tindungqt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

o Tín dụng thương mại quốc tế

- Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu (tín dụng xuất khẩu)

- Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (tín dụng nhập khẩu)

- Tín dụng của người môi giới cấp cho người xuất khẩu và người nhập khẩu

o Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu (tín dụng xuất khẩu):

- Là loại tín dụng doanh nghiệp xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

- Tín dụng xuất khẩu được cấp bằng cách chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản (acceptance and open account)

o Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (tín dụng nhập khẩu):

- Là loại tín dụng người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa.

- Tín dụng nhập khẩu tồn tại dưới hình thức tiền ứng trước để nhập hàng

o Tín dụng của người môi giới cấp cho người xuất khẩu và người nhập khẩu:

- Các NHTM không cấp tín dụng trực tiếp cho người xuất khẩu và người nhập khẩu, mà thông qua các nhà môi giới.

- Các hình thức cấp tín dụng của người môi giới: cho vay không phải cầm cố hàng hóa, số tiền vay chỉ bằng 25 - 50% giá trị hàng sẽ giao; cho vay bằng cách chiết khấu hối phiếu của người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu; cho vay bằng cách tự mình chấp nhận trả tiền hối phiếu của người xuất khẩu ký phát.

Vai trò của tín dụng quốc tế

o Đối với các quốc gia đi vay

o Hội nhập thị trường tài chính quốc tế

o Thu hút vốn đầu tư vào trong nước

o Tiếp cận công nghệ mới và trình độ quản lý tiên tiến

o Thúc đẩy cạnh tranh thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước

o Thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của các TCTC

o Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm gánh nặng trợ cấp xã hội

o Đối với các quốc gia cho vay

o Xuất khẩu vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

o Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

o Nâng cao vị thế Ktế và chính trị trên trường quốc tế

o Thực hiện các mục tiêu khác

ODA( Official Development Assistance) là khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức quốc tế các nước, các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước khác(không tính đến các khoản viện trợ nhằm mục đích quân sự thuần túy)

1) Vai trò của ODA với nền kinh tế

Trong khi Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài(FII) thường do các công ty đầu tư đa quóc gia đầu tư và mang tính vi mô thì nguồn vốn ODA chủ yếu do chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ,phi chính phủ hỗ trợ các chương trình dự án mang tầm vĩ mô,tạo ra những tác động to lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-chính trị-xã hội

Thêm vào đó,FDI và FII được đầu tư với mục đích thu lợi nhuận cao trong một thời gian nhất định,ODA ngoài mục đích thu lợi nhâunj còn thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các bên,mang lại sự hiểu biết giữa các dân tộc

Như vậy có thể thấy vai trò quan trọng của ODA với nền kinh tế là

 Tăng cường vốn đầu tư vào các ngành của nền kinh tế

 Thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp: khi nhận và sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả thì sự tiến bộ trong các lĩnh vực của nền kinh tế ngay cả trong môi trường pháp lỹ vĩ mô sẽ giúp thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nươc ngoài

 Đi kèm ODA là phương thức quản lý và khoa học kỹ thuật tiên tiến,giúp nước nhận nâng cao trình độ quản lý cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình cái tiến công nghệ sản xuất,nâng cao năng suất lao động và chất lượng hàng hóa dịch vụ

 Đối với các chương trình,dự án thuộc lĩnh vực y tế xã hội,giáo dục, ODA góp phần nâng cao mực sống,sức khỏe,trình độ dân tric cho người đân nuyocs tiếp nhận..

 Thông qua các chương trình,dự án về cải cách hành chính,hệ thống tư pháp,phát triển thể chế nguồn vốn ODA giúp các nước nhận ODA có môi trường đầu tư lành mạnh và hấp dẫn hơn.

• Nguồn vốn ODA đã đến Việt Nam từ những năm 1950

• Từ năm 1993, khái niệm ODA, thủ tục & qua trình tiếp nhận nguồn ODA mới được đề cập một cách chính thức & rõ ràng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình cấp nước nông thôn, giao thông nông thôn và điện khí hóa nông thôn, Chương trình thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác,.... đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.

Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn[2], cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.

Các dự án sử dụng vốn ODA có thể kể đến như

 Nhiệt điện Phú Mỹ 1 công suất lớn nhất Việt Nam 1665 mW/năm

 Dự án nhiệt điên Hải phòng công suất 600 mW/năm.Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc và JBIC(Ngân hàng hợ tác quốc tế Nhật Bản) đã cam kết cho vay 85% giá trị thiết bị của nhà mày

 Thủy điện Yalu,Thủy điện Hàm Thuận-Đami với tổng vốn 650 tr USD trong đo 85% là vốn từ Nhật Bản

 Đường dây 500kv Playku-Nhà bè

 Hơn 50 trạm biến áp của cả nước,cải tạo và nâng cấp mạng luơis điện thành thị và nông thông ở trên 30 tỉnh và thành phổ

Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008. Nhờ nguồn vốn này, Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài[3].

 Phát triển trục đường chính của các vùng kinh tế,hệ thống đường cao tốc nhất là ở các vùng trọng điểm

 Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam(đoanh TP.HCM-Dầu Giây) có tổng số vốn 145,43 triệu ÚD do Nhật Bản và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đầu tư

Đường sắt

 Tăng cường công tác quản lý và điều hành ngành đường săts Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đang đuwocj nghien cứu và triển khai với tổng vốn lên tới 5,5 tỷ USD

 Tuyến đường sắt trên cao Ngọc Hồi-Yên Viên 1,7 tỷ USD

 Tuyến Từ Liêm-Nam Thăng Lng-Thượng Đình 1,9 tỷ usd

 Tuyến Nhổn-ga Hà Nội 767 triệu USD

 Tuyến Hà Nội-Hà Đông 470 triệu USD

 Tuyến Daewoo-Láng-Hòa Lạ 600 triệu USD

Y tế, Giáo dục và đào tạo, Môi trường, Khoa học và kỹ thuật là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đã ký đạt tổng số vốn khoảng 4,3 tỷ USD.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và dào tạo chiếm khoảng 8,5%-10% tổng kinh phí giáo dục đào tạo.ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý.

Từ năm 1998 đến nay có 9 dự án được triển khai bằng nguồn vốn ODA và 6 dự án được thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại với tổng số vốn tren 850 triệu USD.Tỷ lệ giải ngân các dự án trong năm 2007 đạt trên 74%

Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao, khoảng 58% trong tổng vốn ODA (khoảng 0,9 tỷ USD) đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia,..., tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét; đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.

Giai đoạn 1191-1996 khoảng 100 triệu USD của các nước OECD,các tổ chức LHP như UNICEF đuwocj sự dụng vào chương trình y tế công cộng,chăm sóc sức khỏe ban đầu,dinh dưỡng cho trẻ em

Giai đoạn 1996-200: trong dự án về dân số và sức khỏe gia đình,vWB đã hỗ trợ 59 triệu USD,ADB hỗ trợ 43 triệu USD

Nhiều chương trình và dự án ODA hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như các chương trình trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; các chương trình và dự án xây dựng và bảo vệ các khu sinh quyển, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,...

 Dự án "Hoàn thiện các điều kiện xét nghiệm, khảo nghiệm và xây dựng văn bản pháp lý nhằm triển khai ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học thực vật trên đồng ruộng" do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ Thời gian thực hiện: 1999 đến 2003 Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ sinh học Tổng kinh phí : 290.000USD

 Dự án "Tăng cường năng lưc bảo vệ môi trường cho một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (KOICA) Thời gian thực hiện: 1999 đến 2003 Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ môi trường Tổng kinh phí : 600.000USD

 Dự án "Tăng cường năng lực về nghiên cứu khoa học công nghệ bảo vệ môi trường" vốn tài trợ của chính Phủ Nhật Bản thông qua tổ chức JICA Thời gian thực hiện: 1999 đến 2003 Cơ quan chủ trì: Viện công nghệ môi trường Tổng kinh phí : 5.000.000USD

Ngoài ra, hơn 1 tỷ USD vốn ODA còn được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách thông qua các khoản vay và viện trợ không hoàn lại gắn với chính sách của WB, ADB, IMF và một số nhà tài trợ song phương như hỗ trợ thực hiện các chính sách kinh tế trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, phát triển khu vực tư nhân, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,..

Hỗ trợ cho ngân sách nhà nước: chiếm khoảng 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Vốn ODA giải ngân chậm-đây là vấn đề nổi bật nhất hiện này

Trong thời kỳ 1993-2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết. Có thể nhận thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm. Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể

Thực trạng quản lý ODA hiện nay đang ở trạng thái tiêu cực thậm chí còn yếu kém hơn so với quản lý ngân sách nhà nước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tít