Tín dụng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệpGVHD: Thầy Phạm Vũ Định

PHẦN NỘI DUNG CHI TIẾT

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG:

1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác,

với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.

Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì

vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là

người cho vay đồng thời vừa là người đi vay.

Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá

nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái

lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp

và cá nhân.

2. Phân loại tín dụng

2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn không quá 12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Tín dụng dài hạn: có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.

2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của

các tổ chức kinh doanh

- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định.

2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh

nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông

hàng hóa.

- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe cộ,…Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thức

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

Trang 1

Báo cáo thực tập tốt nghiệpGVHD: Thầy Phạm Vũ Định

tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngân hàng, quỹ

tiết kiệm, hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung cấp.

3. Vai trò của tín dụng:

- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu

tư phát triển kinh tế.

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành mũi

nhọn.

- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh

nghiệp.

- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài

** Vai trò của tín dụng tiêu dùng:

- Đối với dân cư: Đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi

cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng gia đình khác.

Tín dụng tiêu dùng giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng

việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm,

nuôi dưỡng con cái.

- Đối với doanh nghiệp: Tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, quy

mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn.

Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng

diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.

- Đối với ngân hàng: Cho vay tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn

và đem lại lợi nhuận rất lớn cho các tổ chức tín dụng.

- Đối với nền kinh tế: Theo các chuyên gia kinh tế, tài chính, để hạn chế tình trạng

giảm phát và giải quyết bài toán khó khăn khi thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cần phải kích cầu cho vay tiêu dùng trong nước.

4. Các phương thức cho vay:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng làm thủ

tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và KH xác định và thỏa thuận

một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ SX.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

Trang 2

Báo cáo thực tập tốt nghiệpGVHD: Thầy Phạm Vũ Định

- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực

hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các dự án phục vụ đời

sống.

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay

vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu

mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác.

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn TCTD và khách hàng thỏa thuận số lãi tiền vay phải

trả, cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay,

tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho

khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và

khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mức phí trả cho hạn mức

tín dụng.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và các loại

hình cho vay khác.

5. Đảm bảo tín dụng:

5.1. Vai trò của việc đảm bảo tín dụng:

Đảm bảo tín dụng là thiết lập những ràng buộc pháp lý của khoản vay với những tài

sản của người vay hay người thứ ba để khi không thu được nợ có thể dựa vào việc bán

TSĐB để thu hồi nợ. Đó là cách để không bị ràng buộc với rủi ro kinh doanh của khách

hàng bằng cách thiết lập nguồn thu nợ thứ hai.

Trong cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất của ngân hàng là thu nhập của cá

nhân như: tiền lương, các khoản thu nhập từ cổ tức, tiền cho thuê nhà và các khoản thu

nhập khác.

5.2. Các hình thức đảm bảo tín dụng:

5.2.1. Phương thức đảm bảo đối vật:

5.2.1.1. Khái niệm.

Đảm bảo đối vật là hình thức xác định những cơ sở pháp lý để chủ nợ (Ngân hàng)

có được những quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng vay nhằm tạo ra

nguồn thu nợ thứ hai khi người mắc nợ không trả hay không còn khả năng trả nợ.

5.2.1.2. Thế chấp:

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

Trang 3

Báo cáo thực tập tốt nghiệpGVHD: Thầy Phạm Vũ Định

+ Người bảo lãnh là người cam kết trả nợ thay khi người được bảo lãnh không trả

được nợ.

5.2.2.2. Các loại đảm bảo đối nhân:

- Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh:

+ Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo

+ Bảo lãnh bằng tài sản của người bảo lãnh

- Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh:

- Bảo lãnh riêng biệt: Là bảo lãnh riêng cho một món nợ cụ thể theo phương thức

cho vay theo số dư và dùng tài khoản cho vay thông thường.

- Bảo lãnh liên tục: Là bảo lãnh cho một hạn mức tín dụng tối đa hay mức thấu chi

tối đa. Phương thức bảo lãnh này dùng trong phương thức cho vay theo hạn mức tín

dụng, người bảo lãnh chỉ trả nợ thay cho người được bảo lãnh số nợ thực tế không trả

được nếu số nợ này nhỏ hơn mức bảo lãnh tối đa.

6. Rủi ro tín dụng:

6.1. Khái niệm:

Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín

dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm

vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng.

6.2. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:

6.2.1. Đối với ngân hàng:

Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như:

thiếu tiền chi trả cho khách hàng, lợi nhuận ngày càng giảm dẫn đến lỗ và mất khả năng

thanh toán…

6.2.2. Đối với xã hội:

Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Vì

vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, có khả năng lây

lan các ngân hàng khác tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi nên đưa nhau đến ngân

hàng rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể đưa đến phá sản hàng loạt các ngân hàng và

sẽ tác động xấu đến nền kinh tế

II. NHỮNG CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH:

1. Doanh số cho vay.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

Trang 5

Báo cáo thực tập tốt nghiệpGVHD: Thầy Phạm Vũ Định

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay

trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa.

Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.

2. Doanh số thu nợ:

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng

kể cả năm nay và những năm trước đó.

3. Dư nợ:

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay

bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

4. Nợ quá hạn:

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho

ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản

dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh

chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

5. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và tổng nguồn vốn:

5.1. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động:chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy

động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm

tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy

động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không

hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì

càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng

vốn huy động được.

Ta có công thức:

5.2. Tỷ lệ dư nợ trên

tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so

với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn

vốn sử dụng của Ngân hàng.

Ta có công thức sau:

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

Tỷ lệ dư nợ trên vốn

huy động

=

D ư n ợ

x 100%

Vốn huy động

Trang 6

Báo cáo thực tập tốt nghiệpGVHD: Thầy Phạm Vũ Định

Tỷ lệ dư nợ trên tổng

nguồn vốn

=

D ư n ợ

x 100%

Tổng nguồn vốn

5.3. Hệ số thu nợ: thể hiện quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Ta có công thức sau:

Hệ số thu nợ=

Doanh số thu nợ

x 100%

Doanh số cho vay

5.4. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín

dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh

doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá

hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng

tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.

Ta có công thức:

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng

dư nợ

=

Nợ quá hạn

x 100%

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro