HIỆN TƯỢNG KRISNAMURTI - TRÚC THIÊN

HIỆN TƯỢNG KRISNAMURTI - TRÚC THIÊN

201 1 6

Thông Thiên Học là một chi nhánh đạo xuất phát từ Ấn Độ với tên gọi ban đầu là Hội Ngôi Sao Phương Đông và Krisnamurti được xem là một vị Đạo Sư được mong chờ để tiếp nối và phát huy chân lý của hội. Thế nhưng, trong ngày nhận chức Trưởng Giáo, Krishnamurti đã tuyên bố giải tán luôn Hội Ngôi Sao Phương Đông bằng bài diễn thuyết Chân Lý Là Mảnh Đất Không Có Lối Vào.Từ đó trở về sau, không đi khắp nơi như là một diễn giả độc lập, tuyên giảng giáo lý ông chứng nghiệm được, không thu nhận học trò, không thành lập bang hội.Thế nhưng, hầu hết những bài diễn thuyết của Krishnamurti bằng ngôn ngữ mộc mạc, chân thực, bình dị, ngắn ngọn, tuy trực tiếp tiếp cận chân lý nhưng phần nào lại làm cho con người dễ bị lan man vì sự đơn giản nhất tuyệt của ông.Trúc Thiên - một dịch giả của Việt Nam, bằng lối ngôn từ cô đọng mang nét đẹp đơn sơ, bình dị, trong cuốn Hiện Tượng Krishnamurti đã toát lên được chính yếu cũng như đi gần kề với tư tưởng của Krishna, mang người đọc đến gần Krishna hơn, và cũng mang người đọc gần hơn với nội tâm phong phú mộc mạc của ông.Một dịch giả tác giả Ẩn Hạc rất hâm mộ.…

Bút Hoa - đang đánh máy

Bút Hoa - đang đánh máy

24 0 4

Đây là bút ký đầu tiên và là duy nhất của Krisnamurti, đã từng là giáo chủ Thông Thiên Học trước khi ông tuyên bố Giải tán Hội Ngôi Sao Phương Đông (gọi tắt là Hội Ngôi Sao) vào ngày mồng 2/8/1929. Ông khẳng định: Tôi khẳng định rằng Chân lý không có đường vào, và chúng ta không thể tiếp cận nó bắng bất kỳ con đường nào, bằng bất kỳ tôn giáo nào, bằng bất kỳ giáo phái nào. Đó là quan điểm của tôi, và tôi kiên định với quan điểm này một cách tuyệt đối và toàn triệt. Chân Lý là vô hạn, toàn triệt, không thể tiếp cận bằng bất cứ con đường nào, không thể tổ chức nó được; cũng không nên thành lập tổ chức để dẩn dắt hay ép buộc người khác theo con đường riêng biệt nào đó. Nếu chúng ta hiểu được điều đó thì chúng ta sẽ thấy không thể lập tổ chức cho một niềm tin. Một niềm tin chỉ đơn thuần là vấn đề cá nhân, chúng ta không thể và không được lập tổ chức cho nó. Nếu chúng ta làm thế, nó sẽ trở nên chết cứng, bất động; nó sẽ trở thành một tín ngưỡng, một giáo phái, một tôn giáo, đem áp đặt lên người khác. Đây là điều mà mọi người trên toàn thế giới đang nỗ lực làm. Chân lý bị thu hẹp lại và biến thành món đồ chơi cho những kẻ yếu đuối, cho những kẻ chỉ bất mãn vô chừng. Chân Lý không thể hạ xuống cho mọi người, mà, thay vì vậy, cá nhân phải cố gắng vươn lên nó. Chúng ta không thể mang đỉnh núi xuống thung lũng. Nếu chúng ta muốn đến tận đỉnh cao chúng ta phải vượt qua thung lũng, trèo dốc đứng, không sợ hãi những vực sâu nguy hiểm. Chúng ta phải trèo đến Chân Lý, nó không thể bị giả…