ cao, trộn vữa, bịt đầu neo trong công nghệ căng sau tại công trình phải đeo dây an toàn và đeo kính bảo hiểm cũng như các yêu cầu khác về an toàn khi làm việc trên cao, khi sử dụng điện, khi sử dụng thiết bị nâng v.v...

Các phần việc về thi công bê tông ứng lực trước được nghiệm thu theo đúng các trình tự như đối với các kết cấu bê tông thường ngoài ra còn phải đảm bảo sự chính sác của các văn bản sau đây:

- Các chứng chỉ hợp chuẩn về chất lượng của vật liệu (cốt thép, neo...),về độ chính xác và độ tin cậy, độ an toàn của thiết bị, ...

- Các bản ghi kết quả căng thép có xác nhận của thiết kế.

- Các bản vẽ hoàn công và biên bản xử lý kỹ thuật hoặc các sự cố nếu có tại hiện trường.

4.3.5. Yêu cầu khác

Khi thi công đổ bê tông, phải lấy số lượng mẫu thử chất lượng bê tông nhiều hơn so với thi công bê tông bình thường vì có một số mẫu sử dụng cho kiểm tra phục vụ công tác ứng lực trước.

Độ bền vững và ổn định của cốp pha phải được kể thêm các tác động do công tác ứng lực trước gây ra. Nếu cần thiết để khe ngừng thi công thì yêu cầu nhà thầu thuyết minh sự tính toán có kể đến sự làm việc của kết cấu ứng lực trước. Mọi tính toán và thuyết minh cần được tư vấn đảm bảo chất lượng thông qua để trình chủ nhiệm dự án duyệt. Nếu muốn tháo dỡ cốp pha sớm hơn các qui định trong TCVN 4453:1995 phải có luận cứ bằng văn bản và thông qua tư vấn đảm bảo chất lượng trình Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư phê duyệt.

Quá trình thi công phải tuân thủ các chỉ dẫn của Tư vấn thiết kế, nhà sản xuất. Phải chú ý quan sát toàn khu vực thi công kết cấu và các chi tiết cần thiết. Khi phát hiện thấy điều gì khác lạ phải có giải pháp xử lý kịp thời.

Đề 2.

Câu 1:

· Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

Câu 2:

-Nội dung khi thẩm định về PCCC cho nhà chung cư trên 5 tầng:

1. Thiết kế quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình, (sau đây gọi chung là dự án, công trình.

2. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.

3. Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau:

a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

- Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;

- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.

b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;

- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

- Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;

- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

d) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);

- Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;

- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

4. Trình tự thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

a) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình.

Đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1: 500 của dự án thiết kế quy hoạch và hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, công trình, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.

b) Công trình có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại các Mục 14, 16 và 20 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.

5. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

a) Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.

b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.

c) Thiết kế cơ sở không quá 05 ngày làm việc d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: không quá 10 ngày làm việc

Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt dự án và cấp giấy phép xây dựng.

8. Bộ Công an quy định về phân cấp thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn nội dung và trình tự thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

pikpbff32

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro