dcs

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên? Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
* Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên:
- Nhiều hoạt động của con người tác động vào môi trường đã gây ra hậu quả rất xấu
- Mất cân bằng sinh thái
- Xói mòn đất gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài ảnh hưởng mạch nước ngầm
- Nhiều loài sinh vật bị mất đặc biệt nhiều loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
* Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:
- Hạn chế sự gia tăng dân số                      
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
- Pháp lệnh bảo vệ sinh vật                        
- Phục hồi trồng rừng
- Xử lí rác thải                                           
- Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt

Câu 12: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trừơng tự nhiên bị nhiễm bẩn đồng thời các tính chất vật lí hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do :
+ Hoạt động của con ngừơi
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa, sinh vật …

Câu 13: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Nêu hậu quả của ô nhiễm môi trường. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?

* Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm do các chất thải rắn
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

* Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật.

* Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
+ Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
+ Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm.
+ Xây dựng nhiều khu công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu…
+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức, hiểu biết của con người về phòng chống ô nhiễm môi trường.
+ Trách nhiệm của mỗi người là phải hành động để phòng chống ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.

Câu 14: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu?
-Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa …) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
- Tài nguyên tài sinh: ( sinh vật, đất, nước…) là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều..)được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 15: Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng? Sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào là hợp lí?
a. Phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng vì: *Rừng có vai trò  rất quan trọng đối với đời sống con người:
+ Rừng cung cấp chất hữu cơ làm gỗ, thực phẩm, sản phẩm cho công nghiệp, dược liệu...
+ Bảo vệ đất,  nước, chống lũ lụt, hạn hán, điều hoà khí hậu...
+ Môi trường sống của nhiều loài động vật có giá trị kinh tế cao, làm cho không khí trong lành.                                        
* Nạn chặt phá rừng làm cho rừng đang bị cạn kiệt.
b. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ với việc bảo vệ và trồng rừng.

Câu 6: Thế nào là một hệ sinh thái? Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn?
* Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật  luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
 - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
+ Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục. . .
+ Sinh vật sản xuất là thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
* Chuỗi thức ăn: là một dãy các loài sinh vật có quan hệ về dinh dưỡng. Trong đó mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
* Lưới thức ăn: Các chuỗi thức ăn có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật  tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro