TIÊU DIỆT "QUÁI THÚ" NUỐT BÒ BẰNG "MŨI TÊN CỰC ĐỘC BẮN HỔ"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Lắp mũi tên tẩm nhựa cây sui, một loại nhựa cực độc, ngang với lá ngón, thường được các thợ săn dùng để bắn hổ, ông Ón nhẹ nhàng tiến lại gần "quái thú".

Ngoài vụ giết con trăn cái mới đây của mấy anh em Đặng Văn Hênh, chỉ có người nữa ở Bến Thân tiêu diệt được “quái thú” khổng lồ là ông Đặng Xuân Ón. 

Chuyện xảy ra cách đây đã 10 năm. Một hôm, ông Ón vào trang trại của mình trong rừng, thấy mất một con bò. Nhìn vết nhẵn thín, ông Ón đoán con bò đã bị hổ tha mất. Tuy nhiên, lần theo vết nhẵn đó, ông đã gặp một con trăn mắc võng khổng lồ, to bằng cột nhà, dài đến chục mét đang nằm khoanh tròn giữa bãi cỏ gianh dưới thung lũng ngủ ngon lành.


Nhìn cái bụnh trương phình khổng lồ của nó, ông Ón biết biết rằng, con bò nhà mình đã bị nó hóa kiếp. 

Lắp mũi tên tẩm nhựa cây sui, một loại nhựa cực độc, ngang với lá ngón, thường được các thợ săn dùng để bắn hổ, ông Ón nhẹ nhàng tiến lại gần con trăn. Lấy hết sức bình sinh, ông giương cung bắn một phát trúng họng con trăn.

Con trăn khổng lồ đau đớn lồng lên dữ dội. Tuy nhiên, cái bụng to đùng khiến nó không thể nhanh nhẹn được. Lợi dụng thời cơ, ông Ón liên tiếp nạp mũi tên độc, bắn tới tấp về phía con trăn.


Sau khi găm cả chục mũi tên độc vào con trăn, ông Óng trèo lên tảng đá ngồi chờ. “Quái thú” giãy giụa khoảng 30 phút thì chết hẳn. Ông Ón về bản gọi mọi người lên mổ bụng moi con bò ra, rồi chặt con trăn thành từng khúc, vác về bản nấu cao. 

Theo anh Đặng Văn Hồng, công an viên bản Bến Thân, thời gian gần đây, khi con trăn mắc võng cái bị sát hại, thì anh và nhiều người ở Bến Thân lại thường xuyên thấy dấu hiệu của con trăn đực khổng lồ hơn. Mỗi ngày người ta lại thấy dấu vết nó tiến gần về phía bản Bến Thân.



Theo các nhà khoa học, loài trăn có tuổi thọ không cao, chỉ chừng 30-40 năm. Tuy nhiên, theo các cụ già ở Bến Thân, loài trăn khổng lồ và hung dữ này không chết già, nó sống rất thọ, nhiều tuổi hơn cả những cụ già nhất Bến Thân. 

Cụ ông Đặng Văn Hinh, 99 tuổi, nhà ở đầu bản kể: “Tôi nghe bọn trẻ kể về con trăn lớn này thì tôi chắc chắn rằng nó chính là con trăn tôi gặp từ 50 năm trước, khi tôi về đây phát rừng làm nhà. Khi đó, tôi đã gặp nó lớn như vậy rồi. Nó dễ trăm tuổi, thành tinh rồi. Con người không giết được nó đâu, cố tình tìm nó, nó sẽ ăn thịt”. 

Đồng bào ở Bến Thân đều được nghe những câu chuyện rùng rợn như vậy về trăn khổng lồ, nên họ rất sợ. Những ngày này, khi bước chân vào rừng, chân ai cũng líu ríu lại, không bước nổi nữa. 

Anh Hồng thì “dọa” mọi người rằng, con trăn khổng lồ đang tìm về bản để trả thù cho vợ nó, thành thử, đêm xuống, đồng bào Dao đóng kín cửa ngủ sớm. Gà lợn đem nhốt hết trong chuồng và khi vào rừng thì thường mang theo vũ khí, đi thành đoàn đông người.



Anh Hồng kể, mới tuần trước, anh và mấy thanh niên nữa mang theo dao súng vào trang trại nhà mình trong vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn. Mọi người đều kinh hãi khi thấy một vệt bò rộng bằng hai gang tay, khoảng 40cm. Luồng đi của nó tạo thành vết nhẵn thín, phá tan cả một dải lúa, hoa màu. 

Công an viên Đặng Văn Hồng khẳng định: “Tôi khẳng định với chú rằng, con trăn khổng lồ đã tìm về tận Bến Thân này rồi. Mới cách đây vài hôm, tôi đi thăm ao cá, thấy ao đục ngầu. Từ trước đến nay, ở Bến Thân chưa hề có chuyện ăn trộm. Thấy lạ, tôi đi một vòng quanh ao thì thót tim khi thấy ngay trên bờ, một vệt bò nhẵn thín còn đó. Tôi đi theo vết bò, thấy nó xuyên qua mấy ruộng lúa, rồi biến mất trong rừng. Tôi gọi dân bản ra xem, ai cũng sợ mất vía”. 

Mấy ngày ở Bến Thân, tôi nhận thấy đồng bào nơi đây đã mất hết vía vì “quái thú”. Thậm chí, công an viên Đặng Văn Hồng cũng từ chối khi tôi nhờ anh dẫn vào rừng già tìm trăn khổng lồ.



Sau mấy ngày vất vả rồi tôi cũng tìm được người dẫn đường. Người can đảm dẫn tôi vào rừng già tìm trăn khổng lồ không cao lớn, khỏe mạnh, đầy nam tính, bắn súng giỏi, múa kiếm hay, mà là một cô giáo nhỏ nhắn, thậm chí có vẻ nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ. 

Cô giáo Đặng Thị Thơm bảo: “Đồng bào em còn thiếu hiểu biết về các loài thú nên mới sợ hãi con trăn như vậy anh ạ. Khi họ sợ con trăn, họ liền nghĩ đã bị con trăn bắt mất vía, nên nỗi sợ hãi lại càng dâng cao. Người nọ sợ, người kia cũng sợ, rồi thần hồn nát thần tính khiến cả bản cùng sợ”. 

Tôi hỏi: “Thế cô Thơm cũng là người Dao, sao cô không sợ con trăn khổng lồ này?”. Cô giáo Thơm bảo: “Em là giáo viên, ngày nào cũng dạy học trò phải biết yêu thiên nhiên, yêu các loài thú. Nếu em cũng sợ con trăn, thì sao dạy các em yêu các loài thú được”. 

Sau khi chuẩn bị cơm nắm, cá khô, dao phát rừng, chúng tôi bắt đầu ngược suối Thân tìm vào đại ngàn Xuân Sơn. 

Đang lội ngược suối Thân thì gặp ông Đặng Văn Sùng ngồi mổ vịt trên một tảng đá. Thấy người lạ vào rừng, ông Sùng dọa: “Đi đâu đấy. Trong rừng có trăn khổng lồ, đủ sức nuốt 10 người một bữa đấy. Đừng dại mà vào rừng”.


Ông Sùng kể rằng, chính mắt ông nhìn thấy hàng đống xương thú do trăn thải ra. 

Ông Sùng cũng kể, chính mắt ông mấy hôm trước, vào lúc chiều tối, khi đang tắm ở suối Thân, tự dưng thấy tiếng vượn hú, rồi hàng trăm tiếng kêu thất thanh của bọn vượn vang lên loạn xị ngậu. Không hiểu có chuyện gì, ông Sùng chạy ngược lên xem. Ông thấy một con trăn khổng lồ cứ văng mình trên cành cây, dọc sườn núi đuổi theo đàn vượn. Thấy vậy, ông Sùng chạy một mạch về nhà, đến nay mới hoàn hồn (?!). 

Mấy chục năm nay, ông Sùng vẫn thường xuyên vào rừng đốn củi và đào măng. Đã có cả chục lần ông bắt gặp một đống xương trắng lốp trong rừng, không rõ là xương gì. Mới đây, khi bản Bến Thân ầm ĩ về “quái thú” nuốt bò, ông Sùng mới biết những đống xương đó là “phân” của trăn. Mỗi khi trăn nuốt con vật lớn, nó thường nằm im một vài tháng để tiêu thức ăn. Khi thịt con vật bị tiêu hết, con trăn xổ xương ra ngoài theo đường hậu môn, mới lại tiếp tục đi kiếm ăn. Điều đó giải thích vì sao thỉnh thoảng ông Sùng vẫn gặp đống xương trắng trong rừng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#longdj