Lời tự công quá cách

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LỜI TỰ CÔNG-QUÁ-CÁCH
Tựa nầy của Quan-Đế- giản bút tại Kinh-Đô,
niên hiệu vua Gia-Khánh năm thứ 6

Quan-Thánh-Đế-Quân dạy rằng:
"Nguyên xưa ta là dân lành thời Đại-Hán, may gặp chúa thánh, kết nghĩa tại vườn-đào; thề trừ tôi gian nhà Hán, đánh Ngô, phạt Ngụy, quyết đem về nhàHán (cho) họ Lưu. Không dè thiên-hạ chia ba, trong lòng tráng sĩ chưa toại, ta bị vây tuyệt lương tại Mạch-thành, cháu ta là Lưu-Phong không ứng tiếp, nên Kinh-Châu thất thủ, bởi mắc kế của tiểu-nhơn là Lữ-Môn, thiệt là khó từ tội ấy. Sau nhờ ơn anh rộng lượng, đã không chấp, lại hưng binh phạt Ngô mà báo cừu. Cũng vì nghĩa tôi em mới bị thất, rồi về thành Bạch-Đế mà băng. Chiếm cứ một cõi Tây-Thục mà thôi, thật chưa thỏa nguyện. Nhớ tới việc cũ hổ-thẹn vô cùng, nhưng bởi khí số trời đã định, nên khó nỗi giúp nhau.
Sau ta hiển thánh đã lâu, vâng Thượng-Đế cầm quyền trong thế-giái. Ngày kia ta tuần vãn đến tỉnh Giang-Nam, thấy lòng người càng ngày càng lung, phong tục càng ngày càng tệ. Ta động lòng thương đời, vi phạm luật Trời rất nặng, cũng bởi chưa hiểu thiện-luật, nên không biết mà cử kiên. Thấy vậy ta bèn tâu với Thượng-Đế, xin cho Phù-Hựu Đế-quân là Lữ-Động-Tân chép cuốn luật phước tội, là Công-Quá-Cách, gián bút cho đời biết điều gì được mấy lành và điều gì bị mấy tội mà giữ mình. Ta cũng có bổ thêm một hai điều, cho kẻ ngoan-ngạnh chừa lỗi (cải ác tùng thiện). Không dè có kẻ đại-ác, chê Công-Quá-Cách là sự trái, không tin sự tội phước. Thiệt rất uổng công chúng ta quá!
Hôm trước, nhằm ngày rằm tháng tư, ta đến chầu đức Thái - Thượng Đạo - Tổ, các thần tiên cũng có đến nữa, rồi qua phó hội nơi cung Diêu-Tri, ăn yến tại cung Tây-Vương-Mẫu. Có ông Lữ-Động-Tân với chư Tiên, đều trách đời không tin Công-Quá-Cách. Ta với các vị Thần Thánh, đều thở ra mà thôi, chớ hết chỗ nói nữa.
Nay gặp diệp Ngô-khả-Sư, với Châu-đại-Luận, hai người có lòng thành thỉnh Tiên, chánh ý cầu ta gián bút (gián cơ) nên ta phải xuống cắt nghĩa một lần nữa, cho rành sự tích Công-Quá-Cách. Hỡi ôi! Lòng người tập sự dữ (làm dữ) đã quen, thiệt không kể xiết.
1. Không ngay, không thảo, chẳng nghĩa, chẳng nhơn (nhân từ).
2. Không sợ oai trời, chẳng kiêng người lớn, không vâng lời của Thánh Hiền.
3. Mở miệng thì nói những chuyện không có, gọi là sự mới nghe;
4. Luận bàn sự nữ-sắc, gọi là sự khoái lạc;
5. Bợ nhà giàu không dám nói tên;
6. Khinh người hiền xánh - khóe mà kiêu ngạo. Bởi quen tánh xấc xược;
7. Ỷ của mà hành hung; Khi có việc cầu người thì lạy gần sói trán.
8. Bạn hữu mình nghèo thì lơ-lảng, làm mặt lạ không ngó tới nhau;
9. Đương lúc có của thì lo sắm sửa cho huê - mỹ, không biết lo đến ngày sau.
10. Ganh hiền, ghét ngỏ, cứ bới lông tìm vết mà chê người. 
11. Cười nhà nghèo, mà bợ kẻ giàu, không biết hổ thẹn, ít ai biết sửa mình mà chừa thói ấy. 
12. Tuy mặt người nhưng lòng chẳng phải là người, vậy mà ai nói tới thì giận.
13. Đám ma mà dùng nhạc cho vui; 
14. Gặp chuyện ăn mừng thì bày ra hát xướng, gọi là trả lễ cho linh-thần. Thần Thánh đâu có ham vui mà làm cho tốn của phàm dân? Vả lại bày sự nhơ nhớp trước mặt Thánh Thần, ấy là cầu tội chớ không phải là cầu phước. 
15. Cũng như làm chay mà lại sát sanh, bày thịt thú vật trước mặt Phật, là chuốc lấy tội cho mình; 
16. Xô giàng (?) làm cho người đạp đồ ăn, thì là làm cho thêm tổn đức, chớ có phước chi. Bày nhiều đều lãng phí, mới sanh ra sự khó nghèo.

Kinh Minh-Thánh ta đã cấm sát sanh, kinh Giác-Thế ta đã bảo phóng sanh. Ta nào hưởng loại súc-vật mà cúng tế? Ấy là cãi lời ta dạy, bày ra ăn uống, lại đổ tiếng cho ta, cũng chẳng khác bày hát xướng cho Thần coi đó. Khắc bạc (Ác nghiệt) bất nhân mà muốn giàu bền sao đặng? Không biết cần kiệm thì làm sao nên tiểu phú? Xa-xỉ lãng phí thì giàu phải trở ra nghèo, vì hủy của Trời, nên mau hết lộc, nếu hết lộc thì phải chết.

17. Có lầm lỗi không chịu chừa cải, lại kiếm cớ mà nói cho qua, chớ chẳng chịu cho người sửa quấy. 
18. Làm dữ lại khoe tài giỏi, ai có can gián thì lại giận hờn. 
19. Xui gây gổ kiện thưa mà kiếm lợi;
20. Lo với chỗ quyền thế, như cáo mượn oai cọp mà hại người. 
21. Lòng độc như loài rắn, rết chẳng gươm đao, bút độc như ong, hại người thêm nhức nhối;
22. Lại phân bì người đời trước, bàn luận việc xưa nay, khoe việc văn chương, hay đặt điều trêu hoa ghẹo nguyệt. 
23. Gặp việc thì lui chân sợ chết; bình thường thì khoe miệng đặng cầu danh. 
24. Ở quấy với bằng hữu lại đổ lổi lỗi cho người. 
25. Miệng nói ngọt như đường, lời giao ước chẳng đặng bao lâu mà đã phụ. 
26. Chuyện nhỏ mọn không đáng giận, cũng lo kế báo thù.
27. Khoe mình sánh với người xưa, nghe lời luận có nhiều điều kẻ vạch; 
28. Khoe mình sánh với người hiền trước, xét ra thì lòng quyết hại chúng mà lợi mình. 
29. Vì sự lợi mà quên cha mẹ, có của nhiều mà không kể đến anh em. 
30. Mỏ nhọn như chim gõ-kiến, hay nói thị phi; 
31. Miệng độc như đuôi ong bầu, hay bày châm chích.
32. Thường năm con ta tâu (hàng năm còn tấu trình ta) về sự xin xăm: 

Nhiều kẻ hỏi chuyện ruộng vườn, chuyện nhà cửa, sự công danh, sự tài lợi, chớ không ai hỏi chuyện quả báo và tội phước của mình.

Mỗi tháng Châu - Thương trình về sự hứa nguyện: Nhiều kẻ hứa cúng áo, cúng liễn, cúng dầu, lập chùa miếu, chớ không ai nguyện in kinh cho thiên hạ.

33. Lòng người gian dối, tập tục xấu đã thành, cứ làm sự dữ dư muôn ngàn kể đà không xiết. Dầu lấy hết nước biển, nước sông Huỳnh-Hà mà rửa cũng không sạch được.
Nay ta sẵn lòng đến đây là vì việc ấy. Rất đỗi ta còn ngồi đây, mà chúng nó cũng nhỏ to bàn luận, nếu ta đi rồi, chắc chúng nó sẽ bài bác chớ chẳng không. Mấy thủa mà biết ăn năn đặng sửa mình cho chánh. Song ta chẳng nỡ đãi người như cầm thú, nên không ngại mỏi miệng mà nói dai, gắng nói hết lời cho người đời tĩnh lại, ví như ngọn đèn gần tắt, mà cũng nhán lại một cái rồi mới tắt luôn.
Bởi ta theo lòng Trời rộng dung mà đợi người chữa lỗi, cũng như lòng vua thánh khóc kẻ có tội, mà khuyên những người sau. Thiệt nói một câu mà sa một giọt lụy. Lòng ta thương bá tánh vô cùng, khá sớm hồi tâm, như kẻ làm hàng bỏ dao thọc huyết, rồi tu lâu cũng có lẽ thành Phật được. Mau gẫm lại, như vén mây ngút thì thấy trời xanh. Ta nói ra càng động lòng, người nghe qua nên tạc dạ, nếu thấy lời nầy mà không học, thiệt kể cừ-khôi, nếu nghe lời ta mà không vâng theo thì là người liều mạng. Rất đổi sãi xưa giảng kinh Phật, cục đá cũng gật đầu, lẽ nào người mà không bằng đá. Dầu lòng độc ác, mà nghe lời lành thì cũng động chút lương tâm, nếu chẳng ăn năn, thì chịu tội sao cho nổi?
Phải sửa! Phải sửa! Sửa cho ra thể con người.
Phải suy! Phải suy! Suy cho ra sự lỗi.
Ba mươi khoan nói lành nói dữ, cũng như thuốc đắng trị bịnh người đời; Mấy ngàn câu dạy thảo dạy ngay, thiệt là luận nghiêm, định phần thưởng phạt. Người trí cao thì gọi là sự thường, kẻ ít học phải giữ làm là luật. Kẽ thông đạo lý, không cần phân sự họa phước với quỷ thần. Muốn sửa lòng dân, nên phải giảng việc dữ lành và báo ứng.
Nếu ai vâng theo Công-Quá-Cách được một năm, thì được phước gia bội, đặng mười năm thì thêm một kỉ, khỏi bị ôn dịch, cầu gì được nấy.
Nếu không tin mà kiêu ngạo, thì sẽ bị lửa trời, lửa đất, lửa người đốt liền và roi sắt, roi vàng, roi người áp tới. Chết rồi đầu thai ra súc vật, không được trở lại làm người, chừng ấy ăn năn sao kịp.
Đội trời, đạp đất thì phải cải dữ làm lành, đừng liều mạng hủy mình, để tới đâu hay tới đó. Như vậy thì ta mừng cho, chớ khá quên lời dặn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro