tim hieu ankan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Put Ankan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Đối với hydrocacbon no chứa một hay nhiều mạch vòng, xem Cycloankan.

Ankan trong hóa hữu cơ là hydrocacbon no không tạo mạch vòng. Điều đó có nghĩa là chúng là các hydrocarbon không tạo mạch vòng, trong đó mỗi phân tử chứa số nguyên tử hiđrô cực đại và không chứa các liên kết đôi.

Ankan còn được biết đến như là parafin, hoặc nói một cách tổng thể là dãy parafin; tuy nhiên các thuật ngữ này chỉ được sử dụng để chỉ tới các ankan mà các nguyên tử cacbon của nó tạo thành mạch đơn không phân nhánh; trong trường hợp đó, các ankan mạch nhánh được gọi là isoparafin. Các ankan là các hợp chất béo[cần dẫn nguồn].

Công thức tổng quát của ankan là CnH2n+2 (với n là số nguyên dương); do đó ankan đơn giản nhất là mêtan, CH4. Tiếp theo là êtan, C2H6; dãy này có thể kéo dài vô tận. Mỗi một nguyên tử cacbon trong ankan có cặp lai quỹ đạo sp3.

Mục lục [ẩn]

1 Đồng phân

2 Danh pháp khoa học

2.1 Các ankan với mạch cacbon thẳng

2.2 Các ankan mạch nhánh

2.3 Tên gọi thông thường

3 Sự phổ biến

4 Làm tinh khiết và sử dụng

5 Điều chế

5.1 Phương pháp thứ nhất

5.2 Phương pháp thứ hai

5.3 Phương pháp thứ ba

5.4 Phương pháp thứ tư

6 Cấu trúc phân tử

6.1 Độ dài và góc liên kết

6.2 Cấu hình

6.2.1 Êtan

6.2.2 Các ankan cao hơn

7 Thuộc tính

7.1 Vật lý

7.2 Hóa học

7.3 Quang phổ

7.3.1 Phổ hồng ngoại

7.3.2 Phổ NMR

7.3.3 Phép đo phổ khối lượng

8 Phản ứng

8.1 Với ôxy

8.2 Với các halogen

8.3 Cracking và sửa đổi

8.4 Các phản ứng khác

8.5 Các phản ứng khác

9 Nguy hiểm

10 Trong tự nhiên

10.1 Vi khuẩn và khuẩn cổ

10.2 Nấm và thực vật

10.3 Động vật

10.4 Quan hệ sinh thái

11 Xem thêm

12 Một số Ankan

[sửa] Đồng phân

Các nguyên tử cacbon trong các ankan (có chứa hơn 3 nguyên tử cacbon) có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, tạo ra các đồng phân khác nhau. Ankan "thông thường" có cấu trúc thẳng, không phân nhánh. Số lượng các đồng phân tăng nhanh theo số lượng nguyên tử cacbon; đối với các ankan có từ 1 đến 12 nguyên tử cacbon thì số các đồng phân lần lượt là 1, 1, 1, 2, 3, 5, 9, 18, 35, 75, 159, 355.

[sửa] Danh pháp khoa học

Trong tiếng Việt, tên gọi của của các ankan kết thúc bằng -an.

[sửa] Các ankan với mạch cacbon thẳng

Bốn thành viên đầu tiên của dãy (theo số lượng nguyên tử cacbon) được đặt tên như sau:

mêtan, CH4

êtan, C2H6

prôpan, C3H8

butan, C4H10

Một ankan mạch thẳng Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về:

Ankan mạch thẳng

Các ankan chứa 5 hoặc nhiều hơn nguyên tử cacbon được đặt tên bằng cách bổ sung thêm hậu tố -an vào quy ước chính xác của IUPAC để đọc các số. Do đó, pentan, C5H12; hexan, C6H14; heptan, C7H16; octan, C8H18; etc. Để có danh sách hoàn chỉnh hơn, xem Danh sách các ankan.

Các ankan mạch thẳng đôi khi được bổ sung thêm tiền tố n- (ám chỉ thông thường) để phân biệt chúng với các ankan mạch nhánh có cùng số nguyên tử cacbon. Mặc dù nó không phải là cần thiết một cách tuyệt đối, nhưng việc sử dụng nó vẫn là phổ biến trong các trường hợp mà ở đó có sự khác biệt quan trọng về thuộc tính giữa ankan mạch thẳng và các đồng phân mạch nhánh: ví dụ n-hexan là một chất độc đối với hệ thần kinh trong khi các đồng phân mạch nhánh của nó thì lại không phải.

[sửa] Các ankan mạch nhánh

Ball-and-stick model of isopentane (common name) or 2-methylbutane (IUPAC systematic name) Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về:

Ankan mạch nhánh

Các ankan mạch nhánh được đặt tên như sau:

Xác định mạch các nguyên tử cacbon dài nhất.

Đánh số các nguyên tử cacbon trong mạch này, bắt đầu từ 1 tại đầu gần nhánh hơn và tiếp tục đếm cho đến khi gặp nguyên tử cacbon cuối cùng của mạch đó ở đầu kia.

Kiểm tra các nhóm đính vào mạch theo trật tự và tạo ra tên gọi cho chúng.

Tạo ra tên bằng cách nhìn vào các nhóm đính vào khác nhau, và viết tên của chúng cho từng nhóm, theo trật tự sau:

Số hay các số của nguyên tử cacbon, hay các nguyên tử, mà ở đó nó đính vào.

Các tiền tố di-, tri-, tetra- v.v nếu nhóm đính vào 2, 3, 4 v.v vị trí trong mạch, hoặc không có gì nếu nó được đính vào chỉ một chỗ duy nhất.

Tên của nhóm đính vào.

Việc tạo ra tên gọi được kết thúc khi đã viết xong tên gọi của mạch cacbon dài nhất.

Để thực hiện thuật toán này, người ta cần phải biết các nhóm thay thế được gọi như thế nào. Điều này được thực hiện bằng cùng một cách, ngoại trừ là thay vì sử dụng mạch cacbon dài nhất thì người ta sử dụng mạch dài nhất bắt đầu từ điểm đính vào; ngoài ra, việc đánh số được thực hiện sao cho nguyên tử cacbon tiếp theo điểm đính vào có giá trị số bằng 1.

Ví dụ, hợp chất (CH3)3-CH là ankan chứa 4 nguyên tử cacbon duy nhất có thể có tính chất khác với butan CH3-CH2-CH2-CH3. Tên gọi hình thức của nó là 2-mêtylprôpan.

Tuy nhiên, pentan có hai đồng phân mạch nhánh ngoài dạng mạch thẳng thông thường là: (CH3)4-C hay 2,2-dimêtylpropan và (CH3)2-CH-CH2-CH3 hay 2-mêtylbutan.

[sửa] Tên gọi thông thường

Các tên gọi ngoài hệ thống vẫn được duy trì trong hệ thống của IUPAC:

isobutan cho 2-metylpropan

isopentan cho 2-metylbutan

neopentan cho 2,2-dimetylpropan

Tên gọi isooctan được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa dầu để chỉ 2,2,4-trimêtylpentan.

[sửa] Sự phổ biến

Mêtan và êtan chiếm tỷ lệ lớn trong khí quyển Mộc TinhAnkan có cả trên Trái Đất và trong hệ Mặt Trời, tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ không lớn và chủ yếu chỉ ở dạng "có dấu vết". Các hydrocacbon nhẹ, đặc biệt là mêtan và êtan là một phần quan trọng của các thiên thể khác: ví dụ, chúng được tìm thấy trong đuôi của sao chổi Hyakutake và trong một số thiên thạch chẳng hạn như các loại chondrit cacbon. Chúng cũng tạo thành một phần quan trọng của bầu khí quyển của các hành tinh khí ngoài xa của hệ Mặt Trời như Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. Trên Titan, vệ tinh của Thổ Tinh, người ta tin rằng đã từng có một đại dương lớn chứa các ankan mạch dài, các biển nhỏ chứa êtan lỏng được cho là vẫn còn tồn tại.

Dấu vết của mêtan (khoảng 0,0001% hay 1 ppm) có trong bầu khí quyển Trái Đất, được sản xuất chủ yếu bởi các dạng khuẩn cổ. Hàm lượng trong nước biển là không đáng kể do độ hòa tan thấp trong nước: tuy nhiên, ở áp suất cao và nhiệt độ thấp, mêtan có thể cùng kết tinh với nước để tạo ra mêtan hydrat rắn. Mặc dù chúng không thể được khai thác trong phạm vi thương mại vào thời điểm hiện tại nhưng giá trị về năng lượng của các mỏ mêtan hydrat đã biết vượt xa tổng giá trị năng lượng của tất cả các mỏ khí thiên nhiên và dầu mỏ-mêtan thu được từ mêtan hydrat vì thế được coi là ứng cử viên cho nguyền nhiên liệu trong tương lai.

Khai thác ankan ở OntarioNgày nay, các nguồn thương mại quan trọng nhất của ankan rõ ràng là khí thiên nhiên và dầu mỏ, là những hợp chất hữu cơ duy nhất có ở dạng khoáng chất trong tự nhiên. Khí thiên nhiên chủ yếu chứa mêtan và êtan, với một chút prôpan và butan. Dầu mỏ là hỗn hợp của các ankan lỏng và các hydrocacbon khác. Cả hai đều được hình thành khi các động vật biển chết được che phủ bằng trầm tích để loại bỏ sự có mặt của ôxy và được chuyển hóa sau nhiều triệu năm ở nhiệt độ và áp suất cao thành các chất tự nhiên tương ứng. Ví dụ dưới đây miêu tả một phản ứng hình thành ra khí thiên nhiên:

C6H12O6 → 3CH4 + 3CO2

Chúng tự tập hợp lại trong các loại đá xốp, được che phủ bởi các lớp không thấm nước phía trên. Ngược lại với mêtan là hợp chất được tạo ra với khối lượng lớn, các ankan mạch dài hơn ít được tạo ra để có một khối lượng đáng kể trong tự nhiên. Các mỏ dầu hiện nay sẽ không được tái tạo một khi chúng bị cạn kiệt.

Các ankan rắn thu được như là cặn còn lại sau khi cho dầu mỏ bay hơi, được biết đến như là hắc ín. Một trong các mỏ tự nhiên lớn nhất của ankan rắn là trong hồ chứa bitum gọi là La Brea trên đảo Trinidad vùng Caribe.

[sửa] Làm tinh khiết và sử dụng

Các ankan là nguyên liệu thô quan trọng cho công nghiệp hóa dầu và là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất của kinh tế thế giới.

Các nguyên liệu ban đầu cho gia công chế biến là khí thiên nhiên và dầu thô. Dầu thô được tách ra tại các nhà máy lọc dầu bằng cách chưng cất phân đoạn và sau đó được chế biến thành các sản phẩm khác nhau, ví dụ xăng. Sự "phân đoạn" khác nhau của dầu thô có các điểm sôi khác nhau và có thể cô lập và tách bóc rất dễ dàng: với các phân đoạn khác nhau thì các chất có điểm sôi gần nhau sẽ bay hơi cùng với nhau.

Sử dụng chủ yếu của một ankan nào đó có thể xác định hoàn toàn phù hợp với số nguyên tử cacbon trong nó, mặc dù sự phân chia ranh giới dưới đây là đã lý tưởng hóa và chưa thực sự hoàn hảo. Bốn ankan đầu tiên được sử dụng chủ yếu để cung cấp nhiệt cho các mục đích sưởi ấm và nấu ăn, và trong một số quốc gia còn để chạy máy phát điện. Mêtan và êtan là các thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên; chúng thông thường được lưu trữ như là khí nén. Tuy nhiên, rất dễ dàng chuyển chúng sang dạng lỏng: điều này đòi hỏi đồng thời việc nén và làm lạnh khí.

Prôpan và butan có thể hóa lỏng ở áp suất tương đối thấp, và chúng được biết dưới tên gọi khí hóa lỏng (viết tắt trong tiếng Anh là LPG). Ví dụ, prôpan được sử dụng trong các lò nung khí prôpan còn butan thì trong các bật lửa sử dụng một lần (ở đây áp suất chỉ khoảng 2 barơ). Cả hai ankan này được sử dụng làm tác nhân đẩy trong các bình xịt.

Từ pentan tới octan thì ankan là các chất lỏng dễ bay hơi. Chúng được sử dụng làm nhiên liệu trong các động cơ đốt trong, do chúng dễ hóa hơi khi đi vào trong khoang đốt mà không tạo ra các giọt nhỏ có thể làm hư hại tính đồng nhất của sự cháy. Các ankan mạch nhánh được ưa chuộng hơn, do chúng có sự bắt cháy muộn hơn so với các ankan mạch thẳng tương ứng (sự bắt cháy sớm là nguyên nhân sinh ra các tiếng nổ lọc xọc trong động cơ và dễ làm hư hại động cơ). Xu hướng bắt cháy sớm được đo bằng chỉ số octan của nhiên liệu, trong đó 2,2,4-trimêtylpentan (isooctan) có giá trị quy định ngẫu hứng là 100 còn heptan có giá trị bằng 0. Bên cạnh việc sử dụng như là nguồn nhiên liệu thì các ankan này còn là dung môi tốt cho các chất không phân cực.

Các ankan từ nonan tới ví dụ là hexadecan (ankan với mạch chứa 16 nguyên tử cacbon) là các chất lỏng có độ nhớt cao, ít phù hợp cho mục đích sử dụng như là xăng. Ngược lại, chúng tạo ra thành phần chủ yếu của dầu diesel (điêzen) và nhiên liệu hàng không. Các nhiên liệu điêzen được đánh giá theo chỉ số cetan (cetan là tên gọi cũ của hexadecan). Tuy nhiên, điểm nóng chảy cao của các ankan này có thể sinh ra các vấn đề ở nhiệt độ thấp và tại các vùng gần cực Trái Đất, khi đó nhiên liệu trở nên đặc quánh hơn và sự truyền dẫn của chúng không được đảm bảo chuẩn xác.

Các ankan từ hexadecan trở lên tạo ra thành phần quan trọng nhất của các loại chất đốt trong các lò đốt và dầu bôi trơn. Ở chức năng sau thì chúng làm việc như là các chất chống gỉ do bản chất không ưa nước của chúng làm cho nước không thể tiếp xúc với bề mặt kim loại. Nhiều ankan rắn được sử dụng như là sáp parafin, ví dụ trong các loại nến. Không nên nhầm lẫn sáp parafin với sáp thực sự (ví dụ sáp ong) chủ yếu là hỗn hợp của các este.

Các ankan với độ dài mạch cacbon khoảng từ 35 trở lên được tìm thấy trong bitum, được sử dụng chủ yếu trong nhựa đường để rải đường. Tuy nhiên, các ankan có mạch cacbon lớn có ít giá trị thương mại và thông thường hay được tách ra thành các ankan mạch ngắn hơn thông qua phương pháp crackinh.

[sửa] Điều chế

Ý nghĩa: Ngoài việc tổng hợp được các ankan cần cho Công nghiệp hay phòng thí nghiệm (Lab) thì việc tổng hợp này còn có một ý nghĩa khác đó là cho thấy cách chuyển hoá các bộ phận của phân tử ( nhóm chức ) thành các nhóm hidrocacbon no.

[sửa] Phương pháp thứ nhất

Khử R-X ( X là các Halogen ) trực tiếp :

R-X +2[H]--> R-H + H-X

Tác nhân khử co thể là Zn/HCl - Mg.Hg/HCl - H2/Pd,Pt,Ni.. - LiAlH4, NaBH4..- Na/EtOH ...

Lưu ý một tí : Một trong những tác nhân khử mạnh nữa là HI thường dùng để khử dẫn xuất Iot theo phản ứng sau : R-I + H-I --> R-H + I2 (Phản ứng xảy ra trong bình kín, nhiệt độ )

[sửa] Phương pháp thứ hai

Thủy phân hợp chất cơ kim ( Thường là cơ Magie- Hợp chất Grignard)

R-X + Mg/ete khan ---> R-MgX + H2O ---> R-H + Mg(OH)X

[sửa] Phương pháp thứ ba

Hidro hoá các hợp chất hidrocacbon ko no

[sửa] Phương pháp thứ tư

Hợp hai gốc hidrocacbon lại bằng cách tạo liên kết C-C ( Có nhiều pp nhưng chủ yếu nhất vẫn là Wurtz và Corey - House)

1. Tổng hợp Wurtz ( Vuyec-1854):

R-X + 2Na + R-X --> R-R + 2NaX

Một vài lưu ý về phản ứng:

• Phản ứng này đạt hiệu suất cao nhất khi 2 gốc hidrocacbon đem ghép là 2 gốc giống nhau .

• Khi 2 gốc hidrocacbon đem ghép là 2 gốc khác nhau, phản ứng cho hỗn hợp sản phẩm R-R, R-R', R'-R'.

• Phản ứng không diễn ra trong dung môi ete mà hay dùng dung môi Hidrocabon

2. Tổng hợp Corey- House: Sơ đồ phản ứng tạm biểu diễn như sau :

R-X + 2Li ---> RLi + LiX

2RLi + CuX ---> R2CuLi + LiX ( R2CuLi : Liti điAnkyl Cuprat)

R2CuLi + R'X ---> R-R' + R-Cu + LiX

Lưu ý : Phản ứng chỉ xảy ra khi R' là dẫn xuất Halogen bậc 1 hay bậc 2. Phản ứng đạt hiệu suất cao nhất khi mà R và R' đều là dẫn xuất Hal bậc 1 .

[sửa] Cấu trúc phân tử

Cặp lai sp3 trong mêtan.Cấu trúc phân tử của các ankan trực tiếp ảnh hưởng tới các thuộc tính hóa-lý của chúng. Nó thu được từ cấu hình điện tử của cacbon, do nó có bốn điện tử hóa trị. Nguyên tử cacbon trong các ankan luôn luôn cặp lai sp3, có nghĩa là các điện tử hóa trị có thể được coi là nằm trong 4 quỹ đạo (orbital) tương đương thu được từ tổ hợp của một quỹ đạo 2s và ba quỹ đạo 2p. Các quỹ đạo này, có các mức năng lượng đồng nhất, được sắp xếp trong không gian trong dạng của một hình tứ diện, các góc giữa chúng bằng 109,47°.

[sửa] Độ dài và góc liên kết

Cấu trúc tứ diện của mêtan.Phân tử ankan chỉ có liên kết đơn C-H và C-C. Liên kết đầu là kết quả của phần chồng lên của quỹ đạo sp3 của cacbon với quỹ đạo 1s của hiđrô; liên kết sau là do phần chồng lên của hai quỹ đạo sp3 trên các nguyên tử cacbon khác nhau. Giá trị của các độ dài liên kết là 1,09×10−10 m đối với liên kết C-H và 1,54×10−10 m đối với liên kết C-C.

Sự phân bổ không gian của các liên kết là tương tự như của bốn quỹ đạo sp3-chúng phân bổ theo dạng tứ diện, với góc giữa chúng là 109,47°. Công thức cấu tạo trong đó thể hiện các liên kết như là vuông góc với nhau là phổ biến và hữu ích, nhưng không phù hợp với thực tế.

[sửa] Cấu hình

Công thức cấu tạo và các góc liên kết không đủ để miêu tả đầy đủ dạng hình học của phân tử. Còn phải lưu ý tới độ tự do cho mỗi liên kết cacbon-cacbon: góc xoắn giữa các nguyên tử hoặc các nhóm liên kết tới các nguyên tử tại mỗi đầu của liên kết. Sự phân bổ không gian được miêu tả bởi các góc xoắn của phân tử được gọi là cấu hình của nó.

[sửa] Êtan

Các ánh xạ Newman của hai cấu hình của êtan: che khuất ở bên trái, so le ở bên phải.Êtan là trường hợp đơn giản nhất để nghiên cứu cấu hình của ankan, do nó chỉ có một liên kết C-C. Nếu nhìn thẳng vào trục của liên kết C-C khi đó có cái gọi là ánh xạ Newman: vòng tròn đại diện cho hai nguyên tử cacbon, một nguyên tử nằm sau nguyên tử kia, và các liên kết tới hiđrô được đại diện bởi các đường thẳng. Các nguyên tử hiđrô trên các liên kết tới nguyên tử cacbon trước hay sau đều có góc giữa chúng là 120°, tạo ra do phép chiếu của hình tứ diện lên một mặt phẳng. Tuy nhiên góc xoắn giữa nguyên tử hiđrô nhất định gắn với nguyên tử cacbon trước và nguyên tử hiđrô nhất định gắn với nguyên tử cacbon sau có thể dao động tự do trong khoảng 0° và 360°. Đây là hệ quả của sự tự quay tự do xung quanh liên kết đơn cacbon-cacbon. Mặc dù có sự tự do biểu kiến này nhưng chỉ có hai cấu hình giới hạn là quan trọng:

Trong cấu hình che lấp, tương ứng với góc xoắn 0°, 120° hay 240°, các nguyên tử hiđrô gắn với nguyên tử cacbon trước là nằm ngay phía trước và thẳng hàng trong phép ánh xạ đối với các nguyên tử hiđrô gắn với nguyên tử cacbon sau.

Trong cấu hình so le, tương ứng với các góc xoắn 60°, 180° hay 300°, các nguyên tử hiđrô gắn với nguyên tử cacbon trước trong phép ánh xạ là nằm chính xác ở giữa các nguyên tử hiđrô gắn với nguyên tử cacbon sau.

Hai cấu hình này, còn được gọi là các rotomer là khác nhau về năng lượng: cấu hình so le thấp năng lượng hơn là 12,6 kJ/mol (ổn định hơn) so với cầu hình che khuất. Sự giải thích cho sự khác biệt về năng lượng này là chủ đề gây tranh cãi, với hai thuyết chủ đạo chính là:

Trong cấu hình che khuất thì lực đẩy tĩnh điện giữa các điện tử trong các liên kết cacbon-hiđrô là cực đại.

Trong cấu hình so le thì sự siêu kết hợp (một dạng của phi cục bộ hóa) của các điện tử hóa trị là cực đại.

Hai giải thích này không phải là mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau; giả thuyết sau được coi là quan trọng hơn đối với êtan.

Sự khác biệt về năng lượng giữa hai cấu hình, được biết đến như là năng lượng xoắn, là nhỏ so với nhiệt năng của phân tử êtan ở nhiệt độ bao quanh nó. Ở đây có sự tự quay liên tục xung quanh liên kết C-C, mặc dù với các "khoảng dừng" ngắn ở mỗi cấu hình so le. Thời gian cần thiết đối với phân tử êtan để chuyển từ một cấu hình so le sang cấu hình so le kế tiếp, tương đương với sự tự quay của một nhóm CH3 một góc 120° tương đối với các nhóm khác, là khoảng 10−11 giây.

[sửa] Các ankan cao hơn

Bốn cấu hình của butan. Từ trái qua phải: che khuất hoàn toàn, nghiêng, che khuất một phần, ngược chiều.Các tình huống tương ứng với hai liên kết C-C trong prôpan về mặt định tính là tương tự như của êtan. Tuy nhiên, nó là phức tạp hơn nhiều đối với butan và các ankan mạch dài hơn.

Nếu người ta lấy liên kết C-C trung tâm của butan như là trục tham chiếu chính, mỗi một nguyên tử cacbon trong số hai nguyên tử trung tâm được kiên kết với hai nguyên tử hiđrô và một nhóm mêtyl. Bốn cấu hình khác nhau có thể phân biệt và xác định theo góc xoắn giữa hai nhóm mêtyl và giống như trong trường hợp của êtan, mỗi cấu hình này đều có mức năng lượng đặc trưng của nó.

Cấu hình che khuất hoàn toàn hay cùng chiều có góc xoắn bằng 0°. Nó là cấu hình có mức năng lượng cao nhất.

Cấu hình nghiêng có góc xoắn 60° (hay 300°). Nó là cực tiểu về năng lượng cục bộ.

Cấu hình che khuất một phần có góc xoắn 120° (hay 240°). Nó là cực đại về năng lượng cục bộ.

Cấu hình ngược chiều có góc xoắn 180°. Hai nhóm mêtyl là xa nhau nhất ở mức có thể và cấu hình này có mức năng lượng thấp nhất.

Chênh lệch về năng lượng giữa hai cấu hình "che khuất hoàn toàn" và "ngược chiều" là khoảng 19 kJ/mol, và vì thế vẫn là tương đối nhỏ ở nhiệt độ bao quanh nó.

Trường hợp của các ankan mạch dài hơn là tương tự: cấu hình ngược chiều luôn luôn là cấu hình ưa thích nhất xung quanh mỗi liên kết cacbon-cacbon. Vì lý do này, các ankan thường được biểu diễn dưới dạng phân bổ chữ chi (zigzag) trong các giản đồ hay các mô hình. Cấu trúc thực sự luôn khác biệt một chút so với các dạng lý tưởng hóa này, do khác biệt về năng lượng giữa các cấu hình là nhỏ so với nhiệt năng của phân tử: các phân tử ankan không có dạng cấu trúc cố định giống như những gì mà các mô hình đề ra.

Các cấu hình của các phân tử chất hữu cơ dựa trên các tính chất này của ankan và được xem xét trong các bài liên quan.

[sửa] Thuộc tính

[sửa] Vật lý

Cấu trúc phân tử, cụ thể là diện tích bề mặt của phân tử, xác định điểm sôi của ankan: diện tích bề mặt càng nhỏ thì điểm sôi càng thấp, do các lực van der Waals giữa các phân tử là yếu hơn. Việc giảm diện tích bề mặt có thể thu được nhờ tạo nhánh hay là cấu trúc vòng. Điều này có nghĩa là trong thực tế các ankan có số nguyên tử cacbon nhiều hơn thông thường sẽ có điểm sôi cao hơn so với các ankan có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn, và các ankan mạch nhánh và cycloankancó điểm sôi thấp hơn so với các dạng mạch thẳng của chúng. Ở điều kiện tiêu chuẩn, từ CH4 tới C4H10 thì các ankan có dạng khí; từ C5H12 tới C17H36 chúng là lỏng; và sau C18H38 thì chúng là rắn. Điểm sôi tăng khoảng 20 tới 30 °C cho một nhóm CH2.

Các điểm nóng chảy của các ankan cũng tăng theo chiều tăng của số nguyên tử cacbon (ngoại lệ duy nhất là prôpan). Tuy nhiên, điểm nóng chảy tăng chậm hơn nhiều so với sự tăng của điểm sôi, cụ thể là đối với các ankan lớn. Ngoài ra, điểm nóng chảy của các ankan chứa lẻ số nguyên tử cacbon tăng nhanh hơn so với điểm nóng chảy của các ankan chứa chẵn số nguyên tử cacbon (xem hình): nguyên nhân của hiện tượng này là do "mật độ bao gói" cao hơn của các ankan chứa chẵn số nguyên tử cacbon. Điểm nóng chảy của các ankan mạch nhánh có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với các ankan mạch thẳng tương ứng, phụ thuộc vào hiệu quả của sự bao gói phân tử: nó là đúng phần nào với đối với các isoankan (các đồng phân 2-mêtyl), thông thường có điểm nóng chảy cao hơn so với các đồng phân mạch thẳng của nó.

Các ankan không có tính dẫn điện và về cơ bản chúng cũng không bị phân cực bởi điện trường. Vì lý do này chúng không tạo ra các liên kết hiđrô và vì vậy không hòa tan trong các dung môi phân cực như nước. Do các liên kết hiđrô giữa các phân tử nước riêng biệt là tách biệt với các phân tử ankan, sự cùng tồn tại của ankan và nước dẫn tới sự tăng trong trật tự phân tử (giảm entropy). Do không có liên kết đáng kể giữa các phân tử nước và phân tử ankan, định luật hai nhiệt động lực học cho rằng việc giảm entropy này được giảm thiểu bằng cách giảm thiểu sự tiếp xúc giữa ankan và nước: các ankan được coi là không ưa nước và chúng là đẩy nước.

Độ hòa tan của chúng trong các dung môi không phân cực là tương đối tốt, một thuộc tính gọi là ưa mỡ. Các ankan khác nhau là có thể trộn lẫn nhau với tỷ lệ bất kỳ.

Tỷ trọng của các ankan thông thường tăng theo chiều tăng của số nguyên tử cacbon, nhưng vẫn thấp hơn tỷ trọng của nước. Vì thế, các ankan tạo thành lớp trên trong hỗn hợp ankan-nước.

[sửa] Hóa học

Các ankan nói chung thể hiện tính hoạt động hóa học tương đối yếu, do các liên kết C-H và C-C của chúng là tương đối ổn định và không dễ phá vỡ. Không giống như các hợp chất hữu cơ khác, chúng không có các nhóm chức.

Chúng phản ứng rất kém với các chất có tính điện ly hay phân cực. Các giá trị pKa của tất cả các ankan là trên 60, vì thế trên thực tế chúng là trơ với các axít hay bazơ. Tính trơ này là nguồn gốc của thuật ngữ parafin (tiếng Latinh para + affinis, với nghĩa là "thiếu ái lực"). Trong dầu thô các phân tử ankan giữ các thuộc tính hóa học không thay đổi trong hàng triệu năm.

Tuy nhiên các phản ứng ôxi hóa-khử của các ankan, cụ thể là với ôxy và các halogen, là có thể do các nguyên tử cacbon là ở trong các điều kiện khử mạnh; trong trường hợp của mêtan, trạng thái ôxi hóa thấp nhất đối với cacbon (−4) đã đạt tới. Phản ứng với ôxy dẫn tới sự cháy; với các halogen là các phản ứng thế.

Các gốc tự do và các phân tử với các điện tử không bắt cặp đóng vai trò quan trọng trong phần lớn các phản ứng của ankan, chẳng hạn như trong crackinh và sửa đổi mà ở đó các ankan mạch dài bị chia cắt thành các ankan và anken mạch ngắn hay các ankan mạch thẳng bị chuyển thành các đồng phân mạch nhánh.

Trong các ankan mạch nhánh lớn thì các góc liên kết có thể khác đáng kể so với giá trị tối ưu (109,5°) để đảm bảo cho các nhóm khác có đủ không gian cần thiết. Điều này sinh ra sự căng trong phân tử, được biết đến như là sự cản trở không gian, và nó có thể tắng độ hoạt động hóa học đáng kể.

[sửa] Quang phổ

Gần như mọi hợp chất hữu cơ đều chứa các liên kết cacbon-cacbon và cacbon-hiđrô, và vì thế chúng thể hiện một số dặc trưng của ankan trong quang phổ của chúng. Các ankan đáng chú ý là do không có các nhóm khác và vì vậy chúng thiếu vắng các đặc trưng quang phổ khác.

[sửa] Phổ hồng ngoại

Kiểu kéo căng cacbon-hiđrô tạo ra sự hấp thụ mạnh ở khoảng 2850 và 2960 cm−1, trong khi kiểu kéo căng cacbon-cacbon hấp thụ trong khoảng giữa 800 và 1300 cm−1. Kiểu liên kết cacbon-hiđrô phụ thuộc vào bản chất của nhóm: các nhóm mêtyl xuất hiện ở dải 1450 cm−1 và 1375 cm−1, trong khi các nhóm mêtylen xuất hiện ở dải 1465 cm−1 và 1450 cm−1. Các mạch cacbon với nhiều hơn 4 nguyên tử cacbon xuất hiện vạch hấp thụ yếu ở khoảng 725 cm−1.

[sửa] Phổ NMR

Sự cộng hưởng prôton của các ankan thông thường tìm thấy ở δH = 0-1. Sự cộng hưởng cacbon-13 phụ thuộc vào số nguyên tử hiđrô đính vào cacbon: δC = 8-30 (mêtyl), 15-55 (mêtylen), 20-60 (mêtyn). Sự cộng hưởng cacbon-13 của nguyên tử cacbon trong nhóm bốn là rất yếu, do thiếu hiệu ứng tăng Overhauser hạt nhân và thời gian dãn dài: nó có thể bỏ qua trong quang phổ thông thường.

[sửa] Phép đo phổ khối lượng

Các ankan có năng lượng ion hóa cao, và các ion thông thường là rất yếu. Các kiểu phân chia rất khó diễn giải, nhưng trong trường hợp của các ankan mạch nhánh thì mạch cacbon có xu hướng bị tách ra ở cacbon thứ ba hay thứ tư do tính ổn định tương đối của các gốc tự do tạo thành. Sự phân chia tạo ra do mất nhóm mêtyl đơn (M−15) thông thường không tồn tại, và sự phân chia khác thông thường được dàn theo các khoảng của 14 đơn vị khối lượng, tương ứng với sự mất liên tiếp các nhóm CH2.

[sửa] Phản ứng

[sửa] Với ôxy

Tất cả các ankan phản ứng với ôxy trong phản ứng cháy, mặc dù chúng trở nên khó bắt lửa hơn khi số lượng nguyên tử cacbon tăng lên. Phương trình tổng quát của phản ứng cháy hoàn toàn là:

2CnH2n+2 + (3n+1)O2 → 2(n+1)H2O + 2nCO2

Khi không có đủ lượng ôxy cần thiết thì cacbon mônôxít hay thậm chí là muội than có thể tạo ra, như được chỉ ra dưới đây cho mêtan:

2CH4 + 3O2 → 2CO + 4H2O

CH4 + O2 → C + 2H2O

Các ankan thông thường cháy với ngọn lửa không sáng và rất ít muội than được tạo ra.

Sự thay đổi enthalpy của sự cháy, ΔcHo, đối với các ankan tăng khoảng 650 kJ/mol cho một nhóm CH2. Các ankan mạch nhánh có giá trị ΔcHo thấp hơn so với các ankan mạch thẳng khi cùng một số nguyên tử cacbon, vì thế có thể coi là ổn định hơn về một số khía cạnh nào đó.

[sửa] Với các halogen

Các ankan phản ứng với các halogen trong phản ứng gọi là phản ứng halogen hóa. Các nguyên tử hiđrô trong ankan bị thay thế dần dần, hay bị thay thế bằng các nguyên tử halogen. Các gốc tự do là các dạng chất tham gia vào trong phản ứng, thông thường hay tạo ra hỗn hợp các sản phẩm. Các phản ứng này là phản ứng tỏa nhiệt cao và có thể dẫn tới nổ.

Chuỗi cơ chế phản ứng như sau, với clo hóa mêtan là ví dụ điển hình:

1. Khởi đầu: Chia cắt phân tử clo để tạo ra hai nguyên tử clo, được kích thích bằng bức xạ cực tím. Nguyên tử clo có điện tử không bắt cặp và phản ứng như là một gốc tự do.

Cl2 → 2Cl·

2. Lan truyền (2 bước): Nguyên tử hiđrô bị lôi ra khỏi mêtan sau đó gốc mêtyl kéo Cl· từ Cl2.

CH4 + Cl· → CH3· + HCl

CH3· + Cl2 → CH3Cl + Cl·

Điều này tạo ra sản phẩm mong muốn và gốc clo tự do khác. Gốc tự do này sau đó sẽ tham gia vào trong phản ứng lan truyền khác sinh ra một phản ứng dây chuyền. Nếu có đủ clo, các sản phẩm khác chẳng hạn như CH2Cl2 có thể tạo ra.

3. Kết thúc: Tái tổ hợp của hai gốc tự do:

Cl· + Cl· → Cl2; hay

CH3· + Cl· → CH3Cl; hoặc

CH3· + CH3· → C2H6.

Khả năng cuối cùng trong bước kết thúc sẽ tạo ra tạp chất trong hỗn hợp cuối cùng; chủ yếu là sự tạo ra các phân tử hữu cơ với mạch cacbon dài hơn thay vì tái tạo lại các chất tham gia phản ứng.

Trong trường hợp của mêtan hay êtan, mọi nguyên tử hiđrô đều bình đẳng và có cơ hội nganh nhau để được thay thế. Điều này dẫn đến cái gọi là sự phân bổ sản phẩm thống kê. Đối với prôpan và các ankan lớn hơn thì các nguyên tử hiđrô tạo thành các nhóm CH2 (hay CH) được ưu tiên thay thế.

Phản ứng của các halogen khác nhau dao động đáng kể: tỷ lệ tương đối là: flo (108) > clo (1) > brôm (7×10−11) > iốt (2×10−22). Vì thế phản ứng của ankan với flo là khó kiểm soát nhất, với clo là nhanh vừa phải, với brôm là chậm và đòi hỏi mức độ chiếu xạ tia cực tím cao còn với iốt trên thực tế là không tồn tại và không có lợi về mặt nhiệt động lực học.

Các phản ứng này là quy trình công nghiệp quan trọng để halogen hóa các hydrocacbon.

[sửa] Cracking và sửa đổi

"Cracking" phá vỡ các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn. Nó có thể thực hiện bằng các phương pháp nhiệt hay sử dụng chất xúc tác. Quy trình cracking nhiệt tuân theo cơ chế chia cắt liên kết đối xứng, có nghĩa là các liên kết bị phá vỡ đối xứng và cặp các gốc tự do được tạo ra. Quy trình cracking với chất xúc tác được diễn ra với sự tham gia của chất xúc tác axít (thông thường là các axít rắn) như silicat nhôm và zeolit) có xu hướng phá vỡ bất đối xứng các liên kết tạo ra các cặp ion ngược dấu điện tích, thông thường là cacbocation và anion hiđrua rất không ổn định. Các gốc tự do cacbon-khu vực hóa và các cation là không ổn định và nhanh chóng tham gia vào quá trình tái tạo mạch, sự phân chia C-C tại vị trí beta (có nghĩa là cracking) và hiđrô nội phân tử và liên phân tử được di chuyển hoặc trong di chuyển hiđrua. Trong cả hai dạng quy trình, các chất trung gian của phản ứng (gốc tự do, ion) được tái tạo liên tục, và vì vậy chúng được tạo ra trong một cơ chế tự lan truyền. Chuỗi các phản ứng cuối cùng được kết thúc bằng sự tái tổ hợp các gốc tự do hay các ion.

Ở đây là ví dụ về cracking butan CH3-CH2-CH2-CH3

Khả năng 1 (48%): việc phá vỡ thực hiện trên liên kết CH3-CH2.

CH3* / *CH2-CH2-CH3

sau một số bước người ta thu được ankan và anken: CH4 + CH2=CH-CH3

Khả năng 2 (38%): việc phá vỡ thực hiện trên liên kết CH2-CH2.

CH3-CH2* / *CH2-CH3

sau một số bước người ta thu được ankan và anken dạng khác: CH3-CH3 + CH2=CH2

Khả năng 3 (14%): phá vỡ liên kết C-H.

sau một số bước người ta thu được anken và hiđrô: CH2=CH-CH2-CH3 + H2

[sửa] Các phản ứng khác

[sửa] Các phản ứng khác

Các ankan sẽ phản ứng với hơi nước khi có mặt chất xúc tác niken để tạo ra hiđrô. Ankan có thể clorosulfonat hóa và nitrat hóa, mặc dù cả hai phản ứng đều đòi hỏi các điều kiện đặc biệt. Sự lên men hóa các ankan thành các axít cacboxylic có một tầm quan trọng kỹ thuật.

[sửa] Nguy hiểm

Mêtan là một chất nổ khi trộn với không khí (1-8% CH4) và là một chất khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh: các ankan thấp khác có thể là chất nổ khi trộn cùng không khí. Các ankan lỏng là những chất dễ bắt lửa, mặc dù rủi ro này giảm dần theo chiều dài mạch cacbon. Pentan, hexan và heptan được xếp loại là nguy hiểm cho môi trường và có hại: octan cũng được phân loại là có hại. Hexan mạch thẳng là một chất độc cho hệ thần kinh và vì thế ít được sử dụng trong thương mại.

[sửa] Trong tự nhiên

Mặc dù các ankan có trong tự nhiên theo nhiều cách khác nhau, chúng không được đánh giá như là các chất thiết yếu xét về mặt sinh học. Các cycloankan với số nguyên tử cacbon từ 14 tới 18 có trong xạ hương, được chiết ra từ hươu xạ (họ Moschidae). Tất cả các thông tin dưới đây đều chỉ áp dụng cho các ankan không tạo vòng.

[sửa] Vi khuẩn và khuẩn cổ

Vi khuẩn cổ sản xuất mêtan trong dạ dày con bò này là nguyên nhân tạo ra một lượng nhỏ mêtan trong khí quyển Trái Đất.Một số loại vi khuẩn nhất định có thể chuyển hóa các ankan: chúng ưa thích các ankan có mạch cacbon chẵn do chúng dễ bị phân hủy hơn so với ankan mạch cacbon lẻ.

Mặt khác một số vi khuẩn cổ, như mêtanogen, sản sinh ra một lượng lớn mêtan bằng cách chuyển hóa cacbon điôxít hoặc ôxi hóa các hợp chất hữu cơ khác. Năng lượng được giải phóng bằng sự ôxi hóa hiđrô:

CO2 + 4H2 → CH4 + 2H2O

Mêtanogen cũng sản xuất ra khí đầm lầy trong các vùng đất lầy và giải phóng khoảng 2 tỷ tấn mêtan mỗi năm-nồng độ mêtan trong khí quyển trên thực tế chủ yếu là do chúng sản xuất. Công suất sản xuất mêtan của trâu, bò và các động vật ăn cỏ khác có thể tới 150 lít một ngày, cũng như của mối, đều là do mêtanogen. Chúng cũng sản xuất ankan đơn giản nhất này trong ruột người. Các vi khuẩn cổ mêtanogen vì vậy nằm ở cuối của chu trình cacbon, với cacbon được giải phóng ngược trở lại khí quyển sau khi đã được cố dịnh bởi quá trình quang hợp. Có lẽ là các mỏ khí thiên nhiên hiện nay cũng đã được hình thành theo cách tương tự.

[sửa] Nấm và thực vật

Nước tạo thành các giọt nhỏ trên màng mỏng chứa sáp ankan phủ bên trên vỏ quả táo.Các ankan cũng đóng vai trò nhỏ trong sinh học của ba nhóm eukaryot là: nấm, thực vật và động vật. Một số loại men đặc biệt, ví dụ Candida tropicale, các loài họ Pichia, Rhodotorula, có thể sử dụng ankan như là nguồn cacbon và/hoặc năng lượng. Loài nấm Amorphotheca resinae ưa thích các ankan mạch dài trong nhiên liệu hàng không, và có thể sinh ra các vấn đề nghiêm trọng cho máy bay trong các khu vực nhiệt đới.

Trong thực vật người ta cũng tìm thấy các ankan rắn mạch dài; chúng tạo ra một lớp sáp rắn chắc-lớp cutin (biểu bì), trên các khu vực mà thực vật bị lột trần ra ngoài không khí. Nó bảo vệ thực vật chống lại sự mất nước, đồng thời ngăn cản sự thất thoát của các khoáng chất quan trọng do bị mưa. Nó cũng bảo vệ thực vật chống lại vi khuẩn, nấm và các côn trùng có hại. Lớp vỏ sáng màu trên các loại quả như táo cũng chứa các ankan mạch dài. Mạch cacbon thông thường nằm giữa 20 và 30 nguyên tử cacbon và được thực vật sản xuất từ các axít béo. Thành phần chính xác của lớp sáp không chỉ phụ thuộc vào loài mà còn thay đổi theo mùa và các yếu tố môi trường như điều kiện chiếu sáng, nhiệt độ và độ ẩm.

[sửa] Động vật

Các ankan cũng được tìm thấy trong các sản phẩm của động vật, mặc dù chúng ít quan trọng hơn so với các hydrocacbon không no. Một ví dụ là dầu gan cá mập chứa khoảng 14% pristan (2,6,10,14-tetramêtylpentadecan, C19H40). Sự có mặt của chúng là quan trọng hơn trong các pheromon, loại hóa chất làm tín hiệu, mà gần như toàn bộ côn trùng đều cần khi liên lạc với nhau. Với một số loại, như được sử dụng bởi bọ cánh cứng Xylotrechus colonus, chủ yếu là pentacosan (C25H52), 3-mêtylpentaicosan (C26H54) và 9-mêtylpentaicosan (C26H54), chúng được chuyển giao bằng sự tiếp xúc cơ thể. Với các loài khác như muỗi xê xê Glossina morsitans morsitans, pheromon chứa 4 ankan là 2-mêtylheptadecan (C18H38), 17,21-đimêtylheptatriacontan (C39H80), 15,19-đimêtylheptatriacontan (C39H80) và 15,19,23-trimêtylheptatriacontan (C40H82), và chúng hoạt động bằng mùi với một khoảng cách lớn, một đặc trưng hữu ích để kiểm soát sâu bọ.

[sửa] Quan hệ sinh thái

Lan hình nhện (Ophrys sphegodes)Một ví dụ về ankan mà cả trên động và thực vật đều có vai trò là quan hệ sinh thái giữa ong cát (Andrena nigroaenea) và lan hình nhện (Ophrys sphegodes); trong đó hoa lan phụ thuộc vào sự thụ phấn của ong. Ngoài ra, ong cát sử dụng các pheromon để xác định bạn tình của mình; trong trường hợp của A. nigroaenea, con cái sử dụng hỗn hợp của tricosan (C23H48), pentacosan (C25H52) và heptacosan (C27H56) với tỷ lệ 3:3:1, và con đực bị hấp dẫn bởi mùi đặc trưng này. Cây hoa lan đã nắm được ưu thế này- các phần trong hoa của nó không chỉ tương tự như bề ngoài của ong cát, mà nó còn sản xuất ra một lượng lớn cả 3 ankan nói trên với cùng một tỷ lệ tương tự. Kết quả là hàng loạt ong đực bị quyến rũ bay đến và cố gắng giao hợp với bạn tình giả mạo của mình: mặc dù nỗ lực này không đem lại thành công cho ong, nhưng nó cho phép cây lan chuyển giao phấn hoa của nó, được gieo rắc sau khi con đực nản chí bay sang các bông hoa khác.

[sửa] Xem thêm

Cycloankan hay ankan vòng

Anken

Nhóm chức

Crackinh (hóa học)

[sửa] Một số Ankan

Mêtan CH4

Êtan C2H6

Prôpan C3H8

Butan C4H10

Pentan C5H12

Hexan C6H14

Heptan C7H16

Octan C8H18

Nonan C9H20

Decan C10H22

Undecan C11H24

Dodecan C12H26

12 chất đầu trong dãy đồng đẳng ankan

mêtan

CH4

êtan

C2H6

prôpan

C3H8

butan

C4H10

pentan

C5H12

hexan

C6H14

heptan

C7H16

octan

C8H18

nônan

C9H20

decan

C10H22

undecan

C11H24

dodecan

C12H26

your story text here...2,2,4-Trimêtylpentan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

2,2,4-Trimêtylpentan

Tổng quan

Danh pháp IUPAC 2,2,4-Trimethylpentane

Tên khác Isooctan

Công thức hoá học C8H18

SMILES CC(C)(C)CC(C)C

Phân tử gam 114,22 g/mol

Bề ngoài Chất lỏng không màu

Số CAS [540-84-1]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,688 g/ml, lỏng

Độ hoà tan trong nước Không hòa tan

Nhiệt độ nóng chảy -107,38 °C (165,77 K)

Nhiệt độ nóng chảy 99,3 °C (372,4 K)

Dữ liệu nhiệt động

Entanpy tạo thành, ΔfHoliquid -259 kJ/mol

Entanpy cháy, ΔcHoliquid -5461 kJ/mol

Entropy phân tử, Soliquid 328 J•K-1•mol-1

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Dễ cháy ('''F''')

Có hại (Xn)

Nguy hiểm với môi trường'''N''')

NFPA 704

300

Chỉ dẫn nguy hiểm R11, R38, R50/53,

R65, R67

Chỉ dẫn an toàn S2, S9, S16, S29, S33,

S60, S61, S62

Điểm bốc cháy 4,5 °C

Nhiệt độ bắt cháy 417 °C

Giới hạn nổ 1,1-6,0%

Số RTECS SA3320000

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất ''n'', ''εr'', v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Các akan liên quan Heptan

Octan

Hóa chất liên quan Hexadecan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

2,2,4-Trimêtylpentan, còn được biết đến như là isooctan, là một đồng phân của octan mà tầm quan trọng của nó được nhiều người biết đến là thang điểm 100 trong chỉ số octan. Công thức hóa học là C8H18.

2,2-Dimetylbutan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

2,2-Dimetylbutan

Tổng quan

Danh pháp IUPAC 2,2-Dimethylbutane

Tên khác Neohexan

Công thức hoá học (CH3)3CCH2CH3

SMILES CCC(C)(C)C

Phân tử gam 86.177 g/mol

Bề ngoài Chất lỏng không màu

Số CAS [590-73-8]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,791 g/l, lỏng

Độ hoà tan trong nước Không tan

Nhiệt độ nóng chảy -98,8 °C (174.4 K)

Nhiệt độ nóng chảy 49,73 °C (322.88 K)

Dữ liệu nhiệt động

Entanpy tạo thành, ΔfHogas -44.5 kJ/mol

Entanpy cháy, ΔcHogas ? kJ/mol

Entropy phân tử, Soliquid ? J•K-1•mol-1

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Rất dễ cháy ('''F+''')

Harmful (Xn)

Nguy hiểm với môi trường'''N''')

NFPA 704

300

Chỉ dẫn nguy hiểm R11, R20, R48, R51/53, R62, R65, R67}}

Chỉ dẫn an toàn S9, S16, S29, S33, S36, S37, S61, S62}}

Điểm bốc cháy -29 °C (trong cốc kín)

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất ''n'', ''εr'', v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Các akan liên quan Butan

Hexan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25 °C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

2,2-Dimetylbutan, hay còn gọi là neohexane là một hợp chất hữu cơ đồng phân của hexan.

Butan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Butan

Tổng quan

Công thức hóa học C4H10

SMILES CCCC

Phân tử gam 58,08 g/mol

Bề ngoài chất khí không màu

số CAS [106-97-8]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 12.52 g/l, khí

Độ hoà tan trong nước 6,1 mg/100 ml ở 20 °C)

Nhiệt độ nóng chảy - 138,3 °C (134,9 K)

Nhiệt độ sôi - 0,5 °C (272,7 K)

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Rất dễ cháy (F+)

NFPA 704

410

Nguy hiểm R12

An toàn S2, S9, S16

Điểm bốc cháy - 60 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy 287 °C

Giới hạn nổ 1,8-8,4%

Số RTECS

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Prôpan

Pentan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25 °C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Butan (butane), hay còn gọi là n-butan là một hyđrocacbon mạch thẳng thuộc nhóm ankan có công thức C4H10.

Butan có một đồng phân là isobutan (còn gọi là methylpropan), CH-(CH3)3.

Mục lục [ẩn]

1 Tính chất

2 Phương trình điều chế

3 Ứng dụng

4 Liên kết ngoài

[sửa] Tính chất

Butan là một chất khí không màu, rất dễ cháy và dễ dàng được hoá lỏng.

[sửa] Phương trình điều chế

Có trong khí dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí chế biến dầu. Điều chế bằng cách cho etyl bromua tác dụng với Na kim loại (phản ứng Vuyêc), dạng iso - được điều chế bằng cách đồng phân hoá n - butan dưới tác dụng của AlCl3 và HCl ở 90 - 105 oC, 10 - 12 atm hoặc trên các chất xúc tác axit rắn

C4H6 + 2H2 ( Xúc tác : Ni ) -> C4H10

2C2H5Cl + 2Na ( Xúc tác : nhiệt độ , môi trường ete ) -> C4H10 + 2NaCl

[sửa] Ứng dụng

Dùng làm nguyên liệu để điều chế butađien, isobutilen, xăng tổng hợp, vv. Hỗn hợp B với propan được dùng rộng rãi làm nhiên liệu; là thành phần chủ yếu của khí dầu mỏ hoá lỏng LPG (Liquified Petroleum Gas). Ở Việt Nam, LPG bắt đầu được sản xuất từ năm 2000 (tại nhà máy chế biến khí Phú Mỹ, tỉnh Bà Riạ - Vũng Tàu) từ khí đồng hành mỏ Bạch Hổ (xt. Khí dầu mỏ); sản lượng LPG năm 2002 khoảng 300 nghìn tấn nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu tăng với tốc độ rất nhanh của thị trường trong nước.

Danh sách ankan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Đây là danh sách các ankan và tên thông thường của chúng, sắp xếp theo số nguyên tử cacbon.

Số lượng nguyên tử C Công thức Tên gọi Từ đồng nghĩa

1 CH4 Metan khí đầm lầy; metyl hydrua; khí tự nhiên

2 C2H6 Etan Đimetyl; etyl hydrua; metyl metan

3 C3H8 Propan Đimetyl metan; propyl hydrua

4 C4H10 n-Butan butyl hydrua; metylethyl methane

5 C5H12 n-Pentan Skellysolve A

6 C6H14 n-Hexan Skellysolve B

7 C7H16 n-Heptan Skellysolve C

8 C8H18 n-Octan

9 C9H20 n-Nonan Shellsol 140

10 C10H22 n-Decan

11 C11H24 n-Undecan

12 C12H26 n-Dodecan adakane 12; bihexyl; dihexyl; duodecane

13 C13H28 n-Tridecan

14 C14H30 n-Tetradecan

15 C15H32 n-Pentadecan

16 C16H34 n-Hexadecan cetane

17 C17H36 n-Heptadecan

18 C18H38 n-Octadecan

19 C19H40 n-Nonadecan

20 C20H42 n-Eicosan didecyl

21 C21H44 n-Heneicosan

22 C22H46 n-Docosan

23 C23H48 n-Tricosan

24 C24H50 n-Tetracosan tetrakosane

25 C25H52 n-Pentacosan

26 C26H54 n-Hexacosan cerane; hexeikosane

27 C27H56 n-Heptacosan

28 C28H58 n-Octacosan

29 C29H60 n-Nonacosan

30 C30H62 n-Triacontan

31 C31H64 n-Hentriacontan untriacontane

32 C32H66 n-Dotriacontan dicetyl

33 C33H68 n-Tritriacontan

34 C34H70 n-Tetratriacontan

35 C35H72 n-Pentatriacontane

36 C36H74 n-Hexatriacontane

37 C37H76 n-Heptatriacontane

38 C38H78 n-Octatriacontane

39 C39H80 n-Nonatriacontane

40 C40H82 n-Tetracontane

41 C41H84 n-Hentetracontane

42 C42H86 n-Dotetracontane

43 C43H88 n-Tritetracontane

44 C44H90 n-Tetratetracontane

45 C45H92 n-Pentatetracontane

46 C46H94 n-Hexatetracontane

47 C47H96 n-Heptatetracontane

48 C48H98 n-Octatetracontane

49 C49H100 n-Nonatetracontane

50 C50H102 n-Pentacontane

51 C51H104 n-Henpentacontane

52 C52H106 n-Dopentacontane

53 C53H108 n-Tripentacontane

54 C54H110 n-Tetrapentacontane

55 C55H112 n-Pentapentacontane

56 C56H114 n-Hexapentacontane

57 C57H116 n-Heptapentacontane

58 C58H118 n-Octapentacontane

59 C59H120 n-Nonapentacontane

60 C60H122 n-Hexacontane

61 C61H124 n-Henhexacontane

62 C62H126 n-Dohexacontane

63 C63H128 n-Trihexacontane

64 C64H130 n-Tetrahexacontane

65 C65H132 n-Pentahexacontane

66 C66H134 n-Hexahexacontane

67 C67H136 n-Heptahexacontane

68 C68H138 n-Octahexacontane

69 C69H140 n-Nonahexacontane

70 C70H142 n-Heptacontane

71 C71H144 n-Henheptacontane

72 C72H146 n-Doheptacontane

73 C73H148 n-Triheptacontane

74 C74H150 n-Tetraheptacontane

75 C75H152 n-Pentaheptacontane

76 C76H154 n-Hexaheptacontane

77 C77H156 n-Heptaheptacontane

78 C78H158 n-Octaheptacontane

79 C79H160 n-Nonaheptacontane

80 C80H162 n-Octacontane

81 C81H164 n-Henoctacontane

82 C82H166 n-Dooctacontane

83 C83H168 n-Trioctacontane

84 C84H170 n-Tetraoctacontane

85 C85H172 n-Pentaoctacontane

86 C86H174 n-Hexaoctacontane

87 C87H176 n-Heptaoctacontane

88 C88H178 n-Octaoctacontane

89 C89H180 n-Nonaoctacontane

90 C90H182 n-Nonacontane

91 C91H184 n-Hennonacontane

92 C92H186 n-Dononacontane

93 C93H188 n-Trinonacontane

94 C94H190 n-Tetranonacontane

95 C95H192 n-Pentanonacontane

96 C96H194 n-Hexanonacontane

97 C97H196 n-Heptanonacontane

98 C98H198 n-Octanonacontane

99 C99H200 n-Nonanonacontane

100 C100H202 n-Hectane

... Mêtan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Mêtan

Thông tin chung

Tên khác khí đầm lầy, khí bùn

Công thức hóa học CH4

Bề ngoài khí trong suốt, lửa màu xanh da trời

Đặc tính

Tỷ trọng và pha 0.717 kg/m3, gas

Điểm nóng chảy −182.5 °C (90.6 K) ở 1 atm

25 °C (298 K) at 1.5 GPa

Điểm sôi −161.6 °C (111.55 K)

Điểm ba 90,7 K, 0,117 bar

Tính độc

External MSDS External MSDS

Nguy hiểm chính Rất dễ cháy (F+)

NFPA 704

410

R-phrases

S-phrases

Điểm bắt lửa −188 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy 482-632 °C

Nhiệt độ cháy

tối đa: 2148 °C

Giới hạn nổ 5-15%

Các hợp chất liên quan

Các ankan liên quan Êtan

Prôpan

Các hợp chất liên quan Mêtanol

Clomêtan

Except where noted otherwise, data are given for

materials in their standard state (at 25 °C, 100 kPa)

Infobox disclaimer and references

See methane for a more complete list.

Mêtan, với công thức hóa học là CH4, là một hydrocacbon nằm trong dãy đồng đẳng ankan. Mêtan là hydrocacbon đơn giản nhất. Ở điều kiện tiêu chuẩn, mêtan là chất khí không màu, không vị. Nó hóa lỏng ở −162 °C, hóa rắn ở −183 °C, và rất dễ cháy. Một mét khối mêten ở áp suất thường có khối lượng 717 g.

Mêtan nguyên chất không mùi, nhưng khi được dùng trong công nghiệp, nó thường được trộn với một lượng nhỏ các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi mạnh như etyl mecaptan để dễ phát hiện trong trường hợp bị rò rỉ.

Mêtan là thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy. Nó được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá. Mêtan có nhiều ứng dụng, chủ yếu dùng làm nhiên liệu. Đốt cháy 1 mol mêtan có mặt ôxy sinh ra 1 mol CO2 (cacbon dioxit) và 2 mol H2O (nước):

CH4 + 2 O2 → CO2 + 2 H2O

Mêtan là một khí gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 năm mỗi kg mêtan làm ấm Trái Đất gấp 23 lần 1 kg CO2.

Mục lục [ẩn]

1 Ảnh hưởng đến sức khoẻ

2 Phản ứng

2.1 Phản ứng cháy

2.2 Hoạt hóa Hydro

2.3 Tác dụng với Halogen

2.4 Phản ứng phân hủy

3 Cách sản xuất

4 Ứng dụng

4.1 Nhiên liệu

4.2 Trong công nghiệp

4.3 Mêtan trong khí quyển Trái Đất

4.4 Quá trình phân huỷ

4.5 Sự giải phóng đột ngột của sàng mêtan

4.6 Mêtan bên ngoài Trái Đất

5 Liên kết ngoài

[sửa] Ảnh hưởng đến sức khoẻ

Metan hoàn toàn không độc. Nguy hiểm đối với sức khỏe là nó có thể gây bỏng nhiệt. Nó dễ cháy và có thể tác dụng với không khí tạo ra sản phẩm dễ cháy nổ. Mêtan rất hoạt động đối với các chất ôxi hoá, halogen và một vài hợp chất của halogen. Mêtan là một chất gây ngạt và có thể thay thế ôxy trong điều kiện bình thường. Ngạt hơi có thể xảy ra nếu mật độ oxy hạ xuống dưới 18%.

[sửa] Phản ứng

[sửa] Phản ứng cháy

Trong phản ứng cháy của mêtan có một số bước. Trước tiên, mêtan tạo ra gốc metyl (CH3), gốc này phản ứng với ôxy sinh ra formaldehyde (HCHO hoặc H2CO) cho gốc formyl (HCO) để tạo thành cacbon monoxit. Quá trình này được gọi là sự nhiệt phân ôxi hoá:

CH4 + O2 → CO2 + H2O

Sau đó, hydro bị ôxi hóa tạo ra H2O và giải phóng nhiệt. Quá trình này diễn ra rất nhanh, thường chưa tới một phần nghìn giây.

H2 + ½ O2 → H2O

Cuối cùng, CO bị ôxi hóa tạo thành CO2, và giải phóng thêm nhiệt. Quá trình này chậm hơn quá trình trên và thường mất vài phần nghìn giây để phản ứng.

CO + ½ O2 → CO2

[sửa] Hoạt hóa Hydro

Liên kết cộng hóa trị giữa C-H trong metan thuộc loại bền nhất trong hydrocacbon. Tuy nhiên, metan vẫn là nguyên liệu khởi đầu chính trong sản xuất Hydro. Việc tìm kiếm các xúc tác có tác dụng thúc đẩy dễ dàng sự hoạt hóa Hydro trong metan và các ankan bậc thấp khác là một lĩnh vực nghiên cứu khá quan trong trong công nghiệp.

[sửa] Tác dụng với Halogen

Mêtan phản ứng với Halogen cho ra Mêtylhalogenic và axít Halogenhidric, ví dụ mêtan phản ứng với Clo trong ánh sáng khuếch tán theo nhiều giai đoạn :

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl

CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl

CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl

[sửa] Phản ứng phân hủy

Metan có thể bị phân hủy ở nhiệt độ trên 1000oC :

CH4 → C + 2H2

hoặc khi tác dụng với Cl2 dưới ánh sáng trực tiếp :

CH4 + 2Cl2 → C + 4HCl

[sửa] Cách sản xuất

Từ nhôm cacbua Al4C3

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4↑

Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4↑

Từ CH3-COONa (phản ứng vôi tôi xút)

CH3-COONa + NaOH → Na2CO3 + CH4↑

Phản ứng trực tiếp có xúc tác Niken (hiệu suất rất thấp)

C + 2H2 → CH4

Từ CO

CO + 3H2 → H2O + CH4↑

Từ đường glucose (C6H12O6)

C6H12O6 → 3CO2 + 3CH4

[sửa] Ứng dụng

[sửa] Nhiên liệu

Mêtan là một nhiên liệu quan trọng. So với than đá, đốt cháy mêtan sinh ra ít CO2 trên mỗi đơn vị nhiệt giải phóng. Ở nhiều nơi, mêtan được dẫn tới từng nhà nhằm mục đích sưởi ấm và nấu ăn. Nó thường được biết tới với cái tên khí thiên nhiên.

[sửa] Trong công nghiệp

Mêtan được dùng trong nhiều phản ứng hóa công nghiệp và có thể được chuyên chở dưới dạng khí hóa lỏng. Trong hóa công nghiệp, mêtan là nguyên liệu sản xuất hydro, methanol, axit axetic và anhydrit axetic.

[sửa] Mêtan trong khí quyển Trái Đất

Mêtan trong khí quyển là một khí gây hiệu ứng nhà kính. Mật độ của nó đã tăng khoảng 150% từ năm 1750 và đến năm 1998, mật độ trung bình của nó trên bề mặt Trái Đất là 1745 ppb. Mật độ ở bán cầu Bắc cao hơn vì ở đó có nhiều nguồn mêtan hơn (cả thiên nhiên lẫn nhân tạo). Mật độ của mêtan thay đổi theo mùa, thấp nhất vào cuối mùa hè.

[sửa] Quá trình phân huỷ

Cơ chế phá hủy chính của mêtan trong khí quyển là qua tác dụng với gốc hydroxyl (.OH):

CH4 + ·OH → ·CH3 + H2O

Phản ứng này diễn ra ở tầng đối lưu làm cho mêtan tồn tại được trong khoảng 9,6 năm.

[sửa] Sự giải phóng đột ngột của sàng mêtan

Ở áp suất lớn, ví dụ như ở dưới đáy đại dương, mêtan tạo ra một dạng sàng rắn với nước, được gọi là mêtan hydrat. Một số lượng chưa xác định nhưng có lẽ là rất nhiều mêtan bị giữ lại dưới dạng này ở đáy biển. Sự giải phóng đột ngột của một thể tích lớn mêtan từ những nơi đó vào khí quyển là một giả thuyết về nguyên nhân dẫn tới những hiện tượng Trái Đất nóng lên trong quá khứ xa, đỉnh cao là khoảng 55 triệu năm trước.

Một tổ chức đã ước tính trữ lượng quặng mêtan hydrat dưới đáy đại dương vào khoảng 10 triệu triệu tấn (10 exagram). Giả thuyết rằng nếu Trái Đất nóng lên đến một nhiệt độ nhất định, toàn bộ lượng mêtan này có thể một lần nữa bị giải phóng đột ngột vào khí quyển, khuếch đại hiệu ứng nhà kính lên nhiều lần và làm Trái Đất nóng lên đến mức chưa từng thấy.

[sửa] Mêtan bên ngoài Trái Đất

Mêtan đã được phát hiện hoặc tin là tồn tại ở vài nơi trong Hệ Mặt Trời. Người ta cho rằng nó được tạo ra nhờ những quá trình phản ứng vô sinh mà sao Hoả có lẽ là một ngoại lệ.

Sao Mộc

Sao Hoả

Sao Thổ

Iapetus

Titan

Sao Hải Vương

Triton

Sao Thiên Vương

Ariel

Miranda

Oberon

Titania

Umbriel

Sao chổi Halley

Sao chổi Hyakutake

2003 UB313

Dấu vết của khí mêtan cũng được tìm thấy ở bầu khí quyển mỏng của Mặt Trăng của Trái Đất. Mêtan cũng được dò thấy ở các đám mây giữa những vì sao.

Cặp lai sp3 trong metan

Êtan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Êtan

Cấu trúc phân tử của êtan

Tổng quan

Danh pháp IUPAC Êtan

Tên khác đimêtyl, êtyl hiđrua

mêtylmêtan

Công thức phân tử C2H6

Phân tử gam 30,07 g/mol

Biểu hiện Chất khí không màu

Số CAS [74-84-0]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,548 g/cm3, khí

Độ hòa tan trong nước 4,7 g/100 ml

Điểm nóng chảy -182,76 °C (90,34 K)

Điểm sôi -88,6 °C (184,5 K)

pKa 50

pKb ?

Độ nhớt ? cP ở 20 °C

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Các nguy hiểm chính Dễ bắt cháy (F+)

NFPA 704

Điểm bắt lửa -135 °C

Rủi ro/An toàn R: 12

S: 2, 9, 16, 33

Số RTECS KH3800000

Trang dữ liệu bổ sung

Cấu trúc & thuộc tính n εr, v.v.

Dữ liệu nhiệt động lực Các trạng thái

rắn, lỏng, khí

Dữ liệu quang phổ UV, IR, NMR, MS

Các hợp chất liên quan

Các hợp chất tương tự mêtan

prôpan

Các hợp chất liên quan Êtanol

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Êtan là một hợp chất hóa học có công thức hóa học C2H6. Nó là một ankan, nghĩa là một hydrocacbon không tạo vòng. Ở áp suất và nhiệt độ bình thường thì êtan là một khí không màu, không mùi.

Nó là hydrocacbon bão hòa đơn giản nhất có chứa nhiều hơn 1 nguyên tử cacbon. Êtan là một hợp chất có tầm quan trọng công nghiệp do có thể chuyển hóa thành êtylen nhờ crackinh.

Ở mức độ công nghiệp thì êtan được sản xuất từ khí thiên nhiên và từ chưng cất dầu mỏ. Trong phòng thí nghiệm nó có thể được tổng hợp hóa học bằng điện phân Kolbe.

[sửa] Điều chế

1 :2CH3Cl + 2Na< xúc tác> --->C2H6+ 2 NaCl

Đây là phản ứng Wurtz có dạng tổg quát< cho các loại ankan khác>

2RCl + 2Na (xt)---->2R + 2NaCl 2 : 3 CH3Cl + 3 C2H5Cl + 6 Na ----> C2H6 + C4H10 + C3H8 + 6NaCl

3 : C2H4+ H2 ( t* , Ni) ----> C2H6

Tổng quát : CnH2n +H2 (t*,Ni) ----> CnH(2n+2)

4 : Cracking ankan cao phân tử ở đây ví dụ là C4H10:

C4H10 (Cracking) ----> C2H6 + C2H4

5: C2H5-COONa + NaOH ( t* , CaO) ---> C2H6 + Na2CO3

Tổng quát cho ankan : R-COONa + NaOH ( t* , CaO) ---> R-H +Na2CO3

6 :C2H2 + 2H2 ( t* , Ni) ---> C2H6

Tổng quát : CnH(2n-2) + 2H2 (t* , Ni) --- CnH(2n+2)

[sửa] Ứng dụng

Các ankan là nguyên liệu thô quan trọng cho công nghiệp hóa dầu và là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất của kinh tế thế giới.

Các nguyên liệu ban đầu cho gia công chế biến là khí thiên nhiên và dầu thô. Dầu thô được tách ra tại các nhà máy lọc dầu bằng cách chưng cất phân đoạn và sau đó được chế biến thành các sản phẩm khác nhau, ví dụ xăng. Sự "phân đoạn" khác nhau của dầu thô có các điểm sôi khác nhau và có thể cô lập và tách bóc rất dễ dàng: với các phân đoạn khác nhau thì các chất có điểm sôi gần nhau sẽ bay hơi cùng với nhau.

Sử dụng chủ yếu của một ankan nào đó có thể xác định hoàn toàn phù hợp với số nguyên tử cacbon trong nó, mặc dù sự phân chia ranh giới dưới đây là đã lý tưởng hóa và chưa thực sự hoàn hảo. Bốn ankan đầu tiên được sử dụng chủ yếu để cung cấp nhiệt cho các mục đích sưởi ấm và nấu ăn, và trong một số quốc gia còn để chạy máy phát điện. Mêtan và êtan là các thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên; chúng thông thường được lưu trữ như là khí nén. Tuy nhiên, rất dễ dàng chuyển chúng sang dạng lỏng: điều này đòi hỏi đồng thời việc nén và làm lạnh khí.

Prôpan và butan có thể hóa lỏng ở áp suất tương đối thấp, và chúng được biết dưới tên gọi khí hóa lỏng (viết tắt trong tiếng Anh là LPG). Ví dụ, prôpan được sử dụng trong các lò nung khí prôpan còn butan thì trong các bật lửa sử dụng một lần (ở đây áp suất chỉ khoảng 2 barơ). Cả hai ankan này được sử dụng làm tác nhân đẩy trong các bình xịt.

Từ pentan tới octan thì ankan là các chất lỏng dễ bay hơi. Chúng được sử dụng làm nhiên liệu trong các động cơ đốt trong, do chúng dễ hóa hơi khi đi vào trong khoang đốt mà không tạo ra các giọt nhỏ có thể làm hư hại tính đồng nhất của sự cháy. Các ankan mạch nhánh được ưa chuộng hơn, do chúng có sự bắt cháy muộn hơn so với các ankan mạch thẳng tương ứng (sự bắt cháy sớm là nguyên nhân sinh ra các tiếng nổ lọc xọc trong động cơ và dễ làm hư hại động cơ). Xu hướng bắt cháy sớm được đo bằng chỉ số octan của nhiên liệu, trong đó 2,2,4-trimêtylpentan (isooctan) có giá trị quy định ngẫu hứng là 100 còn heptan có giá trị bằng 0. Bên cạnh việc sử dụng như là nguồn nhiên liệu thì các ankan này còn là dung môi tốt cho các chất không phân cực.

Các ankan từ nonan tới ví dụ là hexadecan (ankan với mạch chứa 16 nguyên tử cacbon) là các chất lỏng có độ nhớt cao, ít phù hợp cho mục đích sử dụng như là xăng. Ngược lại, chúng tạo ra thành phần chủ yếu của dầu diesel (điêzen) và nhiên liệu hàng không. Các nhiên liệu điêzen được đánh giá theo chỉ số cetan (cetan là tên gọi cũ của hexadecan). Tuy nhiên, điểm nóng chảy cao của các ankan này có thể sinh ra các vấn đề ở nhiệt độ thấp và tại các vùng gần cực Trái Đất, khi đó nhiên liệu trở nên đặc quánh hơn và sự truyền dẫn của chúng không được đảm bảo chuẩn xác.

Các ankan từ hexadecan trở lên tạo ra thành phần quan trọng nhất của các loại chất đốt trong các lò đốt và dầu bôi trơn. Ở chức năng sau thì chúng làm việc như là các chất chống gỉ do bản chất không ưa nước của chúng làm cho nước không thể tiếp xúc với bề mặt kim loại. Nhiều ankan rắn được sử dụng như là sáp parafin, ví dụ trong các loại nến. Không nên nhầm lẫn sáp parafin với sáp thực sự (ví dụ sáp ong) chủ yếu là hỗn hợp của các este.

Các ankan với độ dài mạch cacbon khoảng từ 35 trở lên được tìm thấy trong bitum, được sử dụng chủ yếu trong nhựa đường để rải đường. Tuy nhiên, các ankan có mạch cacbon lớn có ít giá trị thương mại và thông thường hay được tách ra thành các ankan mạch ngắn hơn thông qua phương pháp crackinh.

Pentan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Pentan

Tổng quan

IUPAC n-Pentane

tên khác Amyl hydrid

Skellysolve

Công thức hóa học C5H12

SMILES CCCCC

Phân tử gam 72,15 g/mol

Bề ngoài chất khí không màu

số CAS [109-66-0]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,626 g/cm3, lỏng

Độ hoà tan trong nước 0,01 g/100 ml ở 20 °C

Độ hoà tan trong hyđrocacbon hoàn toàn

Nhiệt độ hóa lỏng - 129,8 °C (143 K)

Nhiệt độ sôi 36,1 °C (308 K)

Hằng số axít (pKb) ~ 45

Độ nhớt 0,240 cP ở 20 °C

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Rất dễ cháy (F+)

NFPA 704

410

Nguy hiểm R12, R51/53, R65,

R66, R67

An toàn S2, S9, S16,

S29, S33, S61, S62

Điểm bốc cháy - 49 °C

Giới hạn nổ 1,8-8,4%

Số RTECS RZ9450000

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Butan, Isopentan

Neopentan, Hexan

Hợp chất liên quan Cyclopentan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25 °C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Pentan (pentane), hay còn gọi là amyl hydrid hay skellysolve A là một hyđrocacbon thuộc nhóm ankan có công thức C5H12.

Pentan được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu và dung môi.

Mục lục [ẩn]

1 Cấu trúc phân tử

2 Đồng phân

3 Các phản ứng

4 Liên kết ngoài

[sửa] Cấu trúc phân tử

Cấu trúc phân tử Pentan dạng thẳng giống Butan nhưng có thêm một nguyên tử Cacbon

[sửa] Đồng phân

Pentan có hai đồng phân là iso-pentan và neo-pentan

pentane iso-pentane neo-pentane

[sửa] Các phản ứng

Pentan đốt cháy tạo thành khí cacbonic và nước

C5H12 + 8 O2 → 5 CO2 + 6 H2O

Khi lượng ôxy thiếu, sản phẩm của phản ứng có thể còn là Cacbon, Mônôxít cacbon (CO).

Giống như các hydrocacbon khác, Pentan phản ứng với Cl2

C5H12 + Cl2 → C5H11Cl + HCl

Phản ứng phổ biến khác:

CH3CH2CH2CH2CH3 + 5 O2 → C2H2(CO)2O + 5 H2O + CO2

Prôpan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Prôpan

Tổng quan

Công thức hóa học CH3CH2CH3

C3H8

SMILES CCC

Phân tử gam 44,096 g/mol

Bề ngoài chất khí không màu

số CAS [74-98-6]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 1,83 kg/m3, khí,

0,5077 kg/l, lỏng

Độ hoà tan trong nước 0,1 g/cm3 ở 37,8°C

Nhiệt độ nóng chảy - 187,6 °C (85,5 K)

Nhiệt độ sôi - 42,09 °C (231,1 K)

Cấu trúc

Momen lưỡng cực 0.083 Debye

Nhóm đối xứng C2v

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Rất dễ cháy (F+)

NFPA 704

410

Nguy hiểm R12

An toàn S2, S9, S16

Điểm bốc cháy -104 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy 432 °C

Nhiệt độ cháy tối đa 2385 °C

Giới hạn nổ 2,37-9,5%

Số RTECS TX2275000

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Êtan

Butan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Prôpan (propane) là một hyđrocacbon nhóm ankan có công thức C3H8. Prôpan được sản xuất trong quá trình xử lý dầu mỏ hay khí tự nhiên. Prôpan được sử dụng như một nguồn năng lượng chính cho động cơ cũng như trong gia đình.

Prôpan thường được trộn với một lượng nhỏ của propylen, butan và butylen để sản xuất một loại nhiên liệu - khí dầu mỏ hoá lỏng (liquified petroleum gas, hay LPG, hoặc khí LP).

[sửa] Tính chất

Được tách từ khí thiên nhiên, khí đồng hành hoặc từ các sản phẩm khí được hình thành trong crăckinh sản phẩm dầu mỏ. Dùng trong tổng hợp hữu cơ để điều chế prôpan, nitrometan. Hỗn hợp P và butan được dùng làm khí đốt dùng trong đời sống (khí dầu mỏ hoá lỏng LPG).

Hexan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Hexan

Tổng quan

Tên khác n-Hexan

Công thức hóa học C6H14

SMILES CCCCCC

Phân tử gam 86,18 g/mol

Bề ngoài chất lỏng không màu

số CAS [110-54-3]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,6548 g/ml, lỏng

Độ hoà tan trong nước không hoà tan

Nhiệt độ nóng chảy - 95 °C (178 K)

Nhiệt độ sôi 69 °C (342 K)

Độ nhớt 0,294 cP ở 25 °C

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Dễ cháy (F)

Gây hại (Xn)

Nguy hiểm với môi trường

NFPA 704

310

Nguy hiểm R11, R38, R48/20, R62,

R65, R67, R51/53

An toàn S2, S9, S16, S29, S33,

S36/37, S61, S62

Điểm bốc cháy -23,3 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy 233,9 °C

Giới hạn nổ 1,2-7.7%

Số RTECS MN9275000

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Pentan

Hexan

Heptan

Hợp chất liên quan Cyclohexan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25 °C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Hexan (hexane) là một hyđrocacbon nhóm ankan có công thức CH3(CH2)4CH3. Chữ "hex" nghĩa là có 6 nguyên tử cacbon trong công thức cấu tạo, còn chữ "aen" cho biết các cacbon này liên kết với nhau bằng liên kết đơn.

[sửa] Tính chất và ứng dụng

Tan trong etanol, ete, axeton; không tan trong nước. Có trong dầu mỏ. Dùng làm dung môi; để pha loãng sơn; làm môi trường phản ứng polime hoá. Khi refominh, có thể chuyển thành benzen. Là một thành phần không mong muốn cuả xăng vì có chỉ số octan thấp.

Heptan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Heptan

Tổng quan

IUPAC n-Heptan

tên khác Dipropyl methan, Gettysolve-C

heptyl hydrid

Công thức hóa học C7H16

SMILES CCCCCCC

Phân tử gam 100,21 g/mol

Bề ngoài chất lỏng không màu

số CAS [142-82-5]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,684 g/ml, lỏng

Độ hoà tan trong nước không hoà tan

Nhiệt độ nóng chảy - 90,61 °C (182.55 K)

Nhiệt độ sôi 98,42 °C (371.58 K)

Hằng số axít (pKb)

Độ nhớt 0,386 cP ở 25 °C

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Rất dễ cháy (F+)

Gây hại (Xn)

Nguy hiểm

với môi trường(N)

NFPA 704

310

Nguy hiểm R11, R38, R50/53,

R65, R67

An toàn S2, S9, S16, S29,

S33, S60, S61, S62

Điểm bốc cháy - 4 °C

Giới hạn nổ 1,1-6,7%

Số RTECS MI7700000

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Hexan

Octan

Hợp chất liên quan Methylcyclohexan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Heptan (heptane) hay còn gọi là dipropyl methan, gettysolve-C hay heptyl hydrid) là một hyđrocacbon thuộc nhóm ankan có công thức C7H16.

Heptan có chín đồng phân, gồm:

Heptan mạch thẳng (n-heptan)

2-Methylhexan

3-Methylhexan

2,2-Dimethylpentan

2,3-Dimethylpentan

2,4-Dimethylpentan

3,3-Dimethylpentan

3-Ethylpentan

2,2,3-Trimethylbutan

[sửa] Tính chất

Tan trong etanol, ete, clorofom; không tan trong nước. Khi refominh xúc tác sẽ chuyển thành toluen nhờ phản ứng đehiđro - đóng vòng. Có trong dầu mỏ. Dùng làm chất chuẩn để xác định chỉ số octan (Hidro có chỉ số octan bằng không), làm dung môi, thuốc gây mê; dùng trong tổng hợp hữu cơ.

Octan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Octan

Tổng quan

IUPAC n-Octan

Công thức hóa học C8H18

SMILES CCCCCCCC

Phân tử gam 114,2285 g/mol

Bề ngoài chất lỏng không màu

số CAS [111-65-9]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,703 g/ml, lỏng

Độ hoà tan trong nước không hoà tan

Nhiệt độ nóng chảy - 57 °C (216 K)

Nhiệt độ sôi 125,52 °C (398,7 K)

Độ nhớt 0,542 cP ở 20 °C

Dữ liệu nhiệt động

Entanpy tạo thành ΔfHolỏng - 250 kJ/mol

Entanpy cháy ΔcHolỏng - 5430 kJ/mol

Entropy phân tử

Solỏng 360 J.K-1.mol-1

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Rất dễ cháy (F+)

Gây hại (Xn)

Nguy hiểm

với môi trường (N)

NFPA 704

300

Nguy hiểm R11, R38, R50/53,

R65, R67

An toàn S2, S9, S16, S29,

S33, S60, S61, S62

Điểm bốc cháy 13 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy 220 °C

Giới hạn nổ 1,0-6,5%

Số RTECS RG8400000

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Heptan

Hợp chất liên quan 2,2,4-Trimethylpentan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Ốctan (octane) là một hyđrocacbon thuộc nhóm ankan có công thức C8H18.

Heptan có 18 đồng phân, gồm:

Octan mạch thẳng (n-octan)

2-Methylheptan

3-Methylheptan

4-Methylheptan

3-Ethylhexan

2,2-Dimethylhexan

2,3-Dimethylhexan

2,4-Dimethylhexan

2,5-Dimethylhexan

3,3-Dimethylhexan

3,4-Dimethylhexan

2-Methyl-3-ethylpentan

3-Methyl-3-ethylpentan

2,2,3-Trimethylpentan

2,2,4-Trimethylpentan (isooctan)

2,3,3-Trimethylpentan

2,3,4-Trimethylpentan

2,2,3,3-Tetramethylbutan

[sửa] Tính chất

Có tính chống nổ kém. Không tan trong nước; có trong dầu mỏ. Đồng phân 2, 2, 4 - trimetylpentan (isooctan) có trong xăng, có tính chống nổ được dùng làm chất chuẩn để đánh giá tính chống nổ của xăng

Nônan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Nônan

Tổng quan

IUPAC n-Nônan

Công thức hóa học C9H20

SMILES CCCCCCCCC

Phân tử gam 128,2 g/mol

Bề ngoài chất lỏng không màu

số CAS [111-84-2]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,718 g/ml, lỏng

Độ hoà tan trong nước không hoà tan

Nhiệt độ nóng chảy - 53 °C

Nhiệt độ sôi 151 °C

Độ nhớt ?

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU

NFPA 704

300

Nguy hiểm

An toàn

Điểm bốc cháy 31 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy 205 °C

Giới hạn nổ 0,8-2,9%

Số RTECS RA6115000

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Octan

Decan

Hợp chất liên quan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Nônan (nonane) là một hyđrôcacbon thuộc nhóm ankan có công thức C9H20.

Decan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Decan

Tổng quan

IUPAC n-Decane

Công thức hóa học C10H22

SMILES CCCCCCCCCC

Phân tử gam 142,29 g/mol

Bề ngoài chất lỏng không màu

số CAS [124-18-5]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha 0,73 g/ml, lỏng

Độ hoà tan trong nước không hoà tan

Nhiệt độ nóng chảy - 30 °C

Nhiệt độ sôi 174 °C

Độ nhớt 0,92 cP ở 20 °C

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU

NFPA 704

200

Nguy hiểm

An toàn

Điểm bốc cháy 46 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy 210 °C

Giới hạn nổ 0,8-5,4%

Số RTECS HD6550000

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Nônan

Undecan

Hợp chất liên quan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Decan (decane) là một hyđrôcacbon thuộc nhóm ankan có công thức C10H22. Công thức triển khai CH3(CH2)8CH3.

Có 75 đồng phân của decan, tất cả đều là các chất lỏng dễ cháy trong điều kiện nhiệt độ phòng. Decan là một trong các hợp chất cấu thành của xăng. Tương tự như các alkan khác, nó không phân cực và vì thế nó không hòa tan trong các dung môi phân cực như nước.

Dodecan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Dodecan

Tổng quan

IUPAC n-Dodecan

Tên khác dihexyl, bihexyl,

adakan 12, duodecan

Công thức hóa học C12H26

SMILES CCCCCCCCCCCC

Phân tử gam 170,34 g/mol

Bề ngoài chất lỏng không màu

số CAS [112-40-3]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha ?

Độ hoà tan trong nước ?

Nhiệt độ nóng chảy - 9,6 °C

Nhiệt độ sôi 216,2 °C

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU

NFPA 704

200

Nguy hiểm

An toàn

Điểm bốc cháy 71 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy 205 °C

Giới hạn nổ

Số RTECS

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất n, εr, v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Ankan liên quan Undecan

Hợp chất liên quan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Dodecan (dodecane) (còn gọi là dihexyl, bihexyl, adakan 12 hay duodecan) là một hyđrôcacbon thuộc nhóm ankan có công thức C12H26. Dodecan có tất cả 355 đồng phân.

Dodecan được sử dụng như một dung môi cũng như trong quá trình chưng cất.

Undecan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Undecan

Tổng quan

IUPAC n-Undecane

Công thức hóa học C11H24

SMILES CCCCCCCCCCC

Phân tử gam 156,31 g/mol

Bề ngoài chất lỏng không màu

số CAS [1120-21-4]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha ?

Độ hoà tan trong nước ?

Nhiệt độ nóng chảy - 26 °C

Nhiệt độ sôi 196 °C

Tỷ trọng riêng 0,74

Điểm bốc cháy 60 °C

Số RTECS ?

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Undecan (undecane) (hay còn gọi là hendecan) là một hyđrôcacbon thuộc nhóm ankan có công thức C11H24. Undecan có tất cả 159 đồng phân.

Methin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Methin (methine) là nhóm chức CH hóa trị 3, dẫn xuất từ methan. Nhóm methin (=CH-) gồm một nguyên tử cacbon gắn với 1 liên kết đôi và 2 liên kết đơn, trong đó có một liên kết đơn gắn hiđrô.

Đôi khi methin cũng được dùng không theo danh pháp IUPAC để chỉ một cacbon gắn với 4 liên kết đơn, trong đó một liên kết nối với hiđrô.

Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/Methin"

Neopentan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Neopentan

Tổng quan

Danh pháp IUPAC neopentan

Tên khác 2,2-dimetylpropan

Công thức hoá học C5H12

SMILES CC(C)(C)C

Phân tử gam 72,15 g mol−1

Bề ngoài khí không màu

Số CAS [463-82-1]

Thuộc tính

Tỷ trọng và pha ? g/l, gas

Độ hoà tan trong nước ? g/100 ml (? °C)

Nhiệt độ nóng chảy −18 °C (255 K)

Nhiệt độ nóng chảy 10 °C (283 K)

Dữ liệu nhiệt động

Entanpy tạo thành, ΔfHogas −168 kJ/mol

Entanpy cháy, ΔcH°gas −3514 kJ/mol

Entropy phân tử, S°liquid 217 J•K−1•mol−1

Nguy hiểm

MSDS MSDS ngoài

Phân loại của EU Rất dễ cháy ('''F+''')

Nguy hiểm

với môi trường'''N''')

NFPA 704

400

Chỉ dẫn nguy hiểm R12, R51/53

Chỉ dẫn an toàn S2, S9, S16, S33, S61

Điểm bốc cháy khí dễ cháy

Dữ liệu bổ sung

Cấu trúc và

tính chất ''n'', ''εr'', v.v..

Tính chất

nhiệt động Pha

Rắn, lỏng, khí

Phổ UV, IR, NMR, MS

Hóa chất liên quan

Các akan liên quan Pentan

Isopentan

Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu

được lấy ở 25°C, 100 kPa

Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Neopentan, hay còn gọi là dimetylpropan hoặc 2,2-dimetylpropan, là một ankan 5 nguyên tử cácbon và trong cấu trúc của nó có hai mạch nhánh.

[sửa] Đồng phân

Với cùng công thức phân tử C5H12, neopentan là đồng phân của pentan và isopentan.

Parafin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Parafin là tên gọi chung cho nhóm các hydrocacbon dạng ankan với phân tử lượng lớn có công thức tổng quát CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20. Parafin được Carl Reichenbach phát hiện ra trong thế kỷ 19.

Loại nhiên liệu mà tiếng Anh-Mỹ gọi là kerosene (dầu hỏa) thì trong tiếng Anh-Anh, cũng như trong phần lớn các phiên bản tiếng Anh của Khối thịnh vượng chung Anh, được gọi là paraffin oil (hay paraffin), còn dạng rắn của parafin được gọi là paraffin wax (sáp parafin).

Parafin là tên gọi kỹ thuật cho ankan nói chung, nhưng trong phần lớn các trường hợp nó được dùng để chỉ các ankan mạch thẳng hay ankan thường, trong khi các ankan mạch nhánh, hay isoankan được gọi là isoparafin. So sánh thêm với olefin. (tiếng Latinh: parum (= yếu, kém, thiếu) + affinis với ý nghĩa ở đây là "thiếu ái lực", hay "thiếu khả năng phản ứng"). Xem bài ankan.

Trong bài này parafin được hiểu theo nghĩa thứ nhất.

Mục lục [ẩn]

1 Thuộc tính lý-hóa

2 Parafin lỏng

3 Sử dụng

4 Xem thêm

5 Tham khảo

[sửa] Thuộc tính lý-hóa

Parafin được tìm thấy chủ yếu trong dạng chất rắn dạng sáp màu trắng, không mùi, không vị, với điểm nóng chảy thông thường nằm trong khoảng 47 °C- 65 °C. Nó không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong ête, benzen và một số este. Parafin không bị thay đổi dưới tác động của nhiều thuốc thử hóa học phổ biến, nhưng rất dễ cháy.

[sửa] Parafin lỏng

Parafin lỏng có nhiều tên gọi, như nujol, dầu adepsin, albolin, glymol, dầu parafin, saxol, hay dầu khoáng USP. Nó thông thường được sử dụng trong các nghiên cứu phổ học hồng ngoại, do nó có phổ hồng ngoại tương đối không phức tạp. Khi các mẫu cần kiểm tra được tạo ra thành lớp dung dịch dày, parafin lỏng được thêm vào để nó có thể loang rộng trên các đĩa cần thiết cho việc kiểm tra phổ hồng ngoại.

[sửa] Sử dụng

Sản xuất nến

Tạo lớp phủ cho các loại giấy hay vải sáp.

Tạo lớp phủ cho nhiều loại phó mát cứng, chẳng hạn phó mát Edam.

Tạo các mẫu trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực mô học.

Chất đẩy rắn cho các loại tên lửa lai ghép.

Gắn xi cho bình, chai, lọ.

Trong da liễu học, nó được dùng làm thuốc làm mềm (giữ ẩm)

Được dùng cho các ván lướt sóng như là một thành phần của loại sáp dành cho ván lướt sóng.

Thành phần chủ yếu của sáp trượt, dùng trong các xki và ván trượt tuyết.

Trong vai trò của phụ gia thực phẩm, chất tạo độ bóng có số E bằng E905 chính là parafin cấp thực phẩm.

Các thử nghiệm parafin được sử dụng trong pháp y để phát hiện các hạt thuốc súng còn trong tay của người bị tình nghi.

Sáp parafin cấp thực phẩm được dùng trong một số loại kẹo để làm cho nó trông bóng hơn. Mặc dù sáp parafin có thể ăn được nhưng nó không tiêu hóa được; nó đi qua hệ tiêu hóa mà không bị phân hủy. Sáp parafin cấp phi thực phẩm có thể chứa dầu và các tạp chất khác và có thể là độc hại hay nguy hiểm.

Hỗn hợp không tinh khiết của phần lớn các loại sáp parafin được dùng trong các buồng tắm sáp với mục đích làm đẹp và như là liệu pháp điều trị.

Sáp parafin không được dùng nhiều trong việc chế tạo các mô hình mẫu để đúc, do nó tương đối giòn ở nhiệt độ phòng và thông thường không thể đục, khắc lạnh do nó tạo ra nhiều mảnh vỡ. Loại sáp được ưa chuộng trong công việc này là sáp ong.

Dầu hỏa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Dầu hỏaDầu hỏa hay Kêrôsin là hỗn hợp của các hiđrôcacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Nó thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiệt độ 150 °C đến 275 °C (các chuỗi cacbon từ C12 đến C15). Đã có thời, nó được sử dụng như nhiên liệu cho các đèn dầu hỏa, hiện nay nó được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực (nói một cách kỹ thuật hơn là Avtur, Jet-A, Jet-B, JP-4 hay JP-8). Một dạng của dầu hỏa là RP-1 cháy trong ôxy lỏng, được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Tên gọi kêrôsin có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp keros (κερωσ tức sáp).

Thông thường, dầu hỏa được chưng cất trực tiếp từ dầu thô phải được xử lý tiếp, hoặc là trong các khối Merox hay trong các lò xử lý nước để giảm thành phần của lưu huỳnh cũng như tính ăn mòn của nó. Dầu hỏa cũng có thể được sản xuất bằng crackinh dầu mỏ.

Nó cũng được sử dụng như là nhiên liệu cho các bếp dầu để nấu ăn ở các nước chậm phát triển, thông thường ở đó dầu hỏa không được làm tinh khiết tốt và còn nhiều tạp chất hay thậm chí còn cả những mảnh vụn.

Nhiên liệu máy bay phản lực là dầu hỏa nặng với các thông số nghiêm ngặt hơn, chủ yếu là điểm cháy và điểm đóng băng.

Đèn dầu hỏa

Bấc đèn dầu hỏa

[sửa] Tên gọi khác

Trong các ngôn ngữ khác, dầu hỏa có tên gọi là:

coal oil

kerosene (Mỹ và Úc)

kerosine

paraffin hay paraffin oil (Anh và Nam Phi)

Turbosina (tiếng Tây Ban Nha)

Lấy từ "http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_h%E1%BB%8Fa"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nam