Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Chức năng chính của giao thông đô thị
Vận chuyển hành khách và hàng hoá, bảo đảm lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân, an toàn và nhanh chóng, bảo đảm mối liên hệ qua lại bên trong và bên ngoài đô thị được thuận lợi.

2. Mạng lưới đường giao tliông
Phân chia đất đô thị thành nhiều khu vực chức năng, nó làm ranh giới cho các khu đất và các lô đất xây dựng trong và ngoài đô thị.
Đường giao thông vành đai đô thị thường là ranh giới nội thị và ngoại thị. Đường phố chính trong đô thị thường là ranh giới giữa các khu ở.

3. Đường trong đô thị
Cùng với các quảng trường chính được dùng làm trục bố cục không gian kiến trúc đô thị. Nó tạo các hướng, tiực và tầm nhìn cho các quần thể kiến tiức. Những tuyến đường phố chính, quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc xác định vị trí các cống trình trọng điểm, xác định các trục bố cục kiến trúc chính và phụ của đô thị.

4. Tổ chức không gian đường phố
Các tuyến chức năng trên đường phố với các thiết bị giao thống, ánh sáng, cây xanh là một tổng thể mang tính nghệ thuật cao, làm cho cảnh quan và môi trường trên đường phố thêm phong phú, bộ mặt kiến trúc đường phố thêm sinh động. Cho nên ngoài chức năng phục vụ đi lại, đường phố còn là nơi giao tiếp hàng ngày trong các phương' tiện giao thông, trên hè phố, trên các quảng trường, của người dân đô thị củng như khách vãng lai.
Với những chức năng trên của hệ thống giao thông đô thị, các hình thức tổ chức mạng lưới giao thông, việc lựa chọn phương tiện giao thông cũng như tổ chức mặt cắt ngang đường phố hoàn toàn không giống như là đường giao thông bên ngoài đô thị, nơi mà chi có chức năng vận chuyển là chính. Vì vậy việc nghiên cứu thiết kế Quy hoạch hệ thống giao thông dô thỊ không còn là yếu tố kĩ thuật đơn thuần. Hệ thống giao thông trong đô thị gắn liền một cách nhuần nhuyễn với tổng thể không gian kiến trúc đô thị, đến tận các công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình công cộng lớn. Ngày nay, giao thông và kiến trúc đô thị đã trở thành một tổng thể không gian không tách rời nhau.
Phương tiên giao thông phát triển mạnh, đặc biệt là phương tiện ô tô cá nhân đâ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và môi trường đô thị. Nhiều thành phố lớn hiện tượng tắc nghẽn giao thông diễn ra hàng ngày. Thành phố Bangkok là một ví dụ do ô tô cá nhân phát triển ồ ạt. Đây là một bài toán khó đặt ra cho các nhà Quy hoạch đô thị khi thiết kế mạng lưới giao thông thành phố và xác định hướng phát triển của từng phương tiện giao thông.

5. Các loại hình giao thông và phương tiện giao thông ở đô thị
a. Giao thông đô thị có thể phân thành hai loại hình cơ bản : hệ thống giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông đối nội.
Sự khác nhau cơ bản của hai loại hình này là tính chất phục vụ và phương tiện sử dụng, cách tổ chức quản lí xây dựng hệ thống đường và các ga, cảng, bến, bãi, của từng loại phương tiện.
b. Phương tiện giao thông phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và hành khách ở đô thị có thể phân ra như sau :
– Đối với giao thông đối ngoại có máy bay, tàu thuỷi tàu hoả, ô tô ... ở khu vực ven nội có thể có thêm xe điện chạy nhanh, xe gắn máy cá nhân, xe đạp, các loại xe thô sơ khác đi ra các vùng ngoại ô.
– Đối với giao thông đối nội có các loại tàu điện ngầm (Metro), xe điện, xe ô tô công cộng và cá nhân, xe máy, xe đạp, xe thô sơ, đường đi bộ chính.
Phương tiện giao thông càng nhiều và càng đa dạng thì việc tổ chức mạng lưới giao thông và xây dựng các tuyến đường càng phức tạp, đặc biệt là ở các đầu mối giao thông.
c. Việc phân loại đường cũng như phương tiện sử dụng giao thông của từng đối tượng là cần thiết để dễ dàng phân biệt các tuyến đi trong cũng như ngoài thành phố và để giảm bớt những điểm xung đột không cần thiết ở các đầu mối giao thông.
Các hại ỊỊÌao thông đô thị gồm có
– Dường hùng không : Bao gồm khu vực sân bay, đường băng, khu vực nhà ga hàng không. Các khu vực kho tàng hàng hoá, nhà chứa máy bay, sửa chữa kĩ thuật, bến bãi và các công trình dịch vụ khác của hàng không, kể cả khu vành đai bảo vệ và các trạm trung chuyển.
– Dường tluly : Bao gồm các khu vực bến cảng, nhà kho, sân bãi, nhà ga đường thuỷ, khu vực quản lí kĩ thuật điều hành bảo dưỡng. Phần dưới nước bao gồm bến cảng, lòng lạch và âu tàu. Đường thuỷ có đường sông và đường biển. Xây dựng cảng sông và cảng biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là độ sâu của nước, chiều dài cập bến và lòng lạch.
– Dường sát : Bao gồm các đường tàu hoả, tàu điện bên ngoài thành phố, đường xe điện ngầm (Metro), đường xe điện trong thành phố, đường xe điện chạy nhanh ra ngoại ô, các nhà ga, sân ga, bến bãi, kho tàng, ga lập tàu, ga kĩ thuật, ga hàng hoá và kể cả các dải phân cách hai bên đường sắt.
– Dường hộ : Bao gồm các đường xe cơ giới dành cho ô tô xe máy các loại, đường xe điện bánh hơi (TROLLEY BUS), đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ. Đường bộ còn phân ra thành đường cao tốc (xa lộ quốc gia) đường quốc lộ, đường nhập thành, đường phố chính, đường khu vực, đường nội bộ trong các khu ở. Các bến xe, bãi đỗ xe, quảng trường, các ti'ạm kĩ thuật giao thông.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#qh#qhhtgt