tiểu sử Lữ Bố p2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lã Bố chạy đến Nam Dương xin theo . Viên Thuật có thù giết nhiều người trong họ nhà mình ở nên thu nhận và chu cấp cho Lã Bố.

Lã Bố để cho thủ hạ làm nhiều điều trái phép, cướp của cải của dân. Viên Thuật thấy vậy tỏ ý giận, không chu cấp cho Lã Bố nữa. Ông bèn bỏ Nam Dương đi một mạch dài, qua sông tới quận Hà Nội thuộc Tinh châu, theo thái thú Hà Nội là - người vốn từng cùng ông phục vụ dưới trướng Đinh Nguyên. Tuy Trương Dương là người tốt và có nghĩa khí nhưng trong số thủ hạ của Dương lại muốn giết ông để lập công theo lệnh tầm nã của Lý Thôi (đã khống chế vua Hiến Đế) và để trả thù cho Đinh Nguyên. Lã Bố lo sợ không yên, muốn thử lòng Trương Dương, bèn nói:

Triều đình Trường An treo giải thường bắt tôi, nếu ngài chặt đầu tôi thì không bằng bắt trói tôi lại mà giải đi.

Trương Dương thấy lòng tốt của mình bị nghi ngờ nên mếch lòng nói:

Lời ngươi nói rất đúng

Tuy Trương Dương không hành động gì nhưng Lã Bố cảm thấy không an toàn, sau đó cùng thủ hạ lẻn trốn khỏi quận Hà Nội sang Ký châu theo .

Ông giúp Viên Thiệu đánh tướng Khăn Vàng là Trương Yên ở Thường Sơn. Yên có hơn vạn tinh binh, mấy nghìn quân kỵ. Bố có con ngựa hay gọi là Xích Thố. Tào Man truyện chép: Người bấy giờ có câu rằng: "Người thì có Lã Bố, ngựa thì có Xích Thố". Ông cưỡi ngựa Xích thố, mỗi ngày cùng vài chục thủ hạ xông thẳng vào trại địch ba bốn lần. Quân Trương Yên thua tan tác, bản thân Trương Yên nản lòng, cuối cùng nhận sự chiêu an của triều đình.

Lã Bố lập công, liên tiếp sai người giục Viên Thiệu tăng viện cho mình. Tướng sĩ dưới quyền cũng cậy công đi cướp bóc. Thấy Viên Thiệu không đáp ứng tăng viện, ông bèn xin về . Viên Thiệu ngoài mặt đồng ý, phong Lã Bố làm Tư lệ hiệu úy, nhưng sau lưng lại dặn các tướng thừa cơ giết ông.

Lã Bố đoán biết Viên Thiệu nghi ngờ mình, nên sắp đặt kế thoát thân. Ban đầu ông giả cách ngồi trong trướng gảy , nhưng sau đó đưa đàn cho người khác gảy tiếp để lừa thủ hạ của Viên Thiệu, còn ông thì bí mật nhân trời tối lẻn chạy trốn. Một lúc sau thủ hạ của Viên Thiệu đi thám thính nghe tiếng đàn tắt tưởng Lã Bố đã ngủ bèn đi báo cho các tướng của Viên Thiệu. Các tướng ập đến mới biết bị lừa. Viên Thiệu nghe tin báo không giết được ông bèn sai người đuổi theo, nhưng những người đuổi theo đều không địch nổi Lã Bố, bị đánh phải quay trở về.

Cùng đường, ông lại đành phải tìm đến chỗ Trương Dương. Trương Dương không nhắc lại việc trước đây Lã Bố ra đi không từ biệt, cho ông quay trở lại. Trên đường đi, ông qua quận Trần Lưu và được thái thú Trương Mạc - người từng hội binh đánh Đổng Trác – đón rước và kết giao với nhau.

Địa bàn của vốn thuộc Duyện châu của đang có thế lực hùng mạnh. Năm 193, Tào Tháo nghi ngờ châu mục Từ châu là giết cha mình, bèn mang quân đánh Từ châu. Không giết được Đào Khiêm, Tào Tháo sát hại rất nhiều người dân vô tội ở Từ châu.

Trương Mạc cùng Trần Cung giận Tào Tháo tàn bạo, bèn cùng nhau tôn Lã Bố làm thứ sử Duyện châu, giao cho 10 vạn quân đánh Tào Tháo. Em Trương Mạc là cũng giúp binh lương cho Lã Bố.

Lã Bố lấy Bộc Dương làm bản doanh, mang quân chiếm các thành trì của Tào Tháo ở Duyện châu. Chỉ còn 3 thành còn trung thành với Tào Tháo là Yên Thành, Đông A và Phạm Huyện, Lã Bố chưa đánh chiếm được.

Tào Tháo phải bỏ Từ châu, mang quân về lấy lại Duyện châu. Lã Bố chiếm lấy Bộc Dương mà không đóng quân ra các nơi hiểm yếu như Kháng Phụ, Tế Ninh và bến đò Hoàng Hà, Tào Tháo cho rằng Lã Bố vô mưu, có ý coi thường, dẫn quân tấn công Bộc Dương.

Quân Tào Tháo phần đông là người Thanh châu mới theo hàng, không địch nổi quân Lã Bố. Lã Bố theo kế của Trần Cung đánh tan quân Tào ở Bộc Dương. Đại quân Tào Tháo bị thua lớn, doanh trại bị đốt cháy, bản thân Tào bị bỏng cánh tay trái và suýt bị Lã Bố bắt sống.

Sự kiện Tào Tháo gặp nguy cấp ở Bộc Dương được mô tả tương tự trong , nhưng chiến sự lại diễn ra chủ yếu trong thành khi Lã Bố dùng mưu dụ Tào Tháo tiến vào.

Sau đó Lã Bố và Tào Tháo giữ nhau hơn 100 ngày ở Bộc Dương không đánh. Đến mùa thu năm 194, ở Duyện châu có nạn hại , cả hai bên đều bị thiếu lương. Tào Tháo phải rút quân về Yên Thành, còn Lã Bố thu quân về Sơn Dương.

Đầu năm 195, Tào Tháo quyết định thay đổi chiến thuật đánh Lã Bố, dương đông kích tây khiến Lã Bố mệt mỏi. Tào Tháo chia quân làm nhiều ngả, một mặt điều một cánh quân đi đánh Định Đào. Lã Bố đi cứu; đến mùa hạ lại tấn công Cự Dã, bao vây hai tướng của Lã Bố là Tiết Lan và Lý Phong. Trần Cung và Lã Bố mang 1 vạn quân từ Định Đào đi cứu. Tào Tháo lợi dụng địa hình dùng kế mai phục đánh bại Lã Bố trên đường rồi thúc quân lấy Định Đào. Lã Bố và Trần Cung rút quân về Đông Mân. Tào Tháo hạ thành Cự Dã, giết chết Phong và Lan. Trong khi Lã Bố và Trần Cung còn lúng túng chưa biết cử động ra sao thì Tào Tháo đã điều các cánh quân đánh chiếm các thành trì nhỏ ở Duyện châu. Lã Bố nghe tin mấy thành xung quanh bị hạ, hoang mang tột độ bèn chạy về Từ châu theo .

Việc Lã Bố vội vã rút lui khỏi Duyện châu khiến anh em Trương Mạc và Trương Siêu mất chỗ dựa. Họ Trương sau đó bị Tào Tháo đánh bại giết chết.

Lưu Bị ở Từ châu đón tiếp Lã Bố, cho ở thành Tiểu Bái - một quận thuộc Dự Châu.

Năm 196, trong triều đình nhà Hán ở xảy ra loạn lạc, Hán Hiến Đế trốn khỏi sự kìm kẹp của và , chạy về phía đông. Trên đường, Hiến Đế tự mình viết thư mời Lã Bố đến nghênh giá. Tuy nhiên Lã Bố vừa bị Tào Tháo đánh bại, thế lực yếu, đành viết thư sai sứ giả dâng lên Hiến Đế. Hiến Đế bổ nhiệm ông làm Bình Đào hầu. Trên đường đi, sứ giả làm rơi mất thư và chiếu phong chức ở địa phận Sơn Dương.

Ngay sau đó Tào Tháo đón được Hán Hiến Đế về Hứa Xương, có danh nghĩa thiên tử để sai khiến . Biết việc chiếu thư phong chức của Hiến Đế cho Lã Bố bị thất lạc, Tào Tháo bèn tự tay viết thư cho Lã Bố, nhờ ông đối phó với các quân phiệt và . Lã Bố bèn viết thư gửi vua Hiến Đế như sau:

Thần vốn phải phụng mệnh cung nghênh xa giá nhưng biết Tào Tháo trung hiếu đã đón bệ hạ đến Hứa Xương. Trước đây thần từng cùng giao binh với Tào Tháo, nay Tào Tháo bảo vệ bệ hạ, thần là ngoại tướng, tuy muốn dẫn binh theo nhưng lại sợ sinh hiềm nghi, cho nên tạm thời chờ xử tội ở Từ châu, không dám tự quyết.

Đồng thời, ông viết thư trả lời Tào Tháo, biểu thị lòng cảm kích và thành ý hợp tác

Để chia rẽ Lã Bố và , nhân danh Hiến Đế phong chức cho Lưu Bị. Lưu Bị tiếp nhận. Lã Bố thấy Lưu Bị hợp tác với Tào Tháo, sợ hai bên liên kết đối phó với mình nên bắt đầu lo lắng.

Cùng lúc đó ở Dương châu mang quân tấn công Từ châu. Lưu Bị mang quân ra chống cự ở Hoài Âm. Viên Thuật viết thư cho Lã Bố giục ông đánh úp Từ châu thì sẽ tạ ơn bằng 20 vạn hộc lương. Lã Bố nghe theo, nhân lúc hai tướng giữ Hạ Bì (thủ phủ Từ châu) là và Tào Báo bất hòa bèn mang quân đánh úp thành. Tào Báo bị Trương Phi giết, thủ hạ là Hứa Đam và Chương Luống đến gặp Lã Bố, khuyên nhân lúc đêm tối đánh ngay thì ở trong thành sẽ làm nội ứng. Lã Bố bèn tiến quân, Hứa Đam mở cửa thành cho ông chiếm Hạ Bì.

Lưu Bị mang quân trở về định đánh chiếm lại Hạ Bì nhưng bị Lã Bố đánh bại, phải lui quân về Quảng Lăng, lại bị Viên Thuật đánh bại một trận nữa, phải chạy ra Hải Tây. Trong thế bức bách, Lưu Bị đành phải trở về Từ châu hàng Lã Bố. Lã Bố thấy Viên Thuật thất tín không cấp lương cho mình bèn hòa giải với Lưu Bị: ông cho Lưu Bị giữ thành Tiểu Bái. Lã Bố tự xưng là châu mục Từ châu; ông mời Lưu Bị xưng là thứ sử Dự châu – Dự châu vốn có 6 quận nhưng trên thực tế Lưu Bị chỉ có 1 quận Tiểu Bái đóng quân

                                                                                                              còn nữa

                                                                                                    Tác giả

                                                                                           watadp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro