Tính hiếu chiến của chó

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tính hiếu chiến của chó

Chắc bạn đã biết; nếu chưa cứ nghiệm xem đúng sai sao nhé!

Chó gầm gừ không có gì nguy hiểm vì chỉ là cử chỉ giao tiếp!

Hiếu chiến là gì?

Thực chất tính hiếu chiến là một phần bình thường trong hành vi của chó nhằm tồn tại và rất cần cho cuộc sống của chúng. Ta nên coi tính hiếu chiến của chó trong mối tương quan với sự sợ hãi của chúng thì mới có thể hiểu đúng chúng được. Sợ hãi thể hiện sự phản ứng do stress nội tâm và ngoại tâmbẫm sinh của chó trước những đe dọa mà chúng gặp phải. Điều đó có nghĩa là sợ hãi và hiếu chiến là hai hành vi phản ứng khác nhau trước cùng một hiện tượng giống nhau.

Hành vi của chó trước các mối đe dọa

Khi chú chó của ta cảm nhận một sự đe dọa nào đó (mà theo ta chưa chắc đã là sự đe dọa khách quan, nhưng ta nên hiểu theo cảm nhận của chó!) nó có thể có 4 khả năng phản ứng khác nhau nhằm giải quyết tình thế:

Một là cao chạy xa bay

Đây là chước hay được chó ưu tiên lựa chọn, giống như ta vậy thôi. Chuồn là thượng sách! Chúng thường tạo khoảng cách với đối tượng càng xa càng tốt. Trường hợp không có lối thoát hay không thể thoát thân (thí dụ cho cái đang nuôi con), chúng sẽ chọn cách phản ứng thứ hai là

Giữ thế bất động

Ta thường thấy một số loài yếu thế như ếch, nhái, chuột khi gặp rắn hay thỏ, sóc khi gặp sói, chồn...thường giữ thế bất động. Với chúng, đó là một phương pháp tự vệ trong trường hợp bị đe dọa. Thế bật động chỉ phát huy hiệu quả khi kẻ đe dọa còn ở xa, khó phát hiện ra các đối tượng không cử động. Với chó, bản chất là một con thú săn mồi, thế bất động không phải là sự lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên vẫn có những chú chó trong các trường hợp bị đe dọa, thí dụ như hay bị Bs thú y tiêm chích, cũng „vận dụng“ phương pháp bất động này!

Ba là tìm các hành động thay thế

Khả năng thứ ba mà chó lựa chọn là khi thấy cả hai phương án chuồn và bất động đều không còn có ý nghĩa nào cả. Khi đó chó thường lấy chân gãi lên thân mình, thách thức đối tượng cùng chơi, cào bới đất ....tương tự như ta trong thế kẹt thường cắn móng tay hay rút thuốc ra hút để tự trấn tĩnh vậy.

Các hành động thay thế chính là các hành vi xuất phát từ một lĩnh vực hành vi hoàn toàn khác, chẳng có ý nghĩa gì trong hoàn cảnh mà sự kiện đang diển. Nhưng chúng lại thỏa mãn mục tiêu giảm thiểu stress. Điều này không giải quyết được tình thế nhưng lại góp phần làm cho tình thế bớt căng thẳng và giảm mức độ stress.

Bốn là tấn công

Khi cả ba biện pháp trên chứng tỏ không hiệu quả và chú chó phán đoán tình thế có thể tồi tệ hơn, chú sẽ tấn công. Tấn công là cách tự về hữu hiệu nhất. Tấn công nhằm hai mục đích, một là giữ cho mối nguy cơ có cự ly đủ xa, đủ an toàn hoặc nếu không thì sẵn sàng gây thương tích hay thậm chí giết chết đối tượng đang đe dọa mình để giải quyết tận gốc và vĩnh viễn nguy cơ đe dọa.

Thông thường đây là cách lựa chọn cuối cũng của chú chó vì chú ta thừa biết mỗi cuộc chiến, dẫu thắng, đều có thể mang lại những nguy cơ rất cao như bị thương tích chẳng hạn.

Sự quyết định lựa chọn các phương án khả dĩ của chó có thể do nhiều yếu tố khác nhau tác động, như tình trạng sức khỏe, ảnh hưởng của các loại hooc môn và cả kinh nghiệm sống của chúng. Do đó cũng có thể trong cùng hoàn cảnh các chú chó chọn liền một lúc vài phương án khác nhau. Có thể cùng một hoàn cảnh nhưng người và chó có nhận định khác nhau. Ưu tiên của chó là sự tồn tại và để tồn tại chúng không bao giờ tự nguyện chịu khuất phục vì vậy mà chúng chọn phương án tấn công khi bị đe dọa nghiêm trọng.

Những động lực của hành vi hiếu chiến

Phản xạ tự vệ do bị đau hay sợ hãi

Đây là loại phản xạ tự vệ bẫm sinh. Phản xạ này không do đại não chỉ huy do vậy chúng chỉ được tác động một cách có điều kiện. Loại phản xạ này có ở tất cả các loài động vật, kể cả loài người.

Sự hiếu chiến do tác động bởi hooc môn ở chó cái

Ở chó cái hành vi hiếu chiến do hooc môn tác động thể hiện ngay khi chúng còn là các con chó con và nhất là trong khi mang thai. Một trong các hành vi hiếu chiến thường bắt gặp là sự cạnh tranh với các con cái khác trong thời gian động dục. (Ở chó cái bị thiến không thấy thể hiện hành vi hiếu chiến này!)

Sư hiếu chiến mang tính chơi đùa

Hành vi này ở các chú chó con coi như lẽ đương nhiên. Nếu breeder khuyến khích hình thái này, khi lớn lên các chú chó sẽ trở nên hiếu chiến hơn.

Sự hiếu chiến ở chó đực

Đây lại là sự hiếu chiến mang tính cạnh tranh giữa các chú chó đực do tác động của nội tiết tố testosteron. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp hiếu chiến giữa các chú chó đực lại chẳng liên quan gì đến vấn đề hôc môn này; cụ thể là sau khi bị thiến tính hiếu chiến của chó đực vẫn không hề suy giảm. Trong sự hiếu chiến giữa các chú chó đực với nhau, sự học hỏi thông qua quá trình huấn luyện chủ ý hay vô thức của con người cũng đóng vai trò quan trọng. Điều đó có nghĩa là hành vi hiếu chiến của của chó còn được hiểu là một lỗi lầm về mặt xã hội do con người tạo ra mà từ đó đưa đến cho chó nỗi sợ hãi. Ta phải hiểu rõ điều này để tránh hiện tượng hễ thấy chó hung dữ là mang ra thiến!

Hiếu chiến để bảo vệ lãnh địa

Hành vi bảo vệ lãnh địa được định hình bởi di truyền. Một chú chó 6 tháng tuổi sủa suốt ngày trên mảnh đất của mình thực ra là „một con thỏ biết sủa“ chứ không phải là một con chó biết bảo vệ lãnh địa. Nó hoàn toàn không có ý thức lãnh địa nào cả. Hành vi bảo vệ lãnh địa chỉ có khi chó đủ chín về mặt xã hội. Hành vi bảo vệ lãnh địa không thể bị tác động, tuy nhiên tính hiếu chiến để bảo về lãnh địa của chúng lại có thể tác động được. Một chú chó có thể có hay không có hành vi bảo vệ lãnh địa và chủ của nó phải biết cách hành xử đúng với nó.

Sự hiếu chiến bệnh hoạn

Mọi hình thức ốm đau hay thay đổi trong não bộ của chó đều có thể làm cho chó trở nên hiếu chiến. Các hiện tượng nhiễm khuẩn, như borreliose và đặc biệt là hypothyreose đóng vai trò rất lớn. Ở hàng loạt giống chó, đây là hậu quả của di truyền trên diện rộng lớn.

Tiêu biểu cho sự hiếu chiến bệnh hoạn là nhiều khi chẳng hề có sự nhận biết nào về mối đe dọa từ bên ngoài mà chó cũng tỏ ra hiếu chiến hoặc đáp trả với cường độ quá đà trong tình huống hoàn toàn vô hại. Các hiện tượng này thường gắn liền với sự thay đổi thái độ mang tính cực đoan, có nghĩa là có lúc chú chó bỗng nhiên cực kì hiếu chiến rồi lại bỗng nhiên hiền lành và thân thiện như chẳng hề có chuyện gì xảy ra.

Tuy nhiên khi chẩn đoán cần phải hết sức thận trọng. Các breeder thường báo cáo là con chó của mình bỗng nhiên và bất ngờ hiếu chiến một cách vô cớ. Nhưng khi được hỏi kỹ thì lại thấy rằng chính họ đã được cảnh báo từ sớm về khả năng thay đổi hành vi của con chó của mình nhưng họ chẳng có biện pháp nào đề thay đổi tính cách của nó. 

Tuy nhiên khi thật sự không hề có hiện tượng hành vi bất thường nào được báo trước mà chú chó bỗng dưng hiếu chiến thì phải coi đó là hành vi hiếu chiến có nguồn gốc bệnh hoạn.

Hành vi săn mồi

Đây không phải là hành vi hiếu chiến và hành vi này được các vùng hoàn toàn khác của não bộ điều khiển. Tuy nhiên hành vi này cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi nó được thể hiện để chống lại các con chó trong đàn hay chống lại bạn săn của chủ. Con thú săn mồi nào cũng có hành vi tấn công. Nhưng một chú chó săn tấn công người chạy bộ trong công viên hay trong rừng thì đó không chỉ là hành vi tấn công mà còn là sự biểu hiện của cách huận luyện thiếu chuẩn xác của chủ. Do đó chó thiếu kiến thức về sự tương tác xã hội. Điều đó có thể dẫn đến sự rối loạn thật sự về hành vi. Tất nhiên hiện tượng này hiếm khi xảy ra...

R

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro