tieu luan duong loi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý đo chọn đề tài:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm của dân tộc ta đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc.
Bằng thắng lợi vĩ đại của mình, nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, thời gian dài nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở đầu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới, góp phần tăng cường lực lượng của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình thế giới.
Làm nên thắng lợi đó có đóng góp không nhỏ của kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của hậu phương lớn, hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn ở miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Cách m

ng xã h

i ch

ngh

ĩ

a

mi

n b

c giai

đ

o

n 1954-1975 có nhi

m v

xây d

ng ti

m l

c v

à

b

o v

c

ă

n c

đị

a c

a c

n

ướ

c, h

u thu

n cho cách m

ng mi

n Nam, chu

n b

cho c

n

ướ

c

đ

i lên ch

ngh

ĩ

a xã h

i v

sau nên gi

vai trò quy

ế

t

đị

nh nh

t

đớ

i v

i s

phát tri

n c

a to

à

n b

cách m

ng Vi

t Nam v

à

đớ

i v

i s

nghi

p thông nh

t n

ướ

c nh

à

.

mi

n b

c, th

c hi

n

đườ

ng l

i, ch

tr

ươ

ng c

a

Đả

ng, sau 21 n

ă

m n

l

c ph

n

đấ

u, công cu

c xây d

ng ch

ngh

ĩ

a xã h

i

đ

ã

đạ

t

đượ

c nh

ng th

à

nh t

u

đ

áng t

h

à

o. M

t ch

ế

độ

xã h

i m

i,

ch

ế

độ

xã h

i ch

ngh

ĩ

a b

ướ

c

đầ

u

đượ

c hình th

à

nh. T

o ti

n

đề

v

à

mang l

i nh

ng kinh nghi

m quý giá

để

chu

n b

cho c

n

ướ

c

đ

i lên ch

ngh

ĩ

a xã h

i sau khi gi

i phóng.

Nguy

n v

ng c

a em khi

tìm hi

u giai

đ

o

n n

à

y l

à

bên

c

nh vi

c nghiên c

u v

à

hi

u k

đườ

ng l

i c

a

Đả

ng ta

đề

ra

để

th

c hi

n công cu

c xây d

ng ch

ngh

ĩ

a xã h

i

mi

n B

c , em còn hi

u

đượ

c sâu s

c s

lãnh

đạ

o

đ

úng

đắ

n,sán

g su

t, t

à

i tình c

u

Đả

ng, s

đ

o

à

n k

ế

t , nh

t trí c

a

đồ

ng b

à

o v

à

chi

ế

n s

ĩ

c

a mi

n B

c v

i vai trò v

a xây d

ng v

a c

hi

ế

n

đấ

u, ho

à

n th

à

nh xu

t s

c ngh

ĩ

a v

c

a h

u ph

ươ

ng l

n, h

ế

t lòng h

ế

t s

c chi vi

n cho ti

n tuy

ế

n l

n mi

n nam

đ

ánh th

ng gi

c m

xâm l

ượ

c.

Nh

m góp ph

n nh

n th

c

đ

úng

đắ

n h

ơ

n n

a v

nh

ng v

n

đề

c

ơ

b

n c

a quá trình

đ

i lên ch

ngh

ĩ

a xã h

i

n

ướ

c ta,

ng

ườ

i vi

ế

t l

a ch

n

đề

t

à

i

“Tìm hi

u

đườ

ng l

i xây d

ng ch

ngh

ĩ

a xã h

i

mi

n B

c c

a

Đả

ng ta giai

đ

o

n

1954-1975”.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

 

M

c

đ

ích:

L

à

m rõ quá trình nh

n th

c c

a

Đả

ng c

ng s

n Vi

t Nam v

con

đườ

ng

đ

i lên CNXH

mi

n B

c th

i k

1954 - 1975. Qua

đ

ó RÚT RA m

t s

v

n

đề

v

công cu

c xây d

ng CNXH

n

ướ

c ta hi

n nay.

Nhi

m v

:

Trình b

à

y nh

ng quan

đ

i

m c

ơ

b

n c

a ch

ngh

ĩ

a Mác - Lênin v

à

H

Chí Minh v

quá

độ

lên CNXH

m

t n

ướ

c ch

ư

a tr

i qua giai

đ

o

n phát tri

n TBCN v

à

s

v

n d

ng nh

ng quan

đ

i

m

đ

ó c

a

 

Đả

ng ta v

à

o công cu

c xây d

ng CNXH

mi

n B

c (1954 - 1975).

Trình b

à

y, phân tích nh

ng y

ế

u t

tác

độ

ng

đế

n quá trình nh

n th

c v

à

th

c ti

n công cu

c xây d

ng CNXH

mi

n B

c.

Đồ

ng th

i

đ

ánh giá

m

t

cách khách quan nh

ng th

à

nh t

u, h

n ch

ế

c

a công cu

c xây d

ng CNXH

mi

n B

c (1954 - 1975).

V

n d

ng: k

ế

th

a nh

ng b

à

i h

c v

th

à

nh công

đồ

ng th

i l

à

m rõ nh

ng h

n ch

ế

, thi

ế

u sót c

a th

c ti

n xây d

ng CNXH

mi

n B

c trong nh

ng n

ă

m 1954-1975 v

à

o công cu

c xây d

ng CNXH

hi

n nay.Qua

đ

ó t

ng

b

ướ

c xây d

ng

đấ

t n

ướ

c Vi

t Nam theo con

đườ

ng

đ

i lên CNXH

.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, khi công cuộc xây dựng CNXH được triển khai trên phạm vi cả nước thì việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về CNXH là một trong những vấn đề quan trọng được giới nghiên cứu lý luận quan tâm. Trong số các công trình đó, có thể kể đến Hội nghị khoa học nghiên cứu quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV), tổ chức tại Ủy ban khoa học - xã hội Việt Nam, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 1 năm 1980; Hội nghị khoa học - thực tiễn nghiên cứu đề tài "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chặng đầu thời kỳ quá độ" tại Học viện Nguyễn Ái Quốc tháng 1 năm 1985. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), do yêu cầu tổng kÕt công cuộc xây dựng CNXH, tìm ra những bài học thành công cũng như hạn chế, khuyết điểm, để xác định rõ hơn con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam; những vấn đề của CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam trở thành mối quan tâm hàng đầu của giới nghiên cứu lý luận. Đã có hai cuộc Hội nghị về đổi mới tư duy do Tạp chí Cộng sản tổ chức; nhà xuất bản Sự Thật cũng tập hợp những ý kiến trao đổi, kết quả nghiên cứu thảo luận về cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam và xuất bản thành nhiều tập với tiêu đề: "Trao đổi ý kiến - Những vấn đề về lý luận của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ thì việc tìm tòi, nhận thức lại con đường đi lên CNXH được đặt ra một cách bức thiết hơn. Trong tác phẩm "Về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" và "Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", tác giả Đào Duy Tùng đã nhìn lại quá trình hình thành quan niệm về con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam, đánh giá những thành tựu, hạn chế và khẳng định tính tất yếu của con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Một số đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước nghiên cứu những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ; về con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam như: "Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ" do GS.PTS Nguyễn Trọng Chuẩn và PTS. Phạm Văn Đức, PTS. Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên, "Sự hình thành và phát triển quan điểm của Đảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (Đề tài KX.01-07) do PTS. Trần Hậu làm chủ nhiệm đề tài; Viện khoa học - xã hội Việt Nam có tác phẩm "Góp phần vào việc đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội" của Phạm Như Cương và Lê Cao Đoàn... Gần đây có tác phẩm "Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước" của PGS.TS Nguyễn Trọng Phóc.

Ngoài ra còn có một số luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử như: "Quá trình nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Cao Đức Thái; "Nhận thức của Đảng

cộng sản Việt Nam về con đường đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội (1976

- 1986)" của Bùi Kim Đỉnh; "Công cuộc đổi mới với sự phát triển nhận thức về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam (1986 - 1994)" của Đoàn Ngọc Hải...

Các đề tài trên đề cập về công cuộc xây dựng CNXH dưới những giác độ, khía cạnh khác nhau.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

   

Bài tiểu luận lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận.

    

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, em sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ yếu. Đồng thời kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, đối chiếu so sánh

.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG
DÂN TỘC DÂN CHỦ

VÀ CHUẨN BỊ NHỮNG TIỀN ĐỀ
CHUYỂN SANG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở MIỀN BẮC (1954 - 1960)

1.1. HOÀN THÀNH NHỮNG NHIỆM VỤ CỦA CÁCH MẠNG DÂN TỘC

DÂN CHỦ, CHUẨN BỊ NHỮNG TIỀN ĐỀ CHUYỂN SANG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC

1.1.1. Bối cảnh lịch sử

Sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954), nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền bởi giới tuyến quân sự ở vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải - Quảng Trị): miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam do Mỹ - Ngụy kiểm soát. Theo Hiệp định Giơnevơ, sau 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhưng đế quốc Mỹ và tay sai đã tiếp tục thực hiện âm mưu xâm lược miền Nam, chia cắt lâu dài nước ta. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) đã vạch rõ: "Mưu đồ xâm lược của đến quốc Mỹ đối với nước ta không phải mới nảy ra trong vòng mấy năm nay. Từ lâu, đế quốc Mỹ đã dòm ngó nước ta... Trong Hội nghị Giơnevơ, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm đã tìm mọi cách phá hoại việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngăn cản các nước thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, nhưng chúng đã thất bại. Không phá hoại được Hội nghị Giơnevơ, đế quốc Mỹ bèn thẳng tay hất cẳng Pháp, âm mưu cùng bè lũ Ngô Đình Diệm biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, phá hoại sự nghiệp hòa bình thống nhất nước nhà của nhân dân ta... Chóng ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam vào "khu vực bảo hộ" của khối xâm lược Đông Nam Á, ra sức tăng cường lực lượng vũ trang và chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược mới, hòng xóa bỏ những thành quả cách mạng của nhân dân ta ở miền Bắc..." [26, tr. 28].

Về tình hình quốc tế, bên cạnh những thuận lợi như phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ bảo vệ hòa bình phát triển mạnh mẽ, hệ thống XHCN đã được hình thành với lực lượng chính trị, quân sự hùng mạnh, thì sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954), cách mạng Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến phức tạp, khó khăn. Từ năm 1953 đến năm 1960, đế quốc Mỹ đề ra chiến lược toàn cầu "đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản" và 'trả đũa ồ ạt". Từ đầu năm 1961, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược "phản ứng linh hoạt" tập trung đánh phá phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nhằm chia rẽ các nước XHCN. Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vốn đã có những bất đồng, nay lại càng bất đồng sâu sắc hơn xung quanh những vấn đề về đường lối và sách lược cách mạng. Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc cũng như sự giúp đỡ có tính toán riêng của hai nước này là những khó khăn cho cách mạng nước ta. Điều rất nguy hiểm là đế quốc Mỹ đã lợi dụng sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Từ đó cho thấy, bối cảnh quốc tế của cách mạng Việt Nam nói chung và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc sau năm 1954 rất khó khăn, phức tạp. Đảng ta phải khôn khéo, mềm dẻo để vừa tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN, vừa giữ được độc lập, tự chủ trong đường lối xây dựng CNXH và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trước bối cảnh lịch sử đó, từ ngày 5 đến ngày 7-9-1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp và ra nghị quyết "Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng". Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của Đảng là: "Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc" [94, tr. 12].

Về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, Hội nghị lần thứ bảy, thứ tám của BCHTW Đảng (khóa II) đã khẳng định: "Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể tình huống nào, miền Bắc cũng phải được củng cố"... "Củng cố miền Bắc về mọi mặt là nhiệm vụ rất quan trọng. Vì miền Bắc có được củng cố, ta mới có đủ lực lượng để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc" [94, 9]. Đảng ta còn chỉ rõ: "Củng cố miền Bắc là một nhiệm vụ căn bản không những quan hệ mật thiết đối với nhiệm vụ đấu tranh hiện nay mà còn quan hệ mật thiết đến sự giàu mạnh sau này của nước ta nữa" [93, tr. 104].

Như vậy là sau khi miền Bắc được giải phóng, mặc dù Đảng ta vẫn kiên trì khả năng thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, nhưng mặt khác, trong lúc miền Nam đã bị đế quốc Mỹ xâm lược và sự xuất hiện khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, sô vanh nước lớn của một số nước XHCN anh em (thể hiện qua việc ký kết Hiệp định Giơnevơ), Đảng ta đã hình dung con đường thống nhất đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Do đó, để làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng phải tập trung củng cố, xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho công cuộc giải phóng miền Nam. Vấn đề là củng cố, xây dựng miền Bắc theo con đường nào, và liệu rằng trong khi miền Nam chưa được giải phóng, đất nước còn bị chia cắt, thì miền Bắc có thể xây dựng CNXH được không?

Ngay từ năm 1930, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã khẳng định con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam là: từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Tại Đại hội lần thứ II (2-1951), Đảng ta cũng tiếp tục khẳng định rằng: cách mạng dân tộc dân chủ phải tiến lên cách mạng XHCN. Trung thành với những cương lĩnh chính trị trên đây và căn cứ vào những đặc điểm của cách mạng nước ta sau 7-1954, Đại hội lần thứ III của

 

Đảng đã quyết định tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: " một là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước" [14, tr. 174].

Đưa miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH là sự khẳng định trên thực tế tư tưởng chiến lược mà Đảng đã đề ra trong Cương lĩnh chính trị năm 1930. Về mặt lý luận, đó là sự vận dụng quan điểm cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh của miền Bắc lúc bấy giê. Muốn củng cố và phát triển những thành quả cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì miền Bắc phải tiến lên CNXH, như V.I. Lênin đã viết: "Cuộc cách mạng thứ nhất chuyển thành cuộc cách mạng thứ hai, cuộc cách mạng thứ hai, nhân tiện, giải quyết luôn cả những vấn đề của cuộc cách mạng thứ nhất. Cuộc cách mạng thứ hai củng cố sự nghiệp của cuộc cách mạng thứ nhất" [38, tr. 184]. Tháng 1-1956, trong văn kiện "Mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị cũng khẳng định: "Muốn thật sự củng cố miền Bắc phải đưa miền Bắc tiến lên CNXH" [93, tr. 75].

Mặt khác, miền Bắc đi lên CNXH còn xuất phát từ nhu cầu bức thiết của đất nước: giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Vì vậy, miền Bắc xây dựng CNXH còn nhằm tạo ra một hậu phương có tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự vững mạnh, chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn dựng ngôi nhà tốt phải xây nền cho thật vững. Muốn cây được mạnh, lá được tươi, hoa được đẹp, quả được tốt, thì phải ra sức chăm sóc, vun xới gốc cây. Miền Bắc là cái nền, cái gốc của cuộc đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà. Cho nên mọi việc chúng ta làm ở miền Bắc đều nhằm tăng cường lực lượng của miền Bắc và miền Nam. Nhận thức về tầm quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc được phát triển thêm một bước trong Nghị quyết 15 (1-1959): "Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tức là xây dựng cuộc sống mới, hòa bình, tự do, hạnh phóc của nhân dân miền Bắc, đồng thời cũng là củng cố miền Bắc thành cơ sở vững chắc về mọi mặt của việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, thực hiện thống nhất Tổ quốc" [94, tr. 90-91].

Đưa miền Bắc lên CNXH là quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Đó là kết quả nhận thức của Đảng về vị trí quyết định của miền Bắc đối với sự nghiệp cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 7-1954. Đi lên CNXH thì miền Bắc mới có thể củng cố, phát triển những thành quả của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, từ đó từng bước xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

1.1.2. Hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ, chuẩn bị những tiền đề xây dựng CNXH

1.1.2.1. Hoàn thành cải cách ruộng đất

Nền kinh tế truyền thống Việt Nam là nông nghiệp lúa nước, một nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, trước hết là đất đai. Do đó, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của nền kinh tế thuần nông.

Cho đến trước khi bị Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp. Về mặt sở hữu, ruộng đất thuộc về Nhà nước phong kiến Trung ương, nhưng thực chất, nó bị giai cấp địa chủ chiếm đoạt và chi phối. Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Do nhu cầu khai thác thuộc địa, Pháp đã du nhập quan hệ sản xuất TBCN vào nước ta một cách yếu ớt, đồng thời chúng tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến để tăng cường bóc lột và làm cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội của chế độ thuộc địa. Vì thế, nông dân Việt Nam ngày càng thêm khèn cùng bởi nạn chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến.

Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đất trồng trọt ở nước ta chỉ có 4,3 triệu héc ta, trong đó khoảng 54,5% diện tích do giai cấp địa chủ phong kiến và các thế lực nhà thờ chiếm hữu. Ở Bắc Bộ và Trung Bộ, mức chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ tuy thấp hơn Nam Bộ, nhưng tỷ lệ ruộng đất tập trung trong tay địa chủ khá lớn. Theo thống kê của Ủy ban cải cách Trung ương (sau sửa sai), tại 3653 xã thuộc vùng đồng bằng và trung du miền Bắc, năm 1945, địa chủ chỉ có 4% dân số nhưng chiếm hữu tới 24,5% tổng số

ruộng đất [24, 185]. Số ruộng đất ở làng xã phần lớn chịu sự lũng đoạn, thao túng của giai cấp địa chủ. Ngoài ra, người nông dân còn bị mất đất đai trồng trọt do nạn tước đoạt ruộng đất làm đồn điền của thực dân Pháp. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình phân phối ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945 [24, tr. 185].

Tỷ lệ nhân khẩu so với tổng số dân

% so tổng số ruộng đất

Bình quân cho một nhân khẩu

- Thực dân Pháp

2,4%

- Nhà chung

1,5%

- Địa chủ

4%

24,5%

10.980m2

- Phó nông

29%

7,1%

4.200m2

- Trung nông

34,8%

29,0%

1.450m2

- Bần nông

37,0%

10,0%

472m2

- Cố nông

17,1%

1,1%

112m2

- Ruộng công

23,6%

- Thành phần khác

4,12%

0,8%

Qua bảng số liệu trên cho thấy: địa chủ phong kiến và tư bản thực dân đã chiếm hữu phần lớn ruộng đất, trong khi nông dân chiếm trên 90% số dân chỉ có khoảng hơn 30% ruộng đất. Lực lượng sản xuất của một nền kinh tế thuần nông vốn đã quá yếu ớt, bị gông xiềng bởi quan hệ sản xuất lạc hậu, nay càng bị triệt tiêu động lực phát triển vì sự chiếm hữu ruộng đất của thực dân phong kiến. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do đó trước hết phải đánh đổ thực dân phong kiến, nhằm giải phóng người nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột, xóa bỏ QHSX lạc hậu, trả lại ruộng đất cho nông dân và tạo lập một QHSX phù hợp, tiến bộ để mở đường cho sự phát triển.

Ngay từ khi Đảng ta mới thành lập, vấn đề ruộng đất đã được xác định là một trong hai nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong "Chính cương vắn tắt" và "Điều lệ vắn tắt" đã chỉ rõ: "Cách mạng Việt Nam là tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản". Luận cương chính trị 10 - 1930 tiếp tục khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là "Cách mạng tư sản dân quyền, nó phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược là đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân" [87, tr. 68].

Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công, cả dân tộc lại phải tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiệm vụ giải phóng dân tộc vẫn là chủ yếu trong giai đoạn này, nhưng vấn đề ruộng đất vẫn được Đảng ta coi trọng giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất cho nông dân thông qua luật pháp nhà nước. Tính chung lại, đến năm 1953 đã có 58,3% tổng số ruộng đất của tư bản Pháp, địa chủ, cùng ruộng công được chia cho nông dân" [24, tr. 193].

Tuy nhiên, trong điều kiện mà nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc chưa hoàn thành thì việc giải quyết vấn đề ruộng đất cũng bị hạn chế, khẩu hiệu "Người cày có ruộng" vẫn chưa được thực hiện triệt để.

Do đó, tháng 11 - 1953, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ

5 (khóa II) quyết định chủ trương, biện pháp tiến hành cải cách ruộng đất. Từ 1 đến 4.12.1953, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 3 đã nhất trí thông qua Luật cải cách ruộng đất và ngày 19.12.1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành Luật cải cách ruộng đất.

Đường lối cải cách ruộng đÊt là: Dùa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến (có phân biệt), phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.

Ý nghĩa của cải cách ruộng đất là hết sức to lớn: "Đối với miền Bắc..., cải cách ruộng đất là cơ sở cần thiết cho mọi công trình khôi phục, xây dựng và phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

- Cải cách ruộng đất là củng cố nông thôn vững chắc, nền tảng của chuyên chính dân chủ cộng hòa...

- Cải cách ruộng đất là tạo điều kiện căn bản để khôi phục và phát triển nông nghiệp, xây dựng công nghiệp, đẩy mạnh thương nghiệp, khôi phục và mở mang thành phố.

- Cải cách ruộng đất là cải thiện dân sinh, trước tiên là cho nông dân" [83, tr. 4-5].

Kết quả: Trên 810.000 ha ruộng đất của thực dân và địa chủ phong kiến, ruộng đất của tôn giáo, ruộng đất công và nửa công nửa tư đã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua, đem chia cho 2.104.138 hộ nông dân và nhân dân lao động bao gồm 8.323.636 nhân khẩu, tức 72,8% tổng số hộ ở những nơi đã cải cách ruộng đất. Ngoài ra còn 1.846.000 nông cụ, 106.448 trâu, bò và 148.565 nhà cửa tịch thu, trưng thu, trưng mua của địa chủ chia cho nông dân [96, tr. 136].

Ruộng đất bình quân m2/người cho các giai cấp trước và sau cải cách ruộng đất đã được thay đổi về căn bản [75, tr. 72].

Thành phần

Trước 1945

Sau cải cách

Địa chủ

10.980

730

Phú nông

4.200

1.730

Trung nông

1.450

1.710

Bần nông

472

1.390

Cố nông

112

1.370

Kết cấu xã hội ở nông thôn miền Bắc đã thay đổi về cơ bản. Giai cấp địa chủ và QHSX phong kiến bị xóa bỏ. Nhiệm vụ dân chủ chủ yếu của cách mạng DTDCND ở miền Bắc đến nay mới thực sự hoàn thành. Bằng việc chia lại ruộng đất cho nông dân, sức sản xuất to lớn ở nông thôn đã được giải phóng, sản xuất nông nghiệp bước đầu được đẩy mạnh, góp phần quan trọng củng cố miền Bắc.

Chủ trương hoàn thành cải cách ruộng đất ngay sau khi miền Bắc được giải phóng là hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ nhằm hoàn thành nhiệm vụ dân chủ mà còn phải từng bước tạo tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội cho công cuộc xây dựng CNXH. Nhưng trong quá trình thực hiện đã

phạm những sai lầm mà Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 14 (2-

1956) đã chỉ ra: "Do nhận thức về hai nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta chưa sâu sắc, do đánh giá tình hình nông thôn miền Bắc không được toàn diện vì thiếu điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể, cho nên đã phạm một số sai lầm về quy định chính sách cũng như về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, phương châm, chính sách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức" [94, tr. 88-89].

Giai cấp địa chủ phong kiến là đối tượng cần đánh đổ của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tuy giai cấp địa chủ vẫn còn tồn tại và việc xóa bỏ chúng là nhiệm vụ cần phải hoàn thành nhưng với những chủ trương, biện pháp phù hợp. Bởi lẽ mức độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ không còn như trước: "Sau Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, 71,7% ruộng đất do nông dân lao động sử dụng trong đó trung nông 39%, bần nông 25,4%, cố nông 6,3%, thành phần khác 1,0%. Ruộng đất của địa chủ chỉ còn 18%, ruộng công 4,3%, nhà chung 1,3%, cộng là 23,6%" [73, tr. 94]. Hơn nữa, về mặt chính trị chúng đã suy yếu nhiều và bị phân hóa sâu sắc. Trừ một bộ phận nhỏ tiếp tục chống phá cách mạng, còn đa số là địa chủ vừa và nhỏ, trong số đó không Ít người và con em họ đã đi theo cách mạng.

Trước tình hình đó, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng quyền lực pháp luật nhà nước để "tước đoạt" ruộng đất của địa chủ, giao ruộng đất cho nông dân bằng con đường hòa bình. Tuy nhiên, do không thấy được đặc điểm của giai cấp địa chủ ở miền Bắc sau năm 1954, do giáo điều, máy móc theo đường lối cải cách ruộng đất của Trung Quốc nên chúng ta đã phạm sai lầm, nhất thiết phải sử dụng "bạo lực chính trị quần chúng" và khi cần thì dùng bạo lực vũ trang hỗ trợ. Bệnh giáo điều, tả khuynh biểu hiện rất rõ khi quy định tỷ lệ 5% địa chủ phải có ở tất cả các địa bàn, bất kể ở đó có hay không có địa chủ, hoặc có nhưng chưa tới 5%. Do phải hoàn thành "chỉ tiêu" này, có nơi dù không đủ, nhưng các đội cải cách vẫn "biến" phú nông, trung nông thành địa chủ với những biện pháp truy bức, đấu tố, dùng nhục hình, mở rộng diện đấu tố để tìm tổ chức địch trong tổ chức ta với phương châm: thà quy sai còn hơn bỏ sót.

Sai lầm của cải cách ruộng đất đã gây hậu quả nghiêm trọng trên diện rộng, như Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 (9-1956) đã nhận định: "Nó đã làm cho lực lượng của Đảng bị tổn thất nặng, làm cho cán bộ hoang mang và hoài nghi chính sách của Đảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống và ý chí đấu tranh của các đảng bộ, đến tinh thần đoàn kết trong Đảng, trong chính quyền, trong mặt trận, khiến cho uy tín của Đảng bị giảm sút trong quần chúng, quan hệ giữa Đảng và quần chúng bị ảnh hưởng rất nhiều" [94, tr. 49-50].

Sai lầm của cải cách ruộng đất ở miền Bắc còn gây khó khăn cho cách mạng miền Nam trong việc thu hót, tập hợp những phần tử trung lập (địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc...) vào Mặt trận dân tộc giải phóng.

Khi phát hiện sai lầm, Ban chấp hành Trung ương đã kiểm điểm, phê phán, tìm ra nguyên nhân mắc sai lầm và chủ trương tiến hành sửa sai một cách khẩn trương, nghiêm túc (xem Phụ lục 4). Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 (9-1956) đã phân tích rõ nguyên nhân của sai lầm là bệnh quan liêu, giáo điều, không xuất phát từ thực tế Việt Nam, chưa nắm thật vững những đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.

Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng chủ trương: Kiên quyết sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phát huy những kết quả và thắng lợi đã thu được... đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, gây tinh thần phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành tốt công tác cải cách ruộng đất.

Hội nghị đề ra phương hướng và chủ trương sửa sai 10 điểm như xóa bỏ các quyết định đối với những chi bộ bị giải tán sai, khôi phục đảng tịch, quyền lợi chính trị, danh dự, công tác và quyền công dân đối với đảng viên và nhân dân bị xử trí sai; sửa lại thành phần cho những người bị quy lầm là địa chủ, phú nông, bỏ lệnh quản chế những người bị quy oan là phản động; chấp hành nghiêm túc chính sách đối với quân nhân cách mạng, gia đình cách mạng, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc; lấy giáo dục làm chính đối với cán bộ phạm sai lầm trong cải cách ruộng đất. Những đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm chính trong sai lầm cải cách ruộng đất đã tự phê bình và miễn nhiệm.

Thực tiễn phát triển của cách mạng cả nước và riêng miền Bắc trong những năm qua, cho phép đánh giá khách quan hơn về những kết quả và sai lầm, hạn chế của cải cách ruộng đất:

Căn cứ vào hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ, thì việc tiếp tục giải quyết vấn đề ruộng đất, xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến là cần thiết.

Căn cứ vào tình hình thực tế ở nông thôn miền Bắc sau năm 1954 và những tác hại nghiêm trọng của sai lầm cải cách ruộng đất và chỉnh đốn cho thấy những hình thức, biện pháp tiến hành trong cải cách ruộng đất là không cần thiết. Vì trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, chế độ phong kiến đã căn bản bị xóa bỏ, giai cấp địa chủ đã suy yếu và bị phân hóa nhiều, mục tiêu người cày có ruộng đã được thực hiện với hơn 2/3 ruộng đất thực tế đã do nông dân sử dụng với quyền làm chủ nông thôn của nông dân đã được thực hiện từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Kinh nghiệm ở miền Nam sau khi hoàn toàn giải phãng cho thấy, mặc dầu vấn đề ruộng đất có những phức tạp, nhưng có thể thực hiện mục tiêu người cày có ruộng bằng con đường thích hợp nhất" [95, tr. 71-72].

Công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc dù có những sai lầm nghiêm trọng, song về mặt chiến lược đã đạt được những thắng lợi cơ bản. Nó đã vĩnh viễn xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, giải phóng nông dân khỏi ách thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến hàng ngàn năm. Việc chia lại ruộng đất cho dân cày đã tạo điều kiện cho giai cấp nông dân vươn lên địa vị làm chủ nông thôn, nơi chiếm 92,6% dân số miền Bắc năm 1955. Điều này có ý nghĩa rất to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế nông nghiệp miền Bắc mới có điều kiện phát triển. Người nông dân đã thấy rõ chính Đảng đã đưa lại ruộng đất cho họ. Sức sản xuất to lớn ở nông thôn đã được giải phóng, tạo điều kiện để khôi phục, phát triển kinh tế

.

1.1.2.2. Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa

Hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng đất nước trong hoàn cảnh rất khó khăn, phức tạp.

Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và tay sai một mặt vơ vét của cải, tháo gỡ máy móc, phá hoại các cơ sở sản xuất để gây khó khăn cho ta. Chóng cho tay sai nổ mìn phá hoại những công trình công cộng, những di tích lịch sử và văn hóa của nhân dân ta như phá chùa Một Cột (Hà Nội), phá cầu Đồng Lạc (Vĩnh Yên), cầu Thạch Lỗi (Sơn Tây), cầu Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), nhà máy điện Uông Bí. Mặt khác, chúng ra sức dụ dỗ, lừa bịp, cưỡng Ðp những người trong bộ máy chính quyền cũ, đồng bào theo đạo Thiên chóa, một số trí thức tư sản, công nhân kỹ thuật... di cư vào Nam. Âm mưu dụ dỗ, cưỡng Ðp đồng bào ta di cư vào Nam của Mỹ - Diệm và phái thực dân Pháp phản Hiệp định Giơnevơ, được thực hiện một cách cã tổ chức. Ngay khi vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương còn đang đàm phán, Tổng thống Mỹ Aixenhao đã tuyên bố rằng, nếu Hội nghị Giơnevơ đi đến ký kết, sẽ tổ chức một cuộc di cư có kế hoạch người Việt Nam từ Bắc vào Nam.

Trước khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Mỹ đã phái Hồng y giáo chủ Spenman, Giám mục Hácnét cùng với E. Lênxđên - trùm tình báo CIA ở Sài Gòn phối hợp với bọn phản động đội lốt Giáo hội Việt Nam tổ chức chiến dịch dụ dỗ, cưỡng Ðp đồng bào ta di cư vào Nam. Đế quốc Mỹ chi 55 triệu đô la, Pháp chi 66 tỷ Phrăng cho việc thực hiện âm mưu này. Mỹ sử dụng 41 tàu và đài thọ tàn bộ chi phí chuyên chở [95, tr. 62].

Tháng 8-1954, Ngô Đình Diệm cùng một số tên trong nội các và những nhân viên CIA ra Hải Phòng, đã trắng trợn tuyên bố: "Tôi sẽ hướng mọi nỗ lực của tôi vào công cuộc di cư" [94, tr. 13].

Để gây hoang mang và thúc Ðp đồng bào bỏ nhà cửa, ruộng vườn, tà

i sản di cư vào Nam, Mỹ - Pháp tung các tin bịa đặt "Chính phủ Việt Minh

cấm đạo", "Chóa đã vào Nam", "Mỹ sẽ ném bom nguyên tử ở miền Bắc", giáo dân ở lại miền Bắc sẽ bị "rút phép thông công", "ở với Cộng sản sẽ bị mất linh hồn". Trong các thủ đoạn mà chúng sử dụng, nguy hiểm nhất là lợi dụng sai lầm của Đảng ta trong cải cách ruộng đất để xuyên tạc rằng: "ở lại miền Bắc, những người hợp tác với đối phương sẽ bị trả thù" [95, tr. 63].

Mục đích của chúng trong việc cưỡng Ðp nhân dân miền Bắc di cư vào miền Nam nhằm:

Về chính trị, vu khống và nói xấu chế độ mới ở miền Bắc, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Nhà nước ta. Cuộc di cư ồ ạt này sẽ gây nên sự mất ổn định chính trị, xã hội ở miền Bắc, đồng thời tạo cơ sở xã hội của Mỹ - Diệm ở miền Nam. Rênê Capităng, cựu Bộ trưởng Pháp đã viết trong báo "Người quan sát" số ra ngày 13-11-1954: "Đế quốc Mỹ và nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm đang dồn giáo dân miền Bắc vào Nam để tăng lực lượng hậu thuẫn cho Diệm" [72, tr. 139].

Về mặt quân sự, Mỹ - Diệm âm mưu bắt số thanh niên di cư vào Nam để huấn luyện họ thành đội quân tay sai cho chúng. Tờ báo Le Monde số ra ngày 29-1-1955 đã viết: "Nhà cầm quyền miền Nam có ý định lấy dân miền Bắc di cư vào là một khối dự trữ cho quân đội và các tổ chức chính trị của họ". Mặt khác, chúng còn nhằm tuyển chọn trong số những thanh niên di cư vào Nam để xây dựng thành những đội biệt kích, những tên gián điệp để tung ra phá hoại miền Bắc sau này.

Về mặt kinh tế, chúng âm mưu đẩy số người di cư tới con đường bị bần cùng, buộc phải làm thuê trong các đồn điền của chúng. Đồng thời, cưỡng Ðp nhân dân miền Bắc di cư vào Nam còn nhằm mục đích phá rối, gây khó khăn cho miền Bắc trong việc phục hồi kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Trong Chỉ thị số 91 - CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam "Về việc đấu tranh chống Pháp và bọn Ngô Đình Diệm dụ dỗ và bắt Ðp một số đồng bào ta vào miền Nam" đã vạch rõ: "Mục đích của địch là để bắt những người đó đi lính cho chúng, làm phu ở các đồn điền và làm công nhân ở các nhà máy của chúng; công chức, giáo viên, trí thức, nhà chuyên môn thì tiếp tục làm việc cho chúng, nhưng chủ yếu là chúng cốt lựa thanh niên ra lính và có nhân công để bóc lột" [88, tr. 21].

Theo lệnh của Mỹ - Diệm, bọn phản động ở nhiều địa phương còn trắng trợn dùng bạo lực khủng bố để cưỡng Ðp đồng bào di cư. Ở phía nam Quảng Bình và phía bắc Quảng Trị, chúng đốt hàng nghìn nóc nhà để đồng

bào ta không có nơi ăn, chốn ở, buộc phải ra đi. Chỉ tính đến tháng 10-1954

, chóng đã gây ra 436 cuộc vây ráp, bắt hàng chục vạn người vào Nam. Chóng ngang nhiên lập các trại tập trung dân ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... Chúng liều lĩnh chống lại chính quyền nhân dân, gây ra những vụ bạo loạn ở Phát Diệm (Ninh Bình), Ba Làng (Thanh Hóa), Diễn Tiến (Nghệ An)... [95, tr. 64].

Song song với những hoạt động gây bạo loạn ở đồng bằng, chúng còn tổ chức các toán phỉ ở miền núi như ở Hoàng Xu Phì, Xín Chải, Chiềng Lao thuộc vùng Tây Bắc; Hoành Bồ, Ba Chẽ thuộc vùng Đông Bắc. Ngoài ra chúng còn tăng cường các hoạt động biệt kích, phá hoại kinh tế và xây dựng những cơ sở gián điệp, âm mưu phá hoại về lâu dài. Lợi dụng sự mê tín của đồng bào dân tộc thiểu sè, chúng bịa ra việc "xưng vua, đón vua", xúi giục đồng bào chống lại chính sách của ta, bỏ sản xuất, giết trâu bò, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân như ở Chiềng Nội (Hòa Bình), Pu Nhí (Thanh Hóa)... [95, tr. 65].

Bên cạnh đó, những khó khăn về kinh tế, xã hội cũng là những thách thức to lớn cho công cuộc tái thiết miền Bắc. Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lạc hậu, lại bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Về nông nghiệp, 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hầu hết các công trình thủy lợi bị phá hoại, đê đập bị hư hỏng nặng. Hàng ngàn làng mạc bị tàn phá, hàng chục vạn trâu, bò cày kéo bị giết hại. Thiên tai liên tiếp gây mất mùa lớn. Nền công nghiệp sau chiến tranh càng nhỏ yếu, què quặt. Nhiều xí nghiệp, hầm mỏ bị phá hoại, công nhân phải ngõng sản xuất hoặc sản xuất cầm chõng.

Giao thông vận tải - mạch máu của nền kinh tế quốc dân cũng bị phá

hoại nặng nề. Trên một ngàn cây số đường sắt, hàng vạn cây số đường bộ và

nhiều cầu cống bị phá hoại. Việc giao thông trên miền Bắc do đó gặp nhiều

khó khăn. Thương nghiệp đình đốn, tiền tệ chưa thống nhất, sản xuất đình trệ.

Đời sống của nhân dân rất khó khăn. Nạn thất nghiệp nặng nề với

trên

chục vạn người không có công ăn việc làm ở Hải Phòng, thời kỳ đầu có 3 vạn người. Ở Hà Nội, con số người thất nghiệp lên tới 10 vạn người [62, tr. 218].

Từ cuối năm 1954 đến giữa năm 1955, nạn đói đã diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi.

Trước thực trạng đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Bắc phải ra sức phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, lao động sản xuất, đấu tranh chống địch phá hoại... trong đó khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Ngay sau khi hòa bình lập lại, Bộ Chính trị đã chỉ rõ: "Chúng ta sẽ đứng trước một nhiệm vụ to lớn trong công tác kinh tế là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và làm từng bước" [92, tr. 17].

Yêu cầu trước mắt là "khôi phục cơ sở sản xuất và mức sản xuất trước chiến tranh 1939" - mức sản xuất cao nhất của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Còn về quan hệ sản xuất, theo nghị quyết Trung ương lần thứ 7 - khóa II (3-1955) thì "không phải chỉ đơn thuần khôi phục cơ sở sản xuất, mức sản xuất trước chiến tranh, chóng ta còn phải thay đổi quan hệ sản xuất cho hợp với chế độ dân chủ nhân dân, do đó đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh" [22, tr. 35-37].

Thấy rõ sự thấp kém, lạc hậu của một nền sản xuất nhỏ và tình hình cụ thể của miền Bắc lúc này, Đảng đã chỉ đạo tập trung giải quyết những vấn đề cã tính cấp bách. Tư tưởng đó được cụ thể hóa trong phương châm khôi phục kinh tế:

- Chủ yếu khôi phục nông nghiệp, đồng thời coi trọng giao thông vận tải, chăm lo khôi phục, xây dựng một số ngành công nghiệp cần thiết.

- Phát triển sản xuất, làm cho kinh tế dồi dào, công và tư đều được chiếu cố, lao động và tư bản đều có lợi, thành thị và thôn quê giúp đỡ lẫn nhau, mở rộng trao đổi trong và ngoài nước.

- Khôi phục phải đi đối với cải tạo nền kinh tế cũ còn mang nặng tính chất phong kiến, thực dân và tàn tích chiến tranh thành nền kinh tế độc lập, dân chủ, phục vụ dân sinh.

- Tăng cường một cách vững chắc bộ phận kinh tế quốc doanh và chăm lo xây dựng dần dần bộ phận kinh tế hợp tác xã. Hướng dẫn, khuyến khích giúp đỡ công việc làm ăn, buôn bán của các tầng lớp tiểu tư sản và công việc kinh doanh của tư sản dân tộc.

Phương châm chỉ đạo trên rõ ràng là nhằm xây dựng và phát triển một

nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể của thợ thủ công và nông dân, kinh tế tư bản tư doanh. Đồng thời

với việc chia ruộng đất cho nông dân, Đảng và Nhà nước còn ban hành nhữ

ng chính sách nhằm khôi phục và phát triển sản xuất như: tự do thuê mướn nhân công, thuê mướn trâu bò, vay và cho vay; tù do mua bán nông sản...

Nông dân được chia ruộng, được khuyến khích sản xuất nên đã bỏ nhiều công sức, tiền của cùng nhà nước đầu tư phát triển nông nghiệp. Trong ba năm 1955 - 1957, chỉ tính riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nông nghiệp miền Bắc đã được đầu tư 87,9 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư của các hộ nông dân chiếm tới 58,6 triệu đồng [26, tr. 39].

Việc xóa bỏ triệt để quan hệ sản xuất phong kiến sau cải cách ruộng đất, biến đại đa số nông dân lao động trở thành người tiểu sản xuất hàng hóa, và cùng với những chính sách khuyến khích sản xuất, khôi phục diện tích canh tác và tăng sản lượng nông nghiệp..., đã làm cho công cuộc khôi phục kinh tế nông nghiệp đạt được những kết quả to lớn.

Về ruộng đất, tới đầu năm 1957, trên 125.000 ha trong tổng số 144.300 ha ruộng đất được khai hoang phục hóa. Về thủy lợi, tất cả 12 hệ thống nông giang, đập cống đã được sửa chữa, xây dựng lại hoàn toàn, khiến diện tích nước tưới vượt xa mức trước chiến tranh (1939): 326.000 ha năm 1939 so với 628.000 ha năm 1957.

Do nhận thức đúng vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp và có những chủ trương, chính sách khuyến khích đúng đắn, đầu tư thích đáng, sản xuất nông nghiệp - nhất là sản xuất lương thực phục hồi và phát triển mạnh. Năm 1955, sản lượng lương thực miền Bắc đạt 3,9 triệu tấn (năm 1939 chỉ 2,4 triệu tấn). Năm 1956, mức sản lượng lương thực đạt hơn 4 triệu tấn; năm 1957 dù mất mùa, nhưng riêng sản lượng thóc cũng đạt gần 4 triệu tấn, đưa mức bình quân đầu người lên 287 kg, vượt xa mức
211 kg của năm 1939 [74, tr. 3]. Đây là mức thóc bình quân đầu người cao nhất mà từ đó cho đến năm 1990, chưa năm nào miền Bắc đạt được. Năm 1990, sản lượng thóc bình quân đầu người trên cả nước là 295 kg; nếu tính riêng miền Bắc chỉ đạt 210,2 kg [81].

Điều đáng lưu ý là, sự phát triển của năng suất, sản lượng kể trên là của hàng chục triệu người nông dân sản xuất nhỏ mới được chia ruộng đất. Cải cách ruông đất đã biến hàng chục triệu người tiểu nông trở thành người làm chủ ruộng đất. Đồng thời, với sự thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân và với những chính sách khuyến khích sản xuất, đã làm cho người nông dân phấn khởi lao động sản xuất trên mảnh đất của mình, sản xuất cho mình. Điều đó đã dẫn đến kết quả tích cực là: trong lúc cố gắng cải thiện đời sống của người nông dân, nền kinh tế sản xuất hàng hóa vừa tăng cường lực lượng sản xuất, vừa tạo điều kiện cho sự ổn định về kinh tế, xã hội miền Bắc sau chiến tranh.

Khôi phục giao thông vận tải - bưu điện được Đảng ta xác định là nhiệm vụ có vị trí quan trọng đặc biệt. Nghị quyết Bộ Chính trị (9-1954) nhấn mạnh: "Trong thời kỳ này, phục hồi các đường xe lửa, ô tô vận tải, sông ngòi, bưu điện... có ý nghĩa quan trọng nhất. Đó là điều kiện không thể thiếu trong việc phát triển sản xuất, phồn thịnh kinh tế, làm cho việc giao lưu hàng hóa giữa thành thị và thôn quê hoạt động" [93, tr. 17]. Đảng và Nhà nước đã đầu tư rất lớn cho ngành này. Trong ba năm 1955 - 1957, vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành này lên đến 234,4 triệu đồng, gấp gần 2,7 lần vốn đầu tư cho nông nghiệp và bằng 136,1% vốn đầu tư cho công nghiệp, trong đó đầu tư cho giao thông vận tải 214,5 triệu đồng, bưu điện 19,9 triệu đồng [26, tr. 42]. Cơ sở vật chất kỹ thuật của giao thông vận tải - bưu điện được tăng cường làm cho khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách tăng lên nhanh chóng, phục vụ kịp thời yêu cầu khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc.

Khôi phục sản xuất công nghiệp cũng là một nhiệm vụ được coi trọng. Từ điểm xuất phát thấp kém, lạc hậu và trước yêu cầu cải thiện đời sống nhân dân, Đảng ta đã đề ra chủ trương khôi phục, phát triển công nghiệp rất phù hợp: "Hiện nay cần chú ý phục hồi và xây dựng ngay một số công xưởng chế tạo hàng cần thiết cho đời sống của nhân dân, xưởng sửa chữa phương tiện giao thông vận tải và một số công xưởng thuộc công nghiệp nhẹ, bỏ vốn

ít

mà hiệu quả nhanh để giải quyết những vấn đề cần thiết cho đời sống nhân dân" [93, tr. 65].

Thực hiện chủ trương coi trọng khôi phục và phát triển công nghiệp

nhẹ, đồng thời củng cố và phát triển những cơ sở công nghiệp nặng cần thiết

và có khả năng, trong ba năm 1955 - 1957, Nhà nước đã đầu tư 172,2 triệu đồng để khôi phục hầm mỏ, nhà máy cũ và xây dựng thêm một số cơ sở mới. Số xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh tăng từ 41 cơ sở năm 1954 lên 81 cơ sở năm 1955; 110 cơ sở năm 1956 và 150 cơ sở năm 1957.

Sản xuất công nghiệp thời kỳ này đạt tốc độ tăng bình quân mỗi năm 64,1%, trong

đó công nghiệp trung ương tăng 171, 2%; công nghiệp địa phương tưng 50,4%; công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất tăng 53,4%; công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng tăng 67,7% [26, tr. 40].

Tuy nhiên, trước yêu cầu khôi phục và phát triển sức sản xuất, mặc

dù nền công nghiệp đã được khôi phục nhanh nhưng vẫn còn rất nhỏ bé. Đả

ng ta đã có chủ trương phát triển công nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết Bộ Chính trị 9-1954 đã chỉ rõ: "Đối với thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp phải khôi phục và phát triển những ngành sản xuất hàng hóa cần thiết cho việc ăn, ở, mặc, đi lại và sản xuất của nhân dân" [56, tr. 5]. Đối với kinh tế tư bản dân tộc thì "... hướng dẫn, khuyến khích, giúp đỡ kinh doanh tư nhân của tư sản dân tộc. Tư sản ngoại quốc cũng cần được chiếu cố một cách thích đáng" [3, tr. 54].

Với chủ trương phát triển mọi khả năng của thủ công nghiệp, nên chỉ trong 6 tháng đầu năm 1957, thủ công nghiệp đã chiếm tới 59,8% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc. (Trong khi đó công nghiệp quốc doanh mới chiếm 22,5% và sản lượng công nghiệp tư bản tư doanh mới chiếm 17,7%). Thủ công nghiệp không chỉ sản xuất 63,1% hàng tiêu dùng (so với 18,4% của khu vực quốc doanh và 18,5% của khu vực tư doanh), mà còn sản xuất tới 46,5% tư liệu sản xuất (so với 14,5% của khu vực tư bản tư doanh và 39% của khu vực quốc doanh) [69, tr. 49-53]. Kết quả của chủ trương phát triển thủ công nghiệp rõ ràng đã đóng vai trò rất

quan trọng trong việc tạo ra một khối lượng hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất,

tạo điều kiện cho miền Bắc sớm ổn định để khôi phục, phát triển kinh tế.

Bên cạnh việc phát triển sản xuất thì phát triển văn hóa giáo dục, y tế được Đảng ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Dưới chế độ thực dân phong kiến, 95% dân số nước ta bị thất học. Do đó, việc xóa mù chữ được Đảng ta rất quan tâm và nhanh chóng tiến hành ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên, khi cuộc kháng chiến chống Pháp chưa thắng lợi, thì việc thực hiện nhiệm vụ trên cũng gặp nhiều hạn chế. Theo ước tính, năm 1955 có khoảng 3.400.000 người từ 12 đến 50 tuổi mù chữ. "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" (Hồ Chí Minh), vì vậy, chăm lo phát triển dân trí là yêu cầu vừa có tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của công cuộc xây dựng CNXH. Trước mắt, thanh toán nạn mù chữ và chăm lo sức khỏe ban đầu cho nhân dân là nhiệm vụ cấp thiết. Nhờ đẩy mạnh phong trào xóa mù chữ mà đến năm 1956, đã có 943.000 người thoát nạn mù chữ. Đồng thời số người được bổ túc văn hóa cấp I và cấp II năm 1955 là 124.000 người, năm 1956 là 632.000 người [66, tr. 142-145]. Giáo dục phổ thông được đẩy mạnh và mở rộng với những phương thức khác nhau. Điều đáng lưu ý là Đảng ta vẫn chú trọng, duy trì và phát triển giáo dục dân lập - một loại hình đào tạo đã tồn tại từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Loại trường này được duy trì trong một thời gian để chấn chỉnh từng bước chuyển vào hệ thống quốc lập. Nhờ đó, giáo dục phổ thông đã liên tục phát triển. So sánh niên khóa X (1957 - 1958) với niên khóa 1939 - 1940 cho thấy sự phát triển vượt bậc đó:

- Tổng số trường học từ 4.413 trường lên 5.007 trường.

- Tổng số giáo viên từ 8.365 người lên 23.340 người.

- Tổng số học sinh vỡ lòng từ 82.000 người lên 857.000 người.

- Tổng số học sinh phổ thông từ 417.000 người lên 1.008.800 người

Tổng SL sinh viên đại học tăng nhanh: niên khóa 1939 - 1940, cả nước mới có 582 người thì niên khóa 1957 - 1958 riêng miền Bắc đã có 3.664 người. Tổng số học sinh trung học chuyên nghiệp niên khóa 1955 -

1956 là 2.780 người, niên khóa 1957 - 1958 là 7.783 người [66, tr. 137-194].

Mặt khác, do nhận thức sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước sẽ còn lâu dài và gian khổ, nên ngay từ những ngày đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta đã chăm lo xây dựng lực lượng cho miền Nam. Từ 10.1954 đến 5.1955 nhận vào trường 12.089 học sinh miền Nam tập kết, trong đó, 500 học sinh được đi học tại các nước XHCN [84, tr. 401].

Đồng thời với việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng XHCN và xây dựng đời sống mới, Đảng ta đã kiên quyết đấu tranh chống lại những tư tưởng thù địch với công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, điển hình là nhóm Nhân văn - Giai phẩm. Bọn phản động đã lợi dụng những sai lầm của Đảng ta về cải cách ruộng đất để chống phá cách mạng. Chóng lôi kéo số văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn dùng văn học nghệ thuât để đả kích chế độ, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tích của miền Bắc, kêu gọi quần chúng xuống đường biểu tình đòi lật đổ chế độ XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng. Chóng đã cho xuất bản tập san: "Giai phẩm mùa Xuân" (tháng 1/1956); "Giai phẩm mùa Thu (tháng 8/1956); "Giai phẩm mùa Đông" và tuần báo "Nhân văn" (tháng 9/1956) với những nội dung tư tưởng chống đối trên.

Trước tình hình đó, một mặt, Đảng ta mở cuộc đấu tranh công khai trên báo chí để vạch trần tư tưởng sai trái, phản động của nhóm Nhân văn- Giai phẩm, mặt khác, dùng luật pháp để trừng trị những tên cầm đầu. Cuộc đấu tranh này có tác dụng rất lớn trong việc ổn định đời sống chính trị - xã hội ở miền Bắc.

Chăm lo sức khỏe cho nhân dân được Đảng ta xác định là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng xã hội mới. Trước đây, y tế nước ta ở trong tình trạng lạc hậu. Năm 1939, toàn quốc chỉ có 138 thầy thuốc Việt Nam, tức một thầy thuốc cho 180.000 dân, và có 1442 y tá, tức một y tá cho 10.000 dân. Sau ngày hòa bình lập lại, số thầy thuốc của cả vùng tự do và mới giải phóng cộng lại cũng mới đạt tỷ lệ: 1 bác sĩ cho 22 vạn dân và một y sĩ trung cấp cho 68 nghìn dân [64, tr. 22-24].

Với sự quan tâm đúng đắn, ngành y tế miền Bắc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chỉ riêng năm 1955 đã đào tạo được 5000 cán bộ y tế xã, gần 1.800 hộ sinh viên và 30.000 vệ sinh viên. Năm 1955, số bác sĩ y khoa mới có 115; y sĩ trung cấp: 518; dược sĩ trung, cao cấp: 87; nữ hộ sinh trung cấp: 217; y tá: 3.278 thì năm 1957, con số tương ứng đã là: 149, 1087, 175, 683 và 6641 [66, tr. 155-156]. Sự phát triển của đội ngũ cán bộ y tế, các cơ sở khám chữa bệnh cùng với cuộc vận động xây dựng đời sống mới đã ngăn chặn được những nạn dịch bệnh, sức khỏe của nhân dân được chăm sóc tốt hơn. Những thay đổi đó dù còn nhỏ Bộ nhưng cho thấy sự tiến bộ của miền Bắc so với trước đó, dần dần củng cố niềm tin cho nhân dân về con đường đi lên CNXH

.

1.1.2.3. Cải tạo XHCN các thành phần kinh tế

Chủ trương cải tạo XHCN các thành phần kinh tế là nhằm đưa miền Bắc từ một nền kinh tế chủ yếu dùa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất, tiến lên nền kinh tế XHCN dùa trên sở hữu toàn dân và tập thể, từ nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn XHCN, từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại. Do đó, xét về mặt chiến lược, cải tạo XHCN là nhiệm vụ tất yếu của công cuộc xây dựng CNXH, song nó được tiến hành vào thời điểm nào, bằng n

hững hình thức, biện pháp và bước đi như thế nào, còn phải phụ thuộc vào điểm xuất phát về kinh tế, xã hội và nhận thức của chủ thể lãnh đạo.

Năm 1959, trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi (tại Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I, kỳ họp thứ II), đã thể hiện những quan điểm đúng đắn về đường lối chung tiến lên CNXH ở miền
Bắc: [48, tr. 155-156]

- Miền Bắc nước ta có nền kinh tế lạc hậu, bao gồm nhiều thành phần

với đặc trưng cơ bản là sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất

:

+ Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân.

+ Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.

+ Sở hữu của người lao động riêng lẻ.

+ Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản.

- Xác định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh, đồng thời thừa nhận vai trò của các thành phần kinh tế khác, từ đó có hình thức, biện pháp cải tạo và sử dụng phù hợp.

+ Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện.

+ Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo CNXH bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức khác.

Mặc dầu chưa có kinh nghiệm về xây dựng chế độ kinh tế mới, nhưng nhận thức ban đầu của Đảng về biện pháp, tốc độ cải tạo XHCN đã thể hiện rõ tư tưởng dần dần, từng bước. Trong khi chú trọng phát triển nền kinh tế quốc dân, Đảng ta đề ra phương châm "tích cực và vững chắc", trong công nghiệp hóa đề ra quan điểm "dần dần", trong kế hoạch phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, đối với thợ thủ công và công tư hợp doanh đối với kinh tế tư bản tư doanh đều đề ra quan điểm phát triển "từng bước" [94, tr. 76].

Là một nước nông nghiệp nên cải tạo QHSX trong nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Bởi vì chỉ có cải tạo và phát triển nông nghiệp mới giải quyết được vấn đề lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó, hợp tác hóa nông nghiệp được xác định là khâu chính trong toàn bộ sợi dây chuyền cải tạo XHCN ở miền Bắc.

Ban đầu, tiến trình hợp tác hóa được quán triệt theo phương châm trên, với những hình thức tổ chức từ thấp đến cao: "Tổ đổi công có mầm mèng xã hội chủ nghĩa. Hợp tác xã bậc thấp nửa xã hội chủ nghĩa và hợp tác xã bậc cao hoàn toàn xã hội chủ nghĩa" [6, tr. 57-58]. Ba nguyên tắc đề ra trong quá trình xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Trên thực tế, các tổ đổi công và hợp tác xã bậc thấp đã được xây dựng thí điểm trong kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế (1955 - 1957), với khoảng 102.000 tổ đổi công gồm 21,9% số hộ nông dân và 45 hợp tác xã nông nghiệp với 744 hộ nông dân. Nhưng khi triển khai công cuộc cải tạo XHCN đã chủ quan, nóng vội với tư tưởng chỉ đạo: "Phải hết sức đẩy mạnh đà chuyển biến cách mạng, đưa tốc độ phát triển và cải tạo kinh tế tiến lên nhanh hơn, mạnh hơn". Nếu như vào năm 1957 mới có 45 hợp tác xã với 744 hộ nông dân, thì từ tháng 6 đến 12-1958, số hợp tác xã đã từ 134 lên tới 4.721 hợp tác xã. Đến tháng 4-1959, đã có trên 7.000 hợp tác xã sản

xuất nông nghiệp, chiếm gần 5% hộ nông dân toàn miền Bắc [84, tr. 77-80].


Năm 1960, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp được phát động như một chiến dịch. Cao trào này dẫn đến kết quả: 2.404.800 hộ vào sản xuất trong 40.200 đơn vị hợp tác xã. Tỷ lệ số hộ vào hợp tác xã nông nghiệp lên tới 85,83% [62, tr. 221]. Trong nông nghiệp, ngoài thành phần kinh tế tập thể (tức hợp tác xã) còn có các nông trường quốc doanh. Đây là ngành kinh tế được Nhà nước đầu tư khá lớn, để cùng với hợp tác xã nông nghiệp, giữ vai trò trọng yếu quyết định con đường đi lên sản xuất lớn XHCN trong lĩnh vực nông nghiệp. Tâm lý nóng vội cũng biểu hiện qua việc gia tăng về số lượng các nông trường quốc doanh. Nếu như năm 1957 mới có 16 đơn vị, năm 1958: 41; Năm 1959: 48; thì đến năm 1960 đã lên đến 442 nông trường quốc doanh [84, 103] (kể cả nông trường quân đội).

Đối với thành phần kinh tế tiểu thương, tiểu chủ, phương châm cải tạo ban đầu được đề ra vẫn là tích cực, vững chắc, từng bước, với hình thức từ thấp đến cao theo trình tự: bước đầu xây dựng các tổ cung tiêu sản xuất, tổ sản xuất hợp tác, hợp tác xã cung tiêu sản xuất, hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp rồi lên xí nghiệp hợp tác. Tuy nhiên, trong chỉ đạo thực hiện cũng bộc lé sự chủ quan, nóng vội. Cùng với đà tiến nhanh, tiến mạnh của cao trào hợp tác hóa nông nghiệp, công cuộc hợp tác hóa thủ công nghiệp, tiểu thương được đẩy mạnh và hoàn thành cơ bản vào năm 1960. Tính đến cuối năm 1960, đã có 263.000 thợ thủ công (chiếm 81% tổng số thợ) vào sản xuất tập thể. Số hộ vào hợp tác xã nghề muối ở thời kỳ này là 12.339 (82,6%), và số tiểu thương là 102.000 (45,1%) [62, tr. 222].

Cùng với tiến trình đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp và tiểu thương, công cuộc cải tạo XHCN công thương nghiệp tư bản tư doanh được Đảng xác định là nhiệm vụ cấp bách. Nghị quyết Trung ương 16 (4-1959) nhận định: "Chúng ta phải làm cho mọi người thấy rõ sự cần thiết cấp bách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, thấy rõ ràng việc phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc không thể dung thứ sự tồn tại của kinh doanh tư bản chủ nghĩa" [60, tr. 13-15].

Mặc dù không thừa nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế TBCN, nhưng đối với giai cấp tư sản miền Bắc, Đảng ta vẫn có sự đánh giá khách quan về vai trò của họ: "Giai cấp tư sản dân tộc ở miền Bắc Việt Nam vốn nhỏ bé, hầu hết thuộc loại vừa và nhỏ, số lượng

ít , vốn là bạn đồng minh của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hiện nay nói chung tán thành cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc, tán thành chế độ miền Bắc, có khả năng tiếp thu chủ nghĩa xã hội" [60, tr. 8-13]. Do đó, Đảng quyết định cải tạo hòa bình công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Về biện pháp, quán triệt quan điểm giáo dục, thuyết phục các nhà tư sản dân tộc tự nguyện tham gia vào công cuộc xây dựng CNXH, Đảng đã đề ra chính sách đúng đắn: "Chuộc lại tư liệu sản xuất của người tư sản, chuộc lại và trả dần chứ không phải tịch thu... Sắp xếp công việc cho người tư sản trong xí nghiệp đã cải tạo, để dần dần cải tạo người tư sản thành người lao động" [60, tr. 16].

Với chủ trương, chính sách tương đối phù hợp, công cuộc cải tạo XHCN công thương nghiệp tư bản tư doanh tiến hành thuận lợi. Kết quả, đã cải tạo 783 hộ tư sản công nghiệp (đạt 100%), 826 hộ tư sản thương nghiệp (97,1%); 319 hộ tư sản vận tải cơ giới (99%) [1, tr. 143]. Chính sách không tịch thu mà chỉ chuộc lại tư liệu sản xuất, trả lãi cho tư sản đưa tư liệu sản xuất và vốn vào các xí nghiệp công tư hợp doanh và xí nghiệp hợp tác là chính sách đúng đắn, có hiệu quả. Bản thân nhà tư sản và gia đình họ được sử dụng tùy theo ý thức cải tạo và khả năng đóng góp của họ. Công nhân trở thành người làm chủ trong các xí nghiệp trên các lĩnh vực: tham gia quản lý, giám sát sản xuất, phân phối sản phẩm...

Phương châm cải tạo tích cực và vững chắc, thận trọng, từng bước, từ hình thức thấp đến hình thức cao là phù hợp. Nhưng khi thực hiện đã có nhiều biểu hiện nóng vội, chủ quan. Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thương... diễn ra nhanh nhưng không vững chắc. Các

nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ bị vi phạm ở nhiều nơi.

Trước tình hình này, Đảng ta đã cảnh báo: "Hiện nay có nhiều hợp tác

xã đã làm theo đúng những nguyên tắc đó cho nên nội bộ đoàn kết và công tác phát triển đều. Nhưng cũng có hợp tác xã làm sai, ví dụ: có nơi nông dân chưa tự nguyện vào hợp tác xã liền bị "chụp mũ". Việc bình công chấm

điểm làm không tốt khiến cho xã viên suy bì, tị nạnh với nhau. Trong hợp

tác

xã bậc thấp, chia hoa lợi chưa được thỏa đáng làm cho xã viên thắc mắc.

Quản lý thiếu dân chủ, xã viên không bằng lòng, cán bộ tự tư tự lợi" [6,

tr.

58-

60].

Khuyết điểm cơ bản nhất là chưa nắm vững mục đích của phong trào hợp tác hóa. Đưa những người sản xuất nhỏ cá thể vào làm ăn tập thể chủ yếu nhằm phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống xã viên, tăng thu nhập cho HTX. Từ đó từng bước tăng cường vai trò kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề này rất rõ ràng. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác quản lý HTX sản xuất nông nghiệp năm 1959, Người đã khẳng định: Việc xây dựng HTX cần chú trọng đến chất lượng. Xây dựng HTX nào cần làm cho tốt HTX đó. Theo Hồ Chí Minh, chất lượng của HTX là: làm cho hợp tác xã thu nhập tăng lên, đời sống cải thiện, hăng hái làm ăn, đoàn kết vui vẻ" [49, tr. 23].

Hay nói cách khác, hiệu quả kinh tế của phương thức làm ăn chính là động lực chủ yếu để thuyết phục người làm ăn cá thể vào HTX vì "nếu xã, huyện nào cũng có hợp tác xã mà hợp tác xã không hơn gì hay hơn rất

ít

các tổ đổi công và gia đình làm ăn riêng lẻ thì tốn công tuyên truyền bao nhiêu cũng Ít người muốn vào hợp tác xã" [49, tr. 22].

Theo chúng tôi, những khuyết điểm, hạn chế của phong trào hợp tác hóa đã bộc lé rất sớm. Đông xuân 1958 - 1959 có 20 HTX thuộc 7 tỉnh tan rã, trên 5.500 hộ xã viên xin ra HTX (trong đó có 41,7% số hộ của 37 HTX thí điểm đầu tiên) [28, tr. 17]. Nhiều địa phương tiến hành hợp tác hóa một cách ồ ạt, dồn Ðp nông dân vào hợp tác xã dưới những hình thức khác nhau. Cơ chế quản lý trong các hợp tác xã có nhiều sở hở, nạn tham ô, lãng phí xảy ra nhiều nơi. Do chưa đánh giá đúng tình hình và thiếu những biện pháp chấn chỉnh kịp thời, những khuyết điểm, hạn chế của phong trào hợp tác hóa chậm được khắc phục, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.

Tuy vậy, nền kinh tế của miền Bắc trong thời kỳ này vẫn tiếp tục được hồi phục và phát triển. Đó là kết quả giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải tạo và phát triển. Kế hoạch ba năm 1958 - 1960 nhằm phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa. Yêu cầu phát triển được đưa lên hàng đầu là rất đúng đắn. Nhà nước đã đầu tư về mọi mặt để phát triển kinh tế, trước hết là nông nghiệp. Bình quân mỗi năm, ngành nông nghiệp được đầu tư 57,5 triệu đồng (so với 29,3 triệu đồng bình quân mỗi năm của kế hoạch 3 năm trước). Vốn nhà nước cho hợp tác xã vay dài hạn, được chi nhiều vào xây dựng các công trình thủy nông (tiêu biểu như công trình Bắc - Hưng - Hải), một phần chi cho việc củng cố đê điều. Trong ba năm, toàn miền Bắc đã đào đắp được 256 triệu m3 đất, gấp hơn hai lần khối lượng đào đắp trong 60 năm thời Pháp thuộc.

Phương châm phát triển đi đôi với cải tạo đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Riêng về sản lượng thóc, năm 1959 miền Bắc đã đạt 5.193.000 tấn, so với năm 1939 đã tăng gấp hai lần. Năm 1960 mất mùa nặng, nhưng bình quân sản lượng thóc của kế hoạch ba năm 1958 - 1960

cũng đạt 4.660.000 tấn (so với bình quân của kế hoạch ba năm 1955 - 1957

3.898.000 tấn). Từ năm 1957 đến 1960, tổng sản lượng nông nghiệp bình qu

ân mỗi năm tăng 5,6%. Thủ công nghiệp cũng phát triển khá nhanh. Từ năm

1957 đến 1960, bình quân hàng năm tăng 21,7%, trong đó công nghiệp quốc

doanh bình quân hàng năm tăng 49,6%. Riêng năm 1960, công nghiệp

quốc doanh vượt kế hoạch 12,6% và tăng 32,3% so với năm 1959. Công nghiệp

địa phương phát triển mạnh, năm 1960 tăng gấp 10 lần năm 1957 [65, tr. 104]. Sự phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực ổn định nền kinh tế sau chiến tranh. Trong ngân sách Nhà nước, số thu về công nghiệp ngày càng tăng. Lấy chỉ số năm 1956 là 100 thì năm 1959 là 422. Năm 1955, phần thu về xí nghiệp công nghiệp trong tổng số thu của Nhà nước mới chiếm 6,5%, thì năm 1959 đã tăng lên 52,2%. Nhờ vậy mà nền tài chính được củng cố, cơ cấu nền tài chính đã thay đổi theo hướng tích cực. Nếu năm 1955 số thu của khu vực quốc doanh nép vào ngân sách Nhà nước mới chiếm 14,5% tổng số thu trong nước, thì năm 1959, tỷ trọng đã lên 75% tổng số thu. Phần thuế do nhân dân đóng góp có tỷ trọng ngày càng giảm. Nếu năm 1955 là 72,6% thì năm 1959 chỉ còn 21,4%. Tiền tệ ổn định, thu nhập quốc dân năm 1959 tăng 90% so với năm 1955. Tiền lương thực tế tăng 33%. Thu nhập bình

quân của nông dân năm 1959 tăng khoảng 14,8% so với năm 1957 [84,

tr. 108].

Nhìn chung, việc hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng DTDCND bước đầu đã chuẩn bị những tiền đề để xây dựng CNXH. Cải cách ruộng đất dù có những sai lầm nhưng rõ ràng đã đạt được những thắng lợi cơ bản. Hoàn thành cải cách ruộng đất không chỉ đưa lại ruộng đất cho nông dân, giải phóng họ khỏi sự bóc lột của giai cấp địa chủ, mà còn xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, vật ngáng trở lâu nay trên con đường phát triển của xã hội Việt Nam. Phong trào hợp tác hóa, công cuộc cải tạo XHCN dù có những biểu hiện nóng vội, chủ quan, thiếu vững chắc, nhưng đã làm cho giai cấp công nhân và nông dân trở thành người làm chủ thực sự. Giai cấp bóc lột đã bị thủ tiêu về mặt xã hội, một kết cấu xã hội mới gồm hai giai cấp cơ bản: công nhân - nông dân tập thể và quan hệ sản xuất mới XHCN được xác lập. Đây là những điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân và xây dựng CNXH.

1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở MIỀN BẮC

1.2.1. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về quá độ lên CNXH Bỏ qua chế độ TBCN

Lịch sử xã hội loài người đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển là một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã tuần tự trải qua các hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Một số nước đang xây dựng CNXH - giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, do những đặc điểm lịch sử, xã hội cụ thể quy định, không phải quốc gia nào cũng phải tuần tự trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trên. Đã có những quốc gia, do những điều kiện đặc thù, đã bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong quá trình phát triển của mình. Ví dụ ở một số nước như: Italia, Pháp, Tây Ban Nha, chế độ phong kiến đã bắt đầu hình thành trong lòng chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng ở một số nước như: Đức, Nga..., chế độ phong kiến ra đời không phải từ chế độ chiếm hữu nô lệ. Ở Mỹ, CNTB đã hình thành trong điều kiện xã hội không trải qua chế độ phong kiến.

Như vậy, thực tế lịch sử đã cho thấy rằng, trong lúc có nhiều quốc gia đã phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế - xã hội, thì có một số quốc gia khác lại phát triển theo con đường bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Cả hai hình thức tuần tự hoặc bỏ qua một giai đoạn phát triển nào đó, đều là quá trình lịch sử tự nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan quy định.

Khi nghiên cứu công xã nông thôn Nga, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự đoán về khả năng phát triển không qua giai đoạn TBCN. Hai ông cho rằng bản thân công xã nông thôn Nga

ít

nhiều đã tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng xã hội XHCN, vì vậy, con đường đi lên CNXH của nước Nga không giống như con đường của các nước TBCN, mà sẽ là con đường khác. Trong "Lời tựa" viết cho bản tiếng Nga xuất bản năm 1882 "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", C.Mác - Ph.Ăngghen nhấn mạnh: "Bây giê, thử hỏi công xã nông thôn Nga, cái hình thức đã bị phân giải ấy của chế độ công hữu ruộng đất nguyên thủy, có thể chuyển thẳng sang hình thức cao, cộng sản chủ nghĩa về sở hữu ruộng đất không, hay là trước hết, nó cũng phải trải qua quá trình tan rã như nó đã trải qua trong tiến trình phát triển lịch sử của phương Tây.

Ngày nay, lời giải đáp duy nhất cho câu hỏi ấy là thế này: nếu cách mạng Nga báo hiệu một cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây và nếu cả
hai cuộc cách mạng ấy bổ sung cho nhau thì chế độ ruộng đất công cộng ở Nga hiện nay sẽ có thể là khởi điểm của một sự tiến triển cộng sản chủ nghĩa" [42, tr. 434].

Để làm rõ hơn tư tưởng này, trong tác phẩm "Bàn về vấn đề xã hội ở Nga", Ph.Ăngghen cho rằng để nước Nga và cả "những nước vừa bước vào con đường tư bản chủ nghĩa và vẫn còn có các chế độ thị téc nguyên vẹn hoặc những tàn dư của chế độ thị téc" có thể rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và đi lên được chủ nghĩa cộng sản thì phải có điều kiện tiên quyết cụ thể là: "Nếu ở Tây Âu một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi được thực hiện trước khi có sự tan rã hoàn toàn của chế độ sở hữu công xã ấy" [41, tr. 764]. Ở một trang khác, Ph.Ăngghen viết: "Nhưng một điều kiện tất yếu để làm được việc đó là tấm gương và sự ủng hộ tích cực của phương Tây cho tới nay vẫn còn là tư bản chủ nghĩa. Chỉ khi nào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã bị đánh bại tại quê hương của nó và ở những nước nó đã phát đạt, chỉ khi nào những nước lạc hậu qua tấm gương ấy mà biết được rằng "việc đó đã được tiến hành như thế nào", những lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại, với tư cách là sở hữu công cộng, đã được sử dụng như thế nào để phục vụ toàn thể xã hội, thì những nước lạc hậu ấy mới có thể bước vào con đường phát triển rót ngắn như vậy. Như thế thắng lợi của những nước ấy sẽ được bảo đảm. Và điều đó không chỉ đúng với nước Nga, mà với tất cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa" [43, tr. 632],

Như vậy, ngoài việc nêu lên con đường phát triển lịch sử tự nhiên, C.Mác - Ph.Ăngghen đã dự đoán về con đường phát triển lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN của các nước tiền tư bản với những điều kiện tiên quyết:

- Cách mạng vô sản đã thành công ở những nước TBCN phát triển nhất. Ở đó, phương thức sản xuất TBCN đã lỗi thời phải nhường chỗ cho phương thức sản xuất mới XHCN. Các nước này phải nêu được tấm gương xây dựng xã hội mới, chứ không chỉ dừng lại ở chỗ giành chính quyền về tay giai cấp vô sản.

- Các nước tiền tư bản phải được sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã tiến hành cách mạng vô sản thành công.

- Nhân dân lao động ở các nước tiền tư bản

đã giành được chính quyền.

V.I.Lênin đã có sự bổ sung, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự phát triển lên CNXH không trải qua giai đoạn phát triển TBCN. Năm 1920, ông cho rằng các nước lạc hậu, tiểu nông có thể tiến thẳng lên CNXH không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN. Trong Đại hội II của Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin khẳng định: "Vấn đề đặt ra như thế này: đối với các dân tộc lạc hậu hiện nay đang trên con đường giải phóng và sau chiến tranh đã có một bước tiến bộ, mà khẳng định rằng nền kinh tế quốc dân của những dân tộc đó nhất định phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chúng ta có cho như vậy là đúng hay không? Chúng tôi cho rằng không đúng... Quốc tế cộng sản còn phải xác định và chứng minh trên lý luận cho một nguyên tắc là: Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô-viết, và qua những giai đoạn phát triÓn nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" [35, tr. 295].

Nếu như C.Mác - Ph.Ăngghen cho rằng: con đường phát triển lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN ở các nước lạc hậu chỉ có thể thực hiện, khi con đường lịch sử tự nhiên đã được thực hiện ở các nước tiên tiến nhất, thì theo V.I.Lênin, con đường phát triển không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN, có thể thực hiện mà không nhất thiết là con đường lịch sử - tù nhiên đi lên CNXH đã có nước nào đó trải qua. Quan điểm này của Lênin đã được chứng minh bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của hệ thống XHCN.

Theo V.I.Lênin, "hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa rằng bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội có thể có những hình thức khác nhau, tùy thuộc ở chỗ quan hệ đại tư bản đã chiếm ưu thế hay nền kinh tế nhỏ còn chiếm ưu thế trong nước" [37, tr. 94-95]. Từ đó, ông đưa ra quan điểm về hai hình thức quá độ trực tiếp và gián tiếp lên CNXH. V.I.Lênin cho rằng ở những nước mà CNTB đã phát triển thì có thể quá độ trực tiếp lên CNXH. Còn đối với những nước lạc hậu, chỉ có thể đi lên CNXH bằng quá độ gián tiếp. Ngay cả đối với nước Nga, một nước TBCN phát triển ở trình độ trung bình, Lênin đã chỉ rõ: "Hiện nay trước mắt chóng ta, chủ yếu là những vấn đề kinh tế, và chúng ta cần nhớ rằng bước chuyển sắp tới của chúng ta không thể là bước chuyển trực tiếp sang công cuộc kiến thiết xã hội chủ nghĩa" [38, tr. 258].

Theo V.I.Lênin, ở một nước mà trong đó tuyệt đại đa số dân cư là tiểu nông, chỉ có thể thực hiện cách mạng XHCN bằng các biện pháp quá độ đặc biệt - quá độ gián tiếp, chứ không thể tiến thẳng lên CNXH được. Bước chuyển ấy sẽ rất phức tạp, lâu dài, và "trong trường hợp tốt nhất thì bước quá độ ấy cũng chiếm mất nhiều năm" [34, tr. 119]. Để xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội mới, vấn đề quan trọng nhất là phải phát triển tối đa lực lượng sản xuất. Phương thức đúng đắn để có thể phát triển lực lượng sản xuất ở một nước tiểu nông tiền tư bản bỏ qua CNTB tiến lên CNXH, theo V.I.Lênin, là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của CNTB Nhà nước: "Chỉ có phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước, chỉ có tổ chức một cách chu đáo việc kiểm kê và kiểm soát, chỉ có tổ chức hết sức chặt chẽ và kỷ luật lao động nghiêm ngặt, mới dẫn chúng ta tới chủ nghĩa xã hội" [32, tr. 315].

Theo V.I.Lênin, sự phát triển CNTB dưới chế độ xã hội mới do giai cấp vô sản lãnh đạo chẳng những không đáng sợ mà còn là "có lợi và cần

thiết", là "đáng mong đợi", vì như Người đã khẳng định: "Trao đổi hàng

hóa và tự do buôn bán nhất định sẽ làm xuất hiện những nhà tư bản và những quan hệ tư bản chủ nghĩa. Không việc gì phải sợ điều đó. Nhà nước công

nhân có trong tay đầy đủ phương tiện để cho phép những quan hệ đã - những

quan hệ hiện đang có Ých và cần thiết trong hoàn cảnh sản xuất nhá - phát

triển có chõng mực nhất định và để kiểm soát những quan hệ đó" [37, tr. 331].

Theo Người, chính CNTB Nhà nước sẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, là chỗ để giai cấp công nhân học tập, quản lý một nền sản xuất lớn. V.I.Lênin khẳng định: "Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy, chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên" [37, tr. 276]. Vì vậy mà "phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội" [38, tr. 189].

Như vậy, Mác - Ăngghen - Lênin đã chỉ ra khả năng và cách thức

mà các nước tiền TBCN có thể đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

Nhưng V.I.Lênin cũng đã lưu ý rằng, ở các nước lạc hậu, việc bắt đầu

cuộc cách mạng XHCN thì dễ nhưng việc hoàn thành cuộc cách mạng đó sẽ rất khó khăn. Ở các nước này phải được Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, và phải tập hợp được trí tuệ của toàn dân. Ở các nước càng kém phát triển, thì con đường quá độ gián tiếp càng khó khăn, lâu dài, càng phải trải qua nhiều bước trung gian, quá độ. Ngay ở nước Nga - một nước TBCN có trình độ phát triển trung bình, V.I. Lênin

cho rằng thời kỳ quá độ lên CNXH sẽ rất lâu dài: "Những nhiệm vụ xây dựng

chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một sự cố gắng lao động lâu dài bền bỉ và những

kiến thức thích hợp mà chúng ta còn chưa đủ. Chưa chắc cả thế hệ tương lai

kế

ngay sau chóng ta - thế hệ này phát triển hơn thế hệ chúng ta - đã hoàn

thành xong được bước quá độ hoàn toàn lên chủ nghĩa xã hội" [32, tr. 320-321].

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nhận thức về quá trình phát triển từ cách mạng DTDCND lên CNXH ở Việt Nam. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Đây chính là sự vận dụng quan điểm cách mạng không ngừng của Lênin vào một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công và kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhận thức của Đảng về con đường tiến lên CNXH đã từng bước hình thành và ngày càng được bổ sung, phát triển qua thực tiễn.

Tháng 2-1951, Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ II của Đảng đã chỉ rõ: "Về mục đích trước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện tiến đến chủ nghĩa xã hội" [89, tr. 31]. Đồng thời, Đại hội II của Đảng cũng đã thấy được tính chất khó khăn, lâu dài của bước chuyển từ cách mạng DTDCND lên CNXH: "Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Việt Nam sẽ đưa nước Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội. Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là một con đường đấu tranh lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn" [89, tr. 40].

Trong tác phẩm "Bàn về cách mạng Việt Nam", đồng chí Trường Chinh đã khẳng định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa xã hội với những đặc thù: giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải cách "vừa ôn hòa, vừa bạo lực", không có hiện tượng nổ bùng, không có nội chiến để thủ tiêu chính quyền đã có của nhân dân và sáng lập nên một chính quyền mới" [5, tr. 84].

Đồng thời Đảng cũng xác định giữa hai cuộc cách mạng DTDC và cách mạng XHCN không có bức tường nào ngăn cách. Sau khi hoàn thành cách mạng DTDC, nước ta sẽ tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Điều đáng lưu ý là từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức con đường đi lên CNXH ở nước ta sẽ là quá trình lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn. Đây chính là những tiền đề lý luận cơ bản của con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tính đúng đắn và sự hạn chế của nó được kiểm nghiệm qua thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

1.2.2. Những tiền đề kinh tế, chính trị

Cho đến trước năm 1954, vấn đề xây dựng CNXH ở nước ta chưa đặt ra một cách trực tiếp, song CNXH - với tính chất là một mục tiêu lý tưởng - đã có tác dụng to lớn trong việc động viên quần chúng nhân dân đi theo Đảng, làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 - 1945 và bảo vệ những thành quả của cách mạng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, miền Bắc đi lên CNXH đã trở thành xu thế khách quan. Theo quan điểm cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin thì sự hoàn thành triệt để cách mạng DTDCND có ý nghĩa như là sự mở đầu cách mạng XHCN một cách tất yếu. Nó thể hiện sự nhất quán tuân thủ Cương lĩnh cách mạng được xác định từ khi thành lập Đảng (2-1930) và phù hợp với nguyên vọng của nhân dân lao động nước ta trong suốt quá trình cách mạng.

Từ đó Đảng ta luôn có ý thức đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm từng bước tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta khi có điều kiện.

Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận thức rõ xây dựng CNXH là sự nghiệp không chỉ của giai cấp công - nông mà là sự nghiệp của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi thành phần kinh tế - xã hội đều là lực lượng xây dựng CNXH.

Quán triệt quan điểm trên, Đảng ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm khai thác những tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, từng bước tạo tiền đề xây dựng CNXH. Tháng 8-1955, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua các chính sách lớn để phát triển sản xuất:

- Bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.

- Tù do thuê mướn nhân công, tự do vay mượn.

- Tù do thuê và cho thuê trâu, bò.

- Khôi phục nghề thủ công truyền thống.

- Bảo vệ và khuyến khích người làm ăn khá giả, khen thưởng những

người lao động giỏi trên mọi lĩnh vực, trong mọi thành phần kinh tế, xã hội.

- Phát triển các hình thức đổi công hợp tác tự nguyện cùng nhau phấn đấu tiến theo con đường XHCN

Đây là những chính sách đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá và trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt.

Cơ sở vật chất của CNXH phải được từng bước xây dựng trên nền tảng kinh tế mà trong đó, thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo. Do đó, xác lập kinh tế tập thể trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH là vấn đề vừa có tính lâu dài, vừa có tính cấp thiết. Đối với xã hội miền Bắc lúc bấy giê, việc vận động hàng triệu người sản xuất nhỏ vào làm ăn tập thể có ý nghĩa quan trọng. Tập thể hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu và quá trình lao động cho phép kinh tế HTX (trước hết là chủ yếu là các HTX nông nghiệp) có thể giải quyết những vấn đề mà nếu làm ăn riêng lẻ, người n

ông dân không thể giải quyết được như thủy lợi, xây dựng đê điều, cải tạo đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật mới v.v... Có thể nói rằng, hợp tác hóa là cơ sở cho nền sản xuất lớn, là nền tảng để xóa bỏ sự áp bức, bóc lột, đưa lại ấm no, tù do, bình đẳng cho người lao động.

Sau thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế, cùng với việc thực hiện

hợp tác hóa nông nghiệp, kết quả của chính sách cải tạo XHCN công thương

nghiệp tư bản tư doanh đã làm cho nền kinh tế quốc dân ngày càng phát

triển,

trong đó công nghiệp quốc doanh chiếm 89,9% giá trị sản lượng công

nghiệp, thương nghiệp quốc doanh chiếm 49,5% (tính đến năm 1960) [95, tr. 129]. Việc xác lập và phát triển thành phần kinh tế quốc doạnh đã có tác dụng lãnh đạo rõ rệt trong nền kinh tế quốc dân, hướng các ngành kinh tế phát triển theo kế hoạch. Đồng thời, cùng với thành phần kinh tế tập thể và sự giúp đỡ của phe XHCN, sự phát triển của thành phần kinh tế quốc doanh đã tạo tiền đề kinh tế cho công cuộc xây dựng CNXH.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn ở trong tình trạng lạc hậu, hậu quả chiến tranh còn nặng nề. Phải chăng với điÓm xuất phát thấp kém như vậy, con đường đi lên CNXH của miền Bắc chưa có những tiền đề khách quan cần thiết?

Trong khi nhấn mạnh vai trò quyết định của kinh tế đối với sự ra đời, phát triển của chính trị - xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng khẳng định sự tác động của chính trị đối với kinh tế, sự chi phối của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. V.I.Lênin đã viết: "Nếu như để xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải đạt tới một trình độ văn hóa nhất định (tuy nhiên, chưa ai có thể nói chắc được "trình độ văn hóa" nhất định đó là thế nào, vì trong mỗi nước ở Tây Âu, trình độ đó có khác nhau), thì tại sao chóng ta lại không thể bắt đầu trước hết từ việc giành lấy những điều kiện tiên quyết cho trình độ nhất định đó bằng con đường cách mạng để về sau, nhờ có một chính quyền công nông, nhờ có chế độ xô-viết, mà tiến lên và đuổi kịp những dân tộc khác" [39, tr. 433].

Khi nhận định về tiền đề kinh tế trong sự hình thành CNTB, V.I.L

ênin viết: "vin vào cớ là nền kinh tế nhân dân ở nước ta lạc hậu về kỹ thuật... để đem đối lập... với chủ nghĩa tư bản là hoàn toàn phi lý, bởi vì chủ nghĩa tư bản tồn tại cả khi kỹ thuật còn kém phát triển cũng như khi kỹ thuật đã được phát triển tới cao độ. Mác đã nhiều lần nhấn mạnh trong bộ "Tư bản" rằng tư bản thoạt đầu buộc nền sản xuất mà nó gặp, phải phục tùng nó, và chỉ sau đó, nó mới cải tạo nền sản xuất này về mặt kỹ thuật" [29, tr. 575]. Chính CNTB cũng đã ra đời và phát triển trong trình độ hiệp tác giản đơn và công trường thủ công. Nó chỉ đạt tới trình độ phát triển cao sau hàng mấy trăm năm.

Như vậy, trong khi đặt nặng vai trò của tiền đề kinh tế, lý luận Mác - Lênin đồng thời nhấn mạnh tiền đề chính trị của con đường đi lên CNXH. Với tính độc lập tương đối, tiền đề chính trị có thể tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến nền kinh tế và chi phối chiều hướng đi lên của một chế độ xã hội nhất định. Với đường lối gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Vì vậy, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, với uy tín chính trị của mình, Đảng ta có khả năng động viên những nguồn lực vật chất, tinh thần và trí tuệ của mọi tầng lớp xã hội để từng bước xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH. Để tập hợp, động viên được mọi nguồn lực đó, tổ chức Mặt trận có vai trò rất quan trọng. Chính do phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt (sau này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), chóng ta mới có được thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Giê đây sang thời kỳ mới - miền Bắc đi lên CNXH, kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm trước đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam càng có điều kiện củng cố và mở rộng hơn nữa để thực hiện đầy đủ vai trò chính yếu trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ miền Bắc.

Như vậy, tuy tiền đề kinh tế chưa thật chín muồi cho sự quá độ lên CNXH, song với chính quyền trong tay và bằng những chủ trương, biện pháp đúng đắn, chúng ta có thể giải quyết mối mâu thuẫn giữa tình trạng kinh tế kém phát triển với chế độ chính trị tiên tiến, từ đó thúc đẩy sự ra đời những cơ sở kinh tế của chế độ mới. Mặt khác, những cơ sở kinh tế, kỹ thuật mà chúng ta giành lại từ chế độ cũ, cùng với những kết quả ban đầu trong thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế (1955 - 1957); với sự hợp tác, giúp đỡ của các nước XHCN, là những cơ sở vật chất, kỹ thuật tuy còn

ít

ỏi, nhưng miền Bắc vẫn có thể bỏ qua chế độ TBCN, từng bước xây dựng thành công CNXH.

Tóm lại

, con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở miền Bắc có khả năng thực hiện được. Tất nhiên, khả năng đó trở thành hiện thực đến mức nào còn phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo của Đảng, sự chi phối, tác động của bối cảnh quốc tế và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1954 - 1975.

Đư

a mi

n B

c

ti

ế

n lên CNXH l

à

ch

tr

ươ

ng

đ

úng

đắ

n.

Đ

ó không ch

l

à

s

v

n d

ng sáng t

o quan

đ

i

m cách m

ng không ng

ng c

a ch

ngh

ĩ

a Mác - Lênin m

à

còn nh

m

đ

áp

ng yêu c

u xây d

ng cu

c s

ng

m no

, tù do, h

nh phóc c

a nhân dân mi

n B

c v

à

gi

i phóng mi

n Nam. Trong

nh

ng n

ă

m

đầ

u, ch

tr

ươ

ng

đư

a mi

n B

c ti

ế

n d

n t

ng b

ướ

c v

ng ch

c lên CNXH l

à

ho

à

n to

à

n phù h

p. Nh

ng quan

đ

i

m

đổ

i m

i c

a

Đạ

i h

i

Đả

ng l

n th

VI nh

ư

: không th

ch

quan, nóng v

i,

đố

t cháy giai

đ

o

n, th

a nh

n s

t

n t

i lâu d

à

i c

a n

n kinh t

ế

nhi

u th

à

nh ph

n v.v... b

ướ

c

đầ

u

đ

ã

đượ

c

Đả

ng ta nh

n th

c, ch

đạ

o trong th

i k

khôi ph

c v

à

phát tri

n kinh t

ế

- v

ă

n hóa (1955 - 1957). Nh

ng quan

đ

i

m t

ư

t

ưở

ng ch

đạ

o

đ

úng

đắ

n n

à

y

đ

ã mang l

i k

ế

t qu

quan tr

ng trong vi

c khôi ph

c, phát tri

n kinh t

ế

- v

ă

n hóa, t

o ti

n

đề

chuy

n sang th

i k

xây d

ng CNXH

.

Chương 2

ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TIỄN
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1960 - 1975

)

 

2.1. ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ III XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1.1. Những đặc điểm cơ bản của miền Bắc khi bước vào thời kỳ xây dựng CNXH

Sau khi đã cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng DTDCND, hoàn thành khôi phục kinh tế (1955 - 1957), miền Bắc chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, từng bước tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng CNXH. Đây là sự nghiệp rất khó khăn, mới mẻ không thể có sự chỉ dẫn cụ thể của lý luận Mác - Lênin và kinh nghiệm xây dựng CNXH ở các nước còn rất hạn chế và phiến diện đối với nước ta lúc này.

V.I. Lênin đã từng lưu ý: "Chóng ta không kỳ vọng rằng Mác hay những người theo chủ nghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt cụ thể của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như thế sẽ là phi lý. Chóng ta chỉ biết phương hướng của con đường đó và những lực lượng giai cấp nào dẫn đến con đường đó; còn như về cụ thể và trên thực tế con đường đó ra sao, thì kinh nghiệm của hàng triệu con người sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động" [31, tr. 152-153].

Công cuộc xây dựng xã hội mới của miền Bắc càng khó khăn hơn bởi tính chất triệt để của cách mạng XHCN và những tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến. Tháng 9 năm 1957, trong Diễn văn khai mạc líp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Chúng ta ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đối khó khăn nhất, sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chóng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống thãi quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm" [53, tr. 493].

Trước bước ngoặt quan trọng này, đòi hỏi Đảng lãnh đạo trước hết phải dùa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cụ thể để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp. Về vấn đề này, C. Mác đã viết: Con người làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là

làm theo những điều kiện nhất định, trực tiếp, sẵn có do quá khứ để lại. Điều

đó có nghĩa là, khi tìm kiếm những cách thức giải pháp xây dựng CNXH, Đảng phải căn cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội của miền Bắc, phải xuất phát từ những di sản của quá khứ để hiểu rằng chúng ta bắt đầu từ đâu, sẽ đi lên CNXH bằng những hình thức, bước đi như thế nào cho phù hợp.

Tháng 9 năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng họp ở Hà Nội. Báo

cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đã nêu ba đặc đ

iểm

cơ bản của miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH [14, tr. 52-53]:

- Đặc điểm lớn thứ nhất: "Miền Bắc nước ta là một miền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu dùa trên sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản hết sức kém cỏi và non yếu. Công nghiệp mới phôi thai, nông nghiệp và thủ công nghiệp có tính chất phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Diện tích ruộng đất bình quân tính theo đầu người chỉ có 3 sào Bắc bộ, tức là trên dưới một phần mười hécta, số người thừa sức lao động ở nông thôn miền đồng bằng quá đông. Trình độ văn hóa của nhân dân còn thấp, lực lượng kỹ thuật do chế độ cũ để lại hầu như không có gì, nhất là về cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, trải qua 15 năm chiến tranh, kinh tế miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề. Do đó, năng suất lao động thấp, đời sống của nhân dân còn thiếu thốn về nhiều mặt. Tình hình đó đương nhiên gây nhiều khó khăn cho miÒn Bắc trên con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi miền Bắc phải tiến mau lên chủ nghĩa xã hội, phải tích cực sử dụng những thuận lợi căn bản của mình để khắc phục khó khăn. Những thuận lợi căn bản đó là: sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, khối liên minh công nông vững chắc, chính quyền dân chủ nhân dân mạnh mẽ, khả năng tiềm tàng to lớn của nông nghiệp nhiệt đới, tài nguyên tự nhiên phong phú, nhân dân ta đã trải qua đấu tranh cách mạng lâu năm và có tinh thần lao động cần cù.

- Đặc điểm lớn thứ hai: "Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô đã trở thành một hệ thống thế giới và đã mạnh hơn phe đế quốc chủ nghĩa; quan hệ hợp tác và phân công quốc tế trong phe xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng và phát triển. Đó là một thuận lợi căn bản cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, bảo đảm cho miền Bắc có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, miền Bắc nước ta có nhiệm vụ tích cực góp phần vào việc tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và củng cố hòa bình thế giới.

- Đặc điểm lớn thứ ba: "Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong hoàn cảnh nước ta bị chia làm hai miền. Đế quốc Mỹ đã biến miền Nam thành thuộc địa, đang tích cực dùng miền Nam làm căn cứ để phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chuẩn bị gây chiến tranh xâm lược. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc do đó cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ để mau chóng tạo ra một cuộc sống mới cho nhân dân miền Bắc, làm cho miền Bắc phát huy được đầy đủ tính hơn hẳn của nó so với miền Nam, đồng thời để biến miền Bắc thành cơ sở ngày càng vững chắc cho nhân dân cả nước trong cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, xúc tiến việc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".

Trong ba đặc điểm lớn mà Đại hội III nêu ra, đặc điểm đầu tiên đã khái quát tình hình kinh tế, xã hội miền Bắc. Kinh tế miền Bắc là một nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu với phần lớn dân số sống ở nông thôn: 92,6% năm 1955; 91,7% năm 1957 và 1959 là 90,7% [7, tr. 9]. Lực lượng chủ yếu của nền kinh tế này là nông dân với trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật thấp kém, canh tác theo phương thức sản xuất lạc hậu. Công cụ canh tác thô sơ, thủy lợi kém nên phần lớn đất đai chỉ canh tác được một vụ, năng suất cây trồng thấp.

Cơ cấu nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là ngành nông nghiệp độc canh cây lúa, phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên. Những năm mưa thuận gió hòa may lắm cũng chỉ đủ ăn. Còn những năm gặp thiên tai, tình trạng "chiêm khê mùa thối", đói kém thường xảy ra. Ngành công nghiệp quá nhỏ bé, què quặt. Những cơ sở công nghiệp mà thực dân Pháp buộc phải để lại rất nhỏ bé, lạc hậu, ngoài một số ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến với trình độ kỹ thuật thấp kém. Lực lượng khoa học kỹ thuật rất

ít

ái. Sau năm 1954, cả miền Bắc chỉ có 30 người là kỹ sư và cán bộ kỹ thuật [80, tr. 37]. Trước khi rút khỏi miền Bắc, thực dân Pháp đã phá hoại, tháo dỡ một số nhà máy. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp của tư sản Pháp, tư sản dân tộc đều ngừng hoạt động. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhìn chung mang tính tự cấp tự túc nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi giữa các chu kỳ sản xuất nông nghiệp.

Hậu quả của chiến tranh, những tàn tích của chế độ thuộc địa, phong kiến tồn tại trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng là những cản trở đến sự phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát những đặc điểm cơ bản của miền Bắc khi chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN: "Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Đế quốc Pháp để lại cho ta một nền kinh tế rất nghèo nàn. Trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ chiếm đại bộ phận, kỹ thuật vô cùng lạc hậu. Công nghiệp thì nhỏ Bộ và lẻ tẻ. Nông nghiệp và công nghiệp lại bị tàn phá nặng nề trong mười lăm năm chiến tranh" [54, tr. 13].

Ngoài ra, hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp, những tàn tích của nền sản xuất nhỏ còn ảnh hưởng tiêu cực trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 17-3-1971, đồng chí Lê Duẩn nói: Lịch sử Việt Nam để lại cho chóng ta những cán bộ đầy lòng dũng cảm và đức độ trung thành, nhưng thiếu hiểu biết về kinh tế kỹ thuật, kém năng lực tổ chức và quản lý kinh tế. Lịch sử Việt Nam đã để lại cho chóng ta những người nông dân rất mực yêu nước, dám xả thân vì nợ nước thù nhà, nhưng không thạo tay nghề lao động theo kỹ thuật hiện đại, không quen kỷ luật sản xuất đại công nghiệp. Lề thãi tự do tản mạn, suy nghĩ hẹp hòi, làm ăn tủn mủn của người sản xuất nhỏ vẫn còn đè nặng trên nếp nghĩ và lối sống của những người nông dân đã bước vào ngưỡng cửa của CNXH.

Điều đó có nghĩa là phần lớn những di sản kinh tế, văn hóa, tư tưởng của chế độ thực dân, phong kiến sẽ là vật cản hơn là lực đẩy tích cực cho con đường đi lên CNXH của miền Bắc.

Như vậy, ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận thức đúng điểm xuất phát thấp kém của miền Bắc. Đây chính là cơ sở cho việc đề ra chủ trương, biện pháp và tốc độ xây dựng CNXH phù hợp. Tuy nhiên, khi phân tích những thuận lợi của bối cảnh quốc tế tác động đến công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta đã có những đánh giá không chính xác. Trong thời kỳ này, mặc dù hệ thống XHCN - đứng đầu là Liên Xô - đã đạt được những thành tựu to lớn, song không phải không có những sai lầm, khuyết điểm. Do đó, chúng ta đã chủ quan khi cho rằng hệ thống XHCN "đã mạnh hơn phe đế quốc chủ nghĩa". Mặt khác, sự giúp đỡ của các nước XHCN chỉ có thể giúp miền Bắc đỡ khó khăn và tạo lập một số cơ sở kinh tế - kỹ thuật ban đầu. Tuy rất quý và rất cần thiết nhưng không thể thay thế những nhân tố chủ quan quyết định của miền Bắc trên con đường tiến lên CNXH bá qua chế độ TBCN.

Có thể nói, từ những hạn chế về nhận thức và nhận định trên đã làm hạn chế sự tìm tòi, sáng tạo trong sự tiếp nhận và vận dụng những kinh nghiệm xây dựng CNXH của các nước (chủ yếu là của Liên Xô và Trung Quốc), mà không hẳn đã có tính phổ biến và sát hợp với nước ta nói chung và miền Bắc nói riêng lúc bấy giê.

Miền Bắc xây dựng CNXH trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và đế quốc Mỹ đang có âm mưu phá hoại và xâm lược nước ta. Do đó, công cuộc xây dựng CNXH sẽ càng thêm khó khăn vì miền Bắc còn phải chi viện cho miền Nam và đối phó với khả năng chiến tranh diễn ra trên cả nước. Đảng ta đã nhận thức đúng đặc điểm này, nhưng sẽ là chủ quan, nóng vội nếu vì đặc điểm này mà miền Bắc cần phải xây dựng CNXH với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn.

Qua những đặc điểm cơ bản của miền Bắc được Đảng nêu lên cho thấy, miền Bắc xây dựng CNXH trong một hoàn cảnh đặc thù, chưa có tiền lệ trong lịch sử xây dựng CNXH của thế giới: vừa xây dựng CNXH và chi viện cho cách mạng miền Nam, vừa phải đối phó với âm mưu phá hoại, xâm lược của đế quốc Mỹ. Khó khăn lớn nhất, đồng thời đặc điểm lớn nhất của miền Bắc là: từ một nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến thẳng lên CNXH. Vì vậy, con đường tiến lên CNXH của miền Bắc sẽ rất khó khăn và lâu dài.

2.1.2. Những nội dung cơ bản của đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc

Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản của miền Bắc (theo sự nhận định của Đảng lúc bấy giê), và tham khảo, vận dụng kinh nghiệm của các nước XHCN, Đại hội III của Đảng đã xác định đường lối xây dựng CNXH là: "Bỏ qua giai đoạn TBCN, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sống ấm no hạnh phóc ở miền Bắc, củng cố miền Bắc vững mạnh thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Đại hội nhấn mạnh muốn đạt được mục tiêu ấy, phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hóa

XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng

t

hời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đẩy mạnh cách mạng XHCN về tư tưởng văn hóa và kỹ thuật, biến nước ta thành một nước

XHCN có công nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến" [14, tr. 178-179].

Nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, Đại hội III của Đảng đã xác định cách mạng XHCN là quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt, nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dùa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế XHCN dùa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ nền sản xuất nhỏ tiến lên nền sản xuất lớn XHCN, từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu tiến lên một nền kinh tế cân đối và hiện đại.

Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng đã đề ra những quan điểm lớn về xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, CNH XHCN và đẩy mạnh cuộc cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật. Đồng thời nêu những mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, xây dựng kinh tế và cách mạng tư tưởng văn hóa kỹ thuật, xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, viện trợ và tự lực cánh sinh.

Theo chủ trương đó, công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh sẽ tiếp tục đẩy mạnh, trong đó, cải tạo XHCN đối với nông nghiệp được Đảng ta xác định là khâu trọng tâm. Chủ trương của Đảng về CNH XHCN là nhằm: "Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu

thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông

nghiệp hiện đại" [14, tr. 185].

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đồng thời, nền văn hóa XHCN cũng là mục tiêu cao cả của dân tộc trong công cuộc xây dựng CNXH. Mặt khác, văn hóa có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, xây dựng thế hệ con người mới XHCN giàu lòng yêu nước, yêu CNXH. Với điểm xuất phát còn thấp kém về kinh tế, đời sống vật chất còn khó khăn, những tàn dư, tập quán lạc hậu còn in đậm dấu vết trong đời sống xã hội, thì việc xây dựng một nền văn hóa mới XHCN càng có vai trò to lớn.

Vì vậy, song song với cuộc cách mạng về kinh tế, việc tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật được Đại hội III của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong quá trình đi lên CNXH ở miền Bắc. Mục tiêu của cuộc cách mạng này là "làm cho tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đồng thời, làm cho nhân dân lao động có trình độ văn hóa ngày càng cao, nắm được những hiểu biết cần thiết về khoa học kỹ thuật và áp dụng được những hiểu biết đó vào việc xây dựng một nền văn hóa, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, thiết thực phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN, nâng cao không ngừng đời sống vật chÊt và văn hóa của nhân dân ta" [14, tr. 186].

Để đạt được mục tiêu đó, cuộc cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật cần phải tiến hành song song trên hai mặt. Một mặt, phải đẩy mạnh công tác giáo dục nhằm phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu CNXH, ý chí thống nhất nước nhà. Mặt khác, phải chống lại những biểu hiện của tư tưởng tư sản, những tàn tích của tư tưởng phong kiến và những tư tưởng sai lầm khác.

Những nội dung cơ bản của đường lối xây dựng CNXH do Đại hội III của Đảng đề ra là nhằm xây dựng một nền kinh tế cân đối, tiên tiến, hiện đại; một xã hội công bằng dùa trên cơ sở tập thể hóa tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất. Để thực hiện thắng lợi đường lối đó, phải tiến hành đồng thời các cuộc cách mạng, trong đó, cải tạo XHCN các thành phần kinh tế, xác lập quan hệ sản xuất XHCN và CNH được Đảng ta nhấn mạnh là vấn đề có tính chất quyết định. Trong nhận thức ban đầu của Đảng ta về

vấn đề cải tạo XHCN, đã thể hiện rõ quan niệm đúng đắn về các bước đi dần

dần từ thấp đến cao: "Bước đi của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp nói chung là đi từ tổ đổi công hợp tác xã sản xuất bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao, từ hợp tác xã quy mô nhỏ lên hợp tác xã quy mô lớn...". Đối với vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh thì "thông qua các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, từ bậc thấp như gia công, đặt hàng, kinh tiêu, đại lý... tiến lên bậc cao là xí nghiệp công tư hợp doanh". Ba nguyên tắc của Lênin về hợp tác hóa là tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ được Đảng ta nhấn mạnh là cần phải nắm vững khi tiến hành hợp tác hóa.

Điều đáng ghi nhận là ngay cả khi xác định công cuộc cải tạo XHCN là trọng tâm, thì Đảng ta cũng đã chú ý giải quyết mối quan hệ giữa cải tạo quan hệ sản xuất với việc cải tiÕn kỹ thuật, cải tiến tổ chức lao động nhằm phát triển sức sản xuất [14, tr. 180]. Như trong lĩnh vực nông nghiệp, Bác Hồ đã nhắc nhở: "Đổi công, hợp tác và cải tiến kỹ thuật là hai chân của nông nghiệp; hai chân vững chắc thì nông nghiệp đi nhanh" [49, tr. 26].

Đối với một nước nông nghiệp sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu như miền Bắc, thì CNH XHCN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Phải đẩy mạnh CNH để có thể thay thế kỹ thuật thủ công bằng máy móc trong nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa, tạo ra bước ngoặt trong việc nâng cao năng suất lao động, biến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp tiên tiến. Như vậy, CNH là giai đoạn phát triển mà mọi quốc gia, từ một nền kinh tế nông nghiệp là chính, muốn phát triển đến trình độ cao, đều nhất thiết phải trải qua. Do đó, xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là sự phát triển nhận thức của Đảng ta về con đường xây dựng CNXH ở một nước nông nghiệp lạc hậu.

Tuy nhiên, đường lối xây dựng CNXH của Đại hội III không tránh được những hạn chế, khuyết điểm. Đặc điểm lớn nhất - đồng thời là khó khăn lớn nhất của miền Bắc là từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ đi lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN. Vì vậy, con đường đi lên CNXH của miền Bắc phải qua những bước trung gian, từng bước tạo lập những cơ sở vật chất cho CNXH. Những năm trước 1960 miền Bắc tiến dần từng bước sang thời kỳ quá độ tiến lên CNXH là đúng đắn. Những chủ trương, chính sách mang tính chất trung gian, quá độ như: thừa nhận và khuyến khích sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, coi trọng sản xuất nông nghiệp v.v... đã mang lại những kết quả quan trọng trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi tiến hành cải tạo XHCN các thành phần kinh tế (1958 - 1960), tư tưởng chủ quan, nóng vội đã bắt đầu bộc lé. Với đường lối tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH mà Đại hội III đề ra, có thể nói, đó là mốc đánh dấu sự chuyển đổi nhận thức của Đảng về con đường đi lên CNXH ở miền Bắc: từ tiến dần từng bước sang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.

Lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc là nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ của Đảng ta. Trong thời kỳ này, hệ thống XHCN - đứng đầu là Liên Xô - đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng CNXH. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc là một trong những nhân tố đưa đến thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Song mặt khác, nó cũng ảnh hưởng lớn đến nhận thức lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH của Đảng ta. Từ đầu những năm 1960, nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày càng trở nên cấp bách nên càng đòi hỏi phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN. Sự đồng tình, giúp đỡ của các nước này là rất quý và to lớn nhưng do nhiều nguyên nhân bất đồng về nhận thức, về quan điểm đường lối giữa các nước lớn như Liên Xô và Trung Quốc, ngày càng phát sinh thành mâu thuẫn phức tạp,

ít

nhiều đã tác động tiêu cực đến công cuộc xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Ở Liên Xô, sau khi Lênin mất, Stalin lãnh đạo nhân dân Liên Xô tiến hành CNH XHCN, tập thể hóa nông nghiệp và kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân; hoàn thành về cơ bản việc cải tạo chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và xác lập chế độ công hữu đối với phần lớn những tư liệu sản xuất chủ yếu. Những kinh nghiệm xây dựng CNXH của Liên Xô được nâng lên thành những quy luật phổ biến đối với tất cả các nước đi lên CNXH!

Tháng 11-1957, Hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp ở Mát-xcơ-va đã thông qua văn kiện "Cương lĩnh chung của chúng ta", nêu lên 9 quy luật phổ biến của cách mạng XHCN và xây dựng CNXH. Văn kiện Hội nghị viết: "Hội nghị đã xác nhận sự thống nhất quan điểm của các Đảng cộng sản và công nhân về các vấn đề căn bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội... Quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội dùa trên một loạt
quy luật chủ yếu mà tất cả các nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa đều có.

Những quy luật phổ biến đó là:

1- Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà hạt nhân là Đảng mácxít

- lênin đối với quần chúng lao động trong sự tiến hành cuộc cách mạng vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác, và trong sự kiện lập nền chuyên chính vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác.

2- Sự liên minh của giai cấp công nhân với quần chúng cơ bản trong nhân dân và các tầng lớp lao động khác.

3- Thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và kiến lập chế độ sở hữu công cộng về những tư liệu sản xuất cơ bản.

4- Cải tạo dần dần nền nông nghiệp theo CNXH.

5- Phát triển nền kinh tế nhân dân một cách có kế hoạch.

6- Thực hiện cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, về đào tạo một tầng lớp trí thức đông đảo trung thành với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động, với sự nghiệp XHCN.

7- Xóa bỏ sự áp bức dân tộc và xây dựng sự bình đẳng, hữu nghị anh em giữa các dân tộc.

8- Bảo vệ những thành quả của CNXH, chống sự phá hoại của kẻ thù bên ngoài và bên trong.

9- Đoàn kết của giai cấp công nhân nước này với giai cấp công nhân của tất cả các nước khác, tức là chủ nghĩa quốc tế vô sản [90, tr. 24].

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta họp ngày 4-12-1957 đã nghe đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Hùng báo cáo về Hội nghị 12 Đảng cộng sản các nước XHCN và Hội nghị 64 Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới và ra Nghị quyết nhất trí với Tuyên bố chung của Hội nghị 12 Đảng và Tuyên ngôn hòa bình của 64 Đảng. Nghị quyết viết: "Bản Tuyên bố của 12 Đảng cộng sản và công nhân các nước XHCN tổng kết những kinh nghiệm lớn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên 100 năm nay, nhất là từ 40 năm nay, vạch ra đường lối và nhiệm vô chung cho phong trào cộng sản và công nhân trên toàn thế giới. Bản Tuyên bố đó là cương lĩnh của các Đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước. Đối với Việt Nam, những văn kiện nói trên giúp rất nhiều cho chóng ta vì nó soi sáng hơn nữa con đường cách mạng của Việt Nam" [90, tr. 50].

Đến tháng 11 năm 1960, Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân (gồm 89 đảng) họp ở Mátxcơva cũng đã thông qua văn kiện "Tuyên bố của Hội nghị" về đánh giá tình hình thế giới, đồng thời đề ra

phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của các Đảng Cộng sản và công nhân lúc đó.

Hội nghị đã nhận định:

- Đặc điểm của thời đại chóng ta là hệ thống XHCN thế giới đã trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

- Cuộc tổng khủng hoảng của CNTB đã bước vào một giai đoạn mới.

- Hệ thống XHCN thế giới đã bước vào một giai đoạn phát triển mới. Liên Xô đang thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa trên quy mô lớn. Các nước khác trong phe XHCN đang thực hiện thắng lợi cơ sở của CNXH, còn một số trong đó đã bước vào thời kỳ xây dựng xã hội XHCN trên một trình độ cao [91, tr. 18].

Văn kiện của Hội nghị này đã nhấn mạnh các quy luật kinh tế của CNXH là:

- Triệt để áp dụng quy luật phát triển kinh tế có kế hoạch và cân đối trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của nhân dân.

- Cải tiến không ngừng chế độ phân công quốc tế bằng cách phối hợp các kế hoạch kinh tế quốc dân, chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất trong khuôn khổ hệ thống XHCN trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi và ra sức nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật.

- Nghiên cứu kinh nghiệm tập thể.

- Củng cố sự hợp tác và tương trợ theo tinh thần anh em.

- Trên cơ sở đó khắc phục dần sự chênh lệch đã hình thành trong lịch sử về trình độ phát triển kinh tế [91, tr. 26-27].

Hai văn kiện của Hội nghị quốc tế của các Đảng cộng sản và công nhân đã tác động đến việc hoạch định đường lối chính sách của các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.

Những quy luật nêu trên có nhiều yếu tố đúng đắn:

- sự thiết lập chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ với nền chuyên chính vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo.

- Xóa bỏ chế độ người áp bức bóc lột người, xóa bỏ áp bức dân tộc.

- Tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa.

- Thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ sở hữu công cộng.

- Phát triển nền kinh tế có kế hoạch.

Những kinh nghiệm xây dựng CNXH mà hai Hội nghị quốc tế các Đảng Cộng sản và công nhân đã tổng kết thành cương lĩnh có những sai lầm nhất định trên lĩnh vực quản lý kinh tế. Đó là sự phủ nhận nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường, chỉ thừa nhận chế độ công hữu với hai hình thức kinh tế quốc doanh và tập thể; chỉ thừa nhận việc quản lý kinh tế bằng biện pháp duy nhất là kế hoạch hóa tập trung cao độ từ sản xuất, quản lý điều hành đến phân phối lợi nhuận. Những sai lầm đó dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu động lực, kém hiệu quả, làm cho người lao động không gắn bó với quá trình sản xuất.

Đồng thời, tư tưởng chủ quan nóng vội về xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản Liên Xô đã chi phối hầu hết các nước XHCN.

Năm 1936, Stalin tuyên bố Liên Xô về cơ bản đã xây dựng thành công CNXH! Năm 1939, tại Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Liên Xô, Stalin đã nêu lên những dự kiến và nhiệm vụ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản! Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Liên Xô (1952) đã tuyên bố: hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng Cộng sản Liên Xô là từng bước quá độ từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản. Đến năm 1956, Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX đã thông qua Cương lĩnh xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản!

Tại Đại hội XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô (1961), Khơrútxốp cho rằng: Liên Xô đã chuyển sang thời kỳ xây dựng toàn diện chủ nghĩa cộng sản và đã đưa vào Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Liên Xô, coi đó là "Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa cộng sản một cách cụ thể và đã được luận chứng khoa học", "Tính toán cho thấy trong 20 năm nữa Liên Xô sẽ xây dựng thành công về cơ bản xã hội cộng sản chủ nghĩa" [8, tr. 374-375].

Năm 1958, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện chiến lược "Đại nhảy vọt", hy vọng chỉ trong một vài thập kỷ có thể vượt nước Anh. Đồng thời, các công xã nhân dân được thành lập khắp nơi ở nông thôn. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng bằng công xã nhân dân với phương thức quản lý "một bình hai điều" (phân phối bình quân và tùy tiện điều động tài sản của đội sản xuất và của xã viên để "san bằng giàu nghèo", thực hiện "chủ nghĩa cộng sản"), họ đã tìm được con đường ngắn nhất để có thể "chạy bộ tiến lên chủ nghĩa cộng sản" với tốc độ nhanh! [8, tr. 28].

Nước Cộng hòa nhân dân Triều Tiên thì phát động phong trào "Thiên Lý mã". Đến những năm 60, các nước XHCN Đông Âu cũng tuyên bố kết thúc thời kỳ quá độ!

Do không thấy được tính chất khó khăn, gian khổ, lâu dài của thời kỳ quá độ lên CNXH và chịu sự chi phối bởi đường lối xây dựng CNXH

của Liên Xô, hầu hết các nước XHCN cho rằng có thể nhanh chóng xây dựng

thành công CNXH trong một thời gian nhất định. Những biểu hiện chủ quan

, duy ý chí trên đây

ít

nhiều đã có ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của Đảng và nhân dân ta, cho rằng miền Bắc có thể tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH!

Mặt khác, sự chuyển đổi nhận thức của Đảng từ tiến dần từng bước sang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH còn bắt nguồn từ diễn biến phức tạp của tình hình cách mạng trong nước.

Cho đến trước Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959) của BCH TW Đảng (khóa II) chủ trương dùng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, chủ trương của Đảng ta là thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ, bằng phương pháp hòa bình: thông qua hiệp thương tổng tuyển cử ở hai miền Nam, Bắc theo quy định của Hiệp định Giơnevơ.

Nhưng Mỹ - Diệm đã ráo riết thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Chúng điên cuồng tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam bằng những chiến dịch "tố cộng, diệt cộng", lập Êp chiến lược - một kiểu trại tập trung trá hình. Mặt khác, chúng tung biệt kích, gián điệp ra phá hoại miền Bắc, đòi "lấp sông Bến Hải", hò hét "Bắc tiến", không chịu hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

Tình hình miền Bắc trong thời kỳ này cũng chưa ổn định hoàn toàn. Bọn phản động lợi dụng những sai lầm của Đảng ta trong cải cách ruộng đất để chống phá cách mạng. Chúng lôi kéo số văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, dùng văn học nghệ thuật đả kích chế độ mới ở miền Bắc, hô hào quần chúng biểu tình đòi lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Mặt khác, những hoạt động buôn lậu, đầu cơ tích trữ, trèn thuế, nâng giá... khiến cho kinh tế miền Bắc mất ổn định. Từ đó Đảng ta cho rằng: "Khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát đã trội lên và phát triển khá mạnh" [61, tr. 5-10].

Tóm lại, do nhận thức lý luận của Đảng ta về xây dựng CNXH còn hạn chế, do sự phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước lúc bấy giê, đường lối xây dựng CNXH của Liên Xô, Trung Quốc đã tác động đến chủ trương đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH mà Đại hội III của Đảng đề ra. Với một sự nghiệp to lớn, mới mẻ, không thể có đường lối xây dựng CNXH hoàn toàn đúng đắn ngay từ đầu. Vấn đề là Đảng lãnh đạo phải kịp thời tổng kết thực tiễn, sớm phát hiện và sửa chữa sai lầm để có sự điều chỉnh về chủ trương, biện pháp phù hợp với thực tế đất nước, thúc đẩy công cuộc xây dựng CNXH tiến triển thuận lợi.

2.2. THỰC TIỄN XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC (1960 - 1975)

2.2.1. Giai đoạn 1960 - 1965

Theo nhận thức của Đảng ta lúc bấy giê, sự tồn tại của kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân sẽ làm cho nền kinh tế phát triển lên CNTB; kinh tế XHCN là nền kinh tế thuần nhất với hai thành phần chủ yếu: kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã (HTX). Do đó, việc hạn chế kinh tế cá thể, xóa hẳn kinh tế tư bản tư nhân (mà thực chất là xóa bỏ nền kinh tế nhiều thành phần) được tiếp tục đẩy mạnh, nhằm hoàn thiện QHSX XHCN với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể.

Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), công cuộc xây dựng CNXH được triển khai với quy mô lớn, tốc độ cao trên hai mặt chủ yếu là hoàn thiện QHSX XHCN nhằm mở đường cho sức sản xuất phát triển và CNH XHCN để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, bước đầu nang cao đời sống của nhân dân.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (7/1961) đã xác định nhiệm vụ và phương hướng chung phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là "tích cực củng cố, phát triển hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh làm cơ sở vững chắc để phát triển nông nghiệp.

Kết hợp việc hoàn thiện quan hệ sản xuất mới với việc phát triển sức sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho nông nghiệp; kết hợp chặt chẽ việc phát triển hợp tác hóa với thủy lợi hóa dần dần và cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật, tiến tới một bước cơ giới hóa, nhằm hướng mở rộng diện tích bằng tăng vụ và khai hoang, đồng thời ra sức thực hiện thâm canh tăng năng suất, theo phương châm toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, giải quyết tốt vấn đề lương thực là trọng tâm, đồng thời hết sức coi trọng cây công nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi, mở mang thêm nghề rừng, nghề cá, nghề phụ; sử dụng tốt lao động tập thể là chính

đồng thời tận dụng sức lao động gia đình của xã

viên.

Phát huy thuận lợi của điều kiện nhiệt đới: kết hợp chặt chẽ việc phát triển nông nghiệp ở miền xuôi và ở miền núi, cải thiện đời sống nông dân, phấn đấu sau 5 năm, đưa mức sống của xã viên lên ngang với mức sống của trung nông líp trên hiện nay; thay đổi bộ mặt nông thôn; làm cho nông nghiệp trở thành cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp.

Củng cố công nông liên minh, tăng cường đoàn kết nông thôn, phát huy khí thế cách mạng của nông dân để đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, đưa nông thôn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" [57, tr. 222-223].

Như vậy, Đảng ta đã nhận thức đúng vai trò của nông nghiệp, nhưng làm thế nào để phát triển nền nông nghiệp vẫn còn lạc hậu của miền Bắc thì đấy mới là vấn đề cốt lõi. Theo nhận thức của Đảng lúc bấy giê thì QHSX XHCN sẽ mở đường, thúc đẩy sự phát triển của LLSX và HTH là biện pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp (kể cả tiểu thủ công nghiệp). Vì vậy, chúng ta đã nhanh chóng chuyển hầu hết các tổ đổi công lên HTX nông nghiệp bậc thấp và bậc cao. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã căn bản hoàn thành HTH nông nghiệp, trong đó có 4.346 HTX bậc cao.

Tình hình HTH nông nghiệp miền Bắc từ 1958 - 1960 [10, tr. 18]

 

Đơn vị tính

1958

1959

1960

Sè HTX sản xuất nông nghiệp

HTX

4.823

27.831

40.422

Trong đó

+ HTX bậc cao

HTX

29

1.352

4.346

+ số hộ vào HTX

1.000 hé

126,5

1.243,8

2.404

+ Tỷ lệ hộ vào HTX

%

17,7

45,4

85,4

+ Tỷ lệ đất canh tác đưa vào HTX

%

4,7

41

68,1

Quy mô bình quân 1 HTX

+ Hé

26

45

39

+ Đất canh tác

Ha

17,4

26,3

33,5

Những năm sau đó, phong trào HTH nông nghiệp được đẩy mạnh với tốc độ nhanh chóng, hàng loạt HTX bậc thấp được chuyển lên bậc cao. Năm 1961, toàn miền Bắc có 8.403 HTX bậc cao, chiếm 33,8% tổng số HTX, đến năm 1965 lên tới 18.560 HTX, chiếm tỷ lệ 76,7% trong tổng số hơn 85,8% số hộ tham gia HTX nói chung [10, tr. 22].

Con số hơn 85% số nông hộ vào HTX (năm 1965) chứng tỏ rằng: Về sở hữu, HTX đã chiếm ưu thế ở nông thôn miền Bắc. Tuy nhiên, trong điều kiện chưa có một nền công nghiệp đủ sức trang bị kỹ thuật hiện đại cho nông nghiệp, thì chế độ kinh tế đó chỉ có thể phát huy tính ưu việt của mình trên cơ sở kết hợp chặt chẽ cuộc vận động HTH với thủy lợi hóa và cải tiến kỹ thuật. Hơn nữa, để từng bước xóa bỏ tâm lý sản xuất nhỏ cá thể của người nông dân, đòi hỏi phải có một quá trình dần dần, không chỉ bằng giáo dục tư tưởng, mà chủ yếu bằng hiệu quả kinh tế của lối làm ăn mới. Đây chính là điều mà Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Chúng ta tổ chức hợp

tác xã trước hết là nhằm mục đích nâng cao đời sống của nhân dân" [49,

29]. Vì vậy, song song với việc đẩy mạnh HTH nông nghiệp, Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho các HTX nông nghiệp thông qua các biện pháp giúp đỡ về vật tư, công cụ, máy móc và đào tạo cán bộ. Tổng số vốn đầu tư xây dựng

cơ bản cho nông nghiệp thời kỳ 1961 - 1965 tăng 4,9 lần, điện cấp cho nông

nghiệp tăng 9 lần, máy kéo tiêu chuẩn tăng 11 lần so với thời kỳ 1958 - 1960.

Năm 1965, bình quân 6 HTX có 1 máy bơm nước, 3 HTX có 1 máy tuốt lúa, 10 HTX có 1 máy xay xát. Hệ thống nhà kho, sân phơi được xây

dựng khá kiên cố. Nhìn chung, tốc độ đầu tư cho nông nghiệp (1961 - 1965

) tăng trung bình 10%/năm [10, tr. 22]. Đầu tư lớn nhất của nhà nước là giành cho thuỷ lợi (chiếm 45% - 60% tổng số vốn đầu tư vào nông nghiệp). Khoảng 1.500 công trình thủy lợi loại vừa, 33 công trình thủy lợi loại lớn đã được xây dựng trong thời kỳ này, bảo đảm tưới tiêu cho khoảng 70% - 80% diện tích trồng lúa và hơn 70% diện tích trồng màu [2, tr. 11-13].

Với việc căn bản hoàn thành HTH nông nghiệp, nông thôn miền Bắc đã có sự biến đổi sâu sắc: chế độ người bóc lột người bị xóa bỏ, lao động tập thể đã bước đầu phát huy tác dụng trong việc làm thủy lợi, đường giao thông nông thôn, cải tạo đồng ruộng. Công cuộc HTH nông nghiệp cũng đã đưa đến một kết cấu xã hội mới của nông thôn miền Bắc gồm hai bộ phận chủ yếu: nông dân tập thể chiếm đại đa số và số

ít

là nông dân cá thể. Kết cấu xã hội này là tương đối thuần nhất. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sự ổn định của xã hội miền Bắc.

Mặt khác, với sự đầu tư của Nhà nước, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến trên một số mặt, đời sống của bần nông và trung nông líp dưới đã được cải thiện một bước. Trong những năm 1961 - 1965, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 4,1%. Qua phong trào thâm canh đã xuất hiện những điển hình tiên tiến: năm 1965 có 1 huyện và 125 HTX đạt năng suất cả năm 5 tấn/ha trở lên [82, tr. 21]. Bình quân thời kỳ 1961 - 1965 so với thời kỳ 1958 - 1960, tổng thu trên 1 ha canh tác tăng 43,7%, trên một lao động nông nghiệp tăng gấp hai lần, lương thực bình quân nhân khẩu đạt trên 300 kg/năm [10, tr. 22]. Đến cuối năm 1964, sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu lương thực cho nhân dân.

CNH XHCN được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong công cuộc xây dựng CNXH. Chủ trương CNH XHCN mà Đảng ta đề ra tại Đại hội III đã được cụ thể hóa trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (6/1962) chuyên bàn về nhiệm vụ và phương hướng xây dựng, phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Tại Hội nghị này, Đảng ta nhận định rằng: Công cuộc cải tạo XHCN đối với thủ công nghiệp và công thương nghiệp TBCN đã căn bản hoàn thành, công nghiệp quốc doanh ngày càng phát triển, cơ cấu của công nghiệp đã và đang biến đổi nhanh chóng, năng lực sản xuất đã không ngừng tăng lên. Nhưng do nền kinh tế nước ta vốn quá lạc hậu, thời gian xây dựng và phát triển còn ngắn, nên những tiến bộ và kết quả mới chỉ là bước đầu, nền kinh tế về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, dùa trên lao động thủ công, giữa các ngành kinh tế quốc dân còn mất cân đối nghiêm trọng. Hội nghị đã kiểm điểm lúc đầu Đảng ta chưa nhận thức sâu sắc CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH. Đến khi đề ra nhiệm vụ CNH XHCN, chú trọng sản xuất tư liệu sản xuất thì vẫn chưa nhận thức sâu sắc và toàn diện yêu cầu, nội dung CNH XHCN ở một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, nên ngay từ đầu đã thiếu sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện CNH như điều tra cơ bản, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và công nhân lành nghề, chưa xác định rõ vị trí của các ngành công nghiệp nặng [58, tr. 5-7]. Từ đó Hội nghị đã đề ra chủ trương thực hiện một bước CNH XHCN, xác định rõ mục tiêu của CNH XHCN là đưa miền Bắc từ một nền tiểu sản xuất thủ công lạc hậu dần dần tiến lên một nền đại sản xuất cơ khí hóa.

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng ta cho rằng cần phải thực hiện một bước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, xây dựng một số cơ sở công nghiệp chủ yếu làm nòng cốt đầu tiên cho việc thực hiện CNH XHCN. Hội nghị Trung ương nhấn mạnh: "Phải đẩy mạnh phát triển ngành chế tạo cơ khí, xây dựng và mở rộng một số nhà máy cơ khí, nhà máy nhiệt điện và thủy điện, nhà máy phân đạm, mở rộng và cải tạo các mỏ than, các nhà máy xi năng, phát triển các cơ sở chế biến hải sản, nông lâm sản, xây dựng và cải tạo một số nhà máy dệt và cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng khác. Song song với xây dựng và phát triển công nghiệp trung ương phải phát triển mạnh mẽ công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp" [58, tr. 32].

Thực hiện chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, Nhà nước đã giành một số vốn khá lớn để đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp nặng. Tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp nặng so với tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp tăng nhanh. Trong 3 năm 1961 - 1963, tỷ trọng đó chiếm tới 78,6%. Riêng số vốn đầu tư cho công nghiệp nặng năm 1963 gấp 11 lần so với năm 1955 và gấp 4 lần so với năm 1957. Các ngành công nghiệp nặng chủ yếu như điện lực, cơ khí, hóa chất, khai thác nhiên liệu, khai khoáng, luyện kim... dần dần hình thành.

Ngành điện lực tập trung vốn đầu tư vào việc cải tạo các xí nghiệp và đường dây điện cũ, đồng thời xây dựng các xí nghiệp và đường dây điện mới. Năm 1961 có 33 xí nghiệp điện, năm 1965 có 40 xí nghiệp. Tỷ trọng

vốn đầu tư cho ngành điện lực chiếm khoảng 28% vốn đầu tư cho công nghiệp

nặng. Ngành điện lực có tốc độ phát triển nhanh hơn tốc độ chung của sản

xuất công nghiệp (34,3% so với 189% trong thời kỳ 1961 - 1965) [58, tr. 32].

Nếu ngành điện lực được ưu tiên đi trước một bước thì ngành cơ khí được coi là then chốt của nền công nghiệp miền Bắc. Hơn 6% tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp được giành cho cơ khí. Tốc độ phát triển của ngành mỗi năm tăng lên 40%. Một loạt các nhà máy mới được xây dựng như nhà

máy cơ khí Trung tâm Cẩm Phả, nhà máy cơ khí nông nghiệp Hà Đông,

mở

rộng nhà máy cơ khí Duyên Hải, nhà máy Điện cơ, xây dựng và mở rộng một số nhà máy sửa chữa tàu hỏa, ô tô và phương tiện vận tải đường thủy...

Đến năm 1965, miền Bắc đã có 148 xí nghiệp cơ khí. Giá trị tổng sản lượng toàn ngành cơ khí từ 159 triệu đồng năm 1960 tăng lên 389 triệu đồng năm 1965, trong đó cơ khí chế tạo chiếm khoảng 80%, cơ khí sửa chữa 20%; cơ khí phục vụ sản xuất khoảng 90%, phục vụ tiêu dùng 10% [97, tr. 73].

Nhà nước còn tăng cường vốn đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp khác: khoảng 7% số vốn đầu tư cho công nghiệp được giành cho ngành khai thác than, 10% giành cho ngành hóa chất phân bón, 7,2% giành cho ngành khai thác và chế biến gỗ...

Với phương hướng xây dựng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, nên cùng với quan điểm ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Đảng ta cũng đã quan tâm phát triển công nghiệp nhẹ trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Hơn 27% tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp được giành cho công nghiệp nhẹ. Từ 16 xí nghiệp năm 1955, đến năm 1965 đã có 512 xí nghiệp, trong đó có 100 xí nghiệp quốc doanh trung ương và 412 xí nghiệp địa phương. Giá trị tổng sản lượng mỗi năm tăng bình quân hơn 10%. Công nghiệp quốc doanh trung ương từ 3% tăng lên 56%, công nghiệp quốc doanh địa phương chiếm 13%, thủ công nghiệp khoảng 37% [84, tr. 243].

Mặc dù số lượng chưa nhiều, chất lượng hàng hóa chưa cao, nhưng nhìn chung, những sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp thời kỳ này đã đảm bảo được phần lớn hàng hóa tiêu dùng thông thường của nhân dân.

Phương châm kết hợp phát triển công nghiệp trung ương với phát triển công nghiệp địa phương cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Bên cạnh các xí nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương từng bước được xây dựng ở 32 tỉnh thành của miền Bắc. Sự phát triển của công nghiệp địa phương đã góp phần sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên phân tán và nguồn lao động phong phú của nhân dân, từng bước tạo nên sự phân công lao động mới, tăng cường mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp địa phương đã góp phần đáng kể vào việc cải biến tích cực nền kinh tế như Đảng ta đã đánh giá: giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương năm 1963 đã tăng gấp 4 lần năm 1955, đáp ứng một phần quan trọng về tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, xây dựng và vận tải nông thôn, cung cấp phần lớn hàng tiêu dùng thông thường cho nhân dân và góp một phần đáng kể vào nguồn hàng xuất khẩu [86, 105]. Đến năm 1965, toàn miền Bắc có 927 xí nghiệp quốc doanh địa phương, 2.529 HTX tiểu thủ công nghiệp với 517.548 công nhân và lao động. Công nghiệp địa phương đã sản xuất được 1.290 triệu đồng, chiếm 49% giá trị sản lượng của toàn ngành công nghiệp, bằng 4,77 lần năm 1955 và tăng 50% so với năm 1960. Công nghiệp địa phương đã phục vụ sản xuất 34,6%, phục vụ tiêu dùng 60,8% và phục vụ xuất khẩu 4,6% [97, tr. 74].

CNH XHCN tuy mới thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định. Các ngành công nghiệp cơ bản như điện lực, cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhiên liệu, thực phẩm... đã hình thành. Một số cơ sở công nghiệp mới ra đời như: khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Thủy điện Thác Bà, khu công nghiệp nhẹ Việt Trì... Nhờ đó, sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Tốc độ phát triển công nghiệp trong những năm 1961 - 1965 là 15%. Đến năm 1965, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 9,1 lần so với năm 1955 và tăng 4,3 lần so với năm 1960. Trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, công nghiệp quốc doanh chiếm 66,8%, công tư hợp doanh 6%, tập thể 23,7% và cá thể 3,5%. Công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh năm 1965 so với năm 1955 tăng 24,3 lần và so với năm 1960 tăng 10,2 lần [73, tr. 74-80].

Để xây dựng đất nước, Đảng lãnh đạo cần phát hiện ra những động lực (nhất là những động lực bên trong) và những điều kiện đảm bảo cho những động lực đó trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng CNXH. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện trên hai phương diện: vật chất và tinh thần. Người khẳng định, nhân dân lao động, nòng cốt là công - nông - trí thức là động lực quan trọng và quyết định nhất. Hồ Chí Minh viết: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" [63, tr. 174].

Coi con người là động lực quan trọng nhất, Người thường xuyên quan tâm đến lợi Ých chính đáng, thiết thân của họ và chăm lo bồi dưỡng sức dân. Không chăm lo lợi Ých cho dân và nếu dân không được hưởng lợi Ých thì những lời tốt đẹp về CNXH chỉ là những lời nói suông trống rỗng.

Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện QHSX XHCN và tiến hành CNH, Đảng ta đã cố gắng tạo ra những điều kiện tối thiểu để cải thiện đời sống của nhân dân, trước hết là về văn hóa giáo dục. Bổ túc văn hóa được Đảng ta xác định là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục nhằm tạo cơ sở nâng cao trình độ văn hóa của toàn dân. Học bổ túc văn hóa trở thành phong trào sâu rộng, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp tham gia: năm 1961 có 1.277.000 người; năm 1962 có 837.000; năm 1963 có 598.400; năm 1964 có 603.339 và năm 1965 có 597.137 người [71, tr. 640-641].

Các ngành giáo dục khác cũng phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1965, hầu hết các xã ở đồng bằng, trung du và phần lớn các xã miền núi đã có trường cấp I, cấp II, huyện có trường cấp III. Năm 1965 so với năm 1960, số trường học phổ thông các cấp tăng từ 7.066 lên 10.294 trường, số học sinh phổ thông từ 1.899.600 lên 1.934.900 em. Nếu năm học 1955 - 1956 mới chỉ có hai trường Đại học thì đến năm 1965, miền Bắc đã có 18 trường đại học và cao đẳng với 34.000 sinh viên, 6 vạn học sinh trung cấp chuyên nghiệp [23, tr. 174]. Đồng thời, việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong khu vực nhà nước, số cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ năm 1965 so với năm 1955 tăng gấp 27,8 lần, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng gấp 27,9 lần, số công nhân kỹ thuật gấp 2,5 lần. Trong tổng số công nhân viên chức, cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 2,1%, có trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 7% và công nhân kỹ thuật trong khu vực sản xuất chiếm 34,4% [73, tr. 153].

Ngoài các hình thức đào tạo trong nước, Đảng và Nhà nước còn chú trọng đào tạo ở nước ngoài. Từ năm 1961 đến năm 1965, đã có 10.600 công nhân kỹ thuật được học tập ở các nước XHCN, chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc.

Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ này đã có sự phát triển nhanh chóng và toàn diện về tất cả các mặt: số lượng học sinh và trường học, xóa nạn mù chữ và nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân lao động. Sự tiến bộ về trình độ dân trí đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào CNXH.

Để phát huy nguồn lực của CNXH, từng bước tạo điều kiện cho

nhân

dân được hưởng những thành quả của chế độ mới, vấn đề chăm sóc sức

khỏe cho nhân dân được Đảng ta rất quan tâm. Mạng lưới y tế được xây dựng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ trung ương đến cơ sở. Tính đến năm 1965, 70% số huyện có bệnh viện, 90% số xã ở đồng bằng và 70% số xã ở miền núi có trạm y tế. Số bác sĩ, y sĩ, dược sĩ năm 1965 tăng gấp 5 lần

so với năm 1960 (năm 1965 có 1.525 bác sĩ và 8.043 y sĩ) [95, tr. 196-

197]. Đạo đức mới, nếp sống mới từng bước được xây dựng. Những thành tựu về giáo dục, văn hóa, y tế có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân, thể hiện sự ưu việt của CNXH.

Đến đầu năm 1965, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã đạt được những kết quả quan trọng. Việc tập thể hóa hầu hết tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất đã giải quyết căn bản chế độ người bóc lột người. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi để cải tạo đồng ruộng, xây dựng hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn. Cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung từ sản xuất đến phân phối cho phép miền Bắc có thể huy động đến mức cao nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam và thực hiện tốt các chính sách xã hội thời chiến. Điều này rất quan trọng vì nó góp phần tạo nên sự ổn định về chính trị - xã hội, làm yên lòng người chiến sĩ ở chiến trường. Từ chỗ thiếu thốn, khó khăn thường xuyên, nay miền Bắc về cơ bản đã giải quyết được vấn đề lương thực, đảm bảo phần lớn hàng tiêu dùng thông thường cho nhân dân.

Những thành quả của hệ thống giáo dục, y tế đã làm thay đổi sâu sắc đời sống vật chất, tinh thần của xã hội miền Bắc. Đại bộ phận nhân dân đã thoát nạn mù chữ, dân trí ngày càng được nâng cao. Cuộc cách mạng văn hóa - tư tưởng đã có vai trò quan trọng trong xây dựng con người mới giàu lòng yêu nước, vượt qua khó khăn để xây dựng CNXH và hy sinh cho cách mạng miền Nam. Xã hội miền Bắc từng bước trở thành xã hội của những người lao động bình đẳng. Sự nhất trí về chính trị và tư tưởng trong xã hội ngày càng được củng cố. Nhận định về những thành tựu của CNXH ở miền Bắc trong thời kỳ này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới... Làng xóm ta xưa kia lam lò quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhén nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ

sinh, câu lạc bộ, sân và kho của HTX, nhà mới của xã viên. Đời sống vật chất

ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ" [55, tr. 224-225].

Song từ những năm đầu thập kỷ 60, công cuộc xây dựng CNXH đã bắt đầu bộc lé những hạn chế, khó khăn. Sự sa sút của nền kinh tế biểu hiện trước hết và chủ yếu qua năng suất lúa hàng năm. Mặc dù từ năm 1961 đến năm 1966, bình quân hàng năm vốn đầu tư cho nông nghiệp đạt 651 triệu đồng, tăng 4,9 lần so với thời kỳ 1958 - 1960; tốc độ đầu tư cho nông nghiệp thời kỳ 1960 - 1965 tăng trung bình 10% hàng năm, riêng thủy lợi là 32%... nhưng năng suất lúa vẫn không tăng [10, tr. 150-154].

1960: 18,42 tạ/ha

1961: 13,38 tạ/ha

1962: 18,23 tạ/ha

1963: 17,42 tạ/ha

1964: 18,18 tạ/ha

1965: 18,96 tạ/ha

Năng suất không tăng làm cho sản lượng lương thực giảm sót:

[10, tr. 150-154]

Năm

Tổng SL (triệu tấn)

Thóc bình quân đầu người (kg/người)

Lương thực nhập khẩu
(triệu tấn quy thóc)

Nhập khẩu

Xuất khẩu

1960

4.698,2

259

62

174

1961

5.201,4

269

73

24

1962

5.173,3

260

62

35

1963

5.013,3

236

256

17

1964

5.514,9

247

204

17

1965

5.562,0

249

193

75

Tổng sản lượng hàng năm có tăng, nhưng do tăng người lao động và ngày công lao động trong năm.

HTH nông nghiệp ở miền Bắc đã xuất hiện xu hướng suy thoái: tỷ lệ HTH càng cao, quy mô HTH càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng giảm, thu nhập của xã viên càng thấp. Lòng tin của xã viên với hợp tác xã giảm sút, một số xin ra khỏi hợp tác xã. Nếu như 2 năm 1958 - 1959, ở 13 tỉnh mới có 5.535 hộ xin ra hợp tác xã, ở 7 tỉnh có trên 20 hợp tác xã bị tan rã, thì đến năm 1963, tổng số hộ xã viên xin ra hợp tác xã là 44.659 hộ, chiếm 17% tổng số hộ nông dân trên toàn miền Bắc. Ở vùng đồng bằng và trung du, số hộ xin ra hợp tác xã là 29.629 hộ, chiếm 1,3% tổng số hé. Ở các tỉnh miền núi có 15.030 hộ, chiếm 4,96% số hộ [84, tr. 235]. Đời sống của nông dân bắt đầu gặp khó khăn, trước hết là về lương thực. Năm 1961, mức phân phối lương thực cho xã viên HTX là 24 kg/tháng, giảm xuống còn 14 kg/tháng vào năm 1965 [4, tr. 30]. Tỷ lệ số hộ nông dân thiếu lương thực ở nông thôn như sau: [84, tr. 265]

         

1960: 9,8%

         

1963: 12,7%

         

1964: 15,24%

         

1965: 8,53%

Những nhân tố làm suy yếu và dẫn đến sự tan vỡ của một số HTX bậc cao đã xuất hiện ngay trong quá trình xây dựng. Năng suất lao động bị chững lại và giảm sút, hiệu quả sản xuất thấp, tài sản của HTX bị mất mát do tham ô, lãng phí, quan hệ cung - cầu, tích lũy và tiêu dùng bắt đầu căng thẳng. Nguyên nhân của tình hình này là do:

Thứ nhất

: Nhận thức sai về mối quan hệ giữa mục tiêu với biện pháp. Việc xác lập QHSX mới chỉ là một trong những biện pháp để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người sản xuất. Vì vậy, HTH phải thật

sự xuất phát từ yêu cầu sản xuất và đời sống của người lao động. Đằng này chúng ta lại

xác định HTH là mục tiêu phải hoàn thành càng nhanh càng tốt, không

thấy phát triển kinh tế và cải thiện nâng cao đời sống của xã viên mới là mục tiêu của HTH. Do đó, phong trào diễn ra ồ ạt, chỉ nhằm "hoàn thành cơ bản HTH", vi phạm các nguyên tắc tổ chức HTX, nhất là nguyên tắc tự nguyện.

Thứ hai: Về nguyên tắc, xã viên là người làm chủ những tư liệu sản xuất của HTX. Nhưng vì không có hình thức quản lý phù hợp nên tài sản chung của HTX bị thất thoát, hao hụt nhiều. Quyền làm chủ của xã viên hầu như chỉ là hình thức. Cơ chế đánh giá hiệu quả lao động bằng hình thức "chấm công, bình điểm" mang nặng tính chất bình quân, cào bằng làm cho xã viên không gắn bã với HTX. Họ chỉ làm việc hết giê mà không quan tâm đến hiệu quả kinh tế.

Thứ ba: Quan điểm chỉ đạo công tác cán bộ của HTX không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 16 về Hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng viết: "Trong ban quản trị và ban kiểm soát của hợp tác xã phải bảo đảm tỷ lệ

ít

nhất 2/3 là bần nông và

trung nông líp dưới. Những chức vụ chính như chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng

ban kiểm soát, đội trưởng sản xuất, phụ trách kế toán, nói chung phải là những người tích cực nhất trong bần nông và trung nông líp dưới" [61, tr. 3].

Như vậy, sai lầm về đấu tranh giai cấp trong cải cách ruộng đất trước đây vẫn tái diễn trong việc tổ chức quản lý sản xuất, phát triển kinh tế. Với quan điểm chỉ đạo công tác cán bộ như trên, vô tình chúng ta đã giao quyền quản lý xây dựng, phát triển kinh tế ở nông thôn cho những người nghèo khổ nhất của giai cấp nông dân. Đây là những người có tinh thần cách mạng rất cao, nhưng lại thiếu tri thức và kinh nghiệm của người quản lý xây dựng kinh tế.

Quan điểm này đã quyết định cơ cấu của đội ngũ cán bộ HTX mà đại bộ phận là bần, cố nông. Trong đó có 4,23% mù chữ (có 1,25% chủ nhiệm), 55% chủ nhiệm và 77% kế toán HTX chỉ có trình độ líp 4, cán bộ kỹ thuật rất

ít . Như vậy, cán bộ HTX quá yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và tổ chức sản xuất, như Bác Hồ đã nhắc nhở: "Khuyết điểm phổ biến nhất là nhiều ban quản trị còn yếu, vì cán bộ tiến không kịp với mức độ phát triển của hợp tác xã" [49, tr. 48].

Mặt khác, đường lối CNH thiên về phát triển công nghiệp nặng cũng làm cho đời sống kinh tế - xã hội gặp khó khăn. Mặc dù đường lối của Đảng là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, nhưng trên thực tế, tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp nặng quá lớn. Những cơ sở công nghiệp nặng chiếm rÊt nhiều vốn, thời gian xây dựng kéo dài, chậm phát huy tác dụng (chỉ tính riêng trong 3 năm 1961 - 1963, tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp nặng chiếm tới 78,6% tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp nói chung). Trong lúc đó, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ không được đầu tư tương ứng với chủ trương đề ra.

Trước tình hình khó khăn, trì trệ của nền kinh tế, trong những năm đầu 1960, nhận thức của Đảng về xây dựng CNXH đã bắt đầu có sự tìm tòi, điều chỉnh. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy để tiến lên CNXH, không thể nóng vội mà phải tiến dần

từng bước thận trọng, vững chắc

. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị Ban Chấp

hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa III (6/1962), đồng chí Lê Duẩn đã bổ sung những quan điểm mới về con đường xây dựng CNXH ở nước ta:

- Nhận thức về con đường đi lên CNXH là quá trình từ cạn đến sâu, từ phiến diện đến toàn diện. Do đó, các chủ trương, chính sách của Đảng sẽ được bổ sung dần dần trong quá trình thực hiện.

- Trong quá trình xây dựng CNXH, phải trải qua nhiều bước đi, trong đó bước đi ban đầu là khó khăn nhất. Các nước xuất phát từ những cơ sở đầu tiên khác nhau, nên những bước đi ban đầu là khác nhau.

- Chủ trương CNH của Đảng là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, không thể rập khuôn theo các nước khác. Do đó, cơ cấu và quy mô của công nghiệp nặng phải thích hợp với điều kiện và nhu cầu của nền kinh tế. Trong mỗi ngành của công nghiệp nặng, chỉ xây dựng những gì cần thiết và có thể phát triển.

Để tiến hành CNH đòi hỏi phải có vốn tích lũy. Sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em là rất quan trọng, nhưng dù có to lớn đến đâu cũng không thể thay thế được sự tích lũy bên trong nền kinh tế nước ta. Phải lấy tích lũy trong nước là chủ yếu. Điều kiện căn bản để mở rộng tích lũy là không ngừng nâng cao năng suất lao động [13, tr. 15-26].

Những quan điểm trên đây thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên CNXH ở miền Bắc phải trải qua nhiều bước đi, trong đó bước đi ban đầu là khó khăn nhất. Sự phát hiện, tìm tòi, điều chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng cũng thể hiện rất rõ khi xác định lại cơ cấu, quy mô của công nghiệp nặng và nguồn vốn tích lũy của CNH. Tiếc rằng những quan điểm nay chưa được cụ thể hóa thành những chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội.

Đến Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12/1964),

nhận thức của Đảng về con đường tiến lên CNXH ở miền Bắc tiếp tục có sự bổ sung và phát triển. Nếu như trước đây, việc xác lập QHSX mới là nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng XHCN về kinh tế thì tại Hội nghị này, Đảng ta đã thấy được vai trò then chốt của cách mạng kỹ thuật. Hội nghị khẳng định phải tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng về QHSX, về kỹ thuật và tư tưởng - văn hóa, trong đó cách mạng kỹ thuật là then chốt. Đảng ta nhấn mạnh cách mạng kỹ thuật của nước ta vừa phát triển tuần tự, vừa có thể và cần phải phát triển nhảy vọt để thu hẹp khoảng cách với nền kinh tế thế giới. Đồng thời, phải phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước, trước hết là mở rộng thị trường nông thôn. Hội nghị cho rằng, trong điÒu kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển; sản phẩm xã hội chưa dồi dào, sản xuất chưa đáp ứng kịp nhu cầu, "sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa ở miền Bắc nước ta là một tất yếu khách quan". Những quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Cũng từ sự sa sút của nền kinh tế, Trung ương Đảng đã chấn chỉnh, sửa chữa những sai lầm, hạn chế, trước mắt tập trung vào vấn đề quản lý kinh tế. Ngày 19/02/1963, Bộ Chính trị ra Nghị quyết "Về cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc". Cuộc vận động này có ba yêu cầu lớn:

- Cải tiến quản lý HTX.

- Cải tiến kỹ thuật và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp và HTX sản xuất nông nghiệp.

Cuộc vận động này được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. Ngày 24/07/1963, Đảng ta mở cuộc vận động "Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" trong công nghiệp và thương nghiệp (gọi là "ba xây, ba chống"). Yêu cầu của cuộc vận động là tạo sự chuyển biến cách mạng trên các mặt tư tưởng và tổ

chức, đưa công tác quản lý trong công - thương nghiệp lên một trình độ mới

, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao đời sống nhân dân.

Các cuộc vận động trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng kinh tế, có thể xem là sự tìm tòi đổi mới trong những năm đầu xây dựng CNXH của Đảng. Cùng với các phong trào thi đua yêu nước: "Vì miền Nam ruột thịt", "Đại phong", "Duyên hải", "Thành công"... những cuộc vận động này đã hạn chế những tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của công cuộc xây dựng CNXH.

Tuy nhiên, những tìm tòi trên đây còn mang tính chất điều chỉnh, sửa chữa mà chưa đạt vấn đề thay đổi cơ chế quản lý kinh tế - nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự sa sút của nền kinh tế. Cơ chế quản lý kinh tế với nội dung chủ yếu là kế hoạch hóa tập trung năng tính chất quan liêu, mệnh lệnh làm cho nền kinh tế mất sự năng động. Mặc khác, chúng ta chưa thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: "Phân phối phải theo mức lao động. Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao động

ít

thì được phân phối

ít ... Không nên có tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ cũng công điểm như nhau. Đó là chủ nghĩa bình quân. Phải tránh chủ nghĩa bình quân [49, tr. 48]. Chính phương thức phân phối bình quân cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp đã làm mất động lực kích thích tính chủ động, sáng tạo của người lao động. Hay nói cách khác, cơ chế quản lý kinh tế trên đã vô hình biến người lao động thành những người làm công nhật, chạy theo công điểm mà không

quan tâm đến hiệu quả lao động. Điều đó cho thấy, sau khi đã tập thể

hóa tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất, chúng ta cần và có thể tìm ra được cơ chế quản lý phù hợp. Những tìm tòi nói trên mới chỉ là sự cải tiến trong khuôn khổ mô hình quản lý cò. Do đó không mang đến hiệu quả như mong muốn.

Dù còn nhiều hạn chế, nhưng những kết quả ban đầu mà công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đạt được đã có ý nghĩa to lớn. QHSX mới được xác lập là cơ sở cho chế độ chính trị ở miền Bắc ổn định, trật tự an ninh xã hội được giữ vững. Kinh tế đã có sự phát triển nhất định, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Văn hóa giáo dục và y tế phát triển mạnh mẽ, thể hiện tính ưu việt của CNXH. Đây chính là những nền tảng quan trọng ban đầu, giúp cho miền Bắc ngày càng vững mạnh trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước mở rộng trên cả hai miền Nam - Bắc.

2.2.2. Giai đoạn 1965 - 1975

Tháng 02/1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh này là nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc; ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, làm lung lay quyết tâm đánh Mỹ của nhân dân ta. Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: liệu chúng ta có thể tiếp tục xây dựng CNXH hay phải dừng lại để tập trung đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ?

Để chiến thắng giặc Mỹ, đòi hỏi dân tộc ta phải có sức mạnh tổng hợp và toàn diện, đánh Mỹ trên mọi lĩnh vực và trên cả hai miền Nam, Bắc. Do đó, tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc vừa nhằm tăng thêm khả năng tự bảo vệ của miền Bắc, vừa để tăng cường chi viện cho miền Nam với

quyết tâm "Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm

lược".

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 11 (03/1965) và lần thứ 12 (12/1965) quyết định miền Bắc tiếp tục xây dựng CNXH, nhưng phải chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với thời chiến.

Về kinh tế, mục tiêu chuyển hướng nhằm xây dựng phát triển kinh tế phù hợp với tình hình địch tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, bảo đảm yêu cầu chiến đấu bảo vệ miền Bắc và tăng cường chi viện cho miền Nam. Đồng thời vẫn phải phù hợp với phương hướng lâu dài của sự nghiệp xây dựng CNXH.

Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng đề ra biện pháp tích cực đẩy mạnh

phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ở trung du và miền nói.

Phát

triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp, chú trọng xây dựng những

xí nghiệp vừa và nhỏ, điều chỉnh lại các chỉ tiêu xây dựng cơ bản và danh mục các công trình đang xây dựng hoặc định xây dựng. Xây dựng và phát triển kinh tế theo từng vùng chiến lược, làm cho mỗi vùng có khả năng giải quyết phần lớn các nhu cầu thiết yếu về đời sống, sản xuất và chiến đấu.

Như vậy, thực chất của chuyển hướng kinh tế là tiếp tục xây dựng và phát triển sản xuất trong điều kiện có chiến tranh phá hoại, mà trọng tâm là chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp và kinh tế địa phương.

Từ năm 1965 - 1975, hai lần đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại (1965 - 1968 và 1972), miền Bắc phải bốn lần chuyển hướng kinh tế và công cuộc xây dựng CNXH phải trải qua những khó khăn gay gắt: từ xây dựng trên quy mô lớn phải chuyển sang phân tán, sau đó chuyển sang khôi phục kinh tế rồi lại phân tán, cuối cùng chuyển sang khôi phục sau chiến tranh. Trong thời gian này, dù có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, nhưng trên đại thể, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc vẫn tiếp tục được tiến hành theo đường lối của Đại hội III: Hoàn thiện QHSX mới, CNH XHCN và phát triển văn hóa giáo dục y tế.

Phong trào HTH nông nghiệp vẫn tiếp tục được đẩy mạnh [tr. 77, 196].

Năm

Hộ xã viên so với Tổng SL
hộ nông dân lao động (%)

Tỷ lệ HTX bậc cao
trong tổng số HTX (%)

1964

84,7

43,3

1965

90,1

60,1

1966

92,7

69,7

1967

94,1

75,9

1968

94,8

80,5

Đến năm 1975, số hộ nôn­g dân vào HTX là 95%, vào HTX bậc cao là 96,4% [82, 32].

Để tập trung phát triển nông nghiệp theo nội dung chuyển hướng kinh tế, Nhà nước đã tăng cường đầu tư vốn và kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp. Thủy lợi được đặc biệt chú trọng: "đầu tư cho thủy lợi thời kỳ
1966 - 1971 bằng 4,04 lần, thời kỳ 1972 - 1975 bằng 6,06 lần so với thời kỳ 1955 - 1957" [97, tr. 102]. Điện, máy móc phục vụ sản xuất được tăng cường. So với năm 1960, năm 1975 điện tăng 35 lần, các loại máy móc như máy kéo, máy bơm nước... tăng từ 24 đến 37 lần. Nhờ vậy, năng suất cây trồng và sản lượng lương thực có phần tăng lên. Năm 1974, năng suất lúa bình quân một vụ đạt 24,18 tạ/ha, cao nhất so với trước. Sản lượng lương thực (quy thóc) đạt 6,3 triệu tấn, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhiều tỉnh, huyện đạt năng suất 5 tấn/ha và 2 con lợn/ha trong một năm. Một số HTX đạt 8 tấn thóc trở lên trên 1 ha ruộng 2 vụ như: HTX Tân Phong (Thái Bình) đạt 9.900 kg/ha (1968). HTX Mỗ Lao (Hà Tây) đạt 8.594 kg/ha (1968), HTX Mỹ Xá (Hải Hưng) đạt 8.583 kg/ha (1967), HTX Đông Xuân (Thái Bình) đạt 8.561 kg/ha (1967)... [75, tr. 94]. Sản lượng lương thực hàng năm từ 1965 - 1975 được duy trì ở mức trên 5 triệu tấn.

Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng về chuyển hướng kinh tế, bảo vệ và phát triển sản xuất, nên trong khói lửa chiến tranh phá hoại, sản xuất công nghiệp không những được giữ vững mà còn có sự phát triển nhất định. Năm 1975, số xí nghiệp công nghiệp miền Bắc tăng 32% so với năm 1960. 7 khu công nghiệp với trên 700 xí nghiệp các ngành then chốt được hình thành [95, tr. 623]. "Ngành công nghiệp đã sản xuất được trên 4.000 triệu đồng, tăng 77% so với năm 1965 và chiếm 55% tổng sản lượng công nghiệp - nông nghiệp (năm 1965: 45%), 41,5% tổng sản phẩm xã hội, 28% thu nhập quốc dân và 91,5% giá trị hàng xuất khẩu" [67]. Công nghiệp địa phương tăng nhanh về vốn đầu tư và giá trị sản lượng. Điều đáng lưu ý ở đây là: sự phát triển của công nghiệp địa phương không chỉ nói lên sự đúng đắn của chủ trương chuyển hướng kinh tế, mà còn thể hiện tính hơn hẳn của những xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với trình độ quản lý kinh tế. Đến năm 1975, công nghiệp địa phương đã sản xuất được 2.229 triệu đồng giá trị tổng sản lượng, tăng 92% so với năm 1965 và chiếm 54% giá trị toàn ngành công nghiệp (trong lúc tỷ trọng vốn đầu tư của công nghiệp địa phương trong công nghiệp chỉ chiếm 20% vào năm 1975) [97, tr. 78].

Giao thông vận tải tuy bị đánh phá ác liệt song vẫn bảo đảm được yêu cầu sản xuất, chiến đấu ở miền Bắc và chi viện chiến trường miền Nam nhờ tăng cường vận tải đường bộ, đường sông. Đến năm 1975, sau khi khôi phục và phát triển, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển đã tăng lên hai lần so với trước chiến tranh.

Chiến tranh đã tàn phá nặng nề những cơ sở vật chất kỹ thuật của miền Bắc. Nền công nghiệp còn nhỏ Bộ nhưng đã phải chịu sự thiệt hại nặng nề: 345 nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và địa phương bị đánh phá. Những khu công nghiệp ở Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh... gần như bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng công cuộc CNH XHCN ở miền Bắc cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Bước đầu đã hình thành một cơ cấu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng từng bước được khôi phục và phát triển. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được hình thành và phát triển trong quá trình CNH, là vốn quý không chỉ riêng của miền Bắc, mà còn thực sự phát huy tác dụng trong công cuộc xây dựng CNXH trên cả nước sau này.

Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và y tế, miền Bắc đã đạt những kết quả đáng khâm phục. Năm học 1974 - 1975 có 6.630.900 người đi học, so với số dân miền Bắc lúc ấy là 21.700.000 người, thì hơn 3 người có 1 người đi học. Tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường. Đội ngũ công nhân kỹ thuật, cán bộ khoa học - kỹ thuật tăng lên khá nhanh. Về đào tạo, đến năm 1975 ở miền Bắc đã có 59 trường đại học và cao đẳng, 95 cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ với 166.186 người có trình độ đại học và cao đẳng, 174 người có trình độ trên đại học. So với năm 1960, đội ngũ công nhân kỹ thuật tăng 5,5 lần [78, tr. 73]. Ngành y tế đã có những tiến bộ trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Năm 1974 có 5.513 bác sĩ (năm 1965: 1.525 bác sĩ), 21.035 y sĩ (năm 1965: 8.043 y sĩ), 43.499 y tá (năm 1965: 38.928 y tá). Tính bình quân một vạn dân có 11,7 bác sĩ và y sĩ (năm 1965: 5,2 bác sĩ và y sĩ) [95, tr. 624].

Trong thời kỳ 1965 - 1975, miền Bắc vừa tiếp tục xây dựng CNXH, vừa đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại mang tính hủy diệt của đế quốc Mỹ. Do có chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế kịp thời và phù hợp với thời chiến, tranh thủ khôi phục, phát triển kinh tế ngay sau khi đế quốc Mỹ phải tạm ngừng đánh phá miền Bắc, công cuộc xây dựng CNXH lại được đẩy mạnh. Kinh tế - xã hội tuy có nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, ý chí, lòng dũng cảm và sự hy sinh của toàn dân, miền Bắc đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong thời chiến, tiếp tục chi viện sức người, sức của ngày càng lớn để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc vẫn chậm được khắc phục, thậm chí có phần gay gắt hơn.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, so sánh năm 1975 với năm 1966 thấy rằng các chỉ tiêu sản xuất đều giảm sút: diện tích gieo trồng cây

lương thực giảm 17,2 vạn ha (5,6%), riêng lúa giảm 8%, sản lượng lương thực

quy thóc giảm 18,2 vạn tấn (3,4%)... Do đó, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn

,

nhÊt là cung cầu lương thực, sản xuất không đủ tiêu dùng. Nhà nước phải nhập

khẩu lương thực ngày càng nhiều: năm 1966: 388 nghìn tấn (quy gạo); năm 1970: 1.062 nghìn tấn và năm 1974: 1.544 nghìn tấn. Bình quân lương thực

đầu người giảm từ 304 kg năm 1965 xuống 242 kg năm 1975 [10, tr. 23-24].

Sự giảm sút này do nhiều nguyên nhân. Chiến tranh và thời tiết không thuận lợi đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Song nguyên nhân sâu xa chính là do cơ chế, chính sách chậm được cải tiến. Tài sản XHCN không có người làm chủ thật sự, không có sự kiểm tra chặt chẽ nên bị mất mát do tham ô, lãng phí khá phổ biến. Điều tra 967 HTX trong 10 năm từ 1965 - 1975, thì 19,56% vốn của HTX và 31,26% tài sản cố định bị mất, từ 60% đến 90% máy móc bị hư hỏng. Việc xây dựng nhiÒu cơ sở vật chất kỹ thuật không tính đến hiệu quả, làm tăng chi phí sản xuất từ 29,9% thời kỳ 1961 - 1967, tăng lên 48,11% năm 1975, riêng chăn nuôi tập thể 84,19%. Năm 1975, điều tra 1.054 HTX thì thấy tỷ lệ hao hụt thóc giống của HTX là 18%, thóc chăn nuôi là 35% [10, tr. 23-24] .

Quan hệ phân phối trong nền kinh tế quốc dân nói chung, và trong các HTX sản xuất nông nghiệp nói riêng mang nặng tính bình quân, lương thực phân phối theo định suất, định lượng làm cho người lao động không

gắn bó với lao động tập thể. Lợi Ých của người lao động giảm xuống khiến

cho họ lao động cầm chõng trong kinh tế tập thể hoặc xin ra khái HTX. Hậu quả tất yếu là nhiều HTX bị vỡ. Nếu năm 1965 toàn miền Bắc có 5.400 HTX kém nát, chiếm tỷ lệ 18% thì đến năm 1973 đã có 1.098 HTX tan rã [82, tr. 31].

CNH XHCN ở miền Bắc (1960 - 1975) cũng không đạt được mục tiêu đề ra, không cải biến được nền kinh tế quốc dân theo hướng hiện đại. Điều minh chứng là sau hơn 20 năm tiến hành CNH, cơ sở nền kinh tế vẫn là nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ dùa trên lao động thủ công là chủ yếu. Nguyên nhân trực tiếp là do sự chi phối của chiến tranh. Công cuộc xây dựng CNXH và CNH nói riêng đòi hỏi phải có môi trường hòa bình, ổn định. Hoàn cảnh cả nước có chiến tranh đã không cho phép miền Bắc tiến hành CNH một cách bình thường. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã tàn phá nặng nề nền công nghiệp miền Bắc. Việc phân tán các nhà máy, xí nghiệp trong chiến tranh phá hoại ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất công nghiệp. Hàng triệu thanh niên ưu tó của miền Bắc đã nhập ngò, chiến đấu trên khắp các chiến trường để giải phóng miền Nam và bảo vệ miền Bắc. Hệ quả tất yếu là CNH ở miền Bắc đã thiếu nguồn lực sung sức nhất - lao động trẻ có tri thức.

Nguyên nhân sâu xa là do những sai lầm, khuyết điểm của đường lối CNH chậm được khắc phục. Miền Bắc tiến hành CNH trong điều kiện một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, hậu quả chiến tranh còn nặng nề. Để tiến hành CNH trước hết phải có nguồn tích lũy vốn từ nền kinh tế quốc dân và sự đầu tư, giúp đỡ từ bên ngoài. Khó khăn lớn nhất trong vấn đề tích lũy vốn của miền Bắc là tình trạng sản xuất nhỏ, thu nhập quốc dân chưa đủ tiêu dùng, xuất không đủ nhập. Một phần lớn nguồn viện trợ và thu nhập quốc dân phải dành cho ngân sách quốc phòng, chi viện cho cách mạng miền Nam. Do đó, đường lối CNH thiên về ưu tiên phát triển công nghiệp nặng không phù hợp với khả năng và yêu cầu của nền kinh tế.

Từ những tiêu cực, trì trệ trong nền kinh tế, Trung ương Đảng và một số Đảng bộ địa phương đã có những trăn trở, tìm tòi những biện pháp và cách làm có hiệu quả. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ lâu đã tồn tại một tình trạng là: mảnh đất 5% của hộ xã viên thì năng suất cao, hiệu quả lớn và có khi là thu nhập chính của họ, còn ruộng đất của tập thể HTX thì năng suất, hiệu quả thấp. Hình thức khoán xuất hiện được xem như là biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. Trong quản lý HTX và xí nghiệp đã hình thành cơ chế khoán việc cho người lao động. Năm 1962 xuất hiện khoán hộ ở Hải Phòng. Trong những năm 1966 - 1967, cơ chế khoán được Tỉnh ủy và nhân dân Vĩnh Phóc áp dụng với hình thức khoán sản phẩm cho các hộ xã viên, giao ruộng đất cho các hộ chủ động sản xuất, nép mức khoán sản phẩm cho hợp tác xã, số vượt mức khoán xã viên tự do sử dụng hoặc trao đổi. Kết quả là năng suất lúa ở Vĩnh Phóc đã tăng lên so với trước. Dù rằng khoán hộ ở Vĩnh Phóc lúc đó không được chấp nhận song nó là tín hiệu dự báo một hướng đi mới, nhằm khắc phục sự yếu kém của HTX nông nghiệp, nhất là cơ chế quản lý.

Miền Bắc đi lên CNXH từ một nÒn nông nghiệp sản xuất nhỏ, phân tán và lạc hậu. Vì vậy, yêu cầu tất yếu là phải từng bước xây dựng nền sản xuất lớn. Khái niệm và nội dung nền sản xuất lớn XHCN mà Đảng ta nêu ra là sự phát triển nhận thức về con đường xây dựng CNXH. Đảng ta cho rằng xây dựng nền sản xuất lớn XHCN ở nước ta không phải chỉ là xây dựng một số xí nghiệp lớn của ngành này hay ngành khác trong nền kinh tế, mà là cải biến toàn bộ nền sản xuất và cơ cấu kinh tế quốc dân; là kết hợp cải tạo sản xuất nhỏ với kỹ thuật lạc hậu, xây dựng mới những cơ sở sản xuất lớn kỹ thuật cao, dùa vào kết quả cải tạo sản xuất nhỏ mà xây dựng sản xuất lớn, và ngược lại, dùng sức mạnh của những cơ sở sản xuất lớn để nhanh chóng cải biến sản xuất nhỏ, đưa sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn XHCN. Muốn xây dựng nền sản xuất lớn cần phải có một khối lượng tư liệu sản xuất và nguồn vốn nhất định. Ở nước ta, để có nguồn vốn tích lũy ban đầu, chủ yếu phải bằng cách phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và thực hành tiết kiệm [12, tr. 92-93].

Sau một thời gian xây dựng CNXH, Đảng ta đã dần dần nhận thấy không thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH theo chủ trương của Đại hội III. Từ nhận thức rõ hơn lý luận về thời kỳ quá độ, từ thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta cho rằng: thời kỳ quá độ nhất thiết phải trải qua nhiều chặng, nhiều bước đi nhất định và miền Bắc đang ở bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ. Nếu Đại hội III chủ trương phát triển đồng thời công nghiệp nặng, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ thì đến Hội nghị Trung ương 19 (1/1971) đã có sự điều chỉnh: "Trong bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và trong hoàn cảnh kháng chiến, phương hướng phát triển kinh tế phải thể hiện đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ... kết hợp chặt chẽ việc phát triển công nghiệp nặng với nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đảng nhấn mạnh: phát triển các ngành công nghiệp nặng chủ chốt phục vụ thiết thực cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng. Như vậy, Đảng ta ngày càng xác định rõ hơn vai trò của kinh tế nông nghiệp trong bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc. Quan điểm đúng đắn này vẫn còn giữ nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay, như Đại hội VIII khẳng định: CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và những năm về sau phải tập trung vào nông nghiệp, nông thôn.

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Trung ương (4/1972) đánh dấu sự phát triển nhận thức của Đảng về cơ chế quản lý kinh tế. Tại Hội nghị này, Đảng ta đã giành phần lớn thời gian để bàn về công tác quản lý kinh tế. Hội nghị nhận định vấn đề quản lý kinh tế từ lâu vẫn còn nhiều yếu kém. Do đó, tăng cường và cải tiến quản lý kinh tế là nhiệm vụ cấp bách. Đảng ta đã xác định phương hướng cơ bản để cải tiến quản lý kinh tế là: xóa bá quản lý hành chính tập trung, bao cấp, chuyển sang phương thức kinh doanh XHCN, khắc phục cách tổ chức quản lý thủ công, phân tán theo lối sản xuất nhỏ...

Để thực hiện chủ trương trên, Đảng ta đề ra một số biện pháp chủ yếu:

- Xây dựng và thực hiện định mức lao động. Điều chỉnh lao động theo hướng giảm lao động gián tiếp, tăng lao động trực tiếp.

- Thực hiện phân phối theo lao động là chính, kết hợp với trả lương theo sản phẩm, theo giê trong các xí nghiệp công nghiệp. Thực hiện khoán một số công đoạn trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Ngăn ngừa và khắc phục tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, thái độ cửa quyền... trong khu vực kinh tế Nhà nước, nhất là trong thương nghiệp quốc doanh.

Năm 1970, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng, đồng chí Lê Duẩn - Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đã viết tác phẩm "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới". Trong tác phẩm này, đồng chí Lê Duẩn đã trình bày luận điểm "đường lối phát triển kinh tế trong bước đi ban đầu". Điểm mới ở đây là đã bắt đầu có sự phân đoạn về xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong bước đi ban đầu, CNH XHCN - mấu chốt là xây dựng một hệ thống công nghiệp nặng vẫn được xem là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ. Nhưng muốn xây dựng công nghiệp nặng, nhất thiết phải có những điều kiện tiên quyết do chính nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tạo ra. đó là sức lao động, là hàng tiêu dùng, là vốn tích lũy ban đầu, là thị trường... Do đó, mỗi bước phát triển của công nghiệp nặng đều phải nhằm phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế trung ương và phát triển kinh tế địa phương được xác định là nội dung chính của đường lối phát triển kinh tế trong bước đi ban đầu, là vấn đề có tính quy luật của sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Trước những khó khăn của đời sống xã hội, bước đầu Đảng ta đã nhận thấy vai trò của cơ chế thị trường: "... nhiều nhu cầu của đời sống, xây dựng, nhất là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày muôn hình muôn vẻ, Nhà nước ta chưa thể thỏa mãn hết. Điều đó đòi hỏi Nhà nước ta trong khi lãnh đạo kinh tế, phải khéo léo kết hợp kế hoạch với thị trường... chủ động lợi dụng những quan hệ thị trường" [12, tr. 126-127] .

Những tìm tòi trên đây thể hiện sự trăn trở của Đảng nhằm tìm ra hình thức, bước đi, tốc độ và biện pháp xây dựng CNXH phù hợp với hoàn cảnh của miền Bắc. Tất nhiên không phải mọi sự tìm tòi đều đưa lại kết quả như mong muốn, nhưng phần nào đã thể hiện sự độc lập, tự chủ của Đảng về con đường tiến lên CNXH ở miền Bắc.

Quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc 1965 - 1975 dù còn những hạn chế khuyết điểm, song đã đạt được những kết quả quan trọng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, giá trị tài sản cố định năm 1975 của các ngành sản xuất vật chất đã gấp 5,1 lần năm 1960, trong đó công nghiệp gấp 4,8 lần; xây dựng gấp 16 lần; nông lâm nghiệp gấp 7,2 lần; thương nghiệp gấp 6,5 lần; giao thông bưu điện gấp 2,8 lần. Tổng sản phẩm xã hội của năm 1975 gấp trên 2,3 lần năm 1960; bình quân mỗi năm trong 15 năm (1961 - 1975) tăng 5,8%; thu nhập quốc dân gấp gần 1,9 lần, bình quân mỗi năm tăng 4,3%. Cơ cấu kinh tế xã hội có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng thành phần kinh tế XHCN cũng như tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Đến năm 1975, kinh tế XHCN đã tạo ra 88,4% tổng sản phẩm xã hội; 84,1% thu nhập quốc dân; 95,5% giá trị tổng sản lượng công nghiệp; 97,1% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp; 87,5% giá trị tổng sản lượng xây dựng cơ bản và gần 100% khối lượng hàng hóa luân chuyển.

Đời sống nhân dân đã được nâng lên. Năm 1975 so với năm 1960, thu nhập bình quân đầu người của gia đình công nhân viên chức tăng 29,1%; thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên HTX nông nghiệp tăng 73,8%.

Giáo dục y tế cũng đạt được kết quả to lớn. Theo tài liệu điều tra dân số miền Bắc 01/04/1974, trong tổng số người từ 11 tuổi trở lên đã có 46,7% người có trình độ văn hóa líp 4 trở lên; trong tổng số người từ 14 tuổi trở lên có 27,9% người có trình độ văn hóa líp 7 trở lên; trong tổng số người từ 18 tuổi trở lên có 2,8% người có trình độ đại học, trung học và líp 10 trở lên (ba chỉ tiêu tương ứng này vào thời điểm 01/03/1960 lần lượt là 12,3%, 2,4% và 0,6%).

Năm 1975, miền Bắc có 6.875 cơ sở khám chữa bệnh, tăng 87,2% so với năm 1960 với 109,9 nghìn giường bệnh, tăng 128%. Số cán bộ y tế năm 1975 có 93,5 nghìn người, gấp gần 2 lần năm 1960. Năm 1960 bình quân một vạn dân mới có 1,4 y, bác sĩ và 28 giường bệnh thì năm 1975 đã lên 12,1 y, bác sĩ và 45 giường bệnh [26, tr. 52-53].

Nhờ kinh tế giữ được sự ổn định và thành phần kinh tế XHCN chiếm tỷ trọng lớn, đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh để miền Bắc vừa đủ sức đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa chi viện đầy đủ sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng Mỹ ngụy. Riêng nông thôn miền Bắc trong 10 năm (1965 - 1975), ngoài việc cung cấp cho chiến trường phần lớn lương thực, thực phẩm, còn động viên hai triệu thanh niên nhập ngò. Đây là một bằng chứng cho thấy sự ưu việt của nền kinh tế nông nghiệp tập thể hóa. Chỉ trên cơ sở kinh tế HTX thì nông thôn miền Bắc mới có thể đảm bảo cho chiến trường "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", góp phần quyết định cho thắng lợi của cách mạng cả nước, giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc.

Nhìn chung thời kỳ 1960 - 1975, Đảng ta đã có những tìm tòi trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH. Trước hết là về tư duy lý luận. Đảng ta đã xác định đúng CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, là quy luật có tính chất phổ biến đối với những nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH và nông nghiệp cùng công nghiệp nhẹ là cơ sở của CNH. Do đó, quá trình CNH trước hết phải nhằm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, từng bước tạo tiền đề vững chắc cho CNH. Nói cách khác, nguồn vốn tích lũy để CNH ở nước ta chủ yếu dùa vào sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng ta đã có những chủ trương biện pháp nhằm khắc phục sự yếu kém của nền kinh tế và phát triển lực lượng sản xuất. Mặt khác, đã hình thành quan niệm phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện của nền kinh tế miền Bắc.

Khuyết điểm cơ bản là nhận thức của Đảng vẫn chưa vượt khỏi quan niệm cũ về xây dựng CNXH. Đó là phủ nhận sự tồn tại tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Quan hệ sản xuất mới được xác lập với hai hình thức toàn dân và tập thể không phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp. Đường lối CNH do Đại hội III đề ra sau 15 năm thực hiện vẫn chưa có sự bổ sung, phát triển theo yêu cầu của thực tiễn. Chế độ quản lý kinh tế không được cải tiến, dù rằng Đảng ta đã thấy được vai trò của cơ chế thị trường song vẫn chưa có những chủ trương, biện pháp vận hành đúng đắn.

Kế hoạch hóa tập trung nền kinh tế quốc dân vẫn là cơ chế quản lý duy

nhất. Những khuyết điểm này là nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế chậm phát triển, đời sống kinh tế - xã hội của miền Bắc gặp nhiều khó khăn.

Chương 3

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954-1975)

Miền Bắc đi lên CNXH từ một nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu, tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, lại bị tàn phá nặng nề sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Con người Việt Nam tuy giàu lòng yêu nước, yêu chế độ mới XHCN, nhưng còn nhiều hạn chế do lịch sử để lại: trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém, tâm lý người sản xuất nhỏ còn nặng nề... Với điểm xuất phát thấp kém như vậy, lại bỏ qua chế độ TBCN tiến thẳng lên CNXH, nên miền Bắc phải trải qua nhiều khó khăn trên con đường xã hội CNXH - con đường có tính chất khảo nghiệm, tìm tòi vì chưa có sự chỉ dẫn cụ thể của lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn

ít .

Hơn nữa, công cuộc xây dựng CNXH còn phải trải qua những tình huống không bình thường: sự tàn phá có tính chất hủy diệt của hai cuộc chiến tranh pháp hoại của đế quốc Mỹ. Nền kinh tế đã buộc phải chuyển hướng, phân tán cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh. Mặt khác, miền Bắc còn phải dốc sức người, sức của để chi viện cho miền Nam với quyết tâm "Tất cả để chiến đấu thắng giặc Mỹ, tất cả vì thống nhất Tổ quốc", "Tất cả vì miền Nam thân yêu". Mỗi chủ trương, đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc đều không tách rời nhiệm vụ giải phóng miền Nam. Vì vậy, những thành tựu, hạn chế của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc không tách rời nhiệm vụ lớn nhất của cách mạng cả nước trong những năm 1954-1975: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

.

3.1. NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN

3.1.1. Xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ mới ở miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ hậu phương của cách mạng miền Nam

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam rên xiết dưới ách thống trị, bóc lột của thực dân, phong kiến. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó là công cuộc xây dựng CNXH đã làm thay đổi căn bản bộ mặt chính trị- xã hội miền Bắc. Nó đã xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, mở ra một kỷ nguyên mới trong tiến trình phát triển của dân tộc. Từ thân phận nô lệ làm thuê cho địa chủ, tư sản, giai cấp công nhân và nông dân lao động trở thành lực lượng trung tâm đời sống xã hội, có chính quyền thật sự của mình, trở thành chủ nhân của đất nước. Đây là sự tiến bộ chính trị - xã hội sâu sắc chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc, là thành tựu chính trị to lớn không thể phủ nhận. Trên cơ sở thành tựu chính trị ấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội mới nhân đạo và công bằng, một chế độ xã hội mới do nhân dân lao động làm chủ.

Bằng việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thiết lập QHSX mới XHCN với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, chế độ mới đã đặt nền móng cho việc phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng. Đồng thời, cũng chính là nền tảng tạo ra sự nhất trí cao về chính trị, tinh thần của toàn xã hội. Cơ chế quản lý nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, chỉ huy thống nhất cho phép nhà nước tạo lập cơ cấu kinh tế - xã hội phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh. Nó đã tạo điều kiện để huy động đến mức cao nhất sức mạnh vật chất, tinh thần của miền Bắc cho công cuộc xây dựng CNXH và cách mạng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Rõ ràng là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, quan hệ sản xuất mới

đã có vai trò quan trọng vì nếu: không có hợp tác xã, không có tổ chức sản xuất tập thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, không có Nhà nước chăm lo đời sống của toàn dân

thì không thể huy động mấy triệu thanh niên nông thôn ra tiền tuyến

đánh giặc, trong đó có nhiều thanh niên có tri thức được đào tạo dưới

mái trường xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu người đi chiến đấu vì họ thấy giá trị

của độc lập tự do, cuộc sống mới của bản thân và gia đình mình do chế độ

đem lại, họ yên tâm ra đi vì có hợp tác xã và nhà nước chăm lo gia đình

họ [82, tr. 36].

Quan hệ sản xuất mới XHCN cũng tạo nên một kết cấu xã hội tương đối thuần nhất. Xã hội có hai giai cấp cơ bản là công nhân, nông dân tập thể cùng với tầng líp trí thức mới. Cùng với những nhân tố khác, kết cấu xã hội này đã tạo nên sự ổn định về chính trị - xã hội. Điều này hết sức quan trọng, vì không thể nói tới sự phát triển của một quốc gia, nếu thiếu sự ổn định về chính trị - xã hội.

Trên lĩnh vực văn hóa xã hội, miền Bắc đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Cách mạng XHCN đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, khắc phục sự khác biệt lớn về giai cấp và những hiện tượng bất công xã hội. CNXH đã giải phóng hàng chục triệu con người khỏi tình cảnh nô lệ, đem lại cho họ phẩm giá của con người. Quan hệ giữa mọi người là bình đẳng, tương trợ thân ái, giúp đỡ lẫn nhau. Trong xã hội miền Bắc, những tệ nạn xã hội được đẩy lùi về cơ bản, phần lớn mọi người đều có công ăn việc làm, được học hành và chăm sóc y tế không mất tiền. Nhân dân được sống trong một xã hội trật tự, kỷ cương và bình đẳng. Miền Bắc XHCN đã có những cố gắng to lớn nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giữa các giới, giữa các vùng miền, trước hết là về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nữ học sinh so với tổng số người đi học thay đổi theo chiều tăng lên: từ 39,5% trong năm học 1960 - 1961 lên 46,8% vào năm học 1975 - 1976.

Số học sinh dân tộc Ít người đến trường ngày càng tăng. Năm học 1965 - 1966 số người đi học phổ thông thuộc con em đồng bào vùng cao là 215.200 người, đến 1975 - 1976 lên tới 504.7000 người [62, tr. 234].

Từ một đất nước (năm 1945) có trên 95% số dân mù chữ, đến năm

1975, bình quân 3 người dân có một người đi học, phần lớn đã thoát nạn mù

chữ (trong lúc đó, để xóa nạn mù chữ, CNTB phải thực hiện mất 180 năm

đối với nam giới và 280 năm đối với nữ giới!) [9, tr. 21]. Tất cả trẻ em trong

độ tuổi đi học đều được đến trường, mà phần lớn là con em của nhân dân lao động. Hầu hết các xã có trường cấp I và cấp II, huyện có trường cấp III. Hệ thống giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nếu năm 1954, cả miền Bắc mới có 500 người có trình độ đại học và 3.000

người có trình độ trung học chuyên nghiệp thì đến năm 1975 đã có 57 trường đại học với 420.077 sinh viên, 186 trường trung học chuyên nghiệp với 79.061 học sinh. Ngoài ra, miền Bắc đã thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ quê ở

miền Nam cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH sau ngày miền Nam giải phóng. Trong giai đoạn 1955-1975, đã có 23.276 cán bộ, chiến sĩ, con em đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập. Riêng trong 10 năm (1965-1975), 9.061 học sinh miền Nam được vào các trường đại học, trong số này có trên 1.000 người đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ. Sau ngày đất nước thống nhất, số trí thức này trở thành cán bộ khoa học kỹ

thuật nòng cốt, cán Bộ quản lý trên mọi lĩnh vực ở miền Nam [11, tr. 80-83].

Hơn 20 năm xây dựng CNXH đã đào tạo nên một thế hệ trí thức mới với số lượng đông đảo thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, đóng góp vào công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Năm học 1975 - 1976, bình quân một vạn dân miền Bắc có 2.769

người đi học so với mức 214 người năm học 1939 - 1940 và 949 người năm

học 1955 - 1956. Riêng số sinh viên đại học năm 1975 - 1976 lên tới 61,1 nghìn người, gấp 101,8 lần năm học 1939 - 1940 và gấp 50,9 lần năm 1955 [26, tr. 57]. Thành tựu lớn nhất của sự nghiệp giáo dục - đào tạo của miền Bắc (1954 - 1975) là đã nâng cao trình độ dân trí cho toàn xã hội, góp phần xây dựng nên một thế hệ con người mới có tri thức, giàu lòng yêu nước và nhiệt tình với sự nghiệp xây dựng CNXH. Đây vừa là lực lượng bổ sung kịp thời cho cách mạng giải phóng miền Nam, nhất là ở giai đoạn cuối mang tính chất quyết định, vừa là lực lượng nòng cốt của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước sau ngày thống nhất.

Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được mở rộng từ Trung ương đến cơ sở, từ đồng bằng đến miền núi. Người lao động khi ốm đau, sinh đẻ, bị tai nạn lao động hoặc mất sức lao động được nhà nước chăm sóc, chữa bệnh không mất tiền và được hưởng trợ cấp. Tất cả các xã đều có trạm y tế; các huyện, tỉnh có bệnh viện với trang bị kỹ thuật tương đối đầy đủ. Đến đầu năm 1975 số cơ sở khám chữa bệnh của miền Bắc đã gấp 21,8 lần năm 1955, số giường bệnh gấp 7 lần, số cán bộ y tế bình quân 1 vạn dân gấp 24,2 lần. Nhờ vậy, các bệnh dịch thông thường đã bị đẩy lùi, sức khỏe và tuổi thọ bình quân của người dân được nâng lên (tuổi thọ bình quân từ 40 trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã tăng lên 64 vào năm 1974). Những tiến bộ về giáo dục, y tế rõ ràng đã góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.

Nhìn chung, chỉ trong một thời gian ngắn, miền Bắc XHCN đã đạt được những thành tựu quan trọng không thể phủ nhận trên lĩnh vực văn hóa xã hội. Những thành tựu này đặc biệt có ý nghĩa khi đặt trong hoàn cảnh miền Bắc phải chịu sự đánh phá ác liệt của chiến tranh phá hoại, và so với những gì mà đế quốc Mỹ và tay sai đã làm ở miền Nam trong những năm 1954 - 1975.

Trong giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng Việt Nam cã hai nhiệm vô song song: xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Trong đó, xây dựng CNXH ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, vì xây dựng CNXH ở miền Bắc không phải chỉ nhằm xây dựng đời sống tự do, hạnh phóc cho nhân dân miền Bắc, mà còn nhằm xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Do đó, ngay từ những năm đầu đánh Mỹ, Đảng ta đã sớm xác định:

"Muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam [59]. Sau Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng (khóa II) và Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, vai trò của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc càng được xác định rõ ràng: xây dựng miền Bắc XHCN thành căn cứ địa chung của cách mạng cả nước, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Xét trên ý nghĩa đó, miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vô

của mình. Trong thời kỳ 1954 - 1975, miền Bắc đã giành 50% ngân sách Nhà

nước hàng năm, 20 - 25% tổng sản lượng lương thực để chi viện cho miền Nam. Huy động 3 triệu lao động trẻ khỏe trong tổng số 9 triệu lao động đi chiến đấu và phục vụ chiến đấu (trong đó 1,9 triệu vào lực lượng vũ trang), 80% lực lượng vũ trang có mặt ở miền Nam là từ miền Bắc đưa vào [70, tr. 26].

Mặt khác, việc bảo vệ được nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh

thổ của miền Bắc có tầm quan trọng to lớn. Bởi vì nó không đơn thuần là giữ

được vùng "đất thánh" để từ đó nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài, chi viện cho miền Nam, mà còn giữ được vị thế của một quốc gia độc lập, có chủ

quyền. Trên cơ sở đó đấu tranh có hiệu quả, tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng

CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam. Điều đó lý giải vì sao suốt những năm 1954 - 1975, đế quốc Mỹ và tay sai thường xuyên thực

hiện âm mưu gây rối, bạo loạn, nhất là hai cuộc chiến tranh phá hoại mang

tính hủy diệt, hòng kéo lùi miền Bắc "trở lại thời kỳ đồ đá" (xem phụ lục số 1). Đặt

trong bối cảnh đó mới thấy hết tầm quan trọng của việc bảo vệ được nền độc

lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của miền Bắc trong thời kỳ 1954 - 1975.

3.1.2. Tạo dựng những cơ sở vật chất ban đầu của CNXH

Miền Bắc xây dựng CNXH với điểm xuất phát thấp kém, lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật, lại chịu sự tàn phá khốc liệt của hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Một mặt, chiến tranh đã kìm hãm tốc độ phát triển của miền Bắc, làm cho đời sống của nhân dân chậm được cải thiện, mặt khác đã tàn phá nghiêm trọng những cơ sở vật chất kỹ thuật của miền Bắc: phần lớn các thành phố, thị xã, thị trấn, bệnh viện, trường học, nông trường, các công trình thủy lợi, hệ thống giao thông vận tải... đều bị đánh phá, trong đó có nhiều cơ sở bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hại nặng (xem phụ lục số 1). Đồng thời miền Bắc còn phải chi viện tối đa sức người, sức của để giải phóng miền Nam. Hay nói cách khác, quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc chịu sự chi phối của quy luật chiến tranh, của mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến. Nền kinh tế do đó chưa thể lấy hiệu quả kinh tế làm đầu, chưa thể đặt mục tiêu chủ yếu là nâng cao đời sống cho nhân dân miền Bắc, mà phải đặt mục tiêu chủ yếu là tăng cường tiềm lực kinh tế cho cách mạng cả nước: "Tất cả để chiến thắng đế quốc Mỹ", "Tất cả để giải phóng miền Nam"... Đặt công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc trong bối cảnh lịch sử vô vàn khó khăn như vậy mới thấy được rằng, những cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH mà miền Bắc đã tạo dựng được là rất đáng trân trọng.

Từ một nền kinh tế thuần nông lạc hậu, đến năm 1975, cơ cấu nền kinh tế miền Bắc đã có sự thay đổi cơ bản với sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp. Số xí nghiệp công nghiệp năm 1975 gấp 16,5 lần so với năm 1955. Trong cơ cấu công nghiệp đã có những cơ sở đầu tiên của những ngành công nghiệp nặng quan trọng như: điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1975 so với năm 1939 gấp 5 lần, riêng công nghiệp nặng gấp 14 lần. Tốc độ phát triển của các ngành thuộc công nghiệp nặng nhanh hơn tốc độ phát triển chung của toàn ngành công nghiệp; năm 1975 so với năm 1955, giá trị sản lượng ngành điện lực gấp 22,3 lần, của ngành cơ khí gấp 59,8 lần và ngành hóa chất gấp 79,1 lần, trong lúc toàn ngành công nghiệp chỉ gấp 16,2 lần [73, tr. 29].

Công nghiệp nặng tuy còn non trẻ nhưng bước đầu đã trang bị cho lao động các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Một số cơ sở công nghiệp được xây dựng trong thời kỳ này vẫn tiếp tục phát huy tác dụng cho đến ngày nay như: khu công nghiệp Thượng Đình, gang thép Thái Nguyên, phân đạm Hà Bắc, phân lân Văn Điển, Apatít Lào Cai, Super phốt pháp Lâm Thao, nhà máy điện Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà...

Công nghiệp nhẹ cũng được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, bao gồm ngành công nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng. Năm 1975, miền Bắc đã có 538 xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh cùng hàng nghìn cơ sở tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp sản xuất hàng nghìn mặt hàng tiêu dùng, đảm bảo được phần lớn nhu cầu hàng hóa tiêu dùng. Nhờ sản xuất trong nước tăng lên, nên hàng tiêu dùng nhập khẩu đã giảm từ 55,1% năm 1955 xuống còn 26,9% năm 1975.

Song song với việc xây dựng công nghiệp trung ương, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng xây dựng công nghiệp địa phương. Trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp địa phương thường chiếm trên một nửa; riêng trong công nghiệp nhẹ chiếm trên dưới 60% [73, tr. 30].

Công nghiệp hóa XHCN tuy chưa xây dựng được một nền sản xuất lớn, nhưng đã từng bước phá vỡ cơ cấu kinh tế thuần nông mang nặng tính chất sản xuất nhỏ. Đồng thời, công cuộc công nghiệp hóa XHCN cũng đã đào tạo nên một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ, cán bộ quản lý và hàng chục vạn công nhân, lao động trong các ngành công nghiệp. Năm 1975 so với năm 1955, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng hơn 129 lần, cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp gấp hơn 84 lần; công nhân kỹ thuật năm 1975 tăng gấp 6 lần năm 1960. Tỷ lệ cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ trong tổng số công nhân viên chức đã tăng từ 2% (1955) đến 3,5% (1960) và 19,5% (1975). Tỷ lệ công nhân kỹ thuật đã tăng từ 17% năm 1960 lên 53,4% (1975). Riêng trong công nghiệp năm 1975 đã có trên 8.000 cán bộ đại học, 20.000 cán bộ trung học chuyên

nghiệp và khoảng 210.000 công nhân kỹ thuật [25, tr. 76-77]. Đây là vốn quý,

là yếu tố quan trọng của quá trình công nghiệp hóa trước mắt và lâu dài.

Ngành giao thông vận tải - bưu điện cũng có sự phát triển đáng kể. Vốn nhà nước đầu tư vào ngành này không ngừng tăng lên hàng năm:

Vốn nhà nước đầu tư vào giao thông vận tải

(Số bình quân hàng năm của từng thời kỳ
so với số bình quân hàng năm của thời kỳ 1955-1957)

Đơn vị: %

1955-1957

1958-1960

1961-1965

1966-1971

1972-1975

Tổng sè

100

117,1

171,2

435,4

531,4

Theo ngành vận tải

Đường sắt

100

80,1

89,4

161,9

212,0

Đường ô tô

100

210,7

440,0

11,2 lần

10,3 lần

Đường thủy

100

124,8

127,7

497,4

842,9

So với năm 1960, đường giao thông đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là đường sắt và đường ô tô. Nếu năm 1960, chiều dài đường sắt là 1.042 km, đường ô tô là 9.058 km thì đến năm 1975, hai chỉ số tương ứng

là 1.264 km và 62.779 km. Nhờ vậy, năng lực vận chuyển của ngành giao

thông vận tải đã nâng lên rõ rệt: Năm 1975, khối lượng vận chuyển

hàng hóa ngành đường sắt và ô tô gấp 19 lần và 17,7 lần so với năm 1955

[73, tr. 125-126].

Nhìn chung trong những năm 1954-1975, mặc dù bị địch tập trung đánh phá ác liệt nhất, song ngành giao thông vận tải vẫn đảm bảo thông suố, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chiến đầu và chi viện cho miền Nam.

Về lĩnh vực nông nghiệp, các HTX nông nghiệp với tính tập trung cao, đã huy động được một khối lượng lớn người lao động và tạo điều kiện thuận lợi để cải tạo đồng ruộng và làm thủy lợi đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống thủy lợi mới đã góp phần giải quyết úng, hạn, tăng được thâm canh, mở rộng thêm diện tích gieo trồng và cải tạo đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi để bước đầu cơ giới hóa nông nghiệp. Đến năm 1975, nông nghiệp miền Bắc đã có 2.143 công trình thủy nông, phục vụ tưới tiêu cho 17.000 hợp tác xã nông nghiệp và 115 nông trường quốc doanh [26, tr. 56]. Nông nghiệp miền Bắc đã có những bước tiến trong việc áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, từng bước phá thế mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi. Cơ cấu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi đã thay đổi: ngành chăn nuôi từ 15,3% năm 1955, lên 22,9% năm 1965 và 23,1% năm 1975. Thế độc canh trong trồng trọt cũng thay đổi: tỷ trọng cây lương thực từ chỗ chiếm 94,8% diện tích gieo trồng cây hàng năm trong thời kỳ 1955 - 1957, xuống còn 90% trong thời kỳ 1972-1975 [73, tr. 31]. Thành tựu quan trọng nhất của nông nghiệp là tăng năng suất lúa và tăng vụ. Nông nghiệp miền Bắc đã cã sự biến đổi, từ độc canh cây lúa đã hình thành bước đầu cơ cấu mới gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng thành phần kinh tế XHCN. Đến năm 1975, kinh tế XHCN đã tạo ra 88,4% tổng sản phẩm xã hội; 84,1% thu nhập quốc dân; 95,5% tổng sản lượng công nghiệp; 97,1% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp; 87,5% giá trị tổng sản lượng xây dựng cơ bản và gần 100% khối lượng hàng hóa luân chuyển. Từ một nền nông nghiệp độc canh lạc hậu, đến năm 1975, cơ cÊu kinh tế miền Bắc đã thay đổi cơ bản với sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế. Cơ cấu kinh tế tính theo tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân biến đổi như sau [26, tr. 52]:

Đơn vị: %

1960

1975

A. Tổng sản phẩm xã hội

          

- Công nghiệp

32,7

42,6

          

- Xây dựng

9,6

13,2

          

- Nông, lâm nghiệp

34,5

29,3

          

- Thương nghiệp

13,4

8,2

          

- Vận tải, bưu điện

2,8

3,5

          

- Các ngành sản xuất vật chất khác

7,0

3,2

B. Thu nhập quốc dân

          

- Công nghiệp

18,2

28,7

          

- Xây dựng

4,7

8,8

          

- Nông, lâm nghiệp

42,3

41,8

          

- Thương nghiệp

20,8

12,1

          

- Vận tải, bưu điện

2,8

2,8

          

- Các ngành sản xuất vật chất khác

11,2

5,8

Nền kinh tế ổn định với thành phần kinh tế XHCN chiếm ưu thế lớn, đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp, để miền Bắc không những đủ sức đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, mà còn chi viện đầy đủ sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng nông thôn miền Bắc trong 10 năm (1965 - 1975) ngoài việc cung cấp phần lớn lương thực, thực phẩm, còn đưa hai triệu thanh niên trẻ, khỏe, có trình độ văn hóa nhập ngò, cho thấy tính ưu việt của nền kinh tế nông nghiệp tập thể hóa trong thời kỳ này. Chỉ có trên cơ sở kinh tế HTX thì miền Bắc mới đảm bảo cho chiến trường "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Nhìn chung trong giai đoạn 1954 - 1975, mặc dù thời gian chiến tranh nhiều hơn thời gian hòa bình xây dựng và đường lối, chính sách kinh tế có những sai lầm, hạn chế, song công cuộc xây dựng CNXH đã thu được những kết quả quan trọng. Cơ sở vật chất kỹ thuật đã được từng bước xây dựng: nếu lấy năm 1955 làm gốc so sánh thì đến năm 1975, tổng sản phẩm xã hội gấp 3,4 lần, thu nhập quốc dân gấp 2,5 lần. Tốc độ tăng bình quân mỗi năm của hai chỉ tiêu trên trong giai đoạn này là 7% và 5%. Các ngành kinh tế quan trọng đều đạt được tốc độ tăng trưởng khá: giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 76%; sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn tăng lên 5,49 triệu tấn; đàn lợn từ 2,45 triệu con tăng lên 6,75 triệu con; giá trị tổng sản lượng công nghiệp gấp 16,6 lần với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 14,7%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp tính bình quân đầu người năm 1975 đã cao hơn nhiều so với năm 1955: điện gấp 13,8 lần; than gấp 4,8 lần; xi măng gấp 25,2 lần; giấy gấp 14,5 lần; vải gấp 4,8 lần; đường gấp 2,0 lần. Từ năm 1956 đến năm 1960, miền Bắc đã có lương thực xuất khẩu, mỗi năm trên 20 vạn tấn.

Hoạt động nội thương và ngoại thương cũng có bước phát triển nhất định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân mỗi năm trên 10%. Tổng giá trị xuất khẩu năm 1975 gấp 21,3 lần năm 1955. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu đã tăng từ 9,1% năm 1955 lên 17,0% vào năm 1975, riêng thời thời kỳ 1958-1964 đạt 60-80% [26, tr. 56-57].

Những thành tựu trên đây tuy còn thấp so với những mục tiêu của CNXH, nhưng trong hoàn cảnh đặc thù của miền Bắc lúc bấy giê, những thành tựu đó là rất quan trọng và rất đáng tự hào. Bằng tinh thần yêu nước và sự giác ngộ lý tưởng XHCN, nhân dân miền Bắc đã vượt qua một chặng đường chưa từng có trong lịch sử dân tộc: vừa xây dựng CNXH, vừa làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn của cách mạng miền Nam và đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong khói lửa chiến tranh, độc lập chủ quyền của miền Bắc vẫn được giữ vững. Một chế độ chính trị - xã hội tiến bé, ổn định đã tạo điều kiện cho nền kinh tế có bước phát triển tương đối nhanh và lành mạnh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đánh giá về thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954 - 1975), Văn kiện Đại hội IV của Đảng đã viết: "Sau 20 năm cải tạo và xây dựng, miền Bắc đã bắt đầu kiến lập được một hình thái kinh tế - xã hội XHCN với quan hệ sản xuất XHCN và những cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của CNXH với một nhà nước chuyên chính vô sản được củng cố, cùng với hệ tư tưởng và nền văn hóa XHCN được đặt trên nền móng vững chắc, đem lại những thay đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực.

Ngày nay trên miền Bắc, người lao động không còn bị bóc lột và khinh rẻ nữa. Tuy số dân tăng gần gấp đôi so với 20 năm trước, nhưng mọi người đều có ăn, có mặc, con cái mọi nhà đều được đi học, trình độ văn hóa chung của xã hội đã được nâng lên một mức đáng kể. Lối sống mới đã trở thành phổ biến, người với người sống có tình có nghĩa, đoàn kết thương yêu nhau. Trong những năm chiến tranh, sản xuất vẫn được duy trì, và có ngành, có mặt tiếp tục phát triển. Những nhu cầu thiết yếu về đời sống của nhân dân được bảo đảm. Đói rét, dịch bệnh không xảy ra. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững. Mức sống tuy chưa cao và còn nhiều khó khăn, nhưng mọi người đều hiểu nguyên nhân của những khó khăn đó và vững lòng tin tưởng ở tương lai.

Những thành tựu và biến đổi ấy còn quá thấp so với những mục tiêu của CNXH. Song, trong hoàn cảnh miền Bắc vừa phải đương đầu với hàng triệu tấn bom đạn của đế quốc Mỹ, vừa không ngừng cung cấp sức người, sức của cùng đồng bào miền Nam đánh giặc cứu nước, đồng thời gánh vác nghĩa vụ quốc tế, thì những thành tựu đã đạt được là những kỳ tích mà người ta không thể tưởng tượng bên ngoài quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Thử thách cực kỳ nghiêm trọng của chiến tranh đã làm ngời sáng tính ưu việt và sức mạnh của CNXH. Đó là cái bảo đảm cho miền Bắc không ngừng phát huy vai trò quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước" [15, tr. 33].

3.2. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954 - 1975)

Quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954 - 1975) đã đạt được những thành tựu cơ bản, nhưng đến năm 1975, nhìn chung nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém. Các ngành công nghiệp nặng tuy được đầu tư lớn nhưng tỷ trọng còn nhỏ bé, hiệu quả không cao. Trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1975, ngành năng lượng, nhiên liệu mới chiếm 6,7%; luyện kim chiÕm 1,5%; cơ khí chiếm 19,25; hóa chất 10,4%. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng chậm và có biểu hiện sa sút. Sản xuất lương thực quy thóc năm 1975 đạt 5.490 nghìn tấn tuy tăng 16,8% so với năm 1960, nhưng chỉ bằng 98,1% năm 1959. Lương thực bình quân đầu người giảm dần từ 325,7 kg năm 1960 giảm xuống 303,5 kg vào năm 1965; 272,1 kg năm 1970 và 243,3 kg năm 1975 [26, tr. 54]. Do sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu nên đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Công cuộc xây dựng CNXH sở dĩ không đạt được những mục tiêu đã đề ra, trước hết là do sự chi phối của quy luật chiến tranh. Trong thời kỳ 1954 - 1975, Đảng ta không thể dành toàn tâm, toàn lực cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, mà phải tập trung hoàn thành nhiệm vụ cao nhất là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến tranh không những buộc miền Bắc phải huy động sức người, sức của để tự bảo vệ và chi viện cho miền Nam, mà còn phá hủy phần lớn cơ sở vật chất kỹ thuật của miền Bắc (xem phụ lục số 1). Mặt khác, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ còn làm đảo lộn kế hoạch xây dựng nền kinh tế miền Bắc. Phần lớn các cơ sở sản xuất buộc phải phân tán đến vùng núi, nông thôn để hạn chế sự đánh phá của bom đạn Mỹ. Do vậy, hậu quả không thể tránh khỏi là sản xuất bị đình đốn và giảm sót.

Chiến tranh đã làm cho chóng ta khó phân biệt nguyên nhân của những khó khăn về kinh tế - xã hội: khó khăn nào do chiến tranh gây nên, khó khăn nào xuất phát từ sai lầm trong chỉ đạo xây dựng CNXH. Mặt khác, chiến tranh cũng làm cho những khó khăn về kinh tế chậm được phát hiện vì nó bị chìm khuất bởi ý chí quyết tâm vượt khó của toàn Đảng, toàn dân miền Bắc lúc bấy giê là chấp nhận mọi khó khăn, hy sinh tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đồng thời, nguồn viện trợ và vay mượn bên ngoài cũng góp phần làm cho những khó khăn về kinh tế chưa đến mức thật gay gắt. Do đó, những khuyết điểm, hạn chế khó được phát hiện, hoặc nếu có những tìm tòi thì cũng chưa thể thực hiện được vì nó cần có thời gian, điều kiện. Nhiều vấn đề đã thấy là phải sửa đổi, từ chính sách đến cơ chế không thể làm như lâu nay được như chính sách phân phối trong hợp tác xã, chính sách thu mua sản phẩm hay cơ chế quản lý kinh tế v.v... Nhưng cái khó đã bó cái khôn và tình trạng chiến tranh ngày càng khốc liệt, khẩn trương, bức bách buộc Đảng và Nhà nước phải trì hoãn việc thực hiện những sửa đổi lớn có tính chất căn bản. Một vài địa phương đã có những tìm tòi cải tiến quản lý phát triển sản xuất, tháo gỡ khó khăn về đời sống của nhân dân, song bối cảnh lúc bấy giê khó có thể thực hiện được vì có thể ảnh hưởng

đến việc hoàn thành nhiệm vụ cao nhất của cách mạng nước

ta lúc bấy giê (khoán hộ ở Vĩnh Phóc năm 1966...).

Tác động của chiến tranh là quá lớn, song không phải tất cả mọi hạn chế của công cuộc xây dựng CNXH đều do chiến tranh, mà còn do những hạn chế về nhận thức và chỉ đạo xây dựng CNXH của Đảng ta trong thời kỳ này. Trực tiếp là từ những chính sách kinh tế và cơ chế tổ chức

quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh không phù hợp, chậm được khắc phục.

3.2.1. Nhận thức chưa đầy đủ về điểm xuất phát của một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua CNTB tiến thẳng lên CNXH

Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng XHCN là một bước ngoặt lịch sử với biết bao vấn đề mới mẻ, khó khăn, đòi hái phải được nhận thức kịp thời và đúng đắn. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Chúng ta ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta" [53, tr. 493]. Trước bước ngoặt quan trọng này, đòi hỏi Đảng lãnh đạo phải dùa trên những điều kiện khách quan do lịch sử quy định như C.Mác đã khẳng định: Con người làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là làm theo những điều kiện nhất định, trực tiếp, sẵn có, do quá khứ để lại.

Trong những điều kiện đó, đặc điểm kinh tế - xã hội của miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH mang tính khách quan nhất định. Đây là điểm xuất phát, là điều kiện khách quan cơ bản quy định nội dung, hình thức, bước đi, nhịp độ của con đường xây dựng CNXH ở miền Bắc. Điểm xuất phát cũng chính là điều mấu chốt của tính đặc thù của miền Bắc tiến lên CNXH so với các nước XHCN khác. Do đó, nhận thức đầy đủ về điểm xuất phát là điều tiên quyết lấy đó

làm cơ sở hoạch định chủ trương, đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Người chỉ rõ: "Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.

Đế quốc Pháp để lại cho ta một nền kinh tế rất nghèo nàn. Trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ chiếm đại bộ phận, kỹ thuật vô cùng lạc hậu, công nghiệp thì rất nhỏ Bộ và lẻ tẻ. Nông nghiệp và công nghiệp lại bị tàn phá nặng nề trong mười lăm năm chiến tranh" [54, tr. 13].

Đại hội III của Đảng (9/1960) nêu lên ba đặc điểm của miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ, trước hết nói về điểm xuất phát kinh tế - xã hội: "Miền Bắc nước ta là một miền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu dùa trên sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của CNTB hết sức kém cỏi và

non yếu. Công nghiệp mới phôi thai, nông nghiệp và thủ công nghiệp có tính

chất phân tán chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân" [14, tr. 52]. Đặc điểm cơ bản này đã phản ánh điểm xuất phát thấp kém của miền Bắc: lực lượng sản xuất nhỏ Bộ với một quan hệ sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó, do miền Bắc không trải qua giai đoạn phát triển TBCN nên những tàn tích tiền tư bản, những phong tục tập quán lạc hậu, những thãi quen, tâm lý của người tiểu nông... là những khó khăn lớn của miền Bắc trên con đường tiến lên CNXH. Đúng như Mác đã nói: "Chúng ta đau khổ không những vì sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn đau khổ vì nó phát triển chưa đầy đủ" [44, tr. 19]. Với xuất phát điểm thấp kém như vậy, Đảng ta lại định ra mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là "phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" [14, tr. 187]. Với việc đề ra mục tiêu kế hoạch đó, chúng ta đã chủ quan nóng vội, vì không những đến năm 1965, chóng ta không thể thực hiện được, mà ngay cả đến năm 1975, chóng ta cũng chưa thực hiện được mục tiêu đó. Đành rằng trong giai đoạn 1965 - 1975, chóng ta không có điều kiện tập trung trí tuệ và lực lượng vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, mà phải dành nhiều thời gian, công sức để kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Song lý do khách quan đó cũng không thể biện minh cho khuyết điểm chủ quan của chúng ta, bởi vì cũng chính tại Đại hội III (1960), Đảng ta đã xác định cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Như vậy là chúng ta đã lường trước được sự khó khăn, gian khổ, hy sinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, song vẫn chủ quan khi đề ra những mục tiêu xây dựng CNXH quá cao không thể thực hiện được. Rõ ràng là Đảng ta chưa thấy hết tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của thời kỳ quá độ lên CNXH ở một nước chậm phát triển, lại ở trong tình trạng chiến tranh kéo dài và ác liệt.

Với hoàn cảnh đặc thù như vậy, miền Bắc chỉ có thể tiến dần từng

bước vững chắc lên CNXH, song Đảng ta lại chủ trương "tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên CNXH". Thực tế công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954 - 1975) đã chứng tỏ sự không phù hợp giữa ý định chủ quan với điều kiện khách quan và không quán triệt quan điểm đúng đắn của V.I. Lênin: "Trong những nước kinh tế tiểu nông, nếu không trải qua cả một loạt giai đoạn sơ bộ và tuần tự thì không thể tiến lên CNXH được" [33, tr. 438]. Đáng tiếc là những hạn chế, khuyết điểm trên không được phát hiện sớm, chậm tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung về đường lối, chính sách cho phù hợp với điều kiện của miền Bắc. Những hạn chế, khuyÕt điểm ấy còn kéo dài, ảnh hưởng đến thời kỳ xây dựng CNXH trên cả nước cho đến trước khi Đại hội VI của Đảng (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện

.

3.2.2. Vận dụng thiếu sáng tạo những kinh nghiệm xây dựng CNXH của nước ngoài

Đã từng có quan điểm chính thống chi phối trong các nước XHCN rằng: chỉ có một con đường chung duy nhất bắt buộc đối với tất cả các nước quá độ lên CNXH. Trong bối cảnh đó, dù muốn hay không, phần lớn các nước XHCN đã phải chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kinh nghiệm xây dựng CNXH ở Liên Xô.

Con đường đi lên CNXH được thực hiện ở những nước khác nhau, với những đặc điểm lịch sử, truyền thống dân tộc khác nhau, từ những trình độ kinh tế, văn hóa khác nhau, do đó không thể áp dụng những hình thức, phương pháp quá độ lên CNXH giống nhau. Hình thức, phương pháp xây dựng CNXH này đúng và có thể áp dụng được đối với nước này, nhưng lại không đúng và không thể áp dụng đối với những nước khác. Do đó, để tiến lên CNXH, các nước có thể đi theo những con đường, cách thức khác nhau, như Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác... ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH" [53, tr. 227].

Đáng tiếc là quan điểm đúng đắn này của Hồ Chí Minh đã không được Đảng ta quán triệt một cách đầy đủ. Khi tiếp nhận sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN, đồng thời chúng ta cũng tiếp nhận luôn hình thức, biện pháp xây dựng CNXH của các nước, xem đó là những quy luật có tính chất phổ biến, không thật sự dùa trên những đặc điểm riêng của miền Bắc. Hạn chế này thể hiện rất rõ qua cải cách ruộng đất, phong trào HTH và đường lối công nghiệp hóa XHCN.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, chống địa chủ phong kiến, thực hiện "người cày có ruộng" được xác định là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công và trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), khẩu hiệu "Người cày có ruộng" đã được thực hiện từng bước. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quyền sở hữu chung về ruộng đất đã thuộc về nhà nước cách mạng. Mặt khác, qua thực tế đấu tranh chống đế quốc và thực hiện những cải cách dân chủ bằng pháp luật trước đây, nông thôn miền Bắc đã có nhiều biến đổi. Người nông dân đã được làm chủ một phần lớn ruộng đất, giai cấp địa chủ bị phân hóa và uy thế về kinh tế - chính trị đã hoàn toàn giảm sút. Với điều kiện chính trị - xã hội đó, nhà nước hoàn toàn có thể sử dụng quyền lực, pháp luật nhà nước để thực hiện việc đưa ruộng đất về tay nông dân, không cần phải sử dụng một lực lượng lớn tới hàng vạn người đi về nông thôn, "vận dụng bạo lực chính trị của quần chúng" thông qua hình thức đấu tố, là thực hiện một cách giáo điều kinh nghiệm "thổ cải" của Trung Quốc.

Hay nói cách khác, trong điều kiện cụ thể của miền Bắc lúc bấy giê, không nhất thiết phải thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất "long trời lở đất". Một chủ trương đúng đắn, giữ vững mục tiêu chiến lược nhưng mềm dẻo hơn về sách lược, sáng tạo hơn về cách thức, giải pháp vẫn có thể hoàn thành những nội dung dân chủ, giành lại ruộng đất cho nông dân mà không gây nên những chấn động trong đời sống chính trị - xã hội của miền Bắc lúc bấy giê.

Công nghiệp hóa được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Sau 15 năm thực hiện, công nghiệp hóa đã không đạt được những yêu cầu đề ra. Có nhiều nguyên nhân nhưng theo chúng tôi, trước hết là do nhận thức của Đảng về công nghiệp hóa còn đơn giản, chủ quan, nóng vội.

Trước hết

, chưa xác định được đặc điểm công nghiệp hóa ở miền Bắc, chưa nhận thức đúng tính chất khó khăn, lâu dài của quá trình công nghiệp hóa ở một nước nông nghiệp, lạc hậu. Với xuất phát điểm thấp kém, chưa có những tiền đề kinh tế - xã hội cần thiết để tiến hành công nghiệp hóa. Do không đánh giá đúng điểm xuất phát và quan niệm về công nghiệp hóa còn đơn giản, nên chúng ta đã chủ quan khi cho rằng: "Chúng ta có điều kiện thực hiện công nghiệp hóa XHCN với tốc độ cao" [14, tr. 184].

Thứ hai

, nhận thức về mục tiêu của công nghiệp hóa còn rập khuôn và giáo điều.

V.I.Lênin từng đưa ra luận điểm: chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc. Ông còn nhấn mạnh rằng: "Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp... một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo nông nghiệp, đó là điện khí hóa cả nước" [38, tr. 11]. Như vậy V.I.Lênin đã cho rằng: cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là nền đại công nghiệp có trình độ cơ khí hóa, điện khí hóa. Điều này hoàn toàn đúng vì ở đầu thế kỷ 20, nó là trình độ phát triển cao nhất, hiện đại nhất. Bởi vậy, khi cho rằng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là nền công nghiệp cơ khí hóa, điện khí hóa, V.I.Lênin đã nhấn mạnh đến trình độ phát triển cao nhất của lực lượng sản xuất mà CNXH cần tạo ra, để chứng tỏ sự hơn hẳn so với trình độ lực lượng sản xuất của CNTB lúc bấy giê. Tuy nhiên, từ những năm 50 của thế kỷ 20, lực lượng sản xuất của thế giới đã phát triển đến trình độ tự động hóa với công nghệ tin học và điện tử. Do đó, chúng ta đã giáo điều khi cho rằng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH mà công nghiệp hóa sẽ tạo ra, chỉ dừng lại ở trình độ một nền đại công nghiệp cơ khí hóa, điện khí hóa.

Thứ ba

, chóng ta chưa xác định đúng vị trí của công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, chưa kết hợp ngay từ đầu công nghiệp và nông nghiệp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định đường lối công nghiệp hóa ở miền Bắc là: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp

và công nghiệp nhẹ. Tháng 6-1962, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa

III) đã cụ thể hóa đường lối công nghiệp hóa như sau: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý; kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; ra sức phát triển công nghiệp trung ương đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.

Mặt đúng đắn của đường lối công nghiệp hóa là nhấn mạnh "tính hợp lý" trong việc phát triển công nghiệp nặng và đặt nó trong mối quan hệ với sự phát triển của công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Điều này phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và điều kiện của miền Bắc. Tuy nhiên, nhận thức của Đảng về công nghiệp hóa cũng có những biểu hiện nóng vội, chủ quan. Đường lối công nghiệp hóa là "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý", nhưng mặt khác lại "đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Vậy là cả công nghiệp nặng, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ đều phải ra sức phát triển cùng một lúc. Với điểm xuất phát quá thấp kém, lạc hậu về kinh tế - kỹ thuật, thì mục tiêu của công nghiệp hóa đã không trở thành hiện thực. Đến năm 1970 có sự điều chỉnh: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Như vậy là Đảng ta đã nhận thức được muốn tiến hành công nghiệp hóa XHCN, nhất thiết phải có những điều kiện tiên quyết do nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tạo ra. Điều này hoàn toàn đúng đắn, vì để tién hành công nghiệp hóa, một mặt phải thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của miền Bắc lên, mặt khác phải dùa vào vốn và kỹ nghệ bên ngoài. Thế nhưng, trong quá trình công nghiệp hóa, chúng ta đã đầu tư quá mức và dàn trải cho công nghiệp nặng một cách không hợp lý (mà lẽ ra phải xây dựng nhanh các xí nghiệp nhỏ đưa vào sản xuất sớm, tăng nhanh sản lượng, thu hồi vốn để xây dựng cơ bản). Trong lúc đó, nông nghiệp không được đầu tư đúng mức và do những hạn chế của hợp tác hóa, đã không tự thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu. Điều đó cũng có nghĩa là nông nghiệp đã không trở thành cơ sở của công nghiệp hóa. Vậy là công nghiệp hóa đã thiếu cơ sở nội sinh của mình và rốt cuộc, công nghiệp hóa ở miền Bắc phải dùa vào nguồn vốn và kỹ nghệ nước ngoài, chủ yếu là của Liên Xô. Nhưng vì nền kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, một phần lớn phải dành để chi viện cho miền Nam đánh Mỹ ngụy và bổ sung ngân sách quốc phòng cho miền Bắc, nên số viện trợ và vay nước ngoài không thể tập trung vào phát triển công nghiệp. Mặt khác, do đồng nhất công nghiệp hóa với việc xây dựng những xí nghiệp công nghiệp có quy mô lớn và tăng giá trị sản lượng công nghiệp lớn hơn nông nghiệp, nên đã thiên về phát triển công nghiệp nặng với những công trình quy mô lớn, trong khi xã hội đòi hỏi phải giải quyết vấn đề lương thực và hàng tiêu dùng. Việc xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp nặng thiên về quy mô lớn, vốn đầu tư nhiều vì chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu của nền sản xuất, đã gây ra lãng phí rất lớn do không sử dụng hết công suất thiết kế. Nhìn chung các cơ sở công nghiệp quốc doanh trong thời kỳ này chỉ huy động khoảng 50% công suất, trong đó hệ số sử dụng điện lực chỉ đạt 36,5% [26, tr. 56].

3.2.3. Nhận thức không đúng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nóng vội trong cải tạo XHCN

Thành phần kinh tế cá thể của nông dân đang có yêu cầu và khả năng phát triển sau cải cách ruộng đất. Bởi vì người nông dân miền Bắc sau khi thực hiện được ước mơ ngàn đời là có ruộng cày, đang mong muốn phát triển kinh tế trên mảnh đất tư hữu nhỏ của mình để được "cơm no, áo Êm". Tuy rằng, nền kinh tế dùa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất luôn có tính tự phát TBCN, nhưng điều kiện lúc bấy giê chưa có gì đáng kể mà chúng ta phải lo sợ về nguy cơ tự phát TBCN của họ. Bởi vì về khách quan, muốn phát triển lên TBCN thì sản xuất của họ phải dư thừa đến mức có khả năng tích tụ tư bản, bóc lột nhân công... nhưng thực tế lúc đó, theo số liệu điều tra ở 13 xã của 3 tỉnh Thái bình, Nam Định, Hà Đông thì số lượng thóc thừa trong nông dân còn quá

ít

 

: [27, 137].

Tổng số hộ

Thừa ăn

Số thóc thừa (kg)

Bình quân mỗi hộ thừa (kg)

Số hé

Tỷ lệ

Phú nông

88

56

63,6%

63.520

1.134

Trung nông

1.893

1.039

54,9%

762.468

733

Bần nông

3.225

1.026

34,8%

365.830

356

Về tiền tích lũy, trong báo cáo ngày 27/3/1959 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho biết, lượng tiền mặt bình quân của một hộ phú nông gấp khoảng ba hoặc bốn lần, có nơi gấp 5 đến 10 lần tiền mặt của một hộ nông dân lao động [27, 137]. Như vậy là quá

ít

ỏi. Hơn nữa, số thóc thừa trên chỉ là thừa ăn, chứ khó có khả năng tích lũy và phát triển TBCN. Đấy là chưa nói đến điều kiện tất yếu cho sự phát triển TBCN là phải có thị trường tự do, nhà nước không những không hạn chế mà còn khuyến khích... Về lâu dài, tính tự phát lên CNTB là cần phòng ngõa, nhưng khó trở thành hiện thực lúc bấy giê. Còn các biểu hiện tiêu cực vốn có của kinh tế tư bản tư nhân như: đầu cơ, tích trữ, lợi dụng sơ hở của Nhà nước để móc ngoặc làm tổn hại đến kinh tế nhà nước..., là có thật, song trên thực tế chưa đến mức đã là cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa CNXH và CNTB. CNTB ở miền Bắc vốn quá yếu ớt, nhỏ bé, chưa thể trở thành lực lượng đối kháng với con đường xây dựng CNXH của Đảng và nhân dân ta lúc này. Trên các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, chúng ta còng quan niệm rằng càng có nhiều thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể thì càng có nhiều CNXH. Do đó đã áp dụng nhiều biện pháp cải tạo dưới nhiều hình thức nhằm xóa bỏ những thành phần kinh tế tư nhân, trong lúc nó vẫn còn có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

C. Mác đã viết: "Không một chế độ xã hội nào lại diệt vong khi tất cả những lực lượng sản xuất mà chế độ xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển vẫn còn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, không bao giê xuất hiện khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó còn chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ" [40, tr. 15]. Theo quan điểm này thì việc cải tạo XHCN và thiết lập QHSX mới phải tiến hành song phải làm từng bước, bằng nhiều hình thức thích hợp, không thể đốt cháy giai đoạn, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Chớ tham làm mau, làm rầm ré. Đi bước nào vững vàng, chắc bước ấy, cứ tiến tới dần dần... Phải làm từ nhỏ đến lớn" [49, tr. 11].

Do nhận thức không đúng đắn về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX nên chúng ta đã nóng vội trong cải tạo XHCN, đặt ngược vai trò của chóng,

quá đề cao vai trò của QHSX mới, cho rằng nó sẽ mở đường, thúc đẩy

LLSX phát triển. Thực tiễn cho thấy lực lượng sản xuất chậm phát triển không chỉ do quan hệ sản xuất lạc hậu, mà còn do quan hệ sản xuất vượt quá xa tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Mặt khác, chúng ta quá cường điệu tính tự phát lên CNTB của người sản xuất nhỏ nên đã không cho nó tự do phát triển, đẩy mạnh tập thể hóa tư liệu sản xuất, mà sử dụng kém hiệu quả, gây thiệt hại cho sản xuÊt và đời sống, làm triệt tiêu động

lực kinh tế của người lao động. Trong cải tạo XHCN, đưa những người

làm

ăn cá thể vào làm ăn tập thể, nhất là đối với phong trào HTH nông nghiệp,

chóng ta đề ra ba nguyên tắc là "tự nguyện" "cùng có lợi" "và quản lý dân

chủ", trong đó mấu chốt nhất là nguyên tắc tự nguyện. Đề ra những nguyên tắc này là rất đúng. Trước hết là nguyên tắc tự nguyện mà Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là hàng đầu ngay từ khi thành lập các tổ đổi công: "... không được

cưỡng Ðp ai hết, ai muốn vào thì vào, tuyệt đối không được Ðp buộc ai" [49,

tr. 11].

Song trên thực tế, chúng ta đã không thực hiện đúng những nguyên tắc này, nhất là nguyên tắc "tự nguyện". Sau cải cách ruộng đất, người nông dân miền Bắc rất phấn khởi được chia ruộng đất, nhưng họ chưa cã đủ thời gian để "suy nghĩ đến mảnh đất của mình" thì một số không nhỏ đã bị thúc Ðp vào các HTX nông nghiệp, trong lúc các HTX chưa thật tỏ rõ được tính hơn hẳn so với làm ăn riêng lẻ. QHSX mới, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung và phương thức phân phối bình quân đã vô tình biến họ gần như thành những người làm công,

ít

quan tâm đến hiệu quả sản xuất và năng suất lao động. Họ gắn bó với HTX và lao động tập thể thì trước hết và chủ yếu là do ý thức cách mạng và tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng giành độc lập - tù do và đi lên CNXH, chứ bản thân QHSX mới XHCN chưa tạo nên động lực cho LLSX phát triển.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, "khu vực HTX và tập đoàn sản xuất sử dụng 95% diện tích canh tác và toàn bộ vốn liếng, tư liệu sản xuất của các hộ nông dân, lại được nhà nước đầu tư để củng cố và tăng cường khu vực kinh tế tập thể, thế mà vẫn chưa bảo đảm được 50% thu nhập của hộ nông dân, năng suất lúa cao nhất của khu vực tập thể chỉ đạt tối đa 50 - 60 tạ/ha. Trái lại 50% thu nhập còn lại của hộ nông dân là nhờ vào mảnh đất 5% của

kinh tế gia đình. Năng suất lúa trên đất 5% đạt bình quân đến 90 - 100 tạ/ha

, gấp đôi năng suất của HTX nông nghiệp và tập đoàn sản xuất... Tuy là "kinh tế phụ" của hộ nông dân xã viên, nhưng trước khi có khoán hộ, phần thu nhập này đã chiếm đến 45% giá trị sản lượng nông nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi và 93% sản lượng rau màu hoa quả" [68, tr. 112].

Kinh tế tập thể không mang lại cho người lao động lợi Ých cao hơn kinh tế cá thể, khiến cho xã viên lao động cầm chõng trong kinh tế tập thể, hoặc bỏ ra làm ngoài. Lòng tin của xã viên đối với HTX ngày càng giảm sút, họ thờ ơ với lao động tập thể và chỉ lao động thật sự trên mảnh đất 5%

của mình, biến mảnh đất 5% ấy trở thành "mảnh đất thần kỳ" - nơi cung cấp

cho họ phần lớn thu nhập. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến và kéo dài, nhưng chúng ta không kịp thời sửa đổi, không thấy được nguyên nhân chủ yếu là do QHSX đã vượt quá xa trình độ của LLSX, làm xói mòn LLSX một cách vô ý thức. Do đó, vẫn tiếp tục chuyển nhanh các HTX bậc thấp lên bậc cao, trong đó phần lớn là quy mô liên thôn và toàn xã: [99, tr. 20].

Năm

Sè HTX

Quy mô bình quân 1 HTX

Diện tích canh tác (ha/HTX)


(hộ/HTX)

Lao động (người/HTX)

1955

8

-

-

-

1960

40.422

33

68

-

1965

32.502

49

85

-

1970

19.924

-

156

247

1975

17.000

114

199

377

Tình hình trên cho thấy là QHSX mới không những không có tác dụng mở đường, mà còn cản trở sự phát triển của LLSX.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế còn nhiều bất cập, cùng với sự yÕu kém trong quản lý và tác động của cơ chế quản lý kinh tế, đã gây nên những hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế. Tình trạng tham ô, lãng phí, làm thất thoát tài sản XHCN diễn ra cả trong kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh, trước hết là các HTX sản xuất nông

nghiệp. "Điều tra 967 HTX sản xuất nông nghiệp cho thấy: năm 1975 so với

năm 1965 có 19,5% vốn và 31,26% tài sản cố định bị mất; 60 - 90% máy móc bị hư hỏng; chi phí vật chất tăng từ 29,9% những năm 1961 - 1967 lên 48,1%

năm 1975. Còng trong năm 1975, điều tra 1054 HTX nông nghiệp thì tỷ lệ hao hụt thóc giống lên tới 18,0% và hao hụt thóc chăn nuôi là 35%" [26, tr. 55-56].

Kinh tế tập thể là dùa trên lao động tập thể mà người nông dân không lao động thực sự, thì tất yếu nền kinh tế đó sẽ sa sót. Trải qua hơn 15 năm tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp nhưng năng suất lúa hầu như không tăng [21, 181].

Năng suất: tạ/ha

Năm

Năng suất

Năm

Năng suất

1957

18,01

1967

19,59

1958

20,47

1968

17,82

1959

22,83

1969

18,16

1960

18,42

1970

20,14

1961

18,38

1971

19,95

1962

18,23

1972

22,43

1963

18,42

1973

21,36

1964

18,18

1974

24,18

1965

18,96

1975

20,02

1966

17,29

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta cũng đã nhận thấy những mặt hạn chế của cơ chế quản lý lúc bấy giê, chủ yếu là thiếu năng động, thiếu tác dụng kích thích kinh tế đối với các đơn vị kinh tế và người lao động, tạo kẽ hở cho nạn tham ô, lãng phí. Do đó đã tiến hành những lần "cải tiến quản lý", "xây" những cái đúng, "chống" những cái sai nhưng kết quả đạt được là không cơ bản. Ngoài lý do chiến tranh, còn có nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là chúng ta đã nhận thức không đúng quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ LLSX, dẫn đến những vi phạm, sai trái trong chỉ đạo thực tiễn sản xuất và quản lý kinh tế. Tình trạng "cha chung không ai khóc", tệ tham ô lãng phí, thất thoát tài sản XHCN cũng nảy sinh từ nguyên nhân sâu xa này.

Những hạn chế trên đây chủ yếu bắt nguồn từ nhận thức chưa đầy

đủ về CNXH và con đường tiến lên CNXH ở một nước nông nghiệp lạc

hậu.

Trong thời kỳ 1954 - 1875, quan niệm của Đảng ta về CNXH còn giản đơn về những nguyên lý cơ bản và hiểu biết thực tiễn. Nhất là về mô hình, cách thức xây dựng CNXH còn chung chung, chưa thật sát với thực tiễn nước ta. Do những hạn chế lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ mới: "Nói một cách tóm tắt, méc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời sống hạnh phóc" [54, tr. 17]. Người còn nói: "Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" [54, tr. 591].

Những lời trên đây của Người tuy giản dị, méc mạc, nhưng đã nói lên cái bản chất của CNXH, một xã hội tốt đẹp mà nhân dân ta hướng tới. Trên thực tế, nhận thức của chúng ta về CNXH còn chủ quan, giản đơn, nghĩ rằng có thể sớm đạt được những điều tốt đẹp đó. Về nhận thức lý luận đã có sự đồng nhất giữa chế độ công hữu với CNXH, cho rằng trình độ công hữu hóa tư liệu sản xuất càng cao thì càng có nhiều CNXH. Trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai hệ thống XHCN và TBCN, và đất nước đang phải tiến hành cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược, đã làm hạn chế sự tiếp cận với thế giới và sự hiểu biết của chúng ta về CNTB hiện đại. Chúng ta chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về CNTB với tính chất là một hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có mặt tiêu cực cần phải loại bỏ và những mặt cần phải kế thừa, phát triển với tính chất là những thành tựu của nhân loại. Vì vậy, khi đề ra chủ trương bỏ qua CNTB tiến thẳng lên CNXH, chóng ta chưa xác định được một cách rõ ràng là phải bỏ qua những yếu tố nào của CNTB, còn yếu tố nào thuộc về quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội loài người mà chúng ta phải kế thừa, phát triển để đi lên CNXH.

Theo V.I.Lênin, các dân tộc tiến lên CNXH bằng nhiều con đường

đa dạng, phong phú. "Từ chủ nghĩa đế quốc ngày nay chuyển sang cách mạng

xã hội chủ nghĩa ngày mai, nhân loại cũng sẽ trải qua những con đường có muôn màu muôn vẻ như thế. Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội" [30, tr. 160]. V.I.Lênin còn chỉ rõ rằng: "những người cộng sản ở Da-cáp-ca-dơ cần hiểu những nét đặc thù của hoàn cảnh của họ, của hoàn cảnh các nước cộng hòa của họ, khác với hoàn cảnh và những điều kiện của Cộng hòa Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô-viết Nga, là họ hiểu được rằng họ không cần phải sao chép y nguyên sách lược của chúng tôi, mà cần thiết phải cải biến sách lược đó một cách cã suy nghĩ chín chắn cho phù hợp với những điều kiện cụ thể khác nhau" [37, tr. 236].

Từ những hạn chế về lý luận, nhận thức và thiếu sáng tạo trong vận dung kinh nghiệm xây dựng CNXH của các nước, chưa thật sự xuất phát từ những đặc điểm cụ thể của miền Bắc và tình hình, nhiệm vụ của cách mạng cả nước trong thời kỳ này để tìm tòi những hình thức bước đi phù hợp. Thậm chí còn ngộ nhận phê phán những ý kiến cho rằng mỗi nước có một con đường riêng của mình tiến lên CNXH là phủ nhận chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó đề ra chủ trương bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến thẳng lên CNXH mà không trải qua những bước trung gian cần thiết. Chưa thấy được tính chất khó khăn, gian khổ, lâu dài của thời kỳ quá độ lên CNXH, nhất là trong hoàn cảnh cả nước cã chiến tranh khốc liệt. Trong bối cảnh đó, những tìm tòi, sửa đổi chỉ có thể là những giải pháp tình thế có tính chất cục bộ. Trên những vấn đề cơ bản, nhận thức của Đảng ta về con đường tiến lên CNXH ở miền Bắc vẫn trong khuôn khổ mô hình xây dựng CNXH mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III thông qua năm 1960.

Cùng với tác động của những nguyên nhân khách quan, những hạn chế về mặt nhận thức của Đảng đã làm cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc tiến triển một cách khó khăn. Bằng hình thức hợp tác hóa như đã làm, nông nghiệp đã không thể trở thành cơ sở để phát triển công nghiệp. Đến lượt mình, công nghiệp hóa do thiếu những tiền đề cần thiết và do xây dựng các cơ sở công nghiệp nặng chưa thật phù hợp đã không cải biến được nền kinh tế theo hướng tích cực, tiến bộ. Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân tạo ra những mảng tối của bức tranh kinh tế miền Bắc sau hơn 2 thập kỷ xây dựng CNXH. Đó là một nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, sản xuất không đủ tiêu dùng, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém.

Tóm lại

, hai mươi năm xây dựng CNXH ở miền Bắc đã đi vào lịch sử tư tưởng và thực tiễn cách mạng XHCN ở nước ta như là một sự khởi đầu có tính chất tìm tòi, khảo nghiệm. Những gì được và chưa được, thành tựu và hạn chế đều mang đậm dấu Êu của thời kỳ lịch sử đặc thù của đất nước. Với phương pháp tư duy khoa học, khách quan, toàn diện, cần và có thể RÚT RA những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm góp phần làm rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta.

  

3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC

3.3.1. Tìm tòi, đổi mới kiểu quá độ đặc thù xây dựng CNXH ở nước ta

Tiến lên CNXH là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Nhưng quá độ lên CNXH với những hình thức, bước đi như thế nào là những vấn đề cần phải nghiên cứu một cách công phu, khoa học. Trước hết, phải đổi mới những hình thức, bước đi cho phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội nước ta trong chặng đường đầu tiên trên con đường xây dựng CNXH. Từ đây hình thành một kiểu quá độ đặc thù đi lên CNXH ở Việt Nam.

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, để đi lên CNXH, các nước có thể trải qua ba kiểu quá độ sau:

- Quá độ từ những nước TBCN đã phát triển cao lên CNXH. Đây là kiểu quá độ trực tiếp, tiến thẳng lên CNXH, không phải trải qua những giai đoạn, những bước quá độ đặc biệt. Cho đến nay, kiểu quá độ này đang còn là sự dự đoán khoa học về sự phát triển xã hội, trong lịch sử chưa diễn ra một trường hợp nào.

- Quá độ từ những nước TBCN phát triển trung bình hoặc thấp lên CNXH. Đây là trường hợp của nước Nga và các nước XHCN ở Đông Âu trước đây.

- Quá độ từ những nước lạc hậu, chậm phát triển, bỏ qua hình thái

kinh tế - xã hội TBCN lên CNXH. Chủ nghĩa Mác - Lênin mới đưa ra những

dù đoán về khả năng và điều kiện của kiÓu quá độ này. Những vấn đề lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm về kiểu quá độ này còn đang trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm. Nơi này hay nơi khác đều đã có những thành công và hạn chế, khuyết điểm nhất định. Tất cả đều có góp phần mở ra định hướng đi lên đúng đắn và làm giàu kho tàng lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH.

Quá độ lên CNXH ở nước ta thuộc về kiểu quá độ thứ ba - kiểu quá độ gián tiếp, đòi hỏi phải trải qua những bước quá độ đặc biệt, những khâu trung gian cần thiết. Cương lĩnh của Đảng đã vạch rõ: nước ta quá độ lên CNXH, bá qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp kém. Do đó, không thể áp dụng lý luận, kinh nghiệm của hai kiểu quá độ trên vào công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.

Đại hội III của Đảng (9/1960) đã chỉ rõ: đặc điểm cơ bản nhất của nước ta là từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến thẳng lên CNXH. Đặc điểm cơ bản này cho thấy tình trạng lực lượng sản xuất thấp kém, tiền đề kinh tế chưa chín muồi trong sự phát triển của nó. Đó là nền sản xuất nhỏ manh mún, phân tán, mang nặng tính tự nhiên với kỹ thuật thủ công, thô sơ đa số lao động tập trung ở nông thôn với phương thức lao động cổ truyền chủ yếu bằng công cụ cầm tay, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên. Từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN tiến thẳng lên CNXH, nước ta chưa trải qua những cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất. Do đó, khi nói bỏ qua chế độ TBCN, thì điều đó không có nghĩa là bỏ qua tất cả những gì mà nhân loại đã làm và đã tạo ra trong thời đại TBCN. Chóng ta cần và có thể kế thừa, tiếp thu những gì đã có và phải làm những gì chưa làm để tiến hành cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất, văn hóa, kỹ thuật của CNXH ngày càng phát triển, hiện đại.

Tóm lại

, trình độ thấp kém về lực lượng sản xuất và ảnh hưởng tiêu cực của những tàn dư phong kiến, thực dân là những khó khăn rất lớn của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Do chưa nhận thức đầy đủ rằng: thời kỳ quá độ lên CNXH là một quá trình lịch sử tương đối lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường, chúng ta đã nóng vội xóa bỏ nền kinh tế nhiều thành phần, không chấp nhận kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường; công hữu hóa và tập thể hóa cao các tư liệu sản xuất, đẩy nhanh QHSX XHCN lên hình thức cao trong lúc chưa có những tiền đề vật chất vững chắc nên không phát huy được tác dụng mở đường cho LLSX phát triển như chúng ta mong muốn. Hậu quả là đã không khơi dậy được các động lực để giải phóng mọi tiềm năng thúc đẩy LLSX phát triển. Thay vì phải thông qua những bước đệm đặc biệt để quá độ gián tiếp lên CNXH, chóng ta lại muốn quá độ trực tiếp tiến thẳng lên CNXH. Thực tiễn cho thấy, những nhận thức trên là chủ quan, duy ý chí. Xu thế và tính chất thời đại có thể cho phép chúng ta bá qua chế độ TBCN quá độ lên CNXH, nhưng không thể bỏ qua việc tạo lập từng bước những tiền đề cần thiết, nhất là tiền đề về kinh tế cho sự quá độ đó.

Công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, kế thừa và phát triển những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH, bá qua giai đoạn phát triển TBCN ở một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến lạc hậu. Trước hết phải thấy được tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của thời kỳ quá độ lên CNXH mà sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu là đặc trưng cơ bản. Đằng sau những tồn tại về kinh tế là những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp.

Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong đó kết cấu kinh tế - xã hội vừa chứa đựng những yếu tố xã hội mới ra đời, vừa có những yếu tố cũ. Tính chất quá độ được V.I.Lênin giải thích: "Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có" [37, tr. 248].

Trước đây, chúng ta có tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí, muốn

xóa bá kinh tế tư nhân (gồm kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể của người sản xuất nhá) trong thời gian ngắn, cho rằng quốc doanh hóa và tập thể hóa càng nhanh, càng nhiều, quy mô càng lớn thì càng sớm có CNXH.

Theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình cải tạo XHCN phải biết lựa chọn những hình thức quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn, nhất là những hình thức kinh tế trung gian, quá độ phù hợp với trình độ phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất giữa các ngành, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế. Kinh nghiệm thực tế của hai mươi năm xây dựng CNXH ở miền Bắc cho thấy: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất đã lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có sự phát triển không đồng bộ giữa ba mặt của nã (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối), hoặc có những yếu tố quan hệ sản xuất vượt quá xa với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng tiến lên CNXH, các thành phần kinh tế phải được cải biến từng bước thích hợp. Tất nhiên, không thể xóa bỏ, chuyển đổi các thành phần kinh tế một cách nóng vội, chủ quan, duy ý chí mà phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của từng ngành nghề mà từng bước hình thành

quan hệ sản xuất mới từ thấp đến cao với sự đa dạng về các hình thức sở hữu.

Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định năm thành phần kinh tế hiện nay của nước ta gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Trong đó, kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với sự phát triển kinh tế hợp tác làm nền tảng cho sự phát triển toàn bộ nền

kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN. Để thực hiện vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước phải được tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả, nắm vững những vị trí then chốt, những lĩnh vực trọng yếu trong nền

kinh tế như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, ngân

hàng...

Các doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô phù hợp với yêu cầu và

khả năng, phát huy được ưu thế về kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nâng cao

năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Kinh tế hợp tác cần được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động. Kinh tế hợp tác là một tất yếu kinh tế - xã hội nảy sinh từ nhu cầu và lợi Ých của việc phối hợp những nỗ lực chung của những người lao động, thông qua con đường liên kết tự nguyện, phát huy sức mạnh tập thể để giải quyết những vấn đề của sản xuất, kinh doanh mà từng người lao động riêng lẻ, từng hộ cá thể không tự giải quyết được hay giải quyết kém hiệu quả.

Việc phát triển các loại hình kinh tế hợp tác phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, không gò Ðp tập thể hóa tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh và cơ chế quản lý. Nhà nước giúp đỡ để kinh tế hợp tác phát triển, mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động, cùng với khu vực kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế tư bản nhà nước (CNTB nhà nước) là nhịp cầu trung gian để chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN ở nước ta. Do đó, sự phát triển của thành phần kinh tế này theo định hướng XHCN có tầm quan trọng đặc biệt. Phương hướng phát triển thành phần kinh tế này ở nước ta hiện nay nhằm vào những ngành, những lĩnh vực mà chúng ta đang còn hạn chế về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

V.I.Lênin đã chỉ rõ: chủ nghĩa tư bản nhà nước là thứ CNTB phục tùng sự điều tiết của nhà nước (giám sát, kiểm tra, quy định các hình thức, trật tự...) [38, tr. 418]. Vì vậy, thành công của sự điều hành ấy phụ thuộc vào một số điều kiện chủ yếu như:

- Nhà nước XHCN có khả năng điều tiết toàn bộ nền kinh tế.

- Tăng cường sức mạnh kinh tế của nhà nước XHCN.

- Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế.

- Ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, trước hết là giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

Tóm lại, vì là CNTB nhà nước cho nên hiệu quả của việc sử dụng thành phần kinh tế này phụ thuộc vào năng lực tổ chức quản lý của bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đối với các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân, Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách để sử dụng và cải tạo một cách có hiệu quả nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế, đẩy lùi mặt tiêu cực của các thành phần kinh tế này.

Thừa nhận sự tồn tại các thành phần kinh tế phi XHCN không ngoài mục đích khai thác tốt nhất mọi tiềm năng của họ để phát triển nền kinh tế. Mặt khác, phải thường xuyên đấu tranh chống xu hướng tự phát TBCN và những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế này. Nói cách khác, quá trình sử dụng các thành phần kinh tế này gắn liền với quá trình cải tạo XHCN bằng những hình thức, biện pháp và bước đi phù hợp.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế đó vừa hợp tác bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật của nhà nước XHCN. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế tư nhân được sử dụng và cải tạo theo CNXH.

3.3.2. Phải có hình thức, bước đi, biện pháp xây dựng CNXH phù hợp với đặc điểm của đất nước

Đi lên CNXH không phải là ý muốn chủ quan của Đảng ta mà đó là con đường phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam. Nó xuất phát từ những tiền đề chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Từ thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954 - 1975), Đảng ta đã từng bước đổi mới nhận thức về CNXH và con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Tất nhiên "Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp" [20, tr. 70].

Trong những thập kỷ trước đây, chúng ta thường quan niệm CNXH là một xã hội thuần nhất, không có mâu thuẫn, có thể nhanh chóng xây dựng dùa trên sự tác động của chế độ chính trị tiên tiến và cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung của nhà nước. Thực tiễn đã cho thấy rằng, công cuộc xây dựng CNXH, do tính chất khó khăn, mới mẻ và do những đặc điểm kinh tế, xã hội ở nước ta, sẽ là một quá trình phấn đấu lâu dài và khó khăn, phức tạp. Đồng chí Trường Chinh đã viết: "Muốn triệt để cải tạo xã hội, xóa bỏ chế độ người bóc lột người ngay một lúc là ảo tưởng, nước ta phải trải qua nhiều giai đoạn mới đạt tới CNXH được" [5, tr. 98].

V.I.Lênin đã chỉ rõ, trong thời kỳ quá độ lên CNXH vẫn tồn tại những sự khác biệt về giai cấp, sự bình đẳng giữa người với người; vẫn tồn tại những thành phần, những mảnh, những bộ phận của CNTB lẫn CNXH. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản ở mỗi nước phải làm sao để thu hẹp dần sự khác biệt giữa các tầng líp, các giai cấp; những thành phần, những mảnh, những bộ phận của CNTB sẽ dần dần được thay thế bằng những yếu tố của CNXH. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH trước

đây, Đảng ta đã chủ quan, nóng vội khi đưa miền Bắc quá độ trực tiếp lên

CNXH trong lúc điều kiện chưa cho phép. Cuộc sống cho chóng ta một bài học thấm thía: không thể chủ quan, nóng vội, duy ý chí, làm trái quy luật, Hội nghị Trung ương 7 (khóa VII) của Đảng ta đã khẳng định: "Con đường đi tới chủ nghĩa xã hội còn lâu dài, phải trải qua nhiều nấc thang quá độ, trung gian, mỗi bước tiến lên thì nhân tố xã hội chủ nghĩa lại tăng thêm" [19, tr. 43]. Nhận thức là một quá trình từ chưa biết đến biết, từ biết chưa rõ đến rõ hơn. Nhận thức về CNXH và cách thức xây dựng CNXH của Đảng cũng không thể vượt ra ngoài quy luật đó. Công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, nhận thức về CNXH là sự tuân thủ quy luật trên. Từ đó, Đại hội VIII của Đảng ta đã có thể nhận định: con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.

CNXH mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng là một chế

độ xã hội mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc với những đặc trưng cơ bản:

- Do nhân dân lao động làm chủ.

- Có một nền kinh tế phát triển cao dùa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tù do, hạnh phóc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới [16, tr. 8-9].

Như vậy, mục tiêu CNXH chỉ có một, song để đạt được mục tiêu ấy, mỗi nước có con đường và cách thức riêng phù hợp với đặc thù của mình. Về vấn đề có tính nguyên tắc này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều kiện riêng biệt ở từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi Đảng Cộng sản và Đảng công nhân... Dân tộc Việt Nam chẳng hạn phải vạch ra những phương pháp và những biện pháp riêng của mình [47, tr. 126]. Theo tinh thần đó, con đường đi lên CNXH từ một nước có nền kinh tế tiểu nông chiếm đại bộ phận, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, không qua giai đoạn phát triển TBCN lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề sẽ là quá trình lâu dài, khó khăn.

Lực lượng sản xuất thấp kém, lạc hậu là trở lực lớn nhất của con đường đi lên CNXH ở nước ta. Trong thời kỳ quá độ vẫn còn tồn tại những thành phần kinh tế phi XHCN và những quan hệ bóc lột nhất định. Đó là thực tế lịch sử do quá khứ để lại, chúng ta không thể một sớm, một chiều khắc phục ngay được. Với quan điểm thực tiễn, biện chứng, chúng ta cần biết khai thác, sử dụng những yếu tố tích cực, có Ých của những thành phần kinh tế, xã hội ấy vào quá trình phát triển của đất nước theo định hướng XHCN. Thực tế lịch sử cũng khẳng định rằng: quan điểm, tư tưởng trên đã được Đảng và Hồ Chí Minh quán triệt và thể hiện trong những chủ trương, chính sách cải tạo hòa bình các thành phần kinh tế ở miền Bắc trong những năm trước và sau Đại hội III (9/1960). Như chính sách trưng thu, trưng mua, công tư hợp doanh, sắp xếp sử dụng các nhà tư sản và con em của họ vào công việc thích hợp... Nhưng do tư tưởng chủ quan, nóng vội dần dần nảy sinh chi phối nên đã có những chủ trương,việc làm không nhất quán, gây thiệt hại và hạn chế thành quả xây dựng CNXH mà công cuộc đổi mới hơn 10 năm qua phải ra sức khắc phục.

Trước mắt, để công cuộc xây dựng CNXH thật sự có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải làm công việc mà giai cấp tư sản hàng thế kỷ trước đây và hiện vẫn đang làm trong việc phát triển LLSX. Như Ph.Ăngghen đã viết: "Chỉ đến một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất xã hội mới có khả năng nâng cao sản xuất đến một trình độ khiến cho việc xóa bỏ những khác biệt về giai cấp trở thành một buớc tiến bộ thật sự... và không dẫn đến tình trạng đình trệ, hoặc thậm chí đến tình trạng suy sụp trong phương thức sản xuất xã hội. Nhưng chỉ trong tay giai cấp tư sản thì lực lượng sản xuất mới đạt tới giai đoạn phát triển đó. Bởi vậy, giai cấp tư sản về mặt này, cũng là một điều kiện đầu tiên, cần thiết của cách mạng XHCN như bản thân giai cấp vô sản" [46, tr. 426].

Quan điểm trên của Ph.Ăngghen và C.Mác đã được V.I.Lênin cụ thể hóa bằng kết luận đối với những nước tiểu nông chưa qua giai đoạn phát triển TBCN "tất yếu phải có một loạt những bước quá độ... Phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội" [38, tr. 189]. Người còn chỉ rõ: "Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy, chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên" [37, tr. 276].

Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở những nước chậm phát triển như nước ta. Do đó, trong thời kỳ này vẫn tồn tại sự khác biệt nhất định về giai cấp và sự bất bình đẳng giữa người với người, vẫn tồn tại những thành phần, những mảnh, những bộ phận của cả CNTB lẫn CNXH. Ở trường hợp nước Nga Xô-viết, Lênin chỉ ra các thành phần kinh tế như sau:

1. Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên.

2. Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mú).

3. CNTB tư nhân.

4. CNTB nhà nước.

5. CNXH.

Trong những thành phần kinh tế trên, V.I.Lênin rất quan tâm đối với hai thành phần kinh tế nông dân kiểu gia trưởng và sản xuất hàng hóa nhỏ mà Người gọi là "kết cấu tiểu nông". Theo quan điểm của V.I.Lênin, trong thời kỳ đầu của CNXH, kết cấu này chiếm ưu thế chứ không phải kết cấu XHCN. Do đó, Đảng phải có những chính sách để giúp đỡ, hướng dẫn kết cấu tiểu nông phát triển tiến bộ, trước hết và chủ yếu cho phép trao đổi tư nhân và chính sự trao đổi hàng hóa này là "đòn xeo" bẩy nền kinh tế phát triển. Về vấn đề này, V.I.Lênin đã vạch rõ: "Chóng ta phải áp dụng mạnh dạn và rộng rãi hơn nữa những biện pháp khác nhau, phải xem xét vấn đề một cách toàn diện, phải nới rộng phạm vi hoạt động của tư bản và thương nghiệp tư nhân trong những mức độ khác nhau mà không sợ du nhập chủ nghĩa tư bản trong một chõng mực nhất định, miễn là những sự trao đổi được đẩy mạnh ngay, nhờ đó cả nông nghiệp và công nghiệp được khôi phục" [37, tr. 324].

Một khi đã cho phép những thành phần kinh tế tiểu nông, sản xuất hàng hóa nhỏ và tư bản tư nhân phát triển nhất định sẽ làm xuất hiện những nhà tư bản và những quan hệ TBCN. Từ đây, việc tự phát đi lên CNTB là nguy cơ thực tế, nhưng như V.I.Lênin đã nói: Không việc gì phải sợ điều đó. Nhà nước công nhân có trong tay đầy đủ phương tiện để cho phép những quan hệ đó - những quan hệ hiện đang có Ých và cần thiết trong hoàn cảnh sản xuất nhá - phát triển có chõng mực nhất định và để kiểm soát những quan hệ đó.

Cái mới, trong một số trường hợp chính là cái cũ được nhìn nhận, vận dụng, phát triển một cách đúng đắn. Chính sách kinh tế nhiều thành phần mà Đại hội VI của Đảng đề ra, chính là sự trở lại với quan điểm của V.I.Lênin về sự tồn tại của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ đã được nhận thức và thể hiện ở miền Bắc trong những năm đầu tiến hành cách mạng XHCN. Những thành tựu của hơn 10 năm đổi mới càng khẳng định sự đúng đắn của chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng. Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: "Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần to lớn giải phóng và phát triển sức sản xuất, đưa đến những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng qua 10 năm đổi mới, đồng thời khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách này, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh; đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh" [20, tr. 24].

Nước ta đi lên CNXH từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, do đó công nghiệp hóa XHCN luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vô trung tâm của thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả sự nghiệp

công nghiệp hóa đất nước trong thời kỳ mới, đòi hỏi "chúng ta phải kế thừa

thành tựu của thời kỳ trước, rút kinh nghiệm từ những sai lầm, thiếu sót để bổ sung, phát triển nhận thức, đề ra những bước đi, giải pháp có hiệu quả hơn" [20, tr. 21].

Công nghiệp hóa chỉ có thể tiến hành khi đã hội tụ những tiền đề cần thiết. Trước đây, chúng ta đã chủ quan, nóng vội cho rằng: với tiềm năng của đất nước và sự giúp đỡ của các nước XHCN (mà chủ yếu là Liên Xô, Trung Quốc), chúng ta có thể tiến hành công nghiệp hóa với tốc độ cao. Chóng ta biết rằng CNH đòi hỏi phải có những tiền đề cần thiết: đất nước hòa bình, có nguồn vốn tích lũy (từ nội bộ nền kinh tế quốc dân và vay, viện trợ của nước ngoài). Đồng thời phải có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trình độ cao... Tiến trình CNH ở miền Bắc diễn ra trong hoàn cảnh rất khó khăn. Chiến tranh đã tàn phá nặng nề nền kinh tế, đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật buộc phải phân tán lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách: đánh thắng giặc Mỹ trên cả hai miền Nam - Bắc. Mặt khác, do những hạn chế, khuyết điểm của phong trào hợp tác hóa và do chiến tranh, nền kinh tế nông nghiệp chưa tạo được nguồn vốn tích lũy cho CNH. Vốn và công nghệ của nước ngoài (chủ yếu của Liên Xô, Trung Quốc) cũng không thể làm cho công nghiệp hóa đạt mục tiêu đề ra vì:

- Không thể đầu tư toàn bộ số vốn từ nguồn viện trợ, vay mượn bên ngoài cho công nghiệp hóa vì còn phải đáp ứng nhu cầu bức thiết của đời sống kinh tế xã hội. Việc sử dụng nguồn vốn còn lại cũng thiếu hiệu quả do thất thoát, đầu tư quá lớn cho công nghiệp nặng...

- Công nghệ mà Liên Xô, Trung Quốc chuyển giao cho nước ta đã lạc hậu so với thế giới.

Ở nước ta, nông nghiệp là cơ sở để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước đây khi miền Bắc tiến hành công nghiệp hóa, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Ở miền Bắc nước ta, nông nghiệp chiếm bộ phận lớn trong kinh tế, mà sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong nông nghiệp. Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác.

Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh" [54, tr. 14-15]. Công nghiệp và nông nghiệp thường được Người ví như hai chân của nền kinh tế, hai chân có đi đều, đi khỏe thì công cuộc xây dựng CNXH mới thành công.

Trước đây, Đảng ta đã có những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Đại hội III đã khẳng định: "Muốn đưa

miền Bắc tiến lên CNXH, chóng ta phải đi từ nông nghiệp" [14, tr. 59]. Song

không được thể hiện trong thực tiễn mà có thời gian dài nông nghiệp không được đầu tư phát triển đúng mức như vị trí quan trọng của nó. Mặt khác,

công nghiệp nặng lại đầu tư, xây dựng theo quy mô lớn, hiệu quả thấp, chư

a

thực sự xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, chưa đáp ứng được yêu cầu

cải tạo và trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, trước hết là nông nghiệp.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 19 (khóa III) đã có sự điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, thấy rõ hơn vai trò của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Tuy vậy, sự điều chỉnh này chưa thật sự quán triệt trên thực tế nên chưa có sự chuyển biến đáng kể. Đến Đại hội IV, Đảng đã nhận thấy sai lầm nên đã điều chỉnh lại đường lối kinh tế: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Song nhận thức trên vẫn chưa có sự chuyển biến căn bản, vẫn còn muốn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong lúc nông nghiệp và công nghiệp nhẹ vẫn không được đầu tư thích đáng. Đại hội V của Đảng (3/1982) đã xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng do những hạn chế trong chỉ đạo thực hiện, quan điểm trên vẫn chưa được thể hiện trong thực tiễn, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội mà ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.

Đại hội VI của Đảng (12/1986) với tinh thần đổi mới mạnh mẽ đã

chỉ đạo sửa chữa sai lầm, từng bước khắc phục những khuyết điểm, hạn chế. Đã cắt giảm và đình hoãn hàng trăm hạng mục công trình công nghiệp

nặng,

xác định rõ hơn vai trò hàng đầu của nông nghiệp. Đại hội đã khẳng định:

yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp. Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khóa VII) chỉ rõ: "Phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu của chóng

ta" [18, tr. 9]. Khi xác định những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện

đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90, Đại hội VIII đã nhấn mạnh:

"Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn" [20, tr.

86].

Sở dĩ phải đẩy mạnh CNH nông nghiệp và nông thôn vì nền kinh tế

nông nghiệp nước ta vẫn còn lạc hậu, mức bình quân lương thực đầu

người chỉ đạt khoảng trên dưới 300 kg. Mấy năm gần đây, mặc dù nước ta

đã xuất khẩu được gạo nhưng số hộ nghèo đói ở nông thôn vẫn còn chiếm tỷ lệ không nhỏ, nhất là các vùng sâu, vùng xa. Vẫn còn hàng triệu lao động không đủ việc làm, công nghiệp Bộ nhỏ và nguồn tích lũy còn Bộ nhỏ. Do đó, bước đi đầu tiên của CNH là phải tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiện đại hóa nền kinh tế nông nghiệp, từng bước tiến lên sản xuất lớn XHCN.

Tuy nhiên, sự giới hạn về diện tích canh tác và năng suất cây trồng, vật nuôi khiến cho nền kinh tế nông nghiệp chỉ có thể phát triển đến một mức độ nhất định. Do đó, xét về xu thế phát triển, nền kinh tế nông nghiệp không thể là cơ sở để nâng cao không ngừng đời sống nhân dân, càng không thể là cơ sở kinh tế kỹ thuật của CNXH. Sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn trong những năm gần đây là một minh chứng. Năm 1995, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố Hồ Chí Minh là 920 USD, Hà Nội khoảng 650 USD, còn ở đồng bằng sông Cửu Long, là vựa lúa của cả nước, thu nhập bình quân đầu người chỉ dừng lại ở mức 200 USD. Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn không phải là mục đích cuối cùng. Nó chỉ tạo cơ sở vững chắc để công nghiệp hóa, tạo điều kiện chuyển nền kinh tế nông nghiệp nước ta thành nền kinh tế nông - công nghiệp hiện đại.

Từ đầu năm 1994, căn cứ vào những thành tựu đổi mới và những tiền đề đã được tạo ra, Đảng ta quyết định đẩy tới một bước nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời phải quán triệt những quan điểm lớn sau đây:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải đảm bảo giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế. Dùa vào nguồn lực trong nước là chính với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

- Phải lấy khoa học công nghệ làm động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy hiệu quả kinh tế -xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn đầu tư và công nghệ.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn liền với nhiệm vụ đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay đang đặt công cuộc công nghiệp hóa ở nước ta vào một tình thế phức tạp, vừa có nhiều thuận lợi, vừa có nhiều thách thức, khó khăn. Sự không thành công của quá trình công nghiệp hóa trước đây đã cho chóng ta bài học về sự nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Nhưng mặt khác, ta biết rằng để đạt được trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật như hiện nay, CNTB phải mất hàng trăm năm và phải trải qua quá trình phát triển từ công trường thủ công đến đại công nghiệp. Là nước đi sau, chóng ta có nhu cầu và điều kiện không phải lặp lại trình tự ấy, vì nó sẽ gây nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, công nghiệp

hóa ở nước ta phải kết hợp tuần tự và nhảy vọt, có thể vừa từng bước hiện đại hóa công nghệ truyền thống, vừa đồng thời tranh thủ những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chúng ta cần và có thể lựa chọn

những ngành nào thích hợp để phát triển có lợi nhất, thích nghi dần với môi trường công nghệ mới. Trong bối cảnh thế giới đang diễn ra

cạnh tranh khốc liệt, muốn đứng vững và vượt lên được phải biết chọn và

tập trung phát triển một số ngành mòi nhọn, những ngành đòi hỏi nhiều chất xám phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và xu thế phát triển của thời đại

.

3.3.3. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng tổ chức quản lý của Nhà nước

Xây dựng CNXH là một sự nghiệp mang tính tự giác, sáng tạo rất cao. Tính tự giác sáng tạo chỉ có được khi vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng tổ chức, quản lý của Nhà nước được nâng cao. Thực tiễn cho thấy những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đầu gắn liền với vai trò và trách nhiệm lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Từ đường lối chung đến cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng hay sai đều có ảnh hưởng trực tiếp đến những thành công hay thất bại của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc trước đây, cũng như trên cả nước hiện nay.

Công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN hiện nay đã trải qua hơn một thập kỷ đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Điều đó chứng tỏ đường lối và bước đi của công cuộc đổi mới do Đảng đề ra về cơ bản là đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên, khi công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, càng có nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra - nhất là những vấn đề thực tiễn cấp bách cần phải kịp thời nghiên cứu, tổng kết. Vì vậy, phải nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu nhiệm vụ xây dựng CNXH trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước. Là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, vai trò của Đảng và chức năng tổ chức quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của công cuộc xây dựng CNXH và vận mệnh của bản thân Đảng ta. Đây cũng chính là đòi hỏi của đời sống xã hội và nguyện vọng của nhân dân.

Để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, trước hết phải nâng cao trình độ tư duy lý luận về CNXH, đặc biệt là những vấn đề lý luận về con đường đi lên CNXH có tính chất đặc thù như nước ta. Trước đây chúng ta nhận thức chưa thật đúng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đến áp dụng một cách cứng nhắc, giáo điều, thiếu tìm tòi, sáng tạo. Mác - Ăngghen - Lênin đã đưa ra những quan điểm lý luận làm vũ khí tư tưởng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức nhằm tìm ra con đường giải phóng dân tộc và xây dựng một xã hội tốt đẹp. Song chủ nghĩa Mác - Lênin không thể tránh khỏi những hạn chế bởi điều kiện lịch sử và thời đại. Các nhà kinh điển mác xít chưa có điều kiện nghiên cứu đề cập đến nhiều cách thức, nhiều kiểu quá độ đi lên CNXH, nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn của con đường đi lên CNXH ở những nước chưa trải qua giai đoạn phát triển TBCN... Do đó, quá trình nhận thức về con đường đi lên CNXH ở nước ta cũng là quá trình nghiên cứu, tìm tòi để vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin một cách có hệ thống đòi hỏi phải có những cơ sở và điều kiện nhất định. Do những hạn chế về khách quan và chủ quan, việc học tập, nghiên cứu của chúng ta trước đây còn chắp vá, đơn giản, không thấu hiểu được bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường đi lên CNXH bá qua giai đoạn phát triển TBCN. Từ hiểu không đầy đủ, sâu sắc đến vận dụng sai, làm sai là hệ quả dễ hiểu. Đại hội VI của Đảng đã nghiêm khắc chỉ ra rằng: chúng ta đã lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ [17, tr. 27].

Cách mạng XHCN và xây dựng CNXH là một sự nghiệp to lớn, mới mẻ, có tính tự giác, sáng tạo rất cao, phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo của hệ thống lý luận khoa học. Thực tiễn xây dựng CNXH phải được chỉ đạo, hướng dẫn bởi lý luận cách mạng và những dự báo khoa học. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải có thái độ khoa học trong nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trung thành, bảo vệ và bổ sung, phát triển nó luôn là phương châm hành động, là nguyên tắc chỉ đạo tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo thực tiễn của Đảng. Muốn vậy, một mặt phải học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, có kế thừa, bổ sung và phát triển. Mặt khác, phải luôn luôn khảo sát, nắm bắt thực tiễn đất nước để đề ra những chủ trương, biện pháp lựa chọn những hình thức, bước đi thích hợp cho con đường đi lên CNXH ở nước ta. Thực tiễn chính là tiêu chuẩn để kiểm tra những gì đúng và chưa đúng của nhận thức và đường lối, phương pháp. Vì vậy, Đảng lãnh đạo phải tổng kết thực tiễn kịp thời, từ đó mà sửa chữa những gì không phù hợp, khắc phục những gì chưa đúng trong nhận thức lý luận và đường lối của Đảng về con đường đi lên CNXH của nước ta.

Chưa trải qua giai đoạn phát triển TBCN, nên những tàn dư tư tưởng phong kiến, thực dân cũng là những cản trở vô hình trên con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Đó là thãi quen tùy tiện, phép vua thua lệ làng, ý thức chấp hành pháp luật và trình độ dân chủ còn hạn chế. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tạo nên tâm lý ỷ lại, thụ động, vô trách nhiệm với của công, tư tưởng đặc quyền đặc lợi, kỳ thị với người hơn mình, ngại đột phá, thiếu năng động... Về trong Đảng, Đại hội VI đã chỉ ra: "Trong các đảng bộ và các cấp ủy có sự vi phạm nguyên tắc Lêninnít trong sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng trung ương [17, tr. 28]. Điều đó làm cho những sai lầm, thiếu sót của một số chính sách của Đảng - nhất là những chính sách về kinh tế chậm được phát hiện và để lại hậu quả nặng nề. Do đó, đồng thời với việc nâng cao trình độ lý luận, tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, phải phát huy trí tuệ tập thể của toàn Đảng bằng việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy sức mạnh sáng tạo của quần chúng nhân dân. V.I. Lênin cho rằng: Chỉ trông chờ vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là một tư tưởng hết sức ngây thơ, bởi vì người cộng sản chỉ là "một giọt nước trong đại dương nhân dân", chỉ khi nào người cộng sản biểu hiện đúng ý nguyện của nhân dân thì "mới quản lý nhà nước được", nếu không tất cả bộ máy sẽ tan rã" [39, tr. 134]. Nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử. Do đó, Đảng phải biết tìm thấy và phát huy sức mạnh của nhân dân: "Chúng ta phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng" [50, tr. 293], và Hồ Chí Minh khẳng định: "Không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn" [51, tr. 50]. Nếu thực hiện đúng các nguyên tắc sinh hoạt Đảng và lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của cơ sở và quần chúng thì sẽ hạn chế được sai lầm, vấp váp, sự nghiệp xây dựng CNXH sẽ bớt những khó khăn, tổn thÊt không đáng có.

Cán bộ, đảng viên là chủ thể xây dựng và phát triển đường lối chính trị của Đảng, bảo đảm cho đường lối được thực hiện tốt, kịp thời phát hiện sửa chữa những hạn chế của đường lối, chính sách. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng phô thuộc rất lớn vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bước sang thời kỳ xây dựng CNXH, phần lớn đảng viên đã giữ vững phẩm chất cách mạng, vững vàng về chính trị, tư tưởng và trong sáng về phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, thực trạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã và đang có những biểu hiện sa sót.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nhận định: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạo đức và lối sống. Một số thoái hóa về chính trị, tuy rất ít nhưng hoạt động của họ gây hậu quả hết sức xấu" [20, tr. 137].

Sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên thể hiện ở những mặt chủ yếu như: dao động vÒ tư tưởng lập trường chính trị trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, vi phạm pháp luật, sa sút phẩm chất đạo đức và lối sống, quan liêu, tham nhũng... Nó đã và đang gây bất bình trong xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và sự sống còn của chế độ XHCN. Vì vậy, phải kiên quyết đưa những người thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng, đồng thời phải tìm ra những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên, làm trong sạch đội ngũ đảng viên nhằm tăng cường bản chất cách mạng và năng lực, vai trò lãnh đạo của Đảng. Khi chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH, việc đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn chịu ảnh hưởng một số quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn chưa phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của thời kỳ mà xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ chủ yếu. Do đó, Đảng cần phải đổi mới hơn nữa công tác cán bộ, làm cho số cán bộ đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ngày càng nhiều.

Chỉ với "mo cơm, quả cà và tấm lòng cộng sản" chúng ta không thể xây dựng được CNXH. Giàu lòng nhiệt tình cách mạng nhưng thiếu kiến thức, năng lực, chúng ta có thể phá bỏ được cái cũ, nhưng không thể xây dựng được cái mới. Vì vậy, công cuộc xây dựng CNXH đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với dân, vừa phải là những người có kiến thức và năng lực. Hay nói cách khác, để hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo xây dựng CNXH, điều kiện tiên quyết là Đảng phải không ngừng vươn lên về mọi mặt. Trong những tư chất mà Đảng cầm quyền cần phải có, V.I. Lênin đặc biệt chú ý đến tầm cao trí tuệ của Đảng như là một tiền đề có ý nghĩa quyết định. Người cho rằng, sau khi trở thành Đảng cầm quyền, cái mà người cộng sản thiếu nhất là trình độ văn hóa. Để khắc phục sự bất cập đó, người cộng sản "phải học tập và làm việc một cách có hệ thống", "phải biết quý trọng khoa học, gạt bỏ thái độ huyênh hoang "cộng sản" của những nhà tài tử và của những anh chàng quan liêu" [36, tr. 431]. Việc đánh giá tổ chức cơ sở Đảng không chỉ dùa trên tiêu chí trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn phải dùa trên kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh: "Ngày nay, miền Bắc nước ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, đảng viên và chi bộ nào sản xuất và lãnh đạo sản xuất tốt, tức là đảng viên và chi Bộ ấy tốt. Nếu sản xuất và lãnh đạo sản xuất không tốt tức là đảng viên và chi Bộ ấy kém [49, tr. 34].

Nhà nước XHCN là thành phần rất quan trọng của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân. Do đó, xây dựng và hoàn thiện nhà nước có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng CNXH. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có những thành tựu về xây dựng, củng cố nhà nước. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước của ta hiện nay vẫn còn những hạn chế:

- Hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật chưa đầy đủ.

- Tổ chức, hoạt động của bộ máy của nhà nước còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chưa rõ ràng.

- Đội ngũ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Số công chức được đào tạo chính quy, có hệ thống về quản lý hành chính, quản lý

kinh tế... còn thiếu so với yêu cầu của một nhà nước pháp quyền vững mạnh.

- Không ít cán bộ công chức nhà nước và một bộ phận trong bộ máy nhà nước tha hóa, biến chất, tham nhũng, tiếp tay cho bọn buôn lậu, vi phạm pháp luật.

Những hạn chế trên của bộ máy nhà nước, nhất là tệ quan liêu tham nhũng, đặc quyền đặc lợi là nguy cơ trực tiếp, quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị. Chúng ta đã có những biện pháp khắc phục, song hiệu quả còn thấp. Do đó, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước của ta là vấn đÒ vừa có tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài.

Để củng cố, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, cần quán triệt một số quan điểm cơ bản:

- Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng líp trí thức làm nền tảng. Như vậy, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước là nhằm giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của nhà nước. Mọi tổ chức hoạt động của nhà nước, mọi chủ trương, chính sách do nhà nước ban hành đều thể hiện quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân. Ở nước ta,
nhà nước XHCN là công cụ để thực hiện lợi Ých tối cao của giai cấp công nhân và lợi Ých của toàn dân tộc là xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh và đi lên CNXH.

Tính giai cấp của nhà nước còn thể hiện bằng việc thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi âm mưu, hành động đe dọa, xâm phạm lợi Ých của giai cấp công nhân, của dân tộc. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, động lực của sự phát triÓn xã hội. Do đó, Đảng và nhà nước cần có những quyết sách thực hiện cơ chế dân chủ: dân là chủ và dân làm chủ. Mặt khác, phải đấu tranh với những khuynh hướng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập trung quyền lực vào trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Nhà nước quản lý xã hội trước hết và chủ yếu bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.

Để nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, một nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, phải thực hiện tốt, đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó cải cách nền hành chính nhà nước được Đảng ta xác định "là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước trong những năm trước mắt, công cuộc cải cách hành chính phải dùa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngò, cán bộ, công chức hành chính" [20, tr. 131].

Cải cách hành chính muốn đạt được kết quả trước hết phải loại bỏ những khâu bất hợp lý gây phiền hà trong việc ban hành và thực hiện các thủ tục hành chính. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, phải ban hành pháp lệnh công vụ và công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ nghiệp vụ cao, vừa giác ngộ về chÝnh trị, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Muốn vậy, phải tiến hành đấu tranh kiên quyết, thường xuyên và có hiệu quả chống nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hối lé..., nhất là ở những cơ quan kinh tế hoặc liên quan trực tiếp đến kinh tế. Mọi biện pháp củng cố, hoàn thiện nhà nước đều phải làm cho bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, bảo đảm sự điều hành tập trung, thông suốt, có hiệu lực từ Trung ương đến địa phương, tiến tới xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh.

Tóm lại

, từ trước đến nay, chưa có nước nào xây dựng CNXH trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và chiến tranh khốc liệt diễn ra trên cả nước. Trong hoàn cảnh đặc thù như vậy, miền Bắc đạt được những thành tựu quan trọng: Xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ mới XHCN, làm tròn nhiệm vụ hậu phương của cách mạng miền Nam và tạo dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của CNXH. Đây là những thành tựu cơ bản, có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển lâu dài của đất nước. Khuyết điểm lớn nhất là

Đảng ta chưa nhận thức đầy đủ về điểm xuất phát của một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ TBCN tiến thẳng lên CNXH. Từ đó, đã vận dụng thiếu sáng tạo những kinh nghiệm xây dựng CNXH của nước ngoài; nhận thức không đúng mối quan hệ giữa LLSX và QHSX, nóng vội trong

cải tạo XHCN.

Cùng với tác động của chiến tranh, những khuyết điểm, hạn chế trên đã

làm cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc tiến triển một cách khó khăn.

Vì vậy, để công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta có thể trở thành hiện thực, vấn đề quan trọng hàng đầu là Đảng phải tù đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của mình ra sức tìm tòi, đổi mới những hình thức, bước đi, biện pháp xây dựng CNXH phù hợp với thực tiễn của đất nước.

KẾT LUẬN

Hai mươi năm xây dựng CNXH ở miền Bắc là quãng đường khá dài, song thời gian thực sự tập trung xây dựng quá ngắn ngủi, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 22 năm 1974 của Đảng đã nhận định: Từ năm 1955 đến nay, thời gian hòa bình, xây dựng của miền Bắc cộng lại chỉ độ 8 năm. Trong những năm 1954 - 1975, về thực chất toàn Đảng, toàn dân ta phải tập trung phần lớn thời gian, sức lực cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Với quyết tâm: "Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ, tất cả vì thống nhất Tổ quốc". Việc huy động cao độ sức người, sức của nhằm đảm bảo yêu cầu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, nhất là khi chiến tranh lan ra miền Bắc, đã đặt công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc vào hoàn cảnh đầy khó khăn, thử thách, xây rồi bị phá; bị phá rồi lại xây. Tất cả đều nhằm đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà bằng bất cứ giá nào.
Miền Bắc phải đồng thời vận dụng hai loại quy luật mang tính đối lập: quy luật của chiến tranh và quy luật của xây dựng, phát triển kinh tế xã hội. Việc huy động cùng một lúc nhân lực, vật lực, tài lực cho hai nhiệm vụ (trong đó nhiệm vụ chủ yếu nhất là giải phóng miền Nam) đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng, phát triển kinh tế. Công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi phải có môi trường hòa bình, ổn định, phải đầu tư nhiều tiền của, công sức, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ, khỏe, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cao. Chiến tranh đã không cho phép chúng ta thực hiện những yêu cầu đó. Điều đó cũng có nghĩa là trong suốt hai mươi năm, miền Bắc chưa có một hoàn cảnh thuận lợi làm tiền đề cho sự phát triển. Hoàn cảnh lịch sử đã buộc miền Bắc mất quá nhiều sức lực, xương máu để tạo tiền đề cho sự phát triển về sau của đất nước. Đó là đất nước độc lập, thống nhất và môi trường hòa bình tương đối bền vững. Đặt trong bối cảnh lịch sử đó mới thấy những thành tựu xây dựng CNXH của miền Bắc là rất đáng trân trọng.

Thực tiễn đã khẳng định sự lựa chọn con đường đi lên CNXH của Đảng ta là đúng đắn. Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, Đảng ta vẫn kiên định mục tiêu xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa tìm tòi, khảo nghiệm những hình thức, phương pháp xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, vừa từng bước xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật, làm cho miền Bắc trở thành hậu phương lớn để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thực tiễn xây dựng CNXH ở miền Bắc đã chứng minh nguyên lý cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Chỉ có CNXH mới bảo đảm thực sự cho độc lập dân téc.

Dù còn những hạn chế, khuyết điểm, song những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển lâu dài của đất nước. Sau hai mươi năm xây dựng, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử: đất nước, xã hội và con người đều đổi mới (Hồ Chí Minh). Tuy kinh tế phát triển chưa cao, nhưng những tiến bộ về chính trị, văn hóa, xã hội là dấu Ên không thể phai mê trong lịch sử xây dựng CNXH ở miền Bắc, là cơ sở để miền Bắc làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn của cách mạng miền Nam.

Tuy nhiên, cũng phải thấy những hạn chế về nhận thức và thực tiễn xây dựng CNXH ở miền Bắc. Công cuộc xây dựng CNXH ở các nước XHCN ở các nước XHCN đứng đầu là Liên Xô trong thời kỳ này tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng không phải không có những sai lầm, khuyết điểm. Do trình độ lý luận của Đảng ta lúc bấy giê còn hạn chế, kinh nghiệm về xây dựng CNXH chưa có nhiều, nên chúng ta đã thiếu sự chọn lựa , sáng tạo khi áp dụng những kinh nghiệm xây dựng CNXH của nước ngoài. Vì không thấy được tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài của thời kỳ quá độ lên CNXH, nên chúng ta đã chủ quan khi đề ra chủ trương tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH, nóng vội trong cải tạo XHCN và xóa bỏ nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh CNH XHCN khi điều kiện chưa cho phép... Do chóng ta không kịp thời tổng kết kinh nghiệm và do chiến tranh, những khó khăn gay gắt về kinh tế - hệ quả của những khuyết điểm trong quá trình xây dựng CNXH chậm được phát hiện và khắc phục. Chính vì chậm tổng kết thực tiễn để RÚT RA những bài học kinh nghiệm, nên đã mắc sai lầm lớn hơn khi lãnh đạo xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước trong những năm 1975 - 1985.

Nhận thức của Đảng ta về con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam là quá trình tìm tòi, khai phá những hình thức, bước đi phù hợp. Do vậy, mắc sai lầm, khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là cố gắng hạn chế sai lầm và khi thấy có sai lầm phải kịp thời, kiên quyết sửa chữa. Sự thẳng thắn tự phê bình của Hội nghị Trung ương 10 (khóa II) về những sai lầm của cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, cũng như sự nghiêm túc kiểm điểm của Đại hội VI, Đại hội VII và Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) về những sai lầm, khuyết điểm trong những năm tiến hành cách mạng XHCN trên cả nước, đã thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng: dám nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa chữa. Qua những lần kiểm điểm rút kinh nghiệm và sửa chữa đó, trình độ nhận thức của Đảng ta về con đường đi lên CNXH được nâng lên. Đó cũng chính là sự quán triệt, thể hiện quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh: nhận thức lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo, luôn được bổ sung, phát triển bằng những kết luận mới, RÚT RA từ thực tiễn sinh động.

Sau hơn một thập kỷ đổi mới, những nhiệm vụ được hoạch định ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đã được hoàn thành cơ bản, tạo được những tiền đề đưa đất nước bước vào một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả các vấn đề khó khăn, tồn tại của thực trạng kinh tế - xã hội nước ta đã được giải quyết. CNXH không thể xây dựng với hành trang nghèo nàn về kinh tế, văn hóa - kỹ thuật. Do đó, để tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế kỹ thuật so với các nước trong khu vực và trên thế giới cùng những nguy cơ khác, cần phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới đúng định hướng XHCN, có bước đi thích hợp, kết hợp phát huy tốt nội lực và ngoại lực hướng vào mục tiêu phát triển. Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng lãnh đạo phải trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng phải kịp thời tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để từng bước xác định rõ hơn con đường đi lên CNXH ở nước ta. Xây dựng Đảng ta trở thành đại biểu ưu tó cho ý chí, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân và của cả dân téc, đó chính là nhân tố quyết định để Đảng ta làm tròn sứ mệnh lịch sử xây dựng thành công CNXH ở nước ta với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].

       

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1999), 50 năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[2].

       

Ban Nông nghiệp Trung ương: Báo cáo tổng kết nông nghiệp 10 năm (1958 - 1967) và phương hướng nhiệm vụ của nông nghiệp trong thời gian tới, Lưu trữ Ban Nông nghiệp Trung ương.

[3].

       

Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội lần thứ tư, từ 20 - 26/3/1955, Quốc hội xuất bản, Hà Nội.

[4].

       

Nguyễn Văn Bích (1977), Phát triển và đổi mới quản lý hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[5].

       

Trường chinh (1975), Cách mạng dân téc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[6].

       

Trường chinh, Kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[7].

       

Công an Thủ đô (1995), Những chặng đường lịch sử, tập II, 1954 - 1975, Hà Nội.

[8].

       

Chu Thượng Văn - Chu Cẩm úy - Trần Tích Hỷ (1999), Chủ nghĩa xã hội là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào? (bản chất của chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển), sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9].

       

Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.01 (1995), ĐÒ tài KX.01.03, báo cáo tổng quan, Hà Nội.

[10].

       

PTS. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945 - 1995, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[11].

       

GS. Phạm Tất Dong (chủ biên) (1995), Tri thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12].

       

L

ê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của đảng, vì độc lập tự do, vì chủ

nghĩa

xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

[13].

       

Lê Duẩn (1981), Về quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[14].

       

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội, tập I, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội.

[15].

       

Đảng Cộng sản Việt Nam (1977) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV

, Hà Nội.

[16].

       

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[17].

       

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[18].

       

Đảng Cộng sản Việt Nam (1-1994): Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII).

[19].

       

Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương (khóa VII), Hà Nội.

[20].

       

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[21].

       

Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền (1996), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[22].

       

Phạm Văn Đồng (12-1955), Tạp chí Học tập, (1).

[23].

       

Lê Mậu Hãn (chủ biên) - Trần Bá Đệ - Nguyễn Văn Thư (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III (1945 - 1995), tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[24].

       

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử Đảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I.

[25].

       

Phạm Khiêm Ých - Nguyễn Đình Phan (chủ biên) (1994), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[26].

       

Dr. Trần Hoàng Kim (1996) Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945 - 1955 và triển vọng đến năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội.

[27].

       

Kinh tế Việt Nam 1945 - 1990. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960.

[28].

       

Chử Văn Lâm - Nguyễn Thái Nguyên - Phùng Hữu Phó - Trần Quốc

Toản - Đặng Thọ Xương (1992), Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam, lịch sử

- vấn đề - triển vọng, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[29].

       

V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[30].

       

V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[31].

       

V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[32].

       

V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[33].

       

V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[34].

       

V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[35].

       

V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[36].

       

V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[37].

       

V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[38].

       

V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[39].

       

V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.

[40].

       

C.

Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[41].

       

C

. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 18, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[42].

       

C

. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[43].

       

C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 22, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[44].

       

C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb sự thật, Hà Nội.

[45].

       

C

. Mác và Ph. Ăngghen (1970), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[46].

       

C. Mác và Ph. Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội

.

[47].

       

Hồ Chí Minh (1976), Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[48].

       

Hồ Chí Minh (1976),

 

Về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[49].

       

Hồ Chí Minh (1975), Về hợp tác hóa nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[50].

       

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[51].

       

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..

[52].

       

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[53].

       

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[54].

       

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[55].

       

Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[56].

       

Nghị quyết Bộ Chính trị 9 - 1954, Lưu trữ tại Viện Sử học.

[57].

       

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 5 về vấn đề phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trích Văn kiện Đảng, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1979.

[58].

       

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 về nhiệm vụ và phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962.

[59].

       

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa II), tháng 3 - 1955.

[60].

       

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 16 về vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1959.

[61].

       

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 16 "về hợp tác hóa nông nghiệp", Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1959.

[62].

       

PGS. PTS Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (1998), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[63].

       

Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch

, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962.

[64].

       

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1960), Sự nghiệp kinh tế và văn hóa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[65].

       

Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1961), Văn kiện Quốc hội, kỳ họp lần thứ II, khóa II, (4 - 1961), Hà Nội.

[66].

       

Số liệu thống kê (1959), Ba năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa (1954

- 1957), Cục Thống kê Trung ương xuất bản, Hà Nội.

[67].

       

Danh Sơn (1994), "Công nghiệp hóa ở Việt Nam, thực trạng và con đường phát triển", Kinh tế và dự báo, (2).

[68].

       

Lê Quốc Sử (1998), Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[69].

       

Văn Tạo - Đinh Thu Cóc (1974), Giai cấp công nhân miền Bắc Việt Nam 1955 - 1960, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[70].

       

(1991) Lịch sử Đảng, (6).

[71].

       

Nguyễn Khánh Toàn (1972), Xung quanh một số vấn đề về văn hóa và giáo dục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[72].

       

Tội ác của đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phản Hiệp định và bè lũ Ngô Đình Diệm trong âm mưu cưỡng Ðp và dụ dỗ đồng bào di cư ở Việt Nam, Bộ Tuyên truyền xuất bản, Hà Nội, 8-1955.

[73].

       

Tổng cục Thống kê (1978), 30 năm phát triển kinh tế và văn hóa của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[74].

       

Tổng cục Thống kê (1989), Báo cáo phân tích 30 năm hợp tác hóa nông nghiệp (phần tóm tắt), sè 121/TCTK-NN.

[75].

       

Tổng cục Thống kê (1970), Hai mươi lăm năm nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[76].

       

Tổng cục Thống kê (1970), Niêm giám thống kê, Mười lăm năm xây dựng nền kinh tế XHCN, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[77].

       

Tổng cục Thống kê (1975), Niêm giám thống kê, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[78].

       

Tổng cục Thống kê (1976), Niêm giám thống kê, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[79].

       

Tổng cục Thống kê (1981), Niêm giám thống kê, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[80].

       

Tổng cục Thống kê (1963), Số liệu thống kê 1961, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[81].

       

Tổng cục Thống kê (1991), Số liệu thống kê 35 năm (1956 - 1990), Nxb Thống kê, Hà Nội.

[82].

       

Đào Duy Tùng (1994), Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[83].

       

Nguyễn Duy Trinh (1957), Báo cáo của Chính phủ tại khóa họp Quốc hội lần thứ VI (1 - 1957), Nxb sự thật, Hà Nội.

[84].

       

Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Sử học (1996),

Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[85].

       

Bùi Công Trừng (1964), Miền Bắc Việt Nam trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[86].

       

Văn kiện của Đảng về đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968.

[87].

       

Văn kiện Đảng 1930 - 1945, tập I, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Hà Nội, 1977.

[88].

       

Văn kiện Đảng (về đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trị an, trật tự xã hội), tập III, Bộ Công an, Ban Nghiên cứu tổng kết 1965 - 1967.

[89].

       

Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1988.

[90].

       

Văn kiện Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân tại Mátxcơva 1957, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1958.

[91].

       

Văn kiện Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân tại Mátxcơva 1 - 1960, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968.

[92].

       

Văn kiện Lịch sử Đảng

, tập I, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

[93].

       

Văn kiện Lịch sử Đảng

, tập IX, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

[94].

       

Viện Mác - Lênin - Viện Lịch sử Đảng (1982), Những sự kiện lịch sử Đảng, tập IV (về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam (1954 - 1975), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

[95].

       

Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II, (1954 - 1975),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[96].

       

Viện kinh tế (1968), Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[97].

       

Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Kinh tế học (1990), 45 năm kinh tế Việt Nam (1945 - 1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[98].

       

Vụ Đời sống (Tổng cục Thống kê): Báo cáo tình hình đời sống nhân dân, công nhân viên chức và các tầng líp khác năm 1964 và 9 tháng đầu năm 1965, tài liệu của Cục Lưu trữ Trung ương.

[99].

       

Vụ nông nghiệp - Tổng cục Thống kê - Viện Quy hoạch và thiÕt kế - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (1991), Số liệu nông nghiệp Việt Nam 35 năm (1956 - 1960), Hà Nội.

Phụ lục 1

Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã tàn phá nặng nề những cơ sở vật chất kỹ thuật của miền Bắc "6/6 thành phố bị đánh phá, trong đó có 3 thành phố bị đánh phá có tính hủy diệt (Vinh, Việt Trì, Thái Nguyên); 28/30 thị xã bị đánh phá có tính hủy diệt; 96/116 thị trấn bị đánh phá, trong đó có 51 thị trấn bị hủy diệt; 4.000/5.788 xã bị đánh phá trong đó có 300 xã bị hủy diệt; 350 bệnh viện bị đánh phá, trên 100 bệnh viện bị san bằng, trên 1.500 bệnh xá và nhà hộ sinh bị phá hủy; gần 3.000 trường học các cấp, từ vỡ lòng đến đại học bị đánh phá, trong đó có 15 trường đại học, 2.900 trường phổ thông; 66/70 nông trường quốc doanh bị đánh phá, trong đó có 10 cái bị hủy diệt; trên 1.600 công trình thủy lợi bị đánh phá, hơn 1.000 quãng đê xung yếu bị ném bom và phá hủy. Tất cả 6 tuyến đường sắt của miền Bắc đều bị đánh phá, 100% cầu đường sắt và đường bộ đều bị đánh phá. Toàn bộ hệ thống cảng biển, cảng sông đều bị đánh phá. Các kho tàng bị đánh phá và nhiều nơi bị san bằng. 100% nhà máy điện đều bị đánh phá hư hỏng nặng

(1)

.


Phụ lục 2

Năng suất lúa

Đơn vị: tạ/ha

 

Lúa cả năm

1955 (miền Bắc)

15,98

1960 (miền Bắc)

18,42

1961 (miền Bắc)

13,38

1962 (miền Bắc)

18,23

1963 (miền Bắc)

17,42

1964 (miền Bắc)

18,18

1965 (miền Bắc)

18,96

1966 (miền Bắc)

17,29

1967 (miền Bắc)

19,59

1968 (miền Bắc)

17,82

1969 (miền Bắc)

18,16

1970 (miền Bắc)

20,14

1971 (miền Bắc)

19,95

1972 (miền Bắc)

22,43

1973 (miền Bắc)

21,39

1974 (miền Bắc)

24,18

Nguồn: Vụ Nông nghiệp - Tổng cục Thống kê. Viện quy hoạch và thiết kế. Bộ nông nghiệp và CNTP. Số liệu Nông nghiệp Việt Nam 35 năm (1956 - 1990), Hà Nội, 1991, tr. 89.


Phụ lục 3

Sản lượng lương thực (quy thóc)

Sản lượng
lương thực
(1000 tấn)

Tính bình quân đầu người(kg/người)

Lương thực

Riêng thóc

1955 (miền Bắc)

3758,8

276,9

243,3

1960 (miền Bắc)

4698,2

292

259

1965 (miền Bắc)

5562,0

304

249

1970 (miền Bắc)

5278,9

257

217

1974 (miền Bắc)

6276,6

276

242

Nguồn: Vụ Nông nghiệp - Tổng cục Thống kê. Viện quy hoạch và thiết kế - Bộ Nông nghiệp và CNTP. Số liệu nông nghiệp Việt Nam 35 năm (1956 - 1990), Hà Nội, 1991, tr. 87.


(1)

NguyÔn Duy Trinh (1976), MiÒn B¾c XHCN trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn hai nhiÖm vô chiÕn l­îc. Nxb Sù thËt, Hµ Néi, tr. 38.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro