tieu luan2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ba cái chết của ngôi sao (phần 1)

Một khối tinh vân hành tinh là vành khí sáng rực bao ngoài sao lùn trắng, không có liên quan gì với hành tinh.

Cũng là vì sao, nhưng mỗi thiên thể đang bốc cháy trong thiên hà sẽ đi vào cõi vĩnh hằng theo một cách riêng biệt. Chính khối lượng sẽ quyết định những giây phút định mệnh của nó là yên ả hay dữ dội.

Chúng ta hãy theo dõi số phận của một ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn 1,4 lần khối lượng mặt trời. Nó tắt một cách thanh thản.

GS Trịnh Xuân Thuận bảo vệ luận án tiến sĩ vật lý thiên văn tại Đại học Princeton năm 1974, hiện giảng dạy tại Đại học Virginia. Ông là chuyên gia hàng đầu về giải Ngân Hà, đã viết 200 bài tiểu luận về sự hình thành các yếu tố trong Big Bang và Thiên Hà cùng với sự tiến triển của chúng. GS còn là tác giả của 7 quyển sách bán chạy nhất, trong đó ba quyển đã được dịch sang tiếng Việt là "Nói chuyện với Trịnh Xuân Thuận", "Giai điệu bí ẩn ...và Con người đã tạo ra vũ trụ", "Hỗn độn và hài hòa".

Khi hết nhiên liệu, ngôi sao chuyển từ kích thước của các sao khổng lồ đỏ (bán kính 50 triệu km ) đến kích thước của trái Đất (bán kính khoảng 6000 km). Ngôi sao trở thành lùn. Nó rất nóng vì năng lượng của chuyển động sụp đổ biến đổi ra nhiệt. Nhiệt độ ở bề mặt của nó khoảng 6000° . Nhiệt bức xạ ra không gian. Màu của bức xạ trắng như bức xạ mặt trời nên nó có tên là "naine blanche" (sao lùn trắng). Mật độ của nó rất lớn :1cm3 sao lùn trắng nặng 1 tấn.

Nhưng cái gì đã cản trở sao lùn trắng không sụp đổ thêm nữa? Ai chống lại trọng lực? Chắc chắn không phải là bức xạ, vì nó đã trở nên rất yếu. Nhà vật lý người Đức Wolfang Pauli, một trong những người sáng lập ra Cơ học Lượng tử, cho chúng ta câu trả lời. Vào năm 1925, ông khám phá ra rằng hai electron không thể bị nén lại với nhau được: chúng loại trừ nhau (khám phá của Pauli được biết dưới tên "Principe d'exclusion" , Nguyên lý ngoại trừ ). Trong lúc sụp đổ, ngôi sao nén các electron mà nó chứa vào một thể tích càng ngày càng nhỏ. Càng bị nén chặt, các electron càng chống cự và tìm cách trốn thoát. Sự kháng cự này tạo nên một áp lực chống lại trọng lực, làm cho ngôi sao lùn không sụp đổ nữa. Sự đẩy lẫn nhau giữa các electron này không phải là do lực điện từ - do các điện tích cùng dấu đẩy nhau - mà là một trong những biểu lộ của Cơ học lượng tử.

Đồng thời với sự sụp đổ của tâm ngôi sao, các lớp tầng bên trên tách ra khỏi ngôi sao. Được chiếu sáng bởi sao lùn trắng, chúng có dạng như một vành đai khí màu vàng và đỏ gọi là "nébuleuse planétaire" (khối tinh vân hành tinh, một cái tên gây hiểu lầm vì những tinh vân hành tinh và hành tinh không liên hệ gì nhau).

Cái chết êm đềm này là số phận dành cho đa số các sao (kể cả mặt Trời của chúng ta) : những ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn 1,4 khối lượng mặt Trời thống trị dân số của các thiên hà. Cần phải có một kính thiên văn lớn mới phát hiện các sao lùn trắng bởi vì chúng sáng rất yếu. Syrius, ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đêm, có sao lùn trắng làm bạn. Phải cần mấy tỷ năm sao lùn trắng mới mất hết nhiệt của mình. Cuối cùng khi trở thành sao "naine noire" (lùn đen) vô hình, nó nhập vào hàng ngũ vô số xác sao chết đang rải rác trong sự bao la của các thiên hà. Về phần nébuleuse planétaire, nó sẽ phân tán trong không gian vừa gieo những nguyên tố nặng đã được chế tạo từ lò luyện ở tâm các ngôi sao.

Ba cái chết của ngôi sao (phần cuối)

Ngôi sao có khối lượng nằm giữa 1,4 và 5 lần khối lượng mặt Trời khi bắn ra lớp vỏ ngoài, sẽ sáng rực trên bầu trời, sáng gần như nguyên cả một thiên hà. Đó là một "supernova".

Các ngôi sao có khối lượng lớn hơn 1,4 lần mặt trời có quyền có một cơn hấp hối dữ dội hơn rất nhiều. Song lại cũng tùy theo khối lượng, chúng sẽ bùng sáng thành một "supernova" - siêu tân tinh - hay sụp đổ vô cùng dữ dội trở thành lỗ đen.

Trước hết chúng ta quan tâm tới sự kết thúc của một ngôi sao có khối lượng nằm giữa 1,4 và 5 lần khối lượng mặt Trời.

Khối lượng gia tăng của ngôi sao làm nó nén lại mạnh hơn. Sự sụp đổ này xảy ra quá nhanh đến nỗi (chỉ một phần mấy của giây) các electron di chuyển nhanh hơn, không có thời gian để tổ chức sự kháng cự chống lại trọng lực. Chúng vượt qua bán kính 6000 km của sao lùn một cách nhanh nhẹn. Bán kính của lõi sao thu lại chỉ còn 10 km. Mật độ cuối cùng cực kỳ lớn, có thể đạt tới 1 tỷ tấn trong 1cm3. Cũng như bạn nén khối lượng của 100 tháp Eiffel vào một thể tích bằng đầu bút bi của bạn. Các nhân cũng không thể chống lại sự nén này và bị vỡ ra thành các proton và neutron. Các electron bị ép quá sát vào các proton đến nỗi chúng buộc phải kết hợp với proton để sinh ra neutron và neutrino. Các neutrino mà chúng ta đã gặp trong những khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ, trung thành với tiếng tăm của mình, không tương tác với vật chất và lập tức thoát đi. Tâm của sao bây giờ trở thành một "nhân" neutron khổng lồ. Các neutron này chỉ sống được 15 phút ở trạng thái tự do, mất đi ý định chết khi bị cầm tù. Bây giờ, chính chúng chống lại trọng lực và làm cho sao neutron không sụp đổ nữa. Như trong trường hợp các electron, có nguyên lý loại trừ cho các neutron và chúng không thể ép sát với nhau quá.

Vào lúc chấm dứt thời kỳ sụp đổ tâm sao, một vụ nổ chớp nhoáng xảy ra. Những lớp vỏ tựa củ hành giàu nguyên tố nặng bị bắn tung vào không gian với tốc độ hàng ngàn km/giây. Sự nổ đạt độ sáng bằng 100 triệu mặt Trời. Một điểm sáng xuất hiện trong bầu trời, sáng gần như nguyên cả một thiên hà. Đó là một "supernova". Sự ngưng sụp đổ đột ngột của tâm sao gây bởi sự chống cự các neutron là nguồn gốc của vụ nổ khủng khiếp này. Một sóng xung kích được tạo ra, truyền tới bề mặt và đẩy những lớp bên ngoài của ngôi sao, gây ra sự nổ.

Trong các thiên hà, những cái chết bùng nổ như vậy xảy ra khoảng một thế kỷ một lần. Con người từ khi bắt đầu ghi lại những quan sát của mình đã thấy khoảng một chục cái chết như vậy trong dải Ngân Hà. Năm 1571, chàng trẻ tuổi Tycho Brahe đã quan sát được một "ngôi sao mới" trong chòm sao Cassiopée. Khám phá này đã gieo vào đầu ông sự nghi ngờ về bầu trời bất biến của Aristote. Cái còn lại của vụ nổ supernova hiện nay mang tên ông. Ngày 23 tháng 2 năm 1987, một supernova trong một trong số các thiên hà lùn - đám mây Magellan lớn ở cách ta khoảng 150 000 năm ánh sáng, đã làm chấn động giới thiên văn học. Tất cả các phương tiện quan sát hiện đại (kính thiên văn lớn đặt trên mặt đất, vệ tinh không gian và những dụng cụ khác mà Tycho Brahe không bao giờ có thể tưởng tượng nổi) đã đóng góp với nhau để nghiên cứu hiện tượng lạ lùng này. Ngay cả những neutrino thoát ra từ tâm sụp đổ của ngôi sao chết cũng đã được ghi nhận bởi các máy dò đặt sâu tới hàng cây số dưới đất, trong một mỏ vàng đã được cải dụng.

Tinh vân Con cua.

Một trong số những supernova nổi tiếng nhất trong các atlas thiên văn học, chắc chắn là sao có nguồn gốc là phần còn lại của một vụ nổ sao mà ngày nay người ta gọi là Tinh vân Con cua (Nébuleuse du Crabe). Supernova này (các nhà thiên văn học Trung quốc đặt cho nó một cái tên rất đẹp là Ngôi sao khách) xuất hiện buổi sáng ngày 4 tháng 7 năm 1054. Nó sáng như sao Kim, ngay cả ban ngày cũng thấy được và kéo dài hàng mấy tuần lễ. Tuy nhiên, trong những ghi chép thiên văn học ở phương Tây vào thời kỳ đó, người ta không tìm thấy một lời ghi chép nào. Có lẽ các tác giả tin vào vũ trụ không thay đổi của Aristote hơn là tin vào chính mắt họ.

Đã khá lâu rồi ngôi sao chủ này không còn nhìn được bằng mắt thường nữa. Với kính thiên văn, người ta có thể phân biệt được phần còn lại của vụ nổ sao đó, nó sáng một cách yếu ớt và có dạng giống như một con cua nên mới mang cái tên như vậy.

Nhưng cái làm cho Tinh vân Con cua nổi tiếng là sự khám phá một ngôi sao neutron bên trong nó vào năm 1967. Sao này (đã được các nhà thiên văn Mỹ Walter Baade và Fritz Zwicky suy đoán từ năm 1934) thực sự là kết quả từ cái chết của một ngôi sao. Nó loé sáng rồi lại phụt tắt với chu kỳ 30 lần trong 1 giây, do đó còn có tên là pulsar. Hành vi kỳ lạ này trước hết là do sao neutron không phát xạ hết toàn bộ bề mặt của nó. Ánh sáng (mà nhiều nhất là loại radio, vô tuyến) ló ra thành hai chùm tia giống như chùm tia sáng phát ra từ đèn pha. Hơn nữa, sao neutron tự quay quanh nó rất nhanh, do đó tạo cảm giác là nó sáng rồi tắt mỗi khi chùm tia sáng của nó quét đến trái đất. Pulsar sắp đóng vai trò ngọn đèn pha của bầu trời trong nhiều triệu năm. Nguồn năng lượng dự trữ của nó được tích trữ trong quá trình sụp đổ rồi sẽ cạn dần. Nó quay càng ngày càng chậm và cuối cùng sẽ không còn bức xạ nữa. Nó hoàn toàn không còn được thấy hoặc nghe nữa. Trong dải Ngân Hà, cứ một ngàn ngôi sao sẽ có một ngôi sao kết thúc cuộc đời mình như một pulsar.

Cuối cùng, chúng ta nói đến cái chết quyết định nhất của ngôi sao. Đây là số phận mà sao có khối lượng lớn hơn khoảng 5 lần khối lượng của mặt Trời phải chịu.

Khối lượng rất lớn khiến cho sự sụp đổ vô cùng dữ dội. Lần này, không chỉ những electron mà ngay cả những neutron cũng bị bất ngờ. Chúng không có thời gian để tổ chức kháng cự lại trọng lực. Trọng lực này không thể dừng lại được nữa. Nó ép vật chất ở tâm ngôi sao vào một thể tích nhỏ đến mức trọng trường trở nên cực kỳ lớn. Tâm của sao trở thành một lỗ đen.

Cũng như trong trường hợp trước, sự sụp đổ dữ dội tạo ra vụ nổ khổng lồ làm văng ra các lớp trên cùng của sao vào không gian: sự ra đời của một lỗ đen cũng được chào mừng bằng sự bùng nổ supernovae. Lần này ngôi sao chết cũng chẳng để lại xác chết có thể nhìn thấy được. Từ nay về sau, như chúng ta đã biết, nó chỉ thể hiện sự có mặt của nó bằng những hiệu ứng trọng lực mà nó tác dụng lên các vật chất đi qua gần đó. Nó làm chậm thời gian. Nó biến các nhà vũ trụ quá táo bạo thành những "sợi mì ống" và sẽ nghiền nát họ. Đối với người quan sát trên trái đất, lỗ đen rất khó dò ra. Trừ khi, như chúng ta đã biết, nếu nó cặp đôi với một ngôi sao khác đang còn sống. Lỗ đen khi đó sẽ hút bầu khí quyển của ngôi sao còn nhìn thấy được về phía nó. Các nguyên tử khí trong bầu khí quyển này phát ra tia X khi rơi vào lỗ đen và sẽ tiết lộ sự hiện diện của nó. Người ta nghĩ rằng có tồn tại một lỗ đen theo hướng chòm sao Cygne, chỗ có một nguồn tia X rất sáng. Trong dải Ngân Hà, các sao nặng là thiểu số.

Khi soi gương, ta nhìn thấy ai?

» Tác giả : Sưu Tầm

» Dịch giả :

» Thể lọai: Khoa Học

» Số lần xem: 975

1. Khi soi gương, ta nhìn thấy ai?

"Tất nhiên là thấy chính mình chứ còn ai". Nhiều người sẽ trả lời như thế. Nhưng trả lời vậy là hấp tấp quá đấy. Bạn có một nốt ruồi ở má phải, nhưng ảnh của bạn trong gương thì má phải sạch không, còn má trái lại có một chấm đen.

Bạn rẽ đường ngôi bên phải, ảnh của bạn lại có đường ngôi bên trái. Lông mày phải của bạn cao hơn và rậm hơn lông mày trái một chút, nhưng ở ảnh của bạn thì ngược lại, lông mày bên phải thấp và thưa hơn.

Bạn để đồng hồ ở túi phải áo gile và cuốn sổ tay ở túi trái, nhưng ảnh của bạn trong gương có thói quen khác hẳn: sổ tay để ở túi phải, đồng hồ để túi áo trái. Bạn hãy chú ý đến mặt đồng hồ của hắn ta. Nhất định bạn chưa từng nhìn thấy cái đồng hồ như thế bao giờ: các chữ số trên mặt đồng hồ viết và sắp xếp rất khác thường, thí dụ, chữ số 12 thì viết thành IIX, lối viết này chẳng đâu dùng cả, còn chữ số mười hai (XII) thì không thấy có; sau sáu thì đến năm... Ngoài ra, sự chuyển động của kim đồng hồ trên người ảnh của bạn hoàn toàn trái ngược với đồng hồ thường.

Cuối cùng, người ảnh của bạn trong gương còn có một thiếu sót về mặt sinh lý nữa, khiến bạn tự nhiên nảy ra ý nghĩa rằng: hắn là người thuận tay trái. Hắn viết, khâu vá và ăn đều bằng tay trái. Nếu bạn chìa tay ra bắt thì hắn cũng chìa tay trái ra.

Rất khó nói, không biết con người ảnh đó của bạn có phải là con người có học vấn hay không. Nhưng ít ra, học vấn của hắn cũng khá đặc biệt. Bạn khó mà có thể đọc được dù chỉ là một dòng sách hắn cầm trong tay, hoặc đọc một chữ nguệch ngoạc hắn viết bằng tay trái.

Đấy, con người mà bạn cho rằng hoàn toàn giống bạn là thế đấy.

Đến giờ, nếu bạn vẫn nghĩ rằng nhìn vào gương, bạn trông thấy chính mình, thì bạn đã lầm. Phần đông người ta, mặt mũi, thân thể và quần áo không thật đối xứng một cách chặt chẽ đâu (mặc dù điểm này chúng ta thường không chú ý tới): nửa phải không hoàn toàn giống nửa trái. Ở trong gương, tất cả đều ngược lại, do đó trước mặt chúng ta là một hình tạo ra một ấn tượng hoàn toàn khác với những đặc điểm của riêng ta.

"Tôi tin vào thuyết sáng tạo"

Bích Hạnh

VnExpress

04:07' PM - Thứ năm, 07/07/2005

GS. Trịnh Xuân Thuận trình bày lịch sử quan niệm về vũ trụ của loài người.

Thông tin liên quan:

# Vấn đề tự do trong sáng tạo nghệ thuật [01/01/1900]

# Hiệu ứng con bướm có không? [01/09/2006]

# Khoa học và tâm linh [03/12/2005]

# "Định mệnh đưa tôi đến với vật lý thiên văn" [19/08/2005]

# Nhà vật lý thiên văn gốc Việt nổi tiếng thế giới: Trịnh Xuân Thuận [19/08/2005]

# Lịch sử vũ trụ và thuyết vụ nổ lớn [19/07/2005]

Đây là một trong số nhiều buổi gặp gỡ của ông với các chuyên gia và sinh viên Việt Nam yêu thích môn thiên văn nhân chuyến về nước lần thứ 3. Giới thiệu về Trịnh Xuân Thuận, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch danh dự Hội Vật lý Việt Nam, chỉ nhận xét ngắn gọn: "Ông hiện là giảng viên Đại học Virginia, là một trong những nhà khoa học tự nhiên Việt Nam nổi tiếng nhất ở Mỹ và Tây Âu".

Bằng những hình chiếu đẹp và sinh động, bài giảng của Giáo sư Thuận đã khái quát lại lịch sử hình thành ý tưởng vũ trụ của loài người, từ những quan điểm sơ khai ban đầu như trái đất là trung tâm vũ trụ, rồi mặt trời là trung tâm vũ trụ cho đến khi ra đời lý thuyết vũ trụ gồm vô số các thiên hà như ngày nay. Ông giới thiệu các kính thiên văn lớn đặt tại Mỹ và trên thế giới, cách thức sử dụng và ảnh hưởng của các bức xạ khí quyển đối với việc quan sát thiên văn. Câu chuyện của ông cũng xoay quanh các thành viên trong thái dương hệ, từ sao Thủy ở gần nhất đến Diêm vương tinh xa xôi nhất, và xa hơn nữa là các thiên hà, các sao lùn trắng, các tinh vân, lỗ đen..., và đặc biệt là lý thuyết Big Bang (vụ nổ khai sinh vũ trụ) mà theo ông là lý thuyết quan trọng và uy tín nhất trong thiên văn học cho tới nay.

Nói về lịch sử hình thành vũ trụ và sự sống, GS. Trịnh Xuân Thuận so sánh, nếu tính tuổi của vũ trụ đến nay là tròn một năm (với vụ nổ Big Bang là ngày 1/1), thì hệ mặt trời hình thành vào ngày 9/9, tế bào đầu tiên hình thành ngày 25/9, cái cây đầu tiên xuất hiện 23/12, động vật có vú 26/12 và người cổ đầu tiên vào ngày cuối cùng của năm - 31/12.

GS. Thuận là tác giả của 3 cuốn sách Giai điệu bí ẩn, Hỗn độn và Hài hòa, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, đã dịch ra tiếng Việt và được bạn đọc hoan nghênh. VnExpress mới đây cũng giới thiệu một bài viết của ông - Ba cái chết của ngôi sao. Cuối năm nay, độc giả sẽ có cơ hội thưởng thức một tác phẩm khác của ông - Cái vô hạn trong lòng bàn tay.

GS. Thuận cũng cho biết bởi sự hoàn hảo và hài hòa tuyệt vời của vũ trụ, nên ông tin vào nguyên lý sáng tạo, tức là vũ trụ hiện nay không phải được sinh ra ngẫu nhiên, mà được sáng tạo có chủ ý. Tuy nhiên, "đấng sáng tạo" đó không phải là con người cụ thể, như Chúa hay Phật tổ...

Cuộc thảo luận sôi nổi sau bài giảng của GS. Thuận đã tạo cơ hội cho các học giả và sinh viên Việt Nam bộc lộ niềm say mê thiên văn. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến những vấn đề hóc búa của vũ trụ học hiện nay như năng lượng tối, vũ trụ trong những giây đầu tiên, các lỗ đen và cả những sửa đổi gần đây trong lý thuyết lỗ đen của Hawking. Ba tiếng đồng hồ không ngắn nhưng vẫn là chưa đủ đối với nhiều người. Tạm biệt GS. Thuận, họ hy vọng lại có ngày được tiếp xúc với ông và tiếp cận với các thông tin mới nhất về lĩnh vực khoa học hấp dẫn này.

Bên lề buổi nói chuyện, GS. Thuận đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí:

- Ông đánh giá thế nào về vị trí của ngành thiên văn hiện nay?

- Thiên văn học đang được quan tâm hơn. Các nước, nhất là Mỹ và châu Âu, đầu tư ngày càng nhiều cho lĩnh vực này, với các kính thiên văn càng ngày càng lớn, và nhiều thiết bị, dụng cụ mới. Tôi cho rằng trong 5 - 10 năm tới, thiên văn học sẽ trả lời được nhiều vấn đề, như bằng cách nào các thiên hà nảy nở, cái gì tạo nên vật chất tối của vũ trụ...

- Là một Việt kiều, với ưu thế kiến thức của mình, ông có dự định gì giúp đỡ ngành thiên văn Việt Nam?

- Trong chuyến thăm này, tôi đã trao đổi với các viện nghiên cứu và các nhà lãnh đạo về vấn đề đưa các sinh viên Việt Nam sang Mỹ học và đưa giáo sư Mỹ thật giỏi tới Việt Nam giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo của Việt Nam. Cụ thể, tôi đã đến thăm và ký kết với lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội về việc trao đổi sinh viên giữa trường với Đại học Virginia. Tuy nhiên, những công việc như thế này đòi hỏi khá nhiều thì giờ, mà tôi thì rất bận, vừa giảng dạy, vừa viết sách lại vừa khảo cứu, do đó nếu có ai giúp được trong vấn đề này thì tốt quá.

- Có ý kiến cho rằng thiên văn học là ngành khoa học lý thuyết thuần tuý, chưa có khả năng ứng dụng rộng rãi, nếu Việt Nam đầu tư cho lĩnh vực này trong điều kiện còn nghèo như hiện nay sẽ là lãng phí. Ông nhận định thế nào?

- Tôi công nhận Việt Nam phải làm cái gì thiết thực hơn, nhưng chúng ta cũng nên "gieo giống" cho ngành khoa học thiên văn, vì đó là môn khoa học cơ bản, không thể quên hết những gì cơ bản được.

- Hội nghị vật lý châu Á - Thái Bình dương lần 9 tới sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 10, ông có dự định gì cho sự kiện này?

- Tôi sẽ trình bày 1 báo cáo về những khảo cứu mà tôi dùng kính thiên văn Hubble. Cụ thể, tôi vừa tìm ra một thiên hà rất trẻ, chỉ khoảng 500 triệu năm, so với tuổi 14 tỷ năm của vũ trụ là rất nhỏ.

Cái vô hạn trong lòng bàn tay

06:00' PM - Thứ bảy, 09/07/2005

Thông tin liên quan:

# Nhân loại qua các chặng đường phát triển [06/01/2007]

# Thuyết giải thích sự hoàn hảo của thiên nhiên [12/12/2006]

# Nhà thơ trong thiên văn học [11/10/2006]

# Mũi tên thời gian và sự cáo chung của tính xác định [04/09/2006]

# Đạo của vật lý [10/07/2006]

# Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây [07/07/2006]

# Tôn giáo và xã hội hiện đại [01/06/2006]

# Giải quyết 8 bí ẩn lớn nhất của khoa học trong thế kỷ XXI [04/04/2006]

# Bản giao hưởng dở dang [28/02/2006]

# Về giá trị và giá trị Châu Á [22/02/2006]

# Khuyến học: tự nhận thức để thành công [14/02/2006]

# Bên ly cà phê, cuộc sống nói gì? [01/02/2006]

# Triết lý trong văn hoá phương Đông [18/01/2006]

# Quyển sách của cuộc đời [04/01/2006]

# Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây [30/11/2005]

# "Định mệnh đưa tôi đến với vật lý thiên văn" [19/08/2005]

# Nhà vật lý thiên văn gốc Việt nổi tiếng thế giới: Trịnh Xuân Thuận [19/08/2005]

# Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen [18/08/2005]

Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Chắc chắn đó là hai câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khởi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người.

Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan của các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người; không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động nay rẽ trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa.

Từ thế kỷ XVII cho thấy đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng nên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dầu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tạo các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hoá tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo - tình yêu và lòng trắc ẩn - đã bị sai lệch hết sức thảm hoạ do những biến cố lịch sử.

Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi cũng có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn và "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đây là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai.

Tuy nhiên, một số người lai cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người.

Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ sa tăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ.

Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới.Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu.

Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ khi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiên ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong những khoa học lai không mang trong những mầm mống của tâm linh

Ngày nay, người ta lại thất có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và Phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triêt gia Jean - Francois Revel.

Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Adam Engle và Francisco Verela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (tinh thần và cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn sách đã được dịch sang tiếng pháp như Passerelles, khi tinh thần giao tiếp với thể xác và ngủ mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như khoa học Phật giáo của Alan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hoà với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức.

Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và phật giáo nằm ở tính mục đích của chúng.Đối với phật giáo, nhận thức trước hết là một liệu pháp tinh thần. Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi" mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta.

Phật giáo sẵn sàng xem xét lai các quan điểm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghji ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đặt được từ 2500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lơi răn của Đức Phật không cầu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận xét các khám phá của khoa học không phải xem xét lai vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự". Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.

Thái độ mở rộng của Phật giáo không phái xuất phát từ một chủ nghĩa cơ hội rẻ tiền toàn bộ triết lý Phật giáo là rât đồ sộ, các kinh sách về đời sống chiêm nghiệm là rất sâu sắc và giàu tính gợi mở cao bàn về cuộc sống suy niệm, và sự thực hành tâm linh đòi hỏi một lòng kiên trì vô hạn. Đại ẩn sỹ Tây Tạng Milarépa từng nói: "Đừng hy vọng đạt được chính quả nhanh chóng, mà hãy suy tư cho đến hơi thở cuối cùng".

Sự biến đổi bên trong dẫn đến giác ngộ là một cấp độ hoàn toàn khác với công việc nghiên cứu triết học hay tìm kiếm của các khoa học mô tả. Phật giáo chủ yếu là một khoa học của giác ngộ và, với quan niệm này thì, dù Trái đất tròn hay dẹt thì cũng chẳng có gì thay đổi cả.

Cuốn sách này đề cập đến hai cuộc đời, một của Trịnh Xuân Thuận - nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử, người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình và một của tôi - nhà khoa học phương Tây cũng đã từng đi theo con đường khoa học và nhiều năm nghiên cứu tại Viện Pasteur, Khoa di truyền học tế bào của giáo sư Francoios Jacob, người đã được giải Nobel về y học. Đây là nơi của những hoạt động trí tuệ sôi sục đầy hứng phấn. Năm 1967, tôi đến ấn độ để gặp các nhà tư tưởng lớn của Tây Tạng. Tôi đã trở thành đệ tử của một trong số họ, đó là Kanguiour Rinpotché. Nhiều năm tiếp theo, hè nào tôi cũng đắm mình trong không khí sáng tạo trong thảo am của nhà hiền triết này tại Darjeeling, đồng thời vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học. Nhưng từ năm 1972 sau khi hoàn thành luận án tiến sỹ, tôi đã sống ở Ấn Độ, sau đó ở Bhoutan và Népal, nơi tôi sống 12 năm với người thầy thứ hai là Khyentsé Rinpotché. Tôi đã nhiều lần được tháp tùng ông đến Tây tạng. Hiện tôi sống ở thảo am Shéchén, gần Katmandoa.

Tôi đã gặp Trịnh Xuân Thuận lần đầu tiên tại trường mùa hè ở Andorre năm 1997, và chúng tôi đã có những cuộc trao đổi rất sôi nổi trong những chuyến đi dài giữa bối cảnh hùng vĩ của các ngọn núi Pyrénée. Cuốn sách này ra đời từ những cuộc trao đổi cởi mở và thân thiện đó, những cuộc trò truyện mà trong đó có lúc chúng tôi thống nhất được với nhau, nhưng cũng không ít lần mâu thuẫn nhau.

Nội dung cuộc đối thoại không nhằm mục đích hằn in vào khoa học những dấu ấn của huyền học, cũng không phải để tạo chỗ dựa cho Phật giáo bằng những phát minh khoa học. Chúng cũng không có ý định làm sáng tỏ những nét tương đồng it nhiều giả tạo giữa cách tiếp cận chiêm nghiệm của phật giáo và các lý thuyết khoa học nhất thiết sẽ phải thay đổi, mà là xác định vị trí của khoa học trong một quan niệm rộng lớn hơn về sự sống. Ngoài ra, chúng cũng nhằm để chứng tỏ rằng phật giáo có khả năng giải quyết sự đối lập giữa chủ nghĩa hiện thực (quan điểm thông thường theo đó các hiện tượng tồn tại cũng bền vững và thực như chúng thể hiện ra bên ngoài) và các phát hiện của khoa học hiện đại đi ngược lại sự gắn bó chặt chẽ này với hiện thực nội tại của các sự vật. Chính bằng cách này mà nó có thể cung cấp một khuôn khổ tư duy và hành động phù hợp với thời đại của chúng ta.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#goodyear