các hàm - excel

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tổng hợp các hàm và cách sử dụng:

1.Hàm IF: Hàm thường có 3 đối số: điều kiện bạn muốn kiểm tra, giá trị trả về nếu điều kiện đúng, và giá trị trả về nếu điều kiện sai

Cú pháp: =if(điều kiện kiểm tra, giá trị trả về nếu đúng, giá trị trả về nếu sai)

2. Hàm SUM:

Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.

Cú pháp:

SUM(Number1, Number2…)

Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

3. Hàm SUMIF:

Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.

Cú pháp:

SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)

Các tham số:

Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.

Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.

Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.

4. Hàm AVERAGE:

Trả về gi trị trung bình của các đối số.

Cú pháp:

AVERAGE(Number1, Number2…)

Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.

5. Hàm MAX:

Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.

Cú pháp:

MAX(Number1, Number2…)

6. Hàm MIN:

Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.

Cú pháp:

MIN(Number1, Number2…)

Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.

7. Hàm COUNT:

Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.

Cú pháp:

COUNT(Value1, Value2, …)

Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

8. Hàm COUNTIF:

Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.

Cú pháp:

COUNTIF(Range, Criteria)

Các tham số:

Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.

Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.

9. Hàm LEFT:

Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào.

Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars)

Các đối số:

- Text: Chuỗi văn bản.

- Num_Chars: Số ký tự muốn trích.

Ví dụ:

=LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”

10. Hàm RIGHT:

Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào.

Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars)

Các đối số: tương tự hàm LEFT.

Ví dụ: tương tự trên

11. Hàm DATE:

Hàm Date trả về một chuỗi trình bày một kiểu ngày đặc thù.

Cú pháp: DATE(year,month,day)

Các tham số:

Year: miêu tả năm, có thể từ 1 đến 4 chữ số. Nếu bạn nhập 2 chữ số, theo mặc định Excel sẽ lấy năm bắt đầu là: 1900

Month: miêu tả tháng trong năm. Nếu month lớn hơn 12 thì Excel sẽ tự động tính thêm các tháng cho số miêu tả năm.

Day: miêu tả ngày trong tháng. Nếu Day lớn hơn số ngày trong tháng chỉ định, thì Excel sẽ tự động tính thêm ngày cho số miêu tả tháng

12. Hàm TIME:

Trả về một chuỗi trình bày một kiểu thời gian đặc thù. Giá trị trả về là một số trong khoảng từ 0 đến 0.99999999, miêu tả thời gian từ 0:00:00 đến 23:59:59.

Cú pháp:

TIME(Hour,Minute,Second)

Các tham số: Được tính tương tự ở hàm DATE.

Hour: miêu tả giờ, là một số từ 0 đến 32767.

Minute: miêu tả phút, là một số từ 0 đến 32767.

Second: miêu tả giây, là một số từ 0 đến 32767.

13. Hàm AND:

Cú pháp:

AND (Logical1, Logical2, ….)

Các đối số:

Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.

Lưu ý:

- Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.

- Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.

- Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!

Ví dụ:

=AND(D7>0,D7<5000)

14. Hàm OR:

Cú pháp:

OR (Logical1, Logical2…)

Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.

Ví dụ:

=OR(F7>03/02/74,F7>01/01/2002)

15. Hàm NOT:

Cú pháp:

NOT(Logical)

Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.

Hàm đảo ngược giá trị của đối số. Sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số trong phép toán này. 

16. Hàm ABS:

Lấy giá trị tuyệt đối của một số

Cú pháp: ABS(Number)

Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.

Ví dụ:

=ABS(A5 + 5)

17. POWER:

Hàm trả về lũy thừa của một số.

Cú pháp: POWER(Number, Power)

Các tham số:

- Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.

- Power: Là số mũ.

Ví dụ

= POWER(5,2) = 25

3. Hàm PRODUCT:

Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy.

Cú pháp:

PRODUCT(Number1, Number2…)

Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.

18. Hàm MOD:

Lấy giá trị dư của phép chia.

Cú pháp: MOD(Number, Divisor)

Các đối số:

- Number: Số bị chia.

- Divisor: Số chia.

19. Hàm ROUNDUP:

Làm tròn một số.

Cú pháp:

ROUNDUP(Number, Num_digits)

Các tham số:

- Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.

- Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn.

Chú ý:

- Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân.

- Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất.

- Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân.

20. Hàm EVEN:

Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.

Cú pháp: EVEN(Number)

tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.

Chú ý: Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!

21. Hàm ROUNDDOWN:

Làm tròn xuống một số.

Cú pháp:

ROUNDDOWN(Number, Num_digits)

Các tham số: tương tự như hàm ROUNDUP.

 

 

Mô tả hàm MID

Khác với hàm LEFT và hàm RIGHT, thì hàm MID là hàm trích dữ liệu ở giữa của một chuỗi , hay một ký tự nào đó.

Cú pháp hàm MID

=MID(text,start_num,num_chars)

text:ô hay chuỗi mà ban cần lấy ký tự ở đó.

start_num: vị trí bắt đầu lấy ký tự từ ô hay chuỗi mà bạn muốn lấy.

num_chars: số ký tự mà bạn muốn lấy.

Một số chú ý khi dùng hàm MID

num_chars: không giống như hàm LEFT và hàm RIGHT nếu bằng 1 thì có thể bỏ không viết nhưng với hàm MID thì bắt buộc phải viết thì hàm mới hiểu để lấy ra số ký tự mong muốn.

Khi đề bài cho mà lấy ký tự ở giữa thì bắt buộc phải dùng hàm MID

Hàm MID có thể kết hợp với cả hàm VLOOKUP trong tùy từng trường hợp bài cho mà sử dụng bạn nhé.

Ví dụ hàm MID

ví dụ 1: Các bạn hãy lấy ra 5 ký tự bắt đầu từ vị trí thứ 4 của chuoi sau: Hocexcelcoban

= MID(“hocexcelcoban”,  4,  5)=  excel

ví dụ 2: Hãy điền vào cột mã số biết ký tự thứ 2 và thứ 3 của cột mã hàng chính là mã số.

Ham MID trong excel

Ở trên là 2 ví dụ minh họa cho hàm một cách chi tiết dễ hiểu. Qua đó mình mong muốn các bạn có thể tham khảo để biết được cách dùng hàm MID như thế nào cho phù hợp nhất.

Control Panel.

Các chức năng:

- Accessibility option: Những tùy chọn cho việc điều khiển máy tính dễ dàng hơn đối với người khuyết tật hoặc thuận tay trái. Vì vậy, biểu tượng của nó là hình người ngồi trên chiếc xe lăn.

- Add Harware: Cài đặt thêm phần cứng vào máy tính.

- Add or Remove Programs: Cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ các chương trình ứng dụng.

- Administrative Tools: Các công cụ quản trị hệ thống.

- Date and Time: Điều chỉnh ngày, giờ của đồng hồ hệ thống.

- Display: Sự hiển thị của Desktop, của các khung cửa sổ…

- Fonts: Kho lưu trữ các loại font chữ.

- Internet option: Tùy chọn các chức năng của trình duyệt IE khi kết nối với Internet.

- Mouse: Điều chỉnh tính năng hoạt động của chuột máy tính.

- Network connection: Quy định kết nối mạng máy tính.

- Network Setup Wizard: Hướng dẫn kết nối mạng.

- Power option: Các tùy chọn về sử dụng điện năng.

- Printer and Fax: Quy định về máy in và cách thức gởi Fax thông qua máy tính.

- Regional and Language option: Các tùy chọn đối chuẩn định dạng theo vùng miền địa lý hoặc ngôn ngữ.

- Scanners and Cameras: Nối kết với máy Scan và máy chụp hình, quay phim kỹ thuật số.

- Scheduled task: Lập lịch cho máy tính hoạt động một cách tự động (sẽ có những chức năng tự động chạy vào một thời điểm nào đó. Thường là thời điểm mà người sử dụng tạm ngừng dùng máy tính).

- Security Center: Thiết lập sự an ninh để bảo mật, tránh sự tác động xấu khi nối kết vào mạng.

- Sound and Audio Devices: quản lý các thiết bị âm thanh.

- User Account: tạo tài khoản - mật khẩu cho người dùng.

- System: Tinh chỉnh các thuộc tính của hệ thống.…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro