NLXH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 11 VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM

Bài 1: Lòng yêu nước
MB:
TB:
LĐ1: Giải thích:
- Lòng yêu nước: là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. 
- Lòng yêu nước nói chung: xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao.
- Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Lịch sử => Bảo vệ đất nước + Hiện tại: xây dựng đất nước và giữ gìn nền hòa bình. 
LĐ2: Bàn luận: Lòng yêu nước là  điều cần phải có trong mỗi người 
- Nếu mỗi người đều có lòng yêu nước =>  Tiếp nối truyền thống của dân tộc. 
Làm giàu đẹp thêm cho tâm hồn của mỗi người. Người có lòng yêu nước sẽ được mọi người xung quanh trân trọng, nể phục ( VD..)
Góp một phần dù nhỏ bé để xây dựng đất nước => đem lại lợi ích cho đất nước, cho cộng đồng. (VD…)
- Nếu cá nhân không có lòng yêu nước => Không tiếp nối truyền thống của dân tộc 
Tâm hồn con người đó sẽ trở nên khô khan. Người không có lòng yêu nước sẽ trở nên lạc lõng với những người xung quanh ( VD…)
Những người đó sẽ trở thành những người ích kỷ, không muốn góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nếu tất cả mọi người đều không có lòng yêu nước, hậu quả sẽ rất khó lường. ( VD…)
LĐ3: Bàn luận mở rộng – bài học nhận thức:
- Hiện nay: + Đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần công sức xây dựng, đóng góp của mỗi cá nhân dành cho cộng đồng.
                + Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981, nhiều thế lực còn đe dọa nền hòa bình của nước ta,….. 
 Hơn lúc nào hết chúng ta cần lòng yêu nước, hơn nữa còn cần biến nhận thức thành hành động. 
- Một số người đã và đang có nhận thức và hành động đúng đắn, nhiều người, nhất là những bạn trẻ vẫn tỏ thái độ thờ ơ, bàng quan, cho đó là chuyện “ quốc gia đại sự”, không liên quan đến mình. Hay một vài người hiện nay trở nên lúng túng không biết nên làm thế nào để thể hiện lòng yêu nước trước hoàn cảnh của quốc gia, dẫn đến những hành động sai trái, thiếu suy nghĩ.
- Chúng ta cần phải: + Có nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình yêu nước trong chính tâm hồn mình và thúc đẩy lòng yêu nước ở những người xung quanh.

Bài 2: Tinh thần trách nhiệm
1.MB:
2.TB:
LĐ1: Giải thích:
- Tinh thần: toàn bộ những hoạt động nội tâm của con người không thể thấy được như: ý nghĩ, tình cảm, ý chí…
- Trách nhiệm: Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.  Tinh thần trách nhiệm là ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc mà mình nhận lãnh hay trong phạm vi chức vụ của mình. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất tốt đẹp luôn được đề cao và thường được xem là một trong những tiêu chuẩn đạo đức cần yếu để lựa chọn người trao gửi công việc, nhiệm vụ.
Biểu hiện: Có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với người xung quanh  với đất nước, cộng đồng. ( VD…)
LĐ2: Bàn luận: Cần phải có tinh thần trách nhiệm: 
- Người có tinh thần trách nhiệm lúc nào cũng nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Nếu một người có tinh thần trách nhiệm:
+ Người đó sẽ hoàn thành tốt công việc của mình, được nhiều người xung quanh tin tưởng => đạt được thành công trong cuộc sống ( VD….)  Những người xung quanh người có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn có cảm giác an tâm, thoải mái khi giao việc cho người đó.
+ Xã hội có nhiều những người có tinh thần trách nhiệm sẽ là xã hội văn minh, phát triển. 
- Người không có tinh thần trách nhiệm, ngược lại, thường không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, thường chỉ làm qua loa, làm ẩu cho xong, hay thậm chí bỏ bê, trễ nải công việc.
+ Người đó sẽ không thể hoàn thành tốt công việc của mình, không được mọi người xung quanh tin tưởng, tín nhiệm => khó đạt được thành công trong cuộc sống. ( VD…)
+ Những người xung quanh sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái, bất mãn với thái độ thiếu trách nhiệm. Xã hội toàn những người thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ là một xã hội trì trệ, không phát triển, không thể trở nên văn minh.
LĐ3: Bài học nhận thức:
- Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ, vẫn chưa ý thức được về tinh thần trách nhiệm cần có của mình đối với bản thân, những người xung quanh và với cộng đồng, đất nước.
- Cần phải có ý thức đúng đắn về tinh thần trách nhiệm, từ đó biến thành hành động cụ thể ( tích cực học tập, rèn luyện, biết quan tâm chăm lo đến những người xung quanh, quan tâm đến những vấn đề của đất nước, có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, v…v)

Bài 3: Giữ gìn văn hóa:
MB:
TB:
LĐ1: Giải thích:
- Văn hóa: là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. VD: văn hóa ứng xử, văn hóa cổ truyền Việt Nam,….
- Vấn đề giữ gìn văn hóa: giữ gìn những giá  trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay.
Biểu hiện của giữ gìn văn hóa:
LĐ2: Bàn Luận: Giữ gìn văn hóa là điều tốt đẹp và cần thiết: 
- Nếu chúng ta biết giữ gìn văn hóa:
+ Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên giàu có, hướng thiện, vốn sống được tăng lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những tri thức mới lạ trên thế giới.   
+ Một xã hội giữ gìn được văn hóa sẽ là một xã hội văn minh VD: Việt Nam và Do Thái là hai quốc gia duy nhất trải qua hơn 1000 năm bị đô hộ vẫn giữ được tiếng nói của mình.
+ Nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải ) giữ gìn văn hóa người Hà Nội: cách ứng xử, ăn uống, nói năng cho đến những thú chơi thanh nhã,…..
.
- Nếu chúng ta không biết giữ gìn văn hóa:
+ Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên khô khan, vốn kiến thức về cuộc sống sẽ bị hạn hẹp, dẫn tới những nhận thức lệch lạc, không đúng đắn. ( VD…)  
+ Một xã hội không giữ gìn được văn hóa, không giữ gìn được những điều tốt đẹp cha ông để lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội tốt đẹp của mình.
LĐ3: Bài học nhận thức
- Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ đang dần quên mất những giá trị văn hóa tốt đẹp. ( VD: không biết cách cư xử có văn hóa, sử dụng những từ ngữ, cách nói, cách viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt v..v)
- Nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam: văn hóa châu Âu, văn hóa Hàn quốc,v..v. Nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng quá nặng nề, dẫn đến những hành động quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái ( sính ngoại, sống quá “ thoáng”,v..v) 
 Tiếp thu những văn hóa mới lạ là điều cần thiết, nhưng hơn tất cả phải giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, không được để mất đi những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều những mối đe dọa đang rình rập đối với đất nước

Đề 4. Chiến thắng bản thân

1.Mở bài:
2.Thân bài               
-LĐ1
Chiến thắng là thắng được sau một thời gian đấu tranh, là vượt qua, khắc phục được những thử thách. Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái xấu, cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình ( con người có hai phần tốt/ xấu, cao cả/ thấp hèn…)
LĐ 2:
-Cần phải chiến thắng chính mình: Để tồn tại, con người luôn phải luôn đấu tranh với nhiều thế lực để sinh tồn: Đấu tranh với…vd
+ Đấu tranh với bản thân, với chính mình là cuộc chiến vô cùng khó khăn: Con người phải vượt qua chính mình để đi đến quyết định đúng đắn, tốt đẹp – nhât là khi ta gặp khó khăn hay đứng trước những cám dỗ. VD (cám dỗ thấp hèn)  hoàn thiện được nhân cách
+ Con người phải đấu tranh với chính bản thân để bảo vệ danh dự, nhân cách dù phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. Vd ....
+ Chiến thắng được bản thân ta sẽ được mọi người tôn trọng… VD
-Nếu không chiến thắng được bản thân:
+Ta trở nên tầm thường, sẽ hành động theo những suy nghĩ thấp hèn, làm việc xấu, là biểu hiện của xuống cấp đạo đức con người
+ Bị mọi người coi thường, không còn tin tưởng … VD
+ Nghiêm trọng hơn, những việc làm xấu của chúng ta có thể trở thành mối nguy hiểm của xã hội VD…

LĐ 3: Câu nói là quan niệm sống đúng đắn – hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của bản thân. Phê phán lối sống dễ dãi, buông thả, thiếu nghiêm khắc với bản thân. Xã hội phát triển nhưng cũng đầy những thử thách và cám dỗ, cho nên hơn lúc nào hết, con người cần thật bản lĩnh- trước hết là chiến thăng chính mình.
Bài học: Đấu tranh với với chính mình là điều cần thiết. Đó là cách để con người hoàn thiện nhân cách ,để được trân trọng. Đấu tranh và chiến thắng bản thân cũng là biểu hiện của sự dũng cảm

3.Kết bài: Với HS, chiến thắng trước những cám dỗ của tệ nạn học đường vd... Phải học tập, rèn luyện… để sáng suốt, có khả năng chiến thắng bản thân    

                                                                                 

Đề 5. Mối quan hệ giữa hạnh phúc và tiền bạc
1.Mở bài:
2.Thân bài:
LĐ 1: Giải thích (0,5đ)
-Tiền bạc:Của cải vật chất, là vật để trao đổi buôn bán, tiền bạc tồn tại ở mọi nơi, rất cần thiết trong cuộc sống
-Hạnh phúc: Cảm giác vui vẻ, thoải mái, thỏa mãn những khát khao ước vọng …
CHỐT : Tiền rất cần thiết để có được hạnh phúc, nhưng tiền không mua được hạnh phúc.
LĐ 2: (Bàn luận 2)
- Tiền rất cần cho hạnh phúc:
+ Nó là thước đo cho những nỗ lực phấn đấu của chúng ta, chứng minh ta đã làm việc chăm chỉ.
+ Nó giúp chúng ta thỏa mãn những niềm vui, khát khao, mong ước.
+ Giúp đỡ gia đình người thân và xã hội. VD
Tiền không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ..
-Tiền không mua được hạnh phúc: 
+Khi tiền trở thành mục đích sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách, các giá trị đạo đức truyền thống sẽ  xa lạ, lạc lõng,… ta còn không có thời gian cho bản thân, gia đình …
+ Con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây nguy hại cho xã hội. thói hư tật xấu …
+Những giá trị ảo sẽ lên ngôi, tạo điều kiện cho cái ác, cái xấu hoành hành … Lúc đó ta không những không hạnh phúc mà còn đau khổ
     LĐ3 Đến lúc này, chúng ta cần thể hiện thái độ:
+ Phê phán, lên án, đấu tranh chống lại những con người quá đề cao đồng tiền. Cần tự ý thức và dũng cảm đối diện với sự thật.
+ Ca ngợi, trân trọng, đề cao những người biết sử dụng đồng tiền phù hợp, để rồi học tập và rèn luyện theo những tấm gương ấy.
3.Kết bài:  Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, điều quan trọng nhất là phải nhận thức rõ đúng sai, những điều tích cực tiêu cực, những lối sống lành mạnh để học tập và rèn luyện. Biết sống tốt (Vd…) sẽ giúp ta luôn tiến bộ và vươn lên.
Nhận thức rõ giá trị của đồng tiền để có cách ứng xử tốt hơn, đúng đắn hơn.
  

 
Đề 6. Tính cả nể

1.Mở bài
2.Thân bài
LĐ 1: Giải thích
-Cả nể: nể nang, không muốn làm phật ý người khác, cả nể còn gần với bao che, nhận trách nhiệm, công việc của mình (nêu biểu hiện) ..  Đôi khi đây là một tính cách không tốt
LĐ 2: Bàn luận
-Nếu cả nể: Có thể giữ được tình cảm. Trong cuộc sống, cả nể thì ta thường bị thiệt, nhưng được cái sẽ dễ DĨ HÒA VI QUÝ, dù sao thì cuộc sống vốn rất công bằng, ta thiệt trước, ắt sau này có sự đền bù. Thế nên, nếu cả nể trong cuộc sống đời thường mà khiến mọi chuyện hòa thuận, yên ổn, thì vẫn là nên. Những người cả nể thường chịu thiệt thòi về mình, nên có thể được bạn bè yêu quý.
+ Nhưng cả nể sẽ dễ dẫn tới việc không công bằng, thiếu thẳng thắn trong giao tiếp, nể người này mà không nể người kia, dẫn tới mất lòng mọi người, sẽ bị mọi người coi thường là hèn nhát.
+ Cả nể nên nhận mọi công việc, trách nhiệm về mình nhưng không đủ năng lực để thực hiện, sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới mọi người, tới công việc chung.
VD: Vì nể nang mà tha cho tội phạm …
-Nếu không cả nể: Thằng thắn với mọi người, “mất lòng trước được lòng sau”. Trong cả cuộc sống lẫn kinh doanh, càng thẳng thắn càng dễ thấu hiểu nhau. Cân bằng được giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của mọi người.
+Không cả nể, ta sẽ không bị áp lực vì phải nhận trách nhiệm và công việc quá sức mình, ta san sẻ được với bạn bè, ta có thể hoàn thành tốt công việc của mình, tâm lý sẽ thoải mái hơn.
+Không cả nể mà thẳng thắn nên sẽ được bạn bè yêu quý, nể trọng vì sự công bằng và chính trực.
VD ….
LĐ 3: Bài học nhận thức và hành động
-Không được dùng Cả nể đề bào chữa cho những hành động sai của mình. Nhưng cũng không được dùng sự thẳng thắn – không cả nể để chối bỏ trách nhiệm mà mình phải làm.
-Đôi khi chúng ta phải cân bằng giữa hai tính cách, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
3.Kết bài

Đề 7. Thất bại là mẹ thành công
1.Mở bài
2.Thân bài
LĐ 1. Giải thích :
- Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định ( trái với thành công).
- “mẹ”: cách nói hàm ý chỉ sự sinh thành, tạo ra...
- Thất bại là mẹ thành công: ý nói thất bại sẽ giúp con người đúc kết được những kinh nghiệm, đó là cơ sở dẫn đến sự thành công.
=> Câu nói hàm chứa triết lý sống: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công
LĐ 2. Bàn luận
Ý 1: Không nản lòng trước thất bại
- Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng có lần thất bại
-  Tuy nhiên đừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng.
Ý 2:  Từ thất bại ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm.
- Có thất bại mới có kinh nghiệm và rút ra bài học.
- Sau mỗi lần thất bại, cần nhìn lại để sửa đổi lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.
- Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại
- Walt Disney từng bị chủ báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông đã nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên DisneyLand.
- Lép Tôn –xtôi từng bị đình chỉ đại học vì không có khả năng lại vừa thiếu ý chí học tập. Ông đã đứng dậy sau những thất bại và trở thành nhà văn lớp của nền văn học Nga và văn học thế giới.
- Câu nói đúc kết một kinh nghiệm sống có ý nghĩa thực tế,  câu nói bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp. Câu nói còn có ý nghĩa an ủi, động viên ta khi ta gặp thất bại trong cuộc sống, truyền cho ta niềm tin để ta phấn đấu vươn tới thành công.
LĐ 3. Đánh giá- mở rộng:
* Nhận thức: - Tuy nhiên cũng cần cảnh giác, đôi khi suy nghĩ “ Thất bại là mẹ thành công” sẽ làm nhụt ý chí con người vì sự bằng lòng của bản thân- không có ý chí vươn lên khi thất bại.  Không có thất bại, vấn đề là con người có biết học cách thành công sau thất bại hay không? Phải biết cách đứng dậy sau những vấp ngã, phải có khát vọng thành công.
* Hành động: - Khi thất bai phải tìm ra nguyên nhân thất bại, phải xem xét năng lực, thời cơ và những điều kiện..
- Cần có sự chuẩn bị tốt hơn cho công việc  ở những lần sau để tránh thất bại.
         

  Đề 8. Suy nghĩ về câu tục ngữ : “ Ăn cây nào rào cây ấy ”

1. Mở bài:
   - Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với công việc chung của tập thể ?
   - Tục ngữ xưa khuyên rằng : “ Ăn cây nào rào cây ấy ”
   - Quan niệm về cách sống là đúng hay sai ? Phải xác định quan niệm sống như thế nào cho đúng?

2. Thân bài
LĐ 1. Giải thích
  Ăn : chỉ sự hưởng thụ quyền lợi
  Rào : chỉ công sức giữ gìn, bảo vệ nơi ta đang hưởng thụ quyền lợi
   =>Người được thừa hưởng cần phải xác định tinh thần trách nhiệm của mình
LĐ 2. Bàn luận
   - Nếu rào cây: Bảo đảm được quyền lợi của mình. Mọi người đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào nơi họ đang được hưởng thụ lợi ích. Đó là mối quan hệ tương ứng, hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Không thể chấp nhận việc chỉ muốn hưởng thụ mà không đóng góp công sức. Đó là thái độ vô trách nhiệm, vô ơn
   - Câu tục ngữ thể hiện một thái độ hẹp hồi, một quan niệm sống cá nhân, ích kỉ, chỉ bó hẹp ở một phạm vi nhỏ. Thái độ đó có thể gây thiệt hại cho người khác hoặc cho quyền lợi chung của tập thể. Câu tục ngữ nhấn mạnh đến việc hưởng thụ quyền lợi chỉ giới hạn trách nhiệm ở những nơi mình có được lợi ích, quyền lợi. Quan niệm như vậy đễ dẫn đến lối sống bàng quan, thò ơ, tiêu cực
LĐ3. Nhận thức
   Thật ra, câu tục ngữ này có khía cạnh đúng nhưng cũng có khía cạnh sai. Cần phải có cách hiểu đúng đắn hơn, toàn diên hơn với câu tục ngữ này
   - Ngày nay, vấn đề trách nhiệm của mỗi người cần được hiểu rộng hơn. Đó là trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước
   - Cần phải có lối sống vị tha ( mình vì mọi người); phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của bản thân.

3. Kết bài
   - Bản thân luôn phấn đấu nâng cao ý thức về nghĩa vụ trách nhiệm đối với tập thể, đối với xã hội
   - Quyết tâm rèn luyện lối sống vô tư, vị tha, nhiệt tình cống hiến tâm trí, sức lực cho mọi người và cho đất nước.

                                                                                                

Đề 9. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp:
Học vấn có những chùm rễ  đắng cay nhưng hoa quả của nó thì ngọt ngào.

1/ Mở bài
2/ Thân bài
LĐ 1/ Giải thích câu ngạn ngữ.
+ Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người. Rễ đắng và  quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
+ Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
LĐ 2/ Bàn luận.
+ Học hành có những chùm rễ đắng cay: Quá trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả: tốn thời gian, công sức, tiền của…Nhưng cần chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài. Bởi vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình; những khát vọng mới mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp….Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học, những điển hình từ cuộc sống…)
+ Những người không chấp nhận, chịu đựng, nỗ lực vượt qua “đắng cay” thì không bao giờ gặt hái được “quả ngọt” của cuộc đời (dẫn chứng)
+ Bình luận: Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập. Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời.
        LĐ 3: Liên hệ thực tế, bản thân:
Dùng lập luận để trả lời cho các câu hỏi: Từ vấn đề nghị luận bản thân nhận thức ra được vấn đề gì? Bản thân phải làm gì để thực thi những nhận thức ấy? Đối với xã hội vấn đề nghị luận có tác động như thế nào? Chúng ta cần làm gì để phát huy những mặt tích cực từ vấn đề nghị luận, đồng thời có biện pháp gì để khắc phục những quan điểm lệch lạc, sai trái từ vấn đề nghị luận?...
3/ Kết bài
-Tuổi trẻ tích cực tu dưỡng, học tập để có kết quả tốt..
-Không nản chí ..

Đề 10: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà văn Ban-dắc:
Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.

1/ Mở bài
2/ Thân bài
LĐ 1/ Giải thích
Công nhận cái yếu của mình tức là con người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành, “trở nên mạnh mẽ”, tăng thêm nghị lực vươn lên để gặt hái thành công….
Câu nói của nhà văn Ban-dắc đề cập đến vấn đề: mỗi còn người đều có điểm mạnh và điểm yếu, sở trường và những hạn chế,…cần phải biết nhìn nhận và khắc phục những hạn chế, phát huy sở trường, năng khiếu,…khi ấy sẽ có được những thành công trong cuộc sông.
LĐ 2/ Bàn luận
+ Trong mỗi con người, ai cũng có những thế mạnh và yếu. Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung thực. Biết khắc phục những hạn chế, phát huy năng khiếu, năng lực bản thân,…sẽ thành công trong cuộc sống (Lấy dẫn chứng từ lịch sử, cuộc sống, văn học chứng minh). Bạn sẽ được mọi người trân trọng, bởi nó là biểu hiện của lòng dũng cảm, trung thực, thẳng thắn, nó nâng tầm con người, đó là một giá trị đạo đức …
+ Trong xã hội có nhiều người không nhận ra được những hạn chế, yếu kém của bản thân, hoặc biết mà không dám đối diện, nhìn nhận, khắc phục,….nên đã dẫn đến thất bại trong cuộc sống (dẫn chứng). Đó là những kẻ hèn nhát, giấu dốt, sợ hãi trước sai lầm. Sẽ khiến họ bị coi thường và tự hạ thấp giá trị bản thân mình
+ Bình luận: Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức, lối sống. Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn; biết học tập vươn lên. Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc.
LĐ 3/ Nhận thức, liên hệ thực tế.
-Dũng cảm đối diện với cái yếu của mình, hạn chế của mình. Biết sửa chữa để có được kết quả tốt hơn.

Đề 11. Tác hại của phô trương

1.MB: Nêu vấn đề

2.TB:
-LĐ 1: Giải thích:
+Phô trương: trưng bày, phô ra cho người khác thấy những điều tốt hay sức mạnh của mình để lấy tiếng tăm, thị oai
+Tính cách không tốt nên phê phán

-LĐ 2: bàn luận
*Biểu hiện: ta gặp … trong cuộc sống rất đa dạng, ta có thể thấy nó hiện lên trong các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội và ngay cả với bản thân mỗi người…
+Nếu chúng ta phô trương: là quá tự tin, tự kiêu, khoe khoang quá đà, biểu hiện của thói quen xấu. …Hình ảnh người phô trương sẽ không được sự tôn trọng của mọi người, thậm chí mọi người coi thường…Những người phô trương sẽ khó nhận được sự tin tưởng, họ chạy theo danh hão và nó cản trở sự thành công của họ…
+Nếu chúng ta khiêm tốn, thiết thực: là biết mình biết ta, nó là biểu hiện của lối sống chân thực, chân thành, của những phẩm chất cao quý, nó nâng cao giá trị của mỗi con người. Ta sẽ được mọi người trân trọng, đề cao, sẽ có thành công trong cuộc sống. Mỗi cá nhân, bằng những hành động cụ thể, có thể đóng góp cho cộng đồng …không chỉ giúp bản thân nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách mà còn thúc đẩy xã hội cùng tiến bộ, phát triển..
Nêu VD minh họa: Lối sống phô trương của thế hệ trẻ

-LĐ 3: Bài học nhận thức và hành động
+Lên án, phê phán kẻ phô trương
+Đề cao những người khiêm tốn
+Nhưng không nên vì quá khiêm tốn mà thành tự ti

3.KB:
-Hiện nay học sinh, thế hệ trẻ cần xác định được lối sống đúng đăn …

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro