Tinh-huong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1)Khi HS đến muộn.

Bạn đang say sưa giảng bài thì một HS đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mình vì bị mất hứng. Vậy bạn xử lý như thế nào?

1. Bạn hỏi “Tại sao bây giờ mới đến, có biết vào học từ mấy giờ ko?” rồi mới nói với giọng bực tức: “Vào đi”

2. Nhất định ko cho HS vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp.

3. Nhẹ nhàng ra hiệu cho HS vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết tiết học mới gọi HS lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở.

**********

-HS đi học muộn là điều rất thường gặp, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, do đó cũng ko nên làm to chuyện, xử lý quá nghiêm khắc và gay gắt. Ngay cả bạn, là GV, chắc bạn cũng ko thể cam đoan bạn sẽ ko bao giờ đi muộn. Nếu ngày hôm trước bạn cương quyết ko cho HS đi muộn được vào lớp mà ngay ngày hôm sau chính bạn lại có việc đột xuất phải đến muộn thì bạn phải làm thế nào? Đừng để HS cho rằng bạn cậy mình là GV nên ko ai dám phê bình bạn, bạn được quyền đi muộn còn HS thì ko!

-Do vậy, bạn ko thể ứng xử như cách hai, khăng khăng ko cho HS vào lớp hoặc phạt HS đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp. Làm như thế, HS sẽ ko tiếp thu được bài giảng và bạn cũng ko thể tập trung giảng bài được. Nếu để HS lang thang ở ngoài thì có điều gì xảy ra, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Còn nếu phạt em ấy đứng ở cửa lớp thì thật ko hay, những GV khác đi qua sẽ thắc mắc, còn HS trong lớp cũng sẽ bị phân tâm, để ý và cười em bị phạt ở ngoài chứ ko chú ý vào bài giảng nữa.

-Nếu bạn chọn cách thứ nhất, bạn sẽ làm mất thời gian vô ích, lại làm mất hứng giảng bài của chính bạn và làm mất sự tập trung chú ý của HS, làm ko khí lớp học căng thẳng và em HS bị mắng cũng ấm ức.

-Bạn chỉ nên nhẹ nhàng ra hiệu cho HS vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục giảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, ko bị gián đoạn và HS cũng ko có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý. Hết tiết học, bạn hãy gọi em HS lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc HS mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em ko được nghe vì đi muộn. Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn như báo với GV chủ nhiệm hoặc gặp gia đình để nhắc nhở em đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành kỷ luật của NT. Phải tỏ ra nghiêm khắc để HS hiểu rằng bạn sẽ ko dễ dàng bỏ qua cho những HS ko chấp hành kỷ luật.

2) Khi lớp vắng nhiều HS .

Bước vào giờ dạy, sau khi điểm danh, bạn biết lớp học vắng đến một nửa số HS. Khi hỏi nguyên nhân, bạn biết được là các em bỏ đi đưa đám ma mẹ của một bạn HS trong lớp từ tiết trước nên chưa kịp về. Trước tình huống đó, bạn xử lý thế nào?

1. Vì thấy HS nghỉ nhiều, nên bạn tức giận và tuyên bố cho HS nghỉ luôn ko tiến hành dạy giờ đó nữa.

2. Bạn vẫn tiến hành dạy bình thường để ko ảnh hưởng đến quyền lợi của các em còn lại, và nói sẽ phạt các em ko có mặt trong buổi học hôm nay.

3. Bạn ghi tên những HS vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau, và sau đó tổ chức cho HS làm bài tập tại lớp, tránh việc để trống giờ.

**********

Dù là một GV dễ tính đến mức nào đi nữa cũng ko thể “vui vẻ” trước tình trạng đã đến giờ vào học mà lớp vắng đến một nửa số HS. Bạn có thể tức giận, tự ái vì cho rằng HS đã ko tôn trọng mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng vì phút tức giận ấy mà bạn sẵn sàng tuyên bố cho HS nghỉ học luôn một tiết là quá nóng vội. Thứ nhất, bạn đã vi phạm quy chế của NT; thứ hai, bạn đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của HS.

Trên thực tế có nhiều GV sẽ xử lý theo cách thứ hai, vẫn tiến hành bài giảng như bình thường để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cách xử lý này có thể đảm bảo quyền lợi của các em HS đang có mặt ở lớp và bạn cũng ko sợ mang tiếng là cho HS nghỉ tự do. Nhưng như vậy còn các em HS vắng mặt thì sao? Bởi vì, dù sao các em cũng vắng vì một lý do khá chính đáng. Bạn vẫn kiên quyết xử lý “rắn” trong khi biết rõ nguyên nhân đó e rằng ko tránh khỏi việc “mang tiếng” là cứng nhắc, thậm chí “vô tình”.

Việc đảm bảo kỷ cương trong học đường, nhất là với các em HS phổ thông là hết sức cần thiết. Nhưng đôi khi các GV cũng phải tính đến những trường hợp bất đắc dĩđể có cách ứng xử linh hoạt. Ở đây các em đến muộn vì lý do là đi đám ma mẹ một bạn trong lớp nên GV có thể thông cảm và ko nên tức giận. Tốt nhất bạn ko nên dạy ngay vào bài mới để ảnh hưởng đến quyền lợi của các em vắng mặt. Nhưng cũng ko thể để trống giờ cho các em HS ngồi tán gẫu trong lớp được. Bạn nên cho HS ôn luyện một số bài tập trong khi chờ các em kia kịp về.

Nhưng khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn cũng nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em lần sau chú ý sắp xếp thời gian để ko về quá muộn ảnh hưởng đến việc học tập. Với thái độ cảm thông và cách xử lý nghiệm khắc nhưng có tình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của HS và khiến các em ngày càng tôn trọng và yêu quý bạn hơn.

Tình huống lựa chọn:

Tình huống 1:

Trong cuộc họp hội đồng NT do hiệu tr­ưởng điều khiển nh­ưng ở

d­ưới mọi ng­ười nói chuyện riêng rất nhiều. Cách xử lý:

1- Đề nghị mọi ng­ười giữ trật tự, sau đó trình bày lại vấn đề từ đầu

2- Dừng nói, đợi khi nào mọi ng­ười trật tự rồi nói tiếp

3- Yêu cầu một số ngư­ời nhắc lại nội dung mình vừa trình bày

4- Đồng chí có cách nào khác ko. Đề nghị trình bày đề mọi ng­ười cùng tham khảo.

Tình huống 2:

Một phụ huynh HS đến trư­ờng tỏ thái độ rất bất bình với Hiệu trư­ởng về việc con họ bị cô giáo phạt nhốt vào nhà vệ sinh và đề nghị cho con họ đư­ợc chuyển tr­ường khác

Các phư­ơng án đ­ợc đ­a ra là:

1. Gọi cô giáo lên bắt xin lỗi vị phụ huynh đó với lý do là cô giáo đã vi phạm quy chế như­ng thuyết phục phụ huynh ko cần thiết phải chuyển cháu sang tr­ường khác

2. Trấn an phụ huynh, hứa sẽ làm việc với cô giáo và thuyết phục ko cần phải chuyển cháu sang tr­ường khác

3. Xin lỗi phụ huynh, sau đó điều tra làm rõ sự việc và có hồi âm cho phụ huynh

4. Đồng ý với đề nghị của phụ huynh và cho con họ đ­ược chuyển sang học ở lớp khác .

Tình huống 3

Một GV mới về trường và hiệu trưởng nhận được một số thông tin ko hay về GV mới này. Nếu đồng chí là hiệu trưởng thì sẽ giải quyết theo cách nào sau đây:

1. Hỏi cặn kẽ GV đó vềnhững tin tức mà họ phản ánh và đề nghị hãy đợi thêm một thời gian nữa để tìm hiểu GV mới về

2. Lên gặp cấp trên đã điều GV ấy để phản ánh và xin thay người khác

3. Gặp ngay GV mới về đó để hỏi cặn kẽ

4. Cách giải quyết của đồng chí

Tình huống 4:

Sau khi nhận được thông báo kết quả dự gờ đánh giá của đoàn thanh tra Phòng Giáo dục & đào tạo, một GV phản đối kết quả thanh tra, cho rằng đoàn đánh giá sai và Hiệu trưởng ko bảo vệ cho GV.

Hiệu trưởng sẽ xử sự như sau:

1- Tuyên bố sự việc đã kết thúc, đó là đánh giá của đoàn thanh tra Phòng, NT ko thể can thiệp

2- Nhắc lại toàn bộ nội dung đánh giá của đoàn thanh tra và giải thích theo ý kiến của hiệu trưởng

3- Cùng GV đó xem xét lại bảng điểm và đối chiếu lại những h.động GV đó đã T/h

4- Đồng chí có cách giải quyết nào khác ?

Tình huống 5:

Có một GV giỏi về chuyên môn nhưng khi lên lớp thường ko có giáo án

Đồng chí sẽ:

1- yêu cầu GV đó thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn

2- Đưa ra Hội đồng NT xét kỷ luật

3- Tiến hành kiểm tra toàn diện GV đó

4- Giao tổ chuyên môn xử lý

5- Ko cần họp mà cuối năm cắt toàn bộ kết quả thi đua

6- Phương án khác của đồng chí là gì ?

Tình huống 6:

Một thư nặc danh phản ánh về cách làm việc của HTrưởng vi phạm nhân quyền trong NT

Đồng chí sẽ:

1- Nghi ngờ những GV lâu nay hay phản đối công việc của mình, tỏ thái độ lạnh nhạt và GV, xoi mói những việc làm của họ để tìm khuyết điểm

2- Truy tìm người làm đơn, đồng thời tập hợp những người cùng cánh truy tìm thủ phạm để trả thù

3- Tự mình xem xét một cách khách quan nội dung thư, tìm cái đúng, cái sai. Nếu nội dung dung đơn là bịa đặt thì xem như ko có vấn đề gì; nếu có một số vấn đề sai sót thì tìm cách khắc phục, sữa chữa

4- Đồng chí sẽ có phương án mới ?

Tình huống:

"Ở trường bạn, đa số giáo viên là biết mình, biết người. Song có một vài giáo viên về mặt chuyên môn thì yếu nhưng ở bất kì cuộc họp nào cũng rất hay phát biểu và phát biểu rất dài dòng, không đúng mục đích. Do đó, mọi người rất khó chịu nhưng chỉ biết im lặng”.

Nếu bạn là Hiệu trưởng ở trường đó thì bạn sẽ giải quyết thế nào?

để giải quyết tình huống này hợp lý nhất thì ngay từ đầu phiên họp sau khi thông qua các nội dung đến phần phát biểu ý kiến của CB,GV, CNV, Hiệu trưởng cần thông báo ngắn gọn như sau: "bây giờ đến phần thảo luận các nội dung tôi vừa trình bày trước hội đồng, xin mời quý thầy cô nào có ý kiến xin phát biểu một cách thật ngắn gọn, cô đọng đi vào trọng tâm của kỳ họp ngày hôm nay. Riêng quý thầy cô có ý kiến nào khác ngoài những nội dung kỳ họp ngày hôm nay xin mời gặp Hiệu trưởng trao đổi sau kỳ họp này nhé!" .Như vậy CB,GV,CNV trường sẽ ít phát biểu dài dòng, không đúng mục đích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro