Tinh tan yeu chi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

bỏ mọi thứ mà tâm không lay động, người ấy đã thật đạt đến tầng cấp này. Nhưng tu luyện là

để nâng cấp bản thân: nếu quý vị đã có thể từ bỏ chấp trước kia, thế sao lại chưa từ bỏ chính

bản thân nỗi lo sợ vào chấp trước? Chẳng phải xả bỏ trong vô-lậu là sự hy sinh cao hơn sao?

Tuy thế, một người tu luyện hoặc người thường không thể thực thi những hy sinh cơ bản

cũng luận bàn về nguyên lý này, người ấy thực sự đang phá hoại Pháp bằng cách biện hộ cho

những chấp trước anh ta không thể từ bỏ được.

Lý Hồng Chí

26 tháng Tư, 1996

Tu luyện và công tác

Ngoại trừ người tu chuyên nghiệp tại chùa, hầu hết các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp của chúng

ta đều tu luyện trong xã hội người thường. Qua học và luyện Đại Pháp, quý vị đều coi nhẹ

danh tước và tư lợi. Tuy thế, việc chưa thật hiểu sâu Pháp đã nảy sinh ra một vấn đề: một vài

đệ tử đã từ bỏ công tác ngoài xã hội hoặc từ chối khi được đề bạt làm lãnh đạo. Điều đó gây

ra nhiều phiền nhiễu không cần thiết trong công việc cũng như cuộc sống riêng, làm ảnh

hưởng trực tiếp đến việc tu luyện của họ. Một số doanh nhân đứng đắn nghĩ rằng họ đã coi

nhẹ được tiền bạc, và đồng thời cũng nghĩ rằng làm kinh doanh có thể làm hại đến người

khác và ảnh hưởng đến việc tu hành. Họ cũng bỏ công việc kinh doanh của mình.

Thật ra, nội dung Đại Pháp rất uyên thâm. Từ bỏ cách nghĩ của người thường không có nghĩa

là từ bỏ công việc người thường. Gác bỏ danh lợi không có nghĩa là tách mình khỏi xã hội

người thường. Tôi đã nhiều lần chỉ ra rằng những ai tu luyện nơi xã hội người thường phải

tuân thủ trạng thái (hoạt động) của xã hội người thường.

Nhìn từ khía cạnh khác, nếu như mọi cương vị lãnh đạo trong xã hội người thường đều dành

cho những người như chúng ta, không chạy theo danh lợi, thử hỏi lợi ích lớn gì nó sẽ đem

đến cho xã hội? Và điều gì sẽ đến với xã hội khi mà một kẻ tham lam lên nắm quyền? Giả sử

mọi doanh nhân đều là người tu luyện Đại Pháp, thử hỏi đạo đức xã hội sẽ ra sao?

Đại Pháp của vũ trụ (Phật Pháp) hoàn chỉnh và thông suốt* từ mức thấp nhất đến cao nhất.

Quý vị phải hiểu rằng xã hội người thường cũng được kết tạo bởi một tầng của Pháp này.

Nếu ai học Đại Pháp cũng bỏ việc, xã hội người thường sẽ không tồn tại, và tầng này của

Pháp cũng tiêu diệt. Xã hội người thường là biến hiện của Pháp ở tầng thấp nhất, đồng thời

cũng là hình thức tồn tại của sự sống và vật chất cho Phật Pháp tại cấp ấy..

Lý Hồng Chí

26 tháng Tư, 1996

Tinh đọc Đại Pháp (hãy đọc Đại Pháp có chọn lựa/có chuyên chú),

Chân tu tâm tính (hãy tu tâm chân thành),

Khổ luyện động tác (hãy luyện động tác thật cố gắng), ... v.v.

Thực ra, đó không phải là lời của tôi, cũng như chúng cũng không có ý nghĩa sâu sắc gì --

chúng tất nhiên không phải là Pháp. "Đọc có chọn lựa" có nghĩa hoàn toàn khác hẳn với

những gì tôi yêu cầu khi học Pháp. Thật ra tôi đã viết rất rõ vấn đề học Pháp trong bài "Học

Pháp" ngày 9 tháng Chín, 1995. Bên cạnh đó nghĩa "học chuyên chú" cũng tạo những cản trở

nguy hiểm đến "Học Pháp". Từ nay trở đi, quý vị phải lưu ý đến tầm quan trọng của vấn đề

này. Tôi đã có nói về lý do mà Phật-giáo tan rã bên ấn-độ và bài học từ đó. Sau này nếu

không được lưu ý, nó sẽ là điểm khởi thủy của loạn Pháp. Hãy lưu ý: khi có sự cố, không

phải cố tìm xem ai phải chịu trách nhiệm. Thay vào đó, mỗi người hãy tự xét lấy hành vi của

mình. Đừng cố tìm ai đã viết những điều trên. Hãy rút ra bài học và cẩn thận hơn về sau.

Lý Hồng Chí

28 tháng Tư, 1996

Kim cương

Để lưu Pháp mãi mãi không biến đổi, dường như vẫn còn khó khăn: đó là luôn có những học

viên, bị lôi kéo bởi tính phô trương hoặc ý định muốn khác người, sẽ làm những việc can

nhiễu với Pháp mỗi khi có dịp. Nhiều lúc có thể rất nghiêm trọng. Ví dụ gần đây có người nói

rằng tôi đã truyền cho một học viên phần tinh túy của các bài tập (thực ra tôi chỉ chỉnh lại các

động tác của một học viên khi anh ta hỏi tôi). Như thế đã làm mất giá trị của những bài tập

động tác mà tôi đã truyền dạy ở các nơi khác trong những năm qua. Khi mà tôi vẫn còn ở

đây, và trong lúc những băng hình hướng dẫn tập vẫn đang được lưu hành, mà người này

thậm chí đã công khai chỉnh sửa những động tác tập của Đại Pháp. Anh ta bảo mọi người

không nên tập theo băng hình mà nên theo anh ta, rằng Thầy có công lực cao cấp khác với

học viên, và v.v. Anh ta còn bảo người tập trước hết tập theo điều kiện của mình trước, rồi

dần dần chỉnh đổi lại trong tương lai, và những điều như thế.

Ngay từ ban đầu tôi đã truyền dạy trọn vẹn hết các bài luyện, bởi vì tôi e rằng sau này một số

học viên sẽ có thể tự ý sữa đổi (các bài luyện). Khi cơ chế đã hình thành, thì sẽ không thể

thay đổi. Vấn đề này xem chừng có vẻ không mấy quan trọng, nhưng đấy chính là điểm khởi

thủy của loạn Pháp. Một số học viên lại coi các động tác chuyển tiếp như là các động tác

riêng biệt và bảo mọi người tập chúng theo một kiểu nhất định. Làm như thế là cố tỏ ra khác

người. Việc này hiện thời đang gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng ở một số vùng khác nhau.

Hỡi các đệ tử! Những băng hình của thầy vẫn còn đấy, tại sao mọi người lại dễ dàng nghe

theo người khác như thế?! Đại Pháp rất trang túc, là Pháp lớn của vũ trụ. Thậm chí dù quí vị

chỉ phá rối Pháp một chút thôi, cũng là một tội lỗi lớn biết nhường nào! Là người tu luyện,

quý vị phải tu luyện một cách công khai đàng hoàng và nhìn vào bối cảnh (bức tranh) lớn.

Làm sao tất cả động tác của mọi người đều có thể hoàn toàn giống nhau, không có một khác

biệt nhỏ nào? Đừng để tâm vào những điều vô giá trị như thế. Các Pháp Công là một cách hổ

trợ một người đạt viên mãn, chúng hiển nhiên là quan trọng; tuy thế thay vì đào mãi vào sừng

cụt, quý vị phải đặt nỗ lực hơn nữa vào việc trau dồi tâm-tính. Thực ra hầu hết can nhiễu đến

với Đại Pháp đều là trong nội bộ chính bản thân các học viên. Các yếu tố bên ngoài chỉ có thể

ảnh hưởng đến một vài cá nhân và không thể biến đổi Pháp. Cho dù bây giờ hay là trong

tương lai, những người phá hoại Pháp sẽ không là ai khác hơn chính các học viên. Hãy thận

trọng! Pháp của chúng ta bất biến và vĩnh cửu. Không ai có thể viện đến bất kỳ một lời bao

biện nào cho dù bất kỳ lý do gì hay trong bất cứ tình huống nào để thay đổi dù chỉ một chút

xíu những động tác mà nhờ đó chúng ta đạt viên mãn. Nếu không, người này là đang phá hoại

Pháp, bất kể động cơ của anh ta là tốt hay không.

Lý Hồng Chí,

11 tháng Năm, 1996

Không tuyên bố bừa bãi

Gần đây có một cách nói hiện đang được lưu truyền. Đó là, khi học viên truyền rộng Đại

Pháp, nhờ đó giúp một số người có tiền duyên đến với Pháp bắt đầu tu tập, những học viên

này tuyên bố rằng họ đã cứu độ mọi người. Họ nói: "Hôm nay tôi độ được một vài người, và

anh độ được một số người", v.v. Thực ra chính là Pháp độ người, và chỉ có Sư Phụ mới làm

được việc ấy. Quí vị chỉ giúp những người có tiền duyên đắc Pháp mà thôi. Họ có được độ

hay không còn tuỳ theo họ có tu đến viên mãn hay không. Hãy thận trọng: khi tuyên bố một

câu bừa bãi như thế-dù có cố tình hay không-thậm chí ngay cả đến Phật cũng sẽ bàng

hoàng. Đừng tự tạo chướng ngại cho việc tu luyện của chính mình. Quý vị cũng phải tu cả

khẩu căn của mình trên phương diện này nữa. Tôi hy vọng quý vị có thể hiểu được.

Lý Hồng Chí

21 tháng Năm 1996

Thức tỉnh

Thời gian cho tu luyện Đại Pháp có giới hạn của nó. Nhiều học viên đã nhận ra rằng họ phải

gấp rút và chuyên cần tinh tấn. Nhưng nhiều học viên khác chưa biết quý thời gian và còn

vướng tâm vào những thứ phụ cận. Khi cuốn sách này về Đại Pháp-Chuyển Pháp Luân-

xuất bản, nhiều người so sánh lời ghi âm các bài giảng của tôi với nội dung sách, và họ tuyên

bố rằng Hội Nghiên-cứu đã thay đổi lời của Thầy. Một số nói rằng sách đã được viết với sự

giúp đỡ của người này người nọ, vì vậy phá hoại Đại Pháp. Bây giờ tôi sẽ nói cho quí vị điều

này, Đại Pháp này là của tôi, Lý Hồng Chí. Nó được truyền giảng để độ quí vị và thốt ra từ

chính miệng tôi. Hơn nữa, mỗi khi thuyết Pháp, tôi không dùng bất cứ kinh sách hay tài liệu

gì, ngoài một mảnh giấy liên quan đến những gì tôi sẽ giảng cho học viên; nó rất sơ lược, chỉ

gồm vài điểm mà không ai khác có thể hiểu. Mỗi lần thuyết Pháp, tôi lại trình bày theo một

góc độ khác nhau, và tuyên giảng tuỳ theo khả năng tiếp thu của học viên. Do đó, mỗi lần

thuyết Pháp tôi đề cập đến cùng một vấn đề từ các góc độ khác nhau. Hơn nữa, cuốn sách

Pháp này là đặc tính của vũ trụ, là thể hiện chân thực của Phật Pháp vĩ đại. Đó là những gì

khởi thuỷ tôi đã có, là những gì tôi nhớ lại được sau khi đạt giác ngộ qua tu luyện. Sau đó tôi

công bố trong công chúng bằng ngôn ngữ của người thường, và tôi đã giảng nó cho quý vị

cũng như những người trên các tầng trời, qua đó Pháp chính Càn Khôn. Để thuận tiện cho

học viên tu luyện, tôi đã cử một số học viên ghi lại những gì thâu trong băng từ mà không

thay đổi chữ nào từ lời gốc của tôi; sau đó đưa lại cho tôi hiệu chỉnh. Các học viên này chỉ

đơn thuần chép lại bản hiệu chỉnh của tôi hoặc gõ vào máy tính sao cho tôi có thể hiệu chỉnh

được tiếp. Về cuốn Chuyển Pháp Luân, nó đã được hoàn tất và xuất bản sau khi chính bản

thân tôi hiệu chỉnh ba lần.

Không một ai sau đó đã sửa đổi dù một điểm nhỏ nào trong nội dung cuốn sách Đại Pháp

này. Hơn nữa, ai có thể làm được việc ấy? Có ba lý do cho sự khác biệt của nó với băng thâu

âm. Thứ nhất, để tiện cho tu luyện, trong bản hiệu chỉnh tôi đã kết hợp nhiều bài thuyết giảng

của tôi về Pháp. Thứ hai, khi tôi thuyết Pháp, tôi đã giảng tuỳ vào khả năng tiếp thu của học

viên và tuỳ theo tình huống cũng như hoàn cảnh lúc đó, do đó tôi phải thay đổi cấu trúc ngôn

ngữ khi soạn nó thành sách. Thứ ba, khi người tu đọc sách, có thể xuất sinh hiểu nhầm do sự

khác biệt trong văn nói và viết, nên sữa đổi là cần thiết. Tuy nhiên hình thức và phong cách

văn nói của các bài giảng của tôi vẫn được giữ lại. Cuốn Chuyển Pháp Luân (Tập II) và Pháp

Luân Đại Pháp Diễn Giải cũng chính do tự tôi hiệu chỉnh trước khi xuất bản. Tôi đã kết hợp

ý tưởng1 ở các tầng cấp khác nhau khi viết Chuyển Pháp Luân (Tập II), do vậy một số người

có nhận thấy cách viết khác đi và bị lúng túng. Những thứ này trước hết không phải là những

gì của người thường! Thật ra Tập II là dành cho các thế hệ tương lai để họ biết được cấp độ

suy đồi của nhân loại hiện nay, qua đó để lại cho mọi người một bài học sâu sắc. Pháp Luân

Công Trung Quốc, gồm cả bản hiệu chỉnh, chỉ là tài liệu chuyển tiếp mang hình thức khí

công dành cho mọi người nắm bắt lúc ban đầu.

Hoại Pháp có nhiều hình thức, trong đó sự vô ý phá hoại của các đệ tử là khó phát hiện nhất.

Phật giáo của Thích-ca-mâu-ni bắt đầu suy tàn cũng chính theo cách này, và đó là bài học rất

sâu sắc.

Các đệ tử phải nhớ rằng: mọi văn tự Pháp Luân Đại Pháp chính là Pháp mà tôi đã truyền

giảng và được chính tự tôi hiệu đính và soạn ra. Từ nay trở đi, không ai được trích dẫn ra từ

băng từ ghi các bài giảng của tôi, hoặc soạn chúng sang dạng văn bản (chữ viết). Dù với bất

kể lý do biện hộ nào, đó là phá hoại Pháp; điều này cũng bao gồm điều được gọi là "so sánh

sự khác biệt giữa văn viết và văn nói", và vân vân...

Không có gì trong sự tiến hóa của các thiên thể hoặc của nhân loại là ngẫu nhiên hết. Sự phát

triển của nhân loại được an bài bởi lịch sử và thuận theo thiên tượng. Trong tương lai, sẽ có

nhiều người hơn nữa trên khắp thế giới học Đại Pháp. Điều này không phải là việc mà một kẻ

nông nỗi bộp chộp có thễ thực hiện đơn giản chỉ vì anh ta muốn làm. Đối với một sự kiện

lớn như thế, làm sao mà có thể không có đủ kiểu dàn xếp khác nhau trong lịch sử? Thực ra,

những gì tôi hiện đang làm đã được an bài từ vô số năm trước, trong đó gồm cả những ai sẽ

đắc Pháp-không gì là ngẫu nhiên cả; nhưng những điều này hiển lộ theo cách thức của xã

hội người thường. Trên thực tế, những gì các thầy của tôi truyền lại cho tôi trong kiếp này

cũng chính là những gì trong vài kiếp trước tôi đã cố ý an bài cho họ đạt được. Khi tiền

duyên đến hạn, họ được sắp xếp để truyền lại cho tôi những thứ ấy để tạo điều kiện cho tôi có

thể nhớ lại toàn bộ Pháp của mình. Vậy nên, tôi xin nói rằng cuốn sách Pháp này không phải

chỉ được học tại tầng-cấp của người thường, mà còn được nhiều sinh mệnh cao hơn học. Bởi

vì một bộ phận rất lớn của thiên thể đã lệch khỏi bản chất uyên nguyên của vũ trụ, do vậy

phải được chính lại bởi Pháp. Loài người chẳng đáng kể gì trong vũ trụ bao la này. Trong vũ

trụ, trái đất không gì khác hơn một hạt bụi. Nếu con người muốn được các sinh mệnh cao hơn

nhìn nhận, họ bắt buộc phải tu luyện để cũng trở thành những sinh mệnh cao hơn!

Lý Hồng Chí

27 tháng Năm, 1996

Pháp định

Trong hai năm qua, một số vấn đề nảy sinh trong việc tu luyện của học viên. Tôi hiện vẫn

theo dõi tình trạng tu của học viên. Để kịp thời hiệu chỉnh những vẫn đề ấy, tôi chủ động viết

những bài ngắn (học viên gọi là kinh-văn) để hướng đạo cho học viên tu luyện. Mục đích là

sau này sẽ để lại một đường lối tu Đại Pháp lành mạnh, ổn định, và chuẩn xác. Các thế hệ

tương lai trong hàng nghìn năm sắp tới nhất định phải theo đúng những gì chính tôi để lại nếu

như họ muốn đến đích.

Tuy thế, gần đây tại một điểm luyện công tại Hồng-Kông, tôi có thấy một tập tuyển các tư

liệu được đưa đến từ một nơi khác; hai tư liệu trong đó là những bài (viết) ngắn không dành

cho xuất bản. Đấy là hành động cố ý và nghiêm trọng phá hoại Pháp! Kể cả chuyển tải từ

băng từ khi chưa được phép cũng là không đúng! Tôi đã nói rõ điểm này trong bài "Thức

tỉnh", rằng dù vì bất kỳ lý do biện hộ nào ai cũng không được phép tự ý chuyển tải lời của tôi

từ băng từ thành dạng văn bản (chữ viết)-làm như thế là phá hoại Pháp. Đồng thời tôi cũng

từng nhắc nhở rất nhiều lần rằng quý vị không được phép lưu hành những ghi chép cá nhân

của quí vị trong các buổi thuyết giảng của tôi. Tại sao quý vị vẫn làm như thế? Suy nghĩ nào

khiến quý vị viết chúng vậy? Để tôi nhắc lại rằng ngoại trừ vài cuốn sách của tôi đã được

chính thức xuất bản và những bài (viết) ngắn có ghi ngày với chữ ký của tôi sau đó được Hội

Nghiên-cứu phân phát đến các nơi, tất cả những gì chuyển tải (từ băng từ) khi không được

phép đều là phá hoại Pháp. Tu luyện là việc riêng của quý vị, và tự quý vị quyết định về phần

những gì quí vị theo đuổi. Tất cả mọi người thường đều có cả ma tánh lẫn Phật tánh. Khi mà

tâm người ta không chính, thì ma tánh sẽ gây nhiễu vào. Tôi xin nhắc lại rằng, người ngoài

không bao giờ có thể phá hoại được Pháp. Chỉ có những học viên mới có thể phá hoại Pháp-

hãy nhớ lấy điều này!

Mỗi bước, tôi, Lý Hồng Chí, chọn là để thiết lập một con đường cố định không thể thay đổi

nhằm quảng bá Đại Pháp cho các thế hệ sau. Một Pháp lớn như vậy không thể bị lụi tàn sau

một khoảnh khắc rộng truyền phổ biến. Không được phép xảy ra bất kỳ sự sai lệch dù nhỏ

nào trong muôn vàn năm tới. Bảo vệ Đại Pháp với hành vi cư xử của chính bản thân mình

vĩnh viễn là trách nhiệm của các đệ tử Đại Pháp, bởi vì Đại Pháp thuộc về tất cả mọi chúng

sanh trong vũ trụ, trong đó có cả quý vị.

Lý Hồng Chí

11 tháng Sáu, 1996

Tu luyện và phụ trách

Tinh tấn thực tu hành là để thành viên mãn nhanh nhất. Người tu đơn giản chính là người từ

bỏ những chấp trước của người thường. Hỡi các đệ tử, hãy luôn tỉnh giác những gì mình đang

làm!

Mang trách nhiệm với Pháp, các trạm và tổng trạm phụ-đạo, Hội Nghiên-cứu có quyền thay

thế bất kỳ nhân viên phụ-trách hoặc phụ đạo của một chi nhánh. Vì thế đôi khi có người phụ

trách có thể bị thay thế dựa trên các tình huống khác nhau. Bởi một người phụ trách trước hết

phải là một người tu, mà đến đây là để tu luyện chứ không phải vì công việc phụ trách, do

vậy anh ta phải có khả năng tiến thoái nơi địa vị của anh ta. Việc được giao phó một vị trí

mang trọng trách là để cho tu luyện, tuy thế người ta cũng hoàn toàn có thể tu luyện mà

không phải mang một trọng trách địa vị nào. Nếu người bị thay thế không thể nguôi được

trong tâm, thì không phải đó là do tâm dính mắc sao? Không phải sao đó là một cơ hội tốt để

anh ta loại trừ chấp trước đó? Đã như vậy nếu anh ta vẫn không thề từ bỏ được chấp trước

này, thì chứng tỏ rằng việc thay thế kia là đúng. Chấp vào việc có một cương vị trách nhiệm

tự nó là một động cơ không bào chữa được trong tu hành. Vậy nên cho tôi nhắc nhở các đồ

đệ: quý vị không thể viên mãn nếu không từ bỏ chấp trước này.

Lý Hồng Chí

12 tháng Sáu, 1996

Loại bỏ kinh văn chép tay

Hiện nay người đến học Đại Pháp ngày càng nhiều, và số lượng tăng gấp đôi hàng tuần. Vì

lượng sách xuất bản không đủ nên không thể đáp ứng nhu cầu. Do đó, không có sách cấp cho

nhiều khu vực và các vùng thôn quê. Một số học viên hỏi tôi làm gì với các bản Đại Pháp

chép tay. Tôi nói thế này, tạm thời trong lúc này có thể chuyển các bản sao của cuốn Chuyển

Pháp Luân và những kinh văn mà quý vị chép tay trong quá trình quí vị học Đại Pháp tới

những ai sẽ đến các vùng nông thôn truyền Công và Pháp; đưa chúng đến tay nông dân đồng

thời cũng có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế cho họ. Như vậy, một đòi hỏi đặt ra là các bản

chép tay phải rõ ràng sao cho người nông dân vốn trình độ văn hoá hạn chế có thể lĩnh hội.

Bản sao chép tay cũng có công lực (sức mạnh) của Pháp như các cuốn sách được ấn bản.

Lý Hồng Chí

26 tháng Sáu, 1996

Pháp hội

Các đồ đệ rất cần phải trao đổi với nhau kinh nghiệm và hiểu biết trong quá trình tu tập.

Không có gì là sai trái khi giúp nhau cùng tiến bộ, miễn là không có mục đích khoe khoang.

Để thuận tiện cho việc phổ biến Đại Pháp, đã có những pháp hội nhằm chia sẻ kinh nghiệm tu

luyện tổ chức tại những vùng khác nhau. Tất cả những pháp hội này đều rất tốt và lành

mạnh-cả về nội dung lẫn hình thức. Nhưng các bài phát biểu của học viên phải được các

phụ-đạo trạm thông qua, mục đích là để tránh những vấn đề chính trị vốn không liên quan gì

đến tu luyện, hoặc tránh những vấn đề gây nên chiều hướng không đúng đắn trong tu luyện

cũng như xã hội. Đồng thời chúng ta cũng phải tránh lối hý luận bên ngoài-đó là thói quen

phát xuất từ sự nghiên cứu lý thuyết suông của người thường. Cũng không được phép biên

soạn các bài như diễn văn thuyết trình để đọc với mục đích khoe khoang.

Những pháp-hội chia sẽ kinh nghiệm tu luyện lớn do các tổng-trạm phụ-đạo cấp tỉnh hoặc

cấp thành không được phép tổ chức với tầm quốc gia. Pháp hội toàn quốc và quốc tế phải do

Hội Nghiên-cứu tổ chức, và cũng không nên tổ chức thường xuyên. Một năm một lần là vừa

(trừ các tình huống đặc biệt). Không được biến pháp hội thành hội họp hình thức hoặc tranh

tài; trái lại phải là pháp hội trang trọng có ích lợi thiết thực đến tu luyện.

Lý Hồng Chí

26 tháng Sáu, 1996

Thư gửi tổng-trạm phụ đạo Đại-pháp Thạch-gia-trang

Gửi Tổng-trạm phụ-đạo Đại Pháp Thạch-gia-trang:

Tôi được biết rằng pháp hội chia sẻ kinh nghiệm của trung tâm gặp một số trở ngại. Có

những lý do riêng của nó, và tổng-trạm chắc chắn đã rút kinh nghiệm qua lần tổ chức này.

Thực chất điều này có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hoạt động Đại Pháp tại Bắc-kinh và toàn

quốc, và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động Đại Pháp nói chung về sau. Tôi tin

rằng mọi người đã nhận ra và sẽ thực hiện lần sau tốt hơn.

Ngoài ra tôi có thêm vài lời về bài phát biểu của Jing Zhanyi (Cảnh Chiêm Nghĩa) tại pháp

hội. Vị trí của Jing Zhanyi là khẳng định tính khoa học của Đại Pháp với cái nhìn một khoa

học gia, qua đó giúp cho giới nghiên cứu khoa học và học viện đến để hiểu Đại Pháp. Ông ấy

không cần phải diễn thuyết với người tu, bởi vì làm như thế không đưa lại lợi gì cho người tu,

hơn nữa làm cho người tu chưa nắm vững Đại Pháp phát sinh tâm dính mắc mới. Không cần

nghe diễn giảng kia, người học Pháp chân chính vẫn tu tốt như thế với tâm kiên định.

Điều rất quan trọng là tôi đã thuyết Pháp trong hai năm, hướng dẫn đồ đệ theo chính Pháp

trong hai năm. Qua hai năm tu luyện chính Pháp của các đồ đệ, tôi không cho phép bất kỳ

hoạt động nào không liên quan đến chính tu can thiệp vào tiến trình từng bước có thứ tự đã

sắp sẵn cho người tu. Nếu bài phát biểu kia không dành cho giới học giả kinh viện để khẳng

định Đại Pháp mà lại dành cho những người tu vốn ít thời gian, hãy nghĩ xem: hỏi còn gì làm

nhiễu tâm người tu hơn thế? Để tránh nhiễu tâm người tu, tôi thậm chí không gặp mặt họ.

Nếu gặp mặt tôi một lần, người tu có thể cảm động mất mấy ngày làm xáo lộn những gì tôi đã

giao pháp thân của mình sắp sẵn cho họ. Tôi đã từng nói điểm này với Trung tâm Nghiên

cứu, nhưng có lẽ Jing Zhanyi chưa biết rõ. Chuyện này nay đã qua, mọi người không nên truy

tìm ai phải chịu trách nhiệm. Nguyên nhân chính ở chỗ mọi người chưa nhận thức ra điểm

này. Mọi điều chúng ta làm hôm nay sẽ tạo nền tảng truyền Đại Pháp trong rất nhiều năm tới,

lưu lại một phương pháp tu luyện hoàn hảo, chính xác không lầm lỗi. Hôm nay tôi chỉ rõ

điểm này không phải để chỉ trích bất kỳ ai, mà là vì muốn cải chính để có được hình thức tu

luyện đúng đắn, cách thức dành cho các thế hệ tương lai.

Thư này gửi cho các trung tâm trợ giáo các vùng khác nhau.

Lý Hồng Chí

26 tháng Sáu, 1996 Bằng tiến bộ trong tu luyện chính Pháp, nhiều đồ đệ đã ngộ hoặc tiệm ngộ. Họ có thể chứng

các cảnh giới chân thực, kỳ diệu và biến hiện nơi tầng-cấp khác. Khi chứng nghiệm quá trình

ngộ, kẻ tu luyện quá cảm động đã gọi pháp thân tôi là "sư phụ thứ hai", hoặc cho rằng pháp

thân tôi là một vị thầy chân thực và độc lập-hiểu thế là sai. Pháp thân là hình ảnh trí huệ (trí

huệ hình tượng) châu biến khắp nơi (vô xứ bất tại) của ta, chứ không phải là sinh mệnh độc

lập. Nhiều học viên gọi Pháp-luân là "Pháp luân Sư-phụ". Đấy cũng là hiểu lầm tai hại. Pháp-

luân cũng là Pháp lực đặc điểm và Đại Pháp trí huệ của ta-là điều kỳ diệu không thể dùng

lời để mô tả được. Pháp Luân là biến hiện của Pháp tính của toàn vũ trụ, từ tầng vi mô nhất

đến vĩ mô nhất, nó không phải là một sinh linh độc lập.

Khi thấy pháp thân và Pháp luân của ta thi triển những điều kỳ vĩ biến hiện cho quý vị, quý vị

là các đồ đệ phải ghi nhớ, không được nhìn nhận hay khen ngợi pháp thân và Pháp luân bằng

con mắt người thường. Làm thế chỉ là biểu hiện tình cảm lẫn lộn thể hiện ngộ tính thấp và

tâm tính non nớt mà thôi. Thực ra mọi tướng biến hiện kia là những biến hiện cụ thể của Pháp

lực to lớn để thanh lọc Pháp và cứu độ chúng sinh.

Lý Hồng Chí

2 tháng Bảy, 1996

Giải thích ngắn về đức Thiện

Thiện là biến hiện của đặc tính thế giới tại các tầng-cấp khác nhau. Thiện cũng là bản tính

của các bậc đại giác. Như thế, kẻ tu luyện phải tu đức Thiện và hợp nhất với đặc tính của thế

giới: Chân-Thiện-Nhẫn. Đại thiên thể sinh ra từ đặc tính của thế giới là Chân-Thiện-Nhẫn.

Giáo lý Đại Pháp công bố ngày nay đã trùng tuyên lại bản tính quá khứ của chúng sinh trong

quá khứ. Đại Pháp viên dung. Từng đặc tính của "Chân-Thiện-Nhẫn" ra nếu tách riêng vẫn

hàm chứa Chân-Thiện-Nhẫn. Đó là vì vật chất cấu thành từ vật chất tầng-cấp vi mô, mà đến

lượt mình nó cũng được cấu thành từ những vật chất vi mô hơn-cứ tiếp nối mãi đến tận

cùng. Vì thế Chân cũng có Chân-Thiện-Nhẫn, Thiện cũng có Chân-Thiện-Nhẫn, Nhẫn cũng

có Chân-Thiện-Nhẫn. Tu chữ Chân của Đạo-gia chẳng phải cũng là tu Chân-Thiện-Nhẫn ư?

Tu chữ Thiện của Phật-gia chẳng phải cũng là tu Chân-Thiện-Nhẫn ư? Trên thực tế chúng chỉ

khác nhau cái vỏ mà thôi.

Về đức Thiện, khi hiển tướng nơi xã hội loài người, một số người thường còn mang tâm dính

mắc vào xã hội người thường bèn thắc mắc: "Nếu mọi người học Đại Pháp và tu Thiện, vậy

khi nước ngoài xâm lược hoặc chiến tranh nổ ra thì sao?" Thực ra, như tôi đã viết trong cuốn

Chuyển Pháp Luân rằng sự phát triển của xã hội loài người tuân theo xu thế của vũ trụ. Vậy

chiến tranh có phải là ngẫu nhiên không? Vùng nào tích nhiều nghiệp chướng hoặc lòng

người nơi đó suy đồi thì nơi ấy sẽ mất ổn định. Nếu một dân tộc có đức tất sẽ ít nghiệp, chắc

chắn không thể có chiến tranh chống lại được. Điều ấy bị nguyên lý Đại Pháp cấm, bởi vì đặc

tính vũ trụ điều hành tất cả. Không nên lo rằng một dân tộc có đức lại vị xâm lăng. Đặc tính

của vũ trụ-Đại Pháp-châu biến trong vạn vật, có mặt trong toàn thân thế giới từ cấp vi mô

nhất đến vĩ mô nhất. Đại Pháp tôi thuyết giảng hôm nay không phải chỉ dành cho dân Đông-

phương, mà đồng thời cũng dành cho dân Tây-phương. Người thiện tâm nơi ấy cũng được

cứu độ. Mọi dân tộc có thể chuyển tiếp sang thời kỳ lịch sử mới đều sẽ được Pháp và cùng

tiến bộ. Đây không phải là vấn để của riêng một dân tộc. Chuẩn mực đạo đức của nhân loại

sẽ được khôi phục về nhân bản con người.

Lý Hồng Chí

20 tháng Bảy, 1996

Chú giải về bài "Chính tính"

Sau khi tôi nói rằng "pháp thân và Pháp luân không phải là sinh mệnh độc lập" một số học

viên thắc mắc rằng như thế là trái với gì đã tuyên giảng trong sách Chuyển Pháp Luân: "Suy

nghĩ và tri kiến của pháp thân là do chủ nhân điều khiển. Nhưng pháp thân tự nó là một sinh

mệnh thật sự đầy đủ và độc lập". Tôi thấy đây là do hiểu Pháp chưa thấu. Không thể hiểu

pháp thân như một con người riêng biệt hoàn toàn độc lập được, bởi vì nó là biến hiện có chủ

ý của Pháp lực và trí huệ của hình ảnh và suy nghĩ nơi ông chủ; nó có thể thi hành mọi việc

một cách độc lập tuân theo nguyện của ông chủ. Như thế học viên chỉ để ý đến câu thứ hai

mà không chú ý đến câu thứ nhất: "Suy nghĩ và tri kiến của pháp thân là do chủ nhân điều

khiển". Như vậy pháp thân không chỉ là hình ảnh độc lập và trọn vẹn của ông chủ; nó còn có

thể độc lập thực hiện những điều mà ông chủ cũng muốn làm; trong khi đó một người độc lập

đâu có theo điều khiển của ai. Khi nhìn pháp thân, người ta sẽ thấy đấy là một sinh mệnh đầy

đủ, trọn vẹn, độc lập. Nói ngắn gọn, pháp thân của ta chính là ta.

Lý Hồng Chí

21 tháng Bảy, 1996

Phật-tính và ma-tính

Tại một tầng rất cao và rất vi mô của vũ trụ, có hai loại chất. Đó là dạng tồn tại vật chất hiện

tướng từ đặc tính tối cao-Chân-Thiện-Nhẫn-tại một số tầng nhất định của vũ trụ. Chúng

ảnh hưởng khắp đến một số tầng nhất định từ cao đến thấp, từ vi mô đến vĩ mô. Pháp biến

hiện nơi các tầng khác nhau, ở tầng thấp hơn có biến hiện da đạng và khác biệt hơn từ hai

chất này. Kết quả đưa đến điều mà trong Đạo-gia gọi nguyên lý âm dương và thái-cực. Càng

xuống các tầng thấp, hai dạng chất này với những đặc tính khác biệt càng trở nên đối kháng

dẫn đến nguyên lý tương-sinh tương-khắc.

Vì tương-sinh tương-khắc nên có thiện và ác, chính và tà, tốt và xấu. Như thế đối với chúng

sinh có nếu có Phật thì có ma; nếu có người thì có quỷ; điều này thể hiện rõ ràng và phức tạp

hơn nữa trong đời sống nhân loại hiện nay. Đâu có người tốt, cũng có kẻ xấu; đâu có người vị

tha, cũng có kẻ ích kỷ; đâu có người thiện ngộ, cũng có kẻ không thể ngộ; đâu có người tán

thành, cũng có kẻ phản đối-xã hội loài người là như thế. Nếu ai ai cũng có thể tu hành, có

thể ngộ, có đức tin thì xã hội loài người đã là xã hội thần linh. Xã hội loài người vẫn luôn là

xã hội loài người, và nó không được phép dừng lại. Xã hội này sẽ tồn tại mãi. Vậy, có người

phản đối cũng là điều bình thường; trái lại khi không có ai phản đối, đấy mới là lạ. Không có

quỷ, sao người ta tái sinh thành người được? Không có ma, người ta tu Phật ra sao? Không có

cay đắng, sao có ngọt bùi.

Chính từ nguyên lý tương-sinh tương-khắc ấy mà người ta phải trải qua bao vất vả mới hoàn

thành được một điều. Chỉ khi ta thành công sau bao gian khó nhọc nhằn, ta mới biết đến đích

rất khó và phải quý thành quả thu được, và cảm thấy mãn nguyện. Nếu không có nguyên lý

tương-sinh tương-khắc này, ta muốn gì cũng được không phải gia công tốn sức thì sẽ thấy

cuộc sống buồn tẻ mà không biết cảm thấy hạnh phúc và niềm vui thành đạt.

Vật chất nào trong vũ trụ cũng hình thành từ những phần tử nhỏ kết hợp lại thành phần tử

lớn. Trong phạm vi ảnh hưởng của hai chất có tính chất khác nhau kia, mọi vật thể và sinh

mệnh đều hàm chứa lưỡng tính ấy. Ví như sắt và thép tuy cứng, nhưng phải chịu ô-xy hoá và

han gỉ khi chôn dưới đất. Đồ sành sứ không bị ô-xy hoá như thế nhưng lại dễ vỡ. Với con

người cũng vậy, có cả Phật-tính và ma-tính đồng thời. Hành động trái với chuẩn mực đạo đức

là hành động ma-tính. Tu Phật là loại bỏ ma-tính, củng cố Phật-tính.

Phật-tính của người là Thiện, nó hiển lộ thành từ tâm, biết nghĩ đến người khác khi hành

động và khả năng chịu đựng vất vả. Ma-tính của người là ác, hiển lộ thành sát sinh, trộm cắp,

ích kỷ, nghĩ bậy, gây oán, phao tin gây rối, đố kỵ, ác tâm, nóng giận, lười biếng, loạn luân,

v.v.

Là đặc tính của thế giới, Chân-Thiện-Nhẫn hiển tướng khác nhau ở các tầng khác nhau. Hai

loại chất kia tại những tầng không gian nhất định cũng có các hiện tướng khác nhau. Tại tầng

càng thấp tính tương-khắc càng rõ nét, ranh giới cái xấu và cái tốt cũng lại như thế. Cái đức

độ lại càng đức độ, điều ma quỷ lại càng ma quỷ. Dạng lưỡng tính ấy trong cùng một vật thể

trở thành phức tạp và dễ thay đổi. Đúng như Phật đã nói: vạn vật đều có Phật-tính. Trên thực

tế, vạn vật cũng có ma-tính.

Tuy vậy, thế giới mang đặc tính là Chân-Thiện-Nhẫn. Xã hội người thường cũng lại như thế.

Hai chất tôi nói trên đây nằm trong vô vàn loại chất tồn tại từ tầng cao nhất đến thấp nhất, từ

vi mô đến vĩ mô, cho đến tầng xã hội loài người chúng không có gì khác hơn hai loại bản tính

sinh ra các chất liệu hiển lộ trong cuộc sống và vật chất. Nhưng cuộc sống và vật chất từ cao

đến thấp cho đến xã hội loài người bao gồm vô số các chất từ mức vi mô đến vĩ mô.

Nếu loài người không còn quan tâm đến chuẩn mực đạo-đức, xã hội sẽ hỗn loạn, sẽ có nhiều

thiên tai nhân hoạ. Nếu người tu không loại bỏ ma-tính bằng tu tâm, thì công sẽ lẫn lộn

những điều xấu và người đó sẽ chẳng được gì trên con đường tà ấy.

Lý Hồng Chí

26 tháng Tám, 1996

Phơi bày

Hiện nay đã có nhiều người tu đã đạt hoặc sắp đến đích con đường tu luyện. Thật trang

nghiêm biết bao khi ta đến đích! Trên thế gian này không có gì tuyệt vời hơn, vinh danh hơn,

và huyền diệu hơn. Để tới đây, trên từng bước người tu phải theo gắt gao các chuẩn mực tâm

tính. Hơn nữa, mỗi một nấc lên một tầng mới phải trên cơ sở quan sát hiểu biết chuẩn mực

tâm tính đến đâu. Nhìn chung các học viên đều có chuẩn mực tâm tính tốt, nhưng vẫn có

những người còn dò dẫm vấp váp vì còn tâm dính mắc chưa từ bỏ được. Bề ngoài họ cũng

nhìn nhận rằng Đại Pháp là tốt, nhưng họ không thật sự tu luyện. Nhất là trong bối cảnh mọi

người đều nói nằng Đại Pháp là tốt; tất cả mọi người, từ kẻ có địa vị cao trên xã hội đến tầng

lớp người thường đều đánh giá cao Đại Pháp. Chính phủ cũng nói những điều tốt lặp theo những gì ngoài dân chúng. Vậy, ai là người trung thực?Ai chỉ lặp theo đơn thuần? Chúng ta

đã thay đổi tình huống ngoài xã hội và đảo ngược bối cảnh: Hãy xem ai vẫn khẳng định rằng

Đại Pháp là tốt, và ai sẽ thay đổi ý kiến. Làm như thể, chẳng phải đột nhiên mọi thứ sẽ sáng

rõ như minh châu ư?

Từ sự kiện liên quan đến Quang-Minh Nhật-báo đến nay, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đã đóng

vai trò: một số kiên định vào đường tu chân chính; vì uy tín của Đại Pháp, một số đã viết bài

mà không ngại chính quyền; một số tuyên bố bác bỏ những gì bất công xuất phát từ bài báo

thiếu trách nhiệm. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn, một số khác không tu chính nội tâm

mình, mà lại tham gia vào những hoạt động bất hoà làm tình huống trở nên phức tạp hơn nữa.

Có người thậm chí dừng tu luyện vì sợ ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi cá nhân. Lại có

người khác lưu truyền đồn đại những tin tức không cân nhắc đến tính ổn định của Đại Pháp,

làm tình trạng phá hoại Pháp trở nên nghiêm trọng hơn. Cũng có một vài liên lạc viên chủ

chốt tại các vùng khác nhau đưa ra những phân tích tình hình Đại Pháp theo thói quen xu thời

không lành mạnh vốn đã hình thành qua những năm đấu tranh chính trị. Lắp ráp những sự

kiện riêng rẽ tại các khu vực khác nhau, họ kết luận rằng một xu thế xã hội mới đang đến và

họ chủ động gặp những học viên tu luyện. Dẫu viện đến lý do thế nào, còn có cách phá hoại

Pháp nào mạnh hơn như thế nữa? Tệ hơn, có người còn khuấy động bằng những đồn đại này

khác, như thể là tình huống còn chưa đủ lộn xộn.

Đại Pháp thuộc về vũ trụ, nó được chuyển đến mãi đến tầng nhân loại. Một khi Pháp lớn

tuyên giảng, chẳng phải sẽ có rất nhiều điều được sắp xếp từ trước? Chẳng phải những gì xảy

đến để kiểm nghiệm mức tâm tính của môn đệ Đại Pháp? Thử hỏi tu luyện là gì? Khi quý vị

nói là tốt, tôi nói là tốt, và mọi người khác cũng nói là tốt, thì làm sao biết được lòng người?

Chỉ kinh qua thời điểm gay gắt, ta mới thấy được lòng người mà thôi. Không đủ năng lực xả

bỏ tâm dính mắc, người ta còn dám phản bội lại các vị Phật-điều này liệu có thể coi nhẹ?

Một số thấy sợ hãi. Nhưng quý vị sợ điều gì? Hỡi các đồ đệ! Chẳng phải ta đã từng dạy rằng

có một vị thành công khi tu A-la-hán đã vị rớt xuống khi tâm sợ hãi xuất hiện? Tất cả tâm

dính mắc của người đời phải xả bỏ hết, bất kể đó là tâm gì. Một số đồ đệ nói: "Có gì phải sợ?

Thân ta vẫn ngồi đây, kể cả khi đầu lìa khỏi cổ". So sánh, đó chỉ chỉ mới đề cập đến gắng tiến

tu của một người. Tất nhiên, có những liên lạc viên chủ chốt quan tâm đến sự an nguy của

Đại Pháp; đấy là chuyện khác.

Chúng ta chỉ muốn những đồ đệ chưa thật sự tinh tấn tu luyện tự nhận ra thiếu sót của mình,

làm rõ ra những ai vẫn còn đang vấp váp ngoài rìa, và những ai phá hoại Đại Pháp, và để

những kẻ chân tu đến đích.

Lý Hồng Chí

28 tháng Tám, 1996

Tu luyện không phải làm chính trị

Có những người tu bất mãn với xã hội và chính trị; họ đến học Đại Pháp với tâm dính mắc

mạnh quá chưa xả bỏ được. Họ thậm chí thử vận dụng ưu thế Đại Pháp để tham gia chính

trị-một hành động xuất phát từ suy nghĩ dơ dáy, phỉ báng Phật và Pháp. Không từ bỏ tâm

này, người tu không thể đến đích.

Qua các bài giảng, tôi đã nhấn mạnh rằng dạng thức của xã hội loài người-bất kể xã hội hay

thể chế nào-đều do tiền duyên xác lập theo thiên ý. Người tu không nên bận tâm đến những

sự vụ ngoài đời, huống là tranh đấu chính trị. Xã hội đối xử với ta ra sao, chẳng phải nên hiểu

đó là kiểm định tâm cho người tu? Chúng ta không nên tham gia chính trị.

Chẳng hạn hình thức tu luyện Đại Pháp của chúng ta. Ta không dựa vào bất kỳ thế lực chính

trị nào, cả trong và ngoài nước. Những kẻ có ảnh hưởng lớn kia đâu phải người tu, do vậy họ

chắc chắn không thể giữ bất kỳ vị trí hoặc trách nhiệm nào trong Đại Pháp-cả trên danh và

thực.

Các đồ đệ! Phải ghi nhớ rằng chúng ta thực hành chính tu! Phải xả bỏ danh, lợi, và tâm người

đời. Hoàn cảnh xã hội liệu có liên quan gì đến con đường tu luyện không? Chỉ khi nào quý vị

xả bỏ hết tất cả tâm dính mắc, không còn vương vấn gì, khi đó mới nói đến tu luyện đến đích.

Ngoài việc hoàn thành tốt công việc tham gia trong xã hội, người tu không được để tâm đến

chính trị hoặc bất kể thế lực chính trị nào; nếu không kẻ đó không phải đệ tử của tôi.

Chúng ta có thể có những đồ đệ đắc Pháp thành chính quả; cũng như thế, chúng ta có thể

huấn giảng lòng người xã hội trở nên tốt hơn-điều này có tác dụng tốt đến sự ổn định xã hội

loài người. Nhưng Đại Pháp không phải vì xã hội loài người mà tuyên giảng; Đại Pháp tuyên

giảng là để quý vị tu hành đến đích.

Lý Hồng Chí

3 tháng Chín, 1996

Người phụ trách phải là người tu

Người phụ trách tại các trạm phụ-đạo các khu vực khác nhau là những ai có thể vất vả vì Đại

Pháp mà không phàn nàn gì. Có nhiều vị, chỉ vì không giữ được quan hệ tốt với người khác

cho nên không cộng tác được tốt trong công việc. Điếu đó làm tổn hại lớn đến diện mạo của

Đại Pháp trong lòng người. Có người đã hỏi tôi liệu có phải vì những vị kia không đủ năng

lực công tác. Tôi cho rằng đó chỉ là cách nhìn nhận của người đời. Điểm chốt là ở chỗ là

chính quý vị, với cương vị là trưởng trạm hoặc phụ-đạo viên, cũng là người tu chưa tự mình

xả bỏ được hết tâm dính mắc-quý vị cần điều kiện để xả bỏ chúng. Nhưng khi mâu thuẫn

giữa những phụ-trách viên xảy đến, quý vị lại biện hộ "không cộng tác tốt" hoặc "công tác

Đại Pháp" để gạt vấn để sang một bên, mà không nhận ra rằng đây là một điều kiện tốt để tự

soi tâm mình cầu tiến bộ. Vì điều quý vị làm không phải là xả bỏ tâm dính mắc, do vậy mâu

thuẫn kia lại xuất hiện. Điều ấy hiển nhiên sẽ làm nhiễu công tác Đại Pháp của quý vị. Quý vị

có hiểu rằng mâu thuẫn giữa những phụ-trách viên là do tôi sắp đặt ra để quý vị tự nâng cao

hay không? Vậy mà quý vị lại viện đến công tác Đại Pháp để che khuất tâm mình, cái lẽ ra

phải được nâng cấp. Khi mâu thuẫn trở nên lớn quá không vượt qua được, quý vị làm tôi rất

đau lòng. Mọi người có hiểu được cảm giác của tôi khi ấy không? Lẽ nào cứ đơn thuần làm

công tác Đại Pháp, làm trưởng trạm là có thể tu đến đích mà khỏi phải tu hành tâm tính. Một

học viên bình thường cũng tự hiểu được rằng tâm tính sẽ nâng cấp qua mỗi lần thử thách-tại

sao trưởng trạm phụ-đạo lại không hiểu được như thế? Để quý vị có thể tăng tiến hơn nữa,

không thể không thử thách tâm quý vị khi mâu thuẫn phát sinh được. Làm công tác Đại Pháp

chính là một cơ hội tốt để tu tâm tính!

Tại sao tôi lại viết riêng bài này cho quý vị? Là vì mỗi hành động, lời nói của quý vị đều có

ảnh hưởng trực tiếp đến người tu. Nếu quý vị tu luyện tốt, thì quý vị cũng truyền Pháp tại địa

phương cũng tốt và người tu nơi ấy do vậy cũng tu luyện tốt hơn. Nếu không quý vị sẽ làm hại Pháp. Là nòng cốt của Đại Pháp trong lòng xã hội, tôi không thể để quý vị làm công tác

mà không tu hành đến đích được.

Lý Hồng Chí

3 tháng Chín, 1996

Tu luyện là gì?

Về vấn đề này, nhiều người hiểu rằng tu luyện chỉ là tập các động tác, ngồi thiền, và học

những câu chú, rồi tất cả sẽ cho phép thay đổi bản thân thành Thần, Phật, hoặc cho phép đắc

Đạo. Thật ra đó không phải là tu luyện, mà chỉ là thực hành những kỹ năng của thế giới này.

Trong tôn giáo, phải hết sức chuyên tâm vào tu tâm, nó được gọi là tu hành. Cũng vì thế mà

nó đi thái quá. Các vị sư sãi nhọc công tụng kinh và coi rằng việc hiểu thấu đáo kinh điển là

con đường đến đích. Thực ra khi Phật Thích-ca Mâu-ni, chúa Giê-su, và Lão-tử còn tại thế,

không hề có những kinh sách ấy-chỉ có chính tu mà thôi. Những gì bậc thầy đại dức giảng

là hướng dẫn tu hành. Nhớ lại những lời ấy, kẻ hậu học biên chép thành sách gọi là kinh. Dần

dần họ nghiên cứu triết lý Phật giáo, hoặc Pháp luận. Khác với thời những bậc thầy đại đức-

người học chuyên tâm vào chính tu và xem lời thầy như giáo huấn hướng dẫn tu luyện-họ

lại đi nghiên cứu giáo điển và theo đuổi học vị tôn giáo thay cho tu luyện.

Đấy là bài học quá khứ. Các đồ đệ Pháp Luân Đại Pháp phải ghi nhớ rằng không được phép

xem Pháp như học vị kinh viện giống như người đời hoặc các vị sư sãi mà không chuyên tâm

tu hành chân chính. Tại sao tôi yêu cầu quý vị nghiên cứu, đọc, và ghi nhớ cuốn Chuyển

Pháp Luân? Đó là để hướng dẫn tu luyện! Người tập động tác mà không học Pháp thì cũng

không phải là đồ đệ Đại Pháp. Chỉ khi nào quý vị học Pháp và tu tâm thêm vào đó là phương

tiện tu đến đích-các động tác-qua đó thật sự thay đổi cơ bản bản thân và nâng cao tâm

tính, nâng lên tầng cao hơn, khi đó mới được gọi là tu luyện chân chính.

Lý Hồng Chí

6 tháng Chín, 1996

Đại Pháp vĩnh viễn sáng trong như ngọc

Tôn giáo không được lẫn lộn vào chính trị; nếu không vị lãnh tụ sẽ phải bận tâm đến sự vụ

ngoài đời. Dùng miệng lưỡi răn dạy lòng người phải thiện để hướng tâm về thế giới thanh

tịnh, trong khi chính tâm ông ta lại hướng về ma quỷ và nguỵ đạo đức; cái mà ông ta theo

đuổi rốt cuộc chỉ là tư danh tư lợi. Quyền lực là thứ người đời thèm khát, nhưng danh vọng

lại là chướng ngại lớn trên đường tu. Dần dần người này sẽ trở thành lãnh đạo một tôn giáo

ma quỷ. Bởi vì mục đích của tôn giáo là huấn dạy người ta tốt hơn để trở về thiên giới, do

vậy nguyên lý tuyên giảng nhất định phải cao hơn nguyên lý người đời. Nếu đem áp dụng

vào chính trường xã hội, thì đấy chính là sự tha hoá tệ hại nhất của nguyên lý thiên giới.

Thần, Phật lẽ nào lại theo đuổi những dính mắc nhân thế, rồi đi tham gia vào sự vụ chính trị

dơ dáy hoặc tranh giành quyền lực ngoài xã hội người đời? Đó là việc làm của người đời tuân

theo ma-tính của họ mà thôi. Một tôn giáo như thế sẽ bị chính quyền lợi dụng để thực thi bạo

lực và khai phát chiến tranh tôn giáo; vậy nó là tà giáo làm hại nhân loại.

Cố gắng để "mọi người đều thực hành tôn giáo" cũng không thể được. Trước hết, làm như

thế rất dễ làm học thuyết tôn giáo biến đổi và xuống cấp trở thành một môn lý thuyết của

người đời. Thứ hai, tôn giáo ấy dễ biến thành một công cụ chính trị, như thế làm nhơ bẩn

hình ảnh về Phật Pháp. Thứ ba, lãnh tụ tôn giáo sẽ trở thành chính khách, kết quả làm tôn

giáo tàn lụi, rồi biến thành tà giáo.

Pháp Luân Đại Pháp không phải là một tôn giáo, nhưng những thế hệ sau sẽ hiểu nó là một

tôn giáo. Nó huấn dạy loài người về mục đích tu hành, chứ không phải xây dựng một tôn

giáo. Sẽ có rất nhiều người học Đại Pháp, nhưng không được phép biến tất cả công dân một

quốc gia trở thành tín đồ và làm cho mọi người đều tham gia quá trình tu luyện thống nhất.

Tu luyện Đại Pháp luôn luôn phải là công việc tự nguyện. Không được phép ép buộc người

khác tu luyện.

Trong tương lai, Đại Pháp không được phép sử dụng cho mục đích chính trị, dù tại bất kể giai

đoạn nào. Đại Pháp có thể làm lòng người tốt hơn, như thế ổn định xã hội. Nhưng dù thế nào

đi nữa nó không được tuyên giảng với mục đích duy trì những gì ngoài xã hội người đời. Các

đồ đệ, hãy ghi nhớ rằng trong tương lai, dẫu chính trị và quyền lực có gây sức ép mạnh đến

đâu đi nữa, cũng không được để Đại Pháp bị các thế lực chính trị lợi dụng.

Không bao giờ được làm chính trị, cũng không được can thiệp vào các sự vụ quốc gia. Hãy

tinh tấn chính tu và hành thiện. Hãy gìn giữ Đại Pháp trong sáng, không thay đổi, và bất hoại

như kim cương, và như thế nó sẽ tồn tại mãi.

Lý Hồng Chí

7 tháng Chín, 1996

Nhận thức hơn

Về vấn đề Phật-tính và ma-tính, tôi đã giải thích rất rõ. Tất cả những kiểm định quý vị gặp

phải đều được sắp đặt để quý vị xả bỏ ma-tính của mình. Quý vị đã không hiểu như vậy và

thỉnh thoảng quý vị viện đến những lý do nào đó hoặc viện đến Đại Pháp để tự che giấu, như

thế quý vị đã không tăng tiến tâm tính và liên tục bỏ lỡ những cơ hội tu hành.

Quý vị có tự nhận ra không? Chừng nào quý vị còn là người tu, thì dù ở bất kỳ môi trường

nào, hoàn cảnh nào, khi quý vị gặp bất kỳ một vướng mắc hay điều khó chịu nào, dẫu rằng

điều đó liên quan đến chính công tác Đại Pháp, hoặc dẫu rằng quý vị tự cho mình là thần

thánh đến đâu đi nữa, tôi vẫn vận dụng chúng để giúp quý vị xả bỏ tâm dính mắc và hiển lộ

ma tính trong quý vị để quý vị có thể xả bỏ, bởi vì điều quan trọng hơn hết chính là tinh tiến.

Nếu quý vị luôn luôn tinh tấn bằng cách ấy, thì những gì quý vị làm với tâm trong sạch sẽ

luôn là điều tốt nhất và thiêng liêng nhất. Lời cảnh tỉnh

Tôi đã tuyên giảng Đại Pháp được bốn năm. Có những học viên tiến bộ rất chậm về tâm tính

và tầng cấp cảnh giới; họ vẫn ở giai đoạn cảm nhận trong cách thức họ hiểu về tôi và Đại

Pháp, họ luôn luôn thấy biết ơn tôi về những cải thiện trên thân xác họ và hiển tướng của

những công năng đặc dị có được-đấy chỉ là cách hiểu của người đời. Nếu quý vị không

muốn thay đổi tình trạng là một người và có ý thức nâng tầm để hiểu chân chính về Đại Pháp,

thì quý vị sẽ bỏ lỡ cơ hội. Nếu quý vị không chịu thay đổi lối tư duy mà quý vị, như một

người đời, đã hình thành qua hàng nghìn năm ăn sâu vào xương tuỷ, thì quý vị không thể nào

vượt khỏi cái vỏ ngoài con người kia để tiến đến đích được đâu. Không nên lúc nào cũng

trông chờ vào tôi gạt bỏ bớt nghiệp chướng trong khi quý vị không thật sự tinh tiến trong

Pháp và vượt trội lên trên lối suy nghĩ tư duy của loài người. Cách suy nghĩ, tri kiến, và đánh

giá của quý vị về tôi và Đại Pháp là biến hiện của cách nghĩ người đời. Nhưng điều tôi tuyên

giảng, trên thực tế, vượt khỏi phạm vi con người, và đưa đến chính kiến đúng đắn về Đại

Pháp.

Khi tu luyện, quý vị không thật sự tinh tấn nơi chính mình, mà điều ấy mới làm thay đổi bản

chất bên trong. Trái lại, quý vị trông chờ vào quyền năng của tôi và vận dụng những yếu tố

bên ngoài. Như thế không thể chuyển nhân-tính của quý vị thành Phật-tính được. Nếu mọi

người học đều thật sự hiểu Pháp nơi đáy lòng, thì đấy chính là hiển lộ chân thực của Pháp với

quyền năng vô biên-Phật Pháp phi thường tái hiện nơi thế giới nhân loại.

Lý Hồng Chí

10 tháng Chín, 1996

Không bao giờ được trộm Pháp

Các đồ đệ! Tôi đã nhắc nhiều lần rằng trao truyền Đại Pháp cho con người đã là một ân huệ

to lớn. Đây là việc làm chưa xảy ra trong nhiều tỷ năm! Vậy mà có người không biết quý

trọng nó. Người khác thậm chí còn muốn thay đổi Pháp hoặc bài tập động tác để chuyển

thành cái gì đó riêng họ, hoặc riêng dân tộc hoặc quốc gia của họ. Hãy suy nghĩ xem! Quý vị

cho rằng thế là tốt chỉ vì tư lợi hoặc lợi ích riêng cho dân tộc hoặc quốc gia hoặc cái gì đó

tương tự-đấy là cách nghĩ của người đời; nhưng đây đâu phải là thứ của người thường!

Pháp được tuyên giảng đâu phải giành cho quốc gia quý vị. Đây là Pháp của vũ trụ, là bản

chất của Phật Pháp! Nó được truyền giảng cho con người để cứu rỗi họ. Thế mà quý vị lại

dám thay đổi Pháp lớn như thế...? Chỉ thay đổi chút xíu Pháp thôi cũng đã là tội lỗi to lớn.

Đừng bao giờ nảy sinh tâm ma quỷ như thế chỉ vì quý vị vẫn chưa xả bỏ hết tâm dính mắc

người đời! Điều ấy rất nghiêm trọng!

Quý vị có biết chăng? Gần đây một vài học viên đột nhiên chết; trong đó một số chết chính là

vì họ đã phạm chính tội lỗi này. Đừng nghĩ rằng Sư-phụ có thể làm gì cho quý vị. Quý vị phải

biết rằng có vô số Thần hộ Pháp tại các tầng cấp khác nhau mà nhiệm vụ của họ chính là bảo

vệ Pháp. Ngoài ra ma quỷ cũng không để quý vị yên! Bởi vì quý vị tu luyện chính Pháp thoát

khỏi nghiệp chướng mà quý vị mắc nợ từ kiếp trước. Một khi quý vị bị rớt lại tầng cấp người

thường, sẽ không còn ai hộ vệ quý vị nữa và ma quỷ sẽ lấy mạng quý vị. Tìm kiếm sự che

chở của các vị Phật, Đạo, Thần thánh khách cũng không có tác dụng gì đâu, vì họ cũng không

che chở kẻ đã phá hoại Pháp. Ngoài ra, nghiệp chướng sẽ hoàn lại quý vị như cũ.

Tu luyện rất khó, nhưng rớt xuống lại rất dễ. Khi không vượt qua thử thách hoặc không từ bỏ

được tâm dính mắc quá mạnh, người tu có thể rớt xuống, đảo hướng sang miền đất đối diện.

Đã có quá nhiều bài học trong lịch sử. Một khi nào rớt rồi mới bắt đầu hối tiếc, nhưng đã quá

muộn.

Lý Hồng Chí

22 tháng Chín, 1996, tại Bangkok (Băng-cốc)

Khai ngộ là gì

Khai ngộ cũng được gọi là huệ ngộ. Trong Đại Pháp, nó gọi là khai-công; nghĩa là người tu

luyện viên mãn, hoàn thành toàn bộ tiến trình tu, và chuẩn bị lên thiên giới.

Khi khai ngộ thì người ngộ sẽ đến trạng thái nào? Người tu Phật thành công sẽ thành Phật;

người tu Bồ-tát đạo sẽ thành Bồ-tát; người tu A-la-hán đạo sẽ thành A-la-hán; người tu đạo

Lão sẽ đắc Đạo; người tu Thần đạo khi ấy đã là Thần. Sau khi tu luyện viên mãn người giác

ngộ vẫn phải thực thi một số việc nơi xã hội loài người hoặc hoàn tất một số ước nguyện, họ

cần sống giữa mọi người trong một thời gian. Nhưng sống giữa người đời là công việc rất

khó đối với họ. Bởi vì họ đã khác xa người đời trong cảnh giới suy nghĩ, họ có thể nhận rõ tất

cả tà niệm trong đầu người đời, chẳng hạn tâm dính mắc nặng nề, lòng ích kỷ, dơ dáy, làm

hại lẫn nhau. Ngoài ra họ có thể đồng thời nhận thức từng niệm đồng thời trong hàng nghìn

người. Hơn nữa, nghiệp, virus tồn tại mọi nơi ngoài xã hội người đời; có quá nhiều thứ có hại

trong khí quyển mà con người không biết. Họ [bậc giác ngộ] thấy rõ hết thảy. Nghiệp chướng

ngoài xã hội loài người thời kiếp hoại rất là nhiều. Khi thở, người ta hít vào rất nhiều nghiệp,

virus và hơi độc. Họ thấy rất khó khi ở lại thế giới con người này.

Vậy trông họ như thế nào? Đó chỉ là những người học vẫn để tâm dính mắc vào điều những

chuyện như thế và cố cách tìm hiểu. Đừng có xoi mói coi xem ông này hoặc bà kia có giống

kẻ giác ngộ hay đã tu luyện viên mãn hay chưa. Hãy chuyên tâm tu luyện chân chính. Coi xét

người khác để làm gì? Học viên đã ngộ thường không tự thể hiện mà trái lại âm thầm tu

luyện chân chính. Họ có tuổi tác khác nhau và trông không hề khác người thường chút nào.

Thông thường họ tránh bị để ý. Mặc dù họ có đầy đủ thần thông biến hoá, họ xem người

thường chỉ là loại sinh linh nhỏ bé thấp kém không đáng biểu diễn. Hơn nữa, người thường sẽ

nảy sinh các loại ý niệm nhân thế cấp thấp khi chứng kiến thần thông ấy, làm trầm trọng tâm

dính mắc quá khích; đối với kẻ giác ngộ là điều không thể chấp nhận được. Người thường

khó lòng hiểu được ý nghĩa chân thực của Phật Pháp thần thông.

Hiện nay có một số học viên bận tâm quá đến nhiều thứ ngoài việc tinh tấn tu luyện, và họ

tìm kiếm mọi nơi các bậc giác ngộ. Tất cả hãy nghĩ xem: bậc giác ngộ đã thành Phật và có

được tất cả những gì một vị Phật có. Họ đâu có cho phép người đời tự nhiên gặp họ được?

Người thường biết gì về các vị Phật? Khi mà quý vị tìm kiếm khắp nơi, thì tâm dính mắc,

lòng hiếu kỳ, tâm phô trương, tính quấy rối cộng với những theo đuổi nàu khác cùng lúc làm

nhiễu việc tu luyện vắng lặng. Vì vậy, quý vị có biết họ cảm nhận thế nào về chuyện này?

Đối với họ, mỗi hành động hữu ý của người đời đều làm họ cảm thấy khó chịu!

Có một số học viên đến từ tầng cấp rất cao để đắc Pháp, do vậy họ sẽ đạt ngộ trong thời gian

rất ngắn. Hai năm tu luyện mà tôi nói đến để chỉ những đồ đệ này. Nhưng tất cả đồ đệ Đại

Pháp đều thực sự tinh tấn tu luyện rất nhanh; nhiều vị sẽ sớm đắc ngộ, và đây là điều mà các

bậc tu luyện trong quá khứ không thể tưởng tượng được. Tôi mong rằng mọi người giữ tâm bình lặng, kiên tâm liên tục tiến tu. Mỗi mỗi vị đến đích, tôi sẽ tiếp dẫn (tiếp tống) từng

người.

Lý Hồng Chí

26 tháng Chín, 1996

Tái tạo nhân loại

Thực tại mà con người tri kiến được là hiểu biết nông cạn về lịch sử và những ảo tưởng do

khoa học thực nghiệm bày đặt ra. Nó không phải là hiển tướng chân thực của thực tại vĩ đại

của vũ trụ. Hơn nữa, thực tại chân thật sẽ đưa đến nền khoa học mới và tri kiến mới. Pháp và

nguyên lý của vũ trụ sẽ một lần nữa xuất hiện nơi nhân thế.

Tính ích kỷ, tham lam, si ngốc của con người xen lẫn với tâm thiện thừa hưởng từ nhân-tính,

và con người vô tình gây nên những thứ họ phải gánh chịu; điều ấy hiện nay đang dần dần

nuốt lấy xã hội. Nhiều vấn đề xã hội với các dạng thức khác nhau đang lộ ra và khủng hoảng

rình rập khắp nơi. Khi đạo đức xã hội xuống cấp, không còn hiểu được rằng lòng người hiểm

ác mới chính là nguồn gốc độc hại mọi vấn đề xã hội, con người luôn luôn dại dột tìm lối

thoát qua những biến hiện bên ngoài xã hội. Kết cục là con người không nhận ra rằng chính

những cái gọi là "lối thoát" ấy lại đang đóng kín họ lại. Rồi lại càng ít lối thoát hơn, và vấn

đề nảy sinh sau lại tệ hại hơn vấn đề trước. Với bao nhọc nhằn, con người tìm ra một chỗ

thoáng mới nho nhỏ và họ đưa ra những đánh giá mới, để rồi họ lại đóng lại nốt chỗ thoáng tí

tẹo ấy. Chuyện ấy lặp đi lặp lại, và đến lúc không còn chỗ thoáng, không còn lối thoát, và

người ta cũng không thể nhìn thấy chân lý bên ngoài không gian đóng kín của mình. Con

người phải gánh chịu tất cả những gì họ tự gây ra. Đấy là cách cuối cùng vũ trụ phải bài trừ

những sinh mạng.

Vua của những vị Phật, với lòng từ tâm vô hạn đã để lại Phật Pháp cho con người. Vũ trụ một

lần nữa lại cho nhân loại một cơ hội mới, cho phép Phật Pháp oai nghi lại một lần nữa hiển lộ

chân tướng vũ trụ cho thế giới loài người, rũ sạch những điều dơ dáy và ngu muội, và dùng

chính ngôn ngữ loài người để diễn đạt sự huy hoàng rực rỡ của Phật Pháp. Hãy trân trọng gìn

giữ Pháp! Phật Pháp được đưa đến ngay trước mắt quý vị.

Lý Hồng Chí

28 tháng Chín, 1996

Sự biến dị

Hạnh kiểm xấu của thầy tu đã hoàn toàn vi phạm những thệ nguyện trong sạch từng hứa, đã

biến nhiệm vụ thánh thần giao phó trở nên đáng giá không bằng một xu, đã làm sửng sốt cả

con người lẫn thần thánh. Người tốt đã từng xem họ như những kẻ duy nhất đáng tin để cầu

cứu độ. Người đời thất vọng và mất lòng tin vào tôn giáo, và cuối cùng con người mất hẳn

đức tin vào Chúa, vì vậy phạm vào mọi điều xấu xa không còn hạn chế. Điều ấy đi thái quá,

và con người hôm này đã hoàn toàn trở nên thoái hoá, thể hiện tính chất của ma quỷ, làm các bậc thánh thần mất hẳn lòng tin vào con người. Đó là một trong những lý do chính tại sao

thần thánh không còn chăm lo cho loài người nữa.

Lý Hồng Chí

10 tháng Mười, 1996

Vô-lậu trong Phật tính

Trong quá trình thuyết Pháp, tôi đã nhắc nhiều lần rằng kinh sách xuất hiện trong Phật giáo

của đức Thích Ca và vào thời mạt Pháp hiện nay phần lớn là do một số người xen thêm vào

lời lẽ riêng và tri kiến riêng của mình-đó là bài học lớn nhất trong lịch sử. Vậy mà một số

đồ đệ vẫn không chịu từ bỏ những tâm dính mắc của người đời. Bị ma-tính lợi dụng do họ

vẫn còn tâm dính mắc vào tính thích thể hiện tài văn chương từ ngữ, họ vô tình phá hại Phật

Pháp.

Gần đây một số người gọi đó là "gom nước bẩn": sau khi đã tu luyện và hiểu sâu hơn, học

viên trình bày trong hội chia sẻ kinh nghiệm về những thiếu sót gặp phải trong quá khứ. Điều

này làm thay đổi hoàn toàn phương pháp tu luyện. Tu luyện là việc làm thiêng liêng, nó

không phải là việc tự phê bình hay hối cải theo kiểu người đời. Các đồ đệ! Không nên máy

móc lặp theo ngôn từ do người đời sử dụng hay nói đến. Chẳng phải như thế là ghép thêm

vào Pháp hay sao? Năm ngoái, sau khi một trạm phụ-đạo đưa ra bốn câu, tôi đã đặc biệt viết

bài Cải chính cho tình huống ấy. Hãy hiểu rằng việc này rất quan trọng. Tất nhiên, hiện nay

có một số thuật ngữ không thích hợp vẫn còn đang lưu hành. Quý vị hãy tự nghĩ xem: Nếu

hôm nay thêm một chữ, mai thêm một từ, rồi thời gian qua đi cho đến thế hệ tương lai chẳng

còn có thể nhận ra chữ đấy là của ai nữa, và Đại Pháp dần dần biến đổi.

Quý vị phải ghi nhớ rằng, dạng thức tu luyện tôi để lại cho quý vị là điều không được biến

đổi. Không được làm việc gì mà tôi không làm, không được dùng thứ gì mà tôi không dùng.

Trong tu luyện quý vị phải nói mọi điều theo đúng tôi đã nói. Hãy lưu ý! Vô ý thay đổi Phật

Pháp và phá hoại Phật Pháp cũng tác hại như nhau!

Tôi cũng muốn nói rằng, bản tính của quý vị trong quá khứ về căn bản là vị ngã và ích kỷ. Từ

nay trở đi, bất kể quý vị làm điều gì, hãy nghĩ đến người khác trước, như thế để thực ngộ

được vô ngã và vị tha. Từ nay trở đi, dẫu quý vị làm gì, hãy quan tâm đến người khác-thậm

chí đến cả thế hệ tương lai-cùng với sự ổn định vĩnh cửu của Đại Pháp.

Lý Hồng Chí

13 tháng Hai, 1997

Tâm thanh tỉnh

Đến lúc phải có đôi lời nhận xét về phương pháp công tác mà trưởng trạm phụ-đạo tại các

vùng khác nhau thực thi. Triển khai những yêu cầu do Trung-tâm Nghiên-cứu đề xuất là việc

làm đúng, tuy nhiên quý vị phải lưu ý cách làm như thế nào. Tôi thường nói, nếu tất cả những

gì một người muốn chỉ là điều tốt cho người khác, thì những điều anh ta nói ra có thể làm người nghe cảm động khóc lên được. Tôi không chỉ giảng Pháp, tôi còn để lại cho quý vị

cách hành xử của tôi. Trong công tác, giọng nói, lòng tốt, và tính hợp tình hợp lý của quý vị

sẽ cảm hoá lòng người; còn dùng mệnh lệnh thì không thể được! Nếu lòng người chưa thật sự

được thuyết phục, thì họ cũng chỉ chấp hành theo cái vỏ bề ngoài thôi, còn họ sẽ tự hành

động theo cách riêng của họ khi không có người khác bên cạnh.

Mọi công tác Đại Pháp đều chung mục đích để mọi người đắc Pháp và để đồ đệ tinh tiến.

Những gì ngoài hai điểm ấy đều không có giá trị. Vì vậy, mọi thứ cần sắp đặt phù hợp điều

kiện địa phương và hoàn cảnh học viên, chứ không thể tuyệt đối quá được. Học Đại Pháp là

tự nguyện, huống nữa là các hoạt động tổ chức! Thực ra, người phụ- trách một trạm trước hết

cũng phải là người dẫn đầu trong tu luyện. Một người nếu học Pháp chưa tốt, thì làm công tác

tốt sao được. Không nên biến hội chia sẻ kinh nghiệm do trạm phụ-đạo tổ chức thành một

buổi tự phê bình. Pháp-hội trang trọng như thế đâu phải để phô diễn mặt tiêu cực xã hội, lại

càng không nên ép buộc học viên khai ra những thiếu sót sai lầm trong quá khứ khi họ vốn

chỉ là người đời; làm thế quý vị có thể gây ra những tác động xấu, nghiêm trọng làm ảnh

hưởng đến uy tín Đại Pháp. Quý vị phải rõ, mình nên làm gì, không nên làm gì. Tu luyện rất

nghiêm túc. Pháp hội có mục đích giúp học viên tinh tiến, khuyếch trương Đại Pháp, chứ

không phải để công bố những sai sót quá khứ của học viên. Họ cần phát biểu về việc tu Đại

Pháp của mình, chứ không phải gom thải cái gọi là "nước bẩn!" Việc làm ấy đâu có liên quan

gì đến tu luyện. Những yếu tố nâng cấp tâm tính cho quý vị hiển tướng khắp mọi nơi trong

công tác quý vị đảm nhận. Không chỉ làm công tác, quý vị cũng tu luyện cho đến đích. Tôi

biết có một vài người rất ít khi đọc sách hoặc tham cứu Pháp cũng như tự xét mình theo

những bài tôi viết mà quý vị vẫn gọi là kinh-văn. "Kinh văn" ấy là cái gì? Chúng chỉ là những

bài viết mà quý vị phải đọc thường xuyên. Quý vị có đọc không? Nếu quý vị học Pháp nhiều

hơn nữa, quý vị sẽ không mắc sai sót như thế trong công tác. Tôi nói rõ sai sót này của quý vị

với mục đích Đại Pháp phát triển lành mạnh hơn, ít vướng mắc hơn. Thực ra, Đại Pháp giúp

quý vị có kinh nghiệm phong phú hơn, và trở thành nòng cốt của Đại Pháp.

Lý Hồng Chí

13 tháng Sáu, 1997 tại Hồng-kông

Ghi lòng tạc dạ

Hỡi những người tu Đại Pháp:

Tôi đề nghị tất cả đồ đệ ngay lập tức huỷ bỏ tất cả những gì tôi không chính thức công bố

rộng rãi nhưng lại được lưu truyền không được tôi cho phép; ví dụ: bài phát biểu của tôi tại

Thừa-đức, những gì một học viên Bắc-kinh trình bày về công năng đặc dị, bài thuyết của

trưởng trạm phụ-đạo tại Đại-liên, câu chuyện hang động của trưởng trạm phụ-đạo Quý-châu

và những bài thuyết khác, không chỉ những bài thuyết của các vị phụ-trách các vùng khác

nhau, cả những gì học viên nói sau khi gặp tôi, các bài phát biểu của các phụ-trách viên

Trung-tâm Nghiên-cứu Đại Pháp, vân vân, kể cả những văn bản, ghi âm, ghi hình, v.v. được

truyền tải từ bài thuyết của tôi mà không được phép chính thức lưu hành. Tất cả phải được

huỷ bỏ ngay lập tức, chúng không được lưu lại với bất cứ lý do gì. Thế nào là "bảo vệ Đại

Pháp"? Đây hoàn toàn là việc bảo vệ Đại Pháp, và một sự kiểm nghiệm xem quý vị có thật sự

tuân theo những gì tôi yêu cầu hay không và quý vị có là đồ đệ chân chính của Pháp Luân

Đại Pháp hay không! Một lần nữa tôi nhắc lại rằng giáo Pháp của đức Phật Thích Ca cũng bị

làm hại như thế. Đó là bài học quá khứ. Từ nay trở đi, bất kỳ ai cũng không được thâu âm hay ghi hình những bài phát biểu của các vị chuyên trách các vùng, hoặc của các đồ đệ, lại

càng không được biên chép rồi sao lưu cho người khác đọc. Đây không phải là vấn đề của

một ai cụ thể, cũng không phải để chỉ trích một ai đó tại đây. Trái lại, đây là việc thanh lọc

Pháp. Hãy ghi nhớ: ngoại trừ nơi Pháp hội mọi người trao đổi kinh nghiệm tu luyện và những

hoạt động lớn do Trung-tâm Nghiên-cứu xác lập, bất kể những gì không thuộc về Đại Pháp

mà lại được lưu truyền trong Đại Pháp là những gì phá hoại Đại Pháp.

Lý Hồng Chí

18 tháng Sáu, 1997

Một đòn nặng

Để thuận tiện phổ cập, hiện nay Đại Pháp tuân theo lối tu luyện trong lòng cuộc đời, và học

viên tự đào luyện trong hoàn cảnh công tác và môi trường người đời. Chỉ có các sư sãi mới

du hành đó đây. Vậy mà có những vị đi khắp đất nước tự nhận là đồ đệ Đại Pháp. Họ đương

nhiên sinh hoạt tại gia đình những đồ đệ Đại Pháp, ăn uống, trò chuyện và đòi hỏi thứ này vật

khác. Dùng mánh khoé lửa phỉnh họ lợi dụng Đại Pháp qua lòng tốt tự nhiên nơi đồ đệ.

Nhưng tại sao các đồ đệ không nhận ra họ? Tu luyện là tự tu bản thân. Hãy suy nghĩ lại đi.

Tại sao những vị kia không yên tâm ở nhà tu luyện cho chân chính? Môi trường phức tạp là

nơi tu tâm rất tốt. Tại sao những vị kia không theo lời tôi cứ du hành đây đó? Tại sao những

vị kia ăn ở, đòi hỏi đủ thứ, ấy vậy mà miệng lại yêu cầu xả bỏ chấp trước? Tôi có dạy thế

đâu? Tệ hơn, có vị còn ngụ tại nhà học viên hàng mấy tháng liền. Chẳng phải đấy là hành

động trắng trợn can thiệp vào học viên hay sao? Tôi thấy rằng các vị kia phải hoàn lại tất cả

những gì đã ăn và lấy đi bằng thủ đoạn kia. Nếu không, Đại Pháp sẽ không cho phép. Nếu

hiện tượng này tái diễn, quý vị hãy hiểu rằng vị kia là kẻ lừa đảo và đi báo cảnh sát vì họ dứt

khoát không phải là học viên chúng ta.

Cũng vậy, một số nơi có cử hành cái gọi là "nhóm thuyết Pháp" không hề được phép, khoe

khoang này nọ và lừa đảo mọi người chung quanh. Có những vị mời một số cá nhân đến

thuyết trình, như thế làm nhiễu hại tiến trình tu luyện của học viên. Bề ngoài tưởng như mấy

vị kia khuyếch trương Đại Pháp, kỳ thực họ tự khuyếch trương bản thân. Tiến trình tu của

học viên đã được Pháp thân của tôi sắp đặt có hệ thống. Một số người học có thể không nhận

ra hoặc không cảm nhận được mà thôi. Vị kia làm thể chẳng phải đã nhiễu hại đến học viên?

Quả thực người mới học Pháp rất khó phân biệt mọi điều. Một số vị thậm chí làm cái gọi là

"thuyết trình" nơi hội có hàng nghìn học viên. Họ toàn nói về bản thân. Họ thậm chí còn định

nghĩa một số câu trong Đại Pháp và diễn giải Đại Pháp trong khi thân họ phát đến học viên

toàn chất nghiệp mà đen và những chấp trước. Trong cuốn Chuyển Pháp Luân tôi đã chỉ rõ

điều này phải cấm. Tại sao quý vị không suy xét? Đặc biệt những vị đảm nhận việc mời và

tiếp đón mọi người phải làm điều ấy [tự suy xét], quý vị đã vô tình gây hại cho đồ đệ Đại

Pháp và không còn xứng đáng là đồ đệ làm công tác Đại Pháp. Không hiểu lời tôi và tuân thủ

những yêu cầu Đại Pháp thì làm sao có thể là đồ đệ của tôi. Chẳng phải đó là phá hoại Đại

Pháp là gì? Hỡi các đồ đệ, không nên lần nào cũng nhầm lẫn cho đến khi tôi phải tường minh

chỉ rõ như thế. Kỳ thực mọi thứ đều có trong Pháp. Tại sao quý vị không đọc sách kỹ hơn

nữa? Tôi đề nghị mỗi người hãy đọc cuốn Tinh Tấn Yếu Chỉ mười lần. Nếu tâm loạn mà đọc

Pháp thì học Pháp không được. Do vậy quý vị phải đọc khi tâm thư thái.

Một số phụ-trách viên một số vùng đã không đọc các sách hoặc học Pháp. Ngoài ra họ còn

nói họ bị nhức đầu khi đọc Pháp. Chẳng phải tà ma đã nhiễu hại họ mà họ lại không quyết

tâm dứt bỏ khỏi điều khiển của chúng hay sao? Ngay một học viên mới cũng nhận ra điều

này. Vị kia làm sao xứng đáng làm phụ-trách viên nữa? Tôi thấy rằng vị kia cần phải tự

nguyện trở thành học viên bình thường và yên tâm tu luyện một thời gian-điều này tốt cả

cho Đại Pháp và bản thân họ. Thậm chí có một vị đã hiểu ngược lại ý bức thư khuyên răn của

tôi, rồi để khoe khoang đã sao chụp lại nhiều bản phân phát cho mọi người mà không nhận ra

lỗi lầm nơi bản thân, và nói rằng: "Thầy thậm chí còn biên thư cho tôi." Một số vị với mục

đích để người khác phải tuân theo mệnh lệnh đã lồng vào diễn thuyết của mình những từ như:

"Thay mặt Thầy Lý, tôi..." Không ai được thay mặt tôi hết. Ngôn từ của quý vị sao lại thành

ngôn từ của tôi? Điều tôi nói là Pháp. Điều quý vị nói có thành Pháp được không? Hỡi các đồ

đệ! Tôi thấy rằng quý vị trước nhất hãy quay về làm học viên bình thường một thời gian cho

đầu óc tỉnh táo lại đã. Dẫu một phụ-trách viên thực thi được bao nhiêu việc nơi người đời đi

nữa, người ấy làm công tác cho Đại Pháp một cách tự nguyện. Công tác thành công chỉ là

hiển tướng nơi người đời. Chính từ uy-đức lớn của Đại Pháp và từ những sắp đặt của Pháp

thân của tôi mới có thể làm người tu đắc Pháp và quảng bá Pháp. Không có Pháp thân của tôi

tham gia, thì ngay việc hộ vệ phụ-trách viên không chắc đã được, huống hồ việc truyền Pháp

rông rãi. Do vậy, quý vị không nên tự đánh giá mình cao quá. Trong Đại Pháp, không hề có

danh tiếng, tư lợi hay chức vị, chỉ có tu luyện mà thôi.

Lý Hồng Chí

18 tháng Sáu, 1997

Lại nhận định về tiêu chuẩn

Gần đây có rất nhiều học viên không hiểu thật rõ những yêu cầu Đại Pháp. Đặc biệt tại một

số vùng nơi phụ trách viên cũng là học viên Đại Pháp mới. Như vậy trong một thời gian ngắn

quý vị phải học Pháp thật kỹ sao cho mọi hành xử của mình phải tuân thủ đúng yêu cầu Đại

Pháp. Hơn nữa, các tổng trạm phụ đạo cần xét chọn người cẩn thận hơn nữa. Ai hướng dẫn

sai lệch cần phải thay ngay, người học Pháp tốt nên được chọn làm phụ trách viên.

Có một số trạm phụ đạo đã mời các vị đã khai mở thiên nhãn đến với mục đích kiểm tra việc

tu luyện của học viên. Trên thực tế tất cả những gì vị kia thấy không phải điều thật mà là ảo

ảnh. Từ lâu tôi đã dặn rằng tiêu chuẩn đánh giá học viên là tâm-tính, ngoài ra không còn tiêu

chuẩn nào khác, và tôi sẽ không cho phép bất kỳ ai chưa khai ngộ hoặc viên mãn có thể thấy

rõ được tình trạng tu luyện nơi đồ đệ của tôi. Vị kia thấy gì cũng chẳng qua chỉ là biến hiện lộ

ra tại những tầng cấp rất thấp họ đã đạt được, và họ đâu có thấy được tầng cấp cao hơn. Nếu

phụ trách viên nhờ vị kia kiểm tra trình độ học viên, vi kia sẽ phát triển dính mắc vào tâm

phô trương. Hơn nữa sẽ bị ma-tính nhiễu hại, do vậy kết quả những gì anh ta thấy sẽ bị ý

tưởng của anh ta làm biến tướng. Anh ta dám nhận làm người kiểm tra học viên đã là việc sai

ngay từ đầu; phụ trách viên lại mời anh ta, ấy lại là không theo lời dạy của tôi. Tại sao quý vị

không nghe theo lời dạy của tôi: "Chuẩn mực duy nhất làm thước đo việc tu của học viên

chính là tâm tính"? Lẽ nào quý vị không hiểu rằng tất cả các tầng không gian đều tồn tại cùng

một vị trí? Các sinh mệnh tại tầng khác dường như đè lên chính xác thân, và trông chúng rất

giống phụ-thể. Chúng tồn tại nơi tầng khác nhưng chúng không liên quan đến con người.

Liệu vị mang hiệu đã khai mởi thiên mục kia có thể phân biệt được rõ tình huống phức tạp

này không?

Cũng vậy, có vị thiếu trách nhiệm tuyên bố người này bị phụ thể, người kia bị phụ thể. Tôi

nói rằng trục trặc không nằm đâu xa mà ở chính những vị tuyên bố kia thôi. Các tầng cấp vũ trụ vô cùng phức tạp. Điều tôi vừa đề cập đến về bản chất vượt xa mọi ví dụ

ngôn từ người đời. Rất nhiều tình huống vượt khỏi khả năng mô tả của ngôn ngữ. Ngay cả

học viên đã thành viên mãn cũng chỉ thấy rõ được những gì vị ấy ngộ được tại mức quả vị

của mình mà thôi, huống là học viên vẫn còn đang tu luyện.

Lý Hồng Chí

18 tháng Sáu, 1997

Kết luận chắc chắn

Này các đồ đệ Đại Pháp, hãy khắc cốt ghi tâm: dù là ai, khi nào, ở đâu, với bất kể lý do gì mà

chia Đại Pháp thành bộ, phái, môn, hay tông cũng là phá hoại Pháp. Không được làm điều tôi

cấm. Tâm lý phô trương cộng với hoan hỷ [thái quá] rất dễ bị ma tâm lợi dụng. Dẫu quý vị có

ngộ được điều gì nơi Đại Pháp đi nữa, đó cũng chỉ là một phần hết sức bé nhỏ nơi nguyên lý

của Pháp tại một tầng cấp nào đấy trong toàn thể nguyên lý vô biên của Pháp. Quý vị không

bao giờ được phép định nghĩa về Pháp hoặc một phần của nó-thậm chí một câu của Pháp

cũng không được phép. Nếu quý phổ cập lời [diễn nghĩ] ấy, thì ngay khi lời nói vừa thốt ra

quý vị đã gây nghiệp ác rất lớn. Trong những tình huống nghiêm trọng, ác nghiệp có thể to

lớn như núi hoặc cao đến tận mây xanh-khi ấy quý vị làm sao tu được? Kẻ nào mà thay đổi

Đại Pháp và tạo lập một hệ mới, kẻ ấy đã phạm tội ác vô cùng lớn không có ngằn mé. Dẫu

một sinh mệnh phải mất đi để đền trả ác nghiệp ấy, sự đau đớn phải chịu khi tận diệt từng lớp

từng lớp sẽ là vĩnh cửu và không bao giờ dứt.

Đại Pháp có thể thanh lọc vũ trụ, vì vậy nó tất phải đủ Pháp lực trấn áp tà ác, loại trừ bất ổn,

thiết lập viên dung hoà hợp và không bao giờ thất bại. Kỳ thực đã có rất nhiều bài học về vấn

đề này. Khi chúng sinh quý trọng Đại Pháp thì cũng biết quý trọng chính sinh mệnh của mình

và yêu thương tất cả sinh mệnh khác. Đại Pháp bất biến bất động, trường tồn miên viễn cùng

vũ trụ. Trời đất mãi bền chắc.

Lý Hồng Chí

1 tháng Bảy, 1997

Đối thoại với [thần] Thời-gian

Sư: Học viên của tôi còn vướng những vấn đề gì?

Thần: Có thể chia học viên của ông làm hai nhóm.

Sư: Vậy hai nhóm thế nào?

Thần: Một nhóm luôn gắng sức tinh tấn trong Pháp bằng cách tuân hành đòi hỏi ông nêu ra.

Nhóm này tốt. Nhóm kia dính mắc vào những điều nhân thế, không muốn xả bỏ, và

không thể vững tiến.

Sư: Đúng, tôi cũng thấy vậy.

Thần: Ông đã cho phép học Pháp qua một quá trình, vậy là nhiều người đến với động cơ

khác nhau. Sau một thời gian học Pháp, hầu hết từ bỏ động cơ ban đầu để học Phăp.

Sư: Một số người tuy vậy vẫn chưa tiến bộ.

Thần: Đợi thế là quá lâu rồi.

Sư": Đúng vậy!

Thần: Theo tôi, không cần phải đợi những ai không thể thành Thần. Kỳ thực, họ chỉ có thể

là người đời thôi.

Sư: (tự nghĩ) Tại cõi người, họ quả đã mất hẳn phương hướng. Họ có lẽ phải chịu kết cục

như vậy. Tôi chỉ e rằng đến phút chót ngay tiêu chuẩn làm người họ cũng lại không

mà đạt thôi!

Thần: Thực ra làm người trong thế giới mới cũng không quá tệ. So sánh với vô vàn sinh

mệnh cao tầng hơn đã bị loại bỏ trong lịch sử, họ xem ra còn may mắn hơn rất nhiều.

Sư: Tôi vẫn muốn chờ một thời gian nữa đến khi những chất vi-mô phá hoại nhân tính

được dọn sạch để xem họ sẽ thế nào, rồi sau đó sẽ quyết định. Dù sao họ cũng đã đến

để học Pháp.

Thần: Hiện thời, trong nhóm này, một số đến học Pháp bởi vì họ không tìm được mục đích

cuộc đời; họ đang dính mắc vào những quan điểm kia mà họ không muốn từ bỏ.

Sư: Những người như thế trong lô học viên mới còn nhiều hơn.

Thần: Một số người đến với Pháp vì họ thấy Pháp có điểm tốt, nhưng họ không từ bỏ những

điểm đang ngăn cản sự thấu hiểu Pháp một cách trọn vẹn.

Sư: Ngay cả trong số đồ đệ lâu năm cũng vẫn có tình trạng này. Hiển lộ rõ nhất là họ luôn

luôn tự so sánh với người đời hoặc với họ trong quá khứ, nhưng lại không biết tự xét

mình theo những yêu cầu Pháp đòi hỏi tại các tầng cấp khác nhau.

Thần: Những trục trặc ấy đã nghiêm trọng hơn đấy. Sẽ tốt hơn nếu họ biết tự xét xem họ có

được những gì mà họ nhận thấy người khác đã đạt được.

Sư: Đây là lúc họ phải sáng suốt hơn, như thế môi trường mới của họ mới trở thành môi

trường thích hợp cho việc tu chân chính, như vậy họ mới thành những vị Thần thật sự

được.

Lý Hồng Chí

3 tháng Bảy, 1997

Diễn giải Pháp1

Trong một thời gian dài, những sinh mệnh trong Đại Pháp, đặc biệt là các đồ đệ, đã không

hiểu đúng Pháp tại các tầng cấp đối với việc nâng cao tâm tính. Mỗi khi gặp gian khó, quý vị

không nhìn nhận vấn đề bằng bản tính uyên nguyên của mình, mà lại xem xét hoàn toàn từ

phương diện người đời. Ma quỷ do vậy liền lợi dụng để liên tiếp gây nhiễu hại, làm cho học

viên phải chịu gian khó lâu dài. Kỳ thực, vấn đề ở chỗ phần nhân tính của quý vị không hiểu

Pháp một cách đầy đủ. Quý vị đã để phần nhân tính ấy kiềm hãm phần thần thánh; nói một

cách khác phần đã tu luyện xong đã bị khống chế nên không thanh lọc Pháp được. Làm sao

mà phần chưa tu lại kiềm hãm những ý tưởng nguyên phát của quý vị và phần đã đắc Pháp?

Chính vì quý vị đã dung túng ma quỷ theo nhân tính của mình, do vậy quý vị đã cho phép

chúng lợi dụng Pháp. Khi gặp một khó khăn, quý vị, những đồ đệ của tôi, nếu có thể bình

tĩnh bất động, hoặc điều tâm tuân thủ đúng theo những đòi hỏi khác nhau tại những tầng cấp

khác nhau, thì điều ấy sẽ đảm bảo quý vị vượt qua phép kiểm nghiệm. Nếu nó [phép kiểm

nghiệm/khó khăn] vẫn tiếp tục mãi không dứt, thì điều ấy có nghĩa là ma quỷ vẫn còn lợi

dụng được chỗ sơ hở do quý vị chưa làm chủ được tình hình. Dầu sao đi nữa, người tu không

phải người đời. Cớ sao phần bản tính của quý vị lại không được thanh lọc Pháp?

Có hai lý do sư-phụ phải tới hôm nay mới tuyên giảng Pháp này: thứ nhất, vấn đề trên đã trở

nên nổi cộm; thứ hai, quý vị đã hiểu Pháp sâu sắc, và không nhìn nhận nó theo cách đơn giản

nữa.

Phải hiểu rõ rằng cái "tự nhiên" không tồn tại đâu, và luôn có nguyên nhân cho những thứ

"vốn dĩ như thế". Kỳ thực, "tự nhiên" là tính từ để chỉ những thứ mà người đời dùng ẩu khi

họ không giải thích được những hiện tượng của vũ trụ, con người, và vật chất. Họ không hình

dung nổi thực chất "tự nhiên" là gì. Do ảnh hưởng từ những quan điểm như thế, quý vị cho

rằng những gian khó là vốn dĩ như thế, do vậy có khuynh hướng thụ động và tiêu cực. Như

vậy, phần con người trong quý vị phải hiểu ra điều ấy mới được. Hơn nữa, phần đã đắc Pháp

phải hiểu rõ về điều này.

Hãy thận trọng: tôi không yêu cầu quý vị cố hành động gượng gạo. Tôi chỉ cố gắng giúp quý

vị nắm những nguyên lý của Pháp sao cho quý vị hiểu thật rõ vấn đề này. Thực ra Đại Pháp

không chỉ cứu rỗi loài người-nó còn được dạy cho tất cả các sinh mệnh tại các tầng cấp

khác. Bản tính đã giác ngộ trong quý vị tức khắc hiểu ra cần phải hành xử ra sao. Hãy biết

quý cái phần con người trong quý vị đã cho phép quý vị nâng cao trong việc học hiểu Pháp.

Đại Pháp viên dung tất cả chúng sinh, và tất cả chúng sinh cũng viên dung Đại Pháp. Tôi đã

giảng về tính trang nghiêm và thần thánh của Pháp để quý vị tránh lẫn lộn và hiểu lầm về

Pháp.

Lý Hồng Chí

5 tháng Bảy, 1997

Xả bỏ tâm dính mắc người thường để thực tu

Trong quá trình truyền Pháp, ngày càng có nhiều người hiểu Pháp. Vậy chúng ta phải lưu ý

vấn đề: Không được đem khái niệm đẳng cấp ngoài xã hội vào Đại Pháp. Cả học viên cũ và

mới đều phải hết sức lưu tâm về việc này. Bất kể ai đến học Đại Pháp-dẫu người đó có học

vị cao đến đâu, kinh doanh thành đạt thế nào, địa vị xã hội cao ra sao, có kỹ năng hay công

năng đặc dị thế nào đi nữa-tất cả đều phải thực tu. Tu luyện là việc làm cao thượng và trang

trọng. Từ bỏ tất cả lối nghĩ người đời là một trong những kiểm định quan trọng và khó khăn

nhất, nhưng quý vị bắt buộc phải vượt qua. Xét cho cùng, là đồ đệ thực hành chính tu, quý vị

phải từ bỏ dính mắc này, nếu không sẽ không thể tu đến đích được. Học viên cũ phải hết sức lưu ý điểm này. Càng có nhiều người đến học Pháp, quý vị càng

phải chú tâm hơn nữa hướng dẫn người mới học cho đúng. Đồng thời quý vị cũng không

được lười mỏi. Nếu điều kiện cho phép, quý vị cần dành nhiều thời gian hơn nữa để học Pháp

và thực hành bài động công. Duy trì truyền thống của Đại Pháp, giữ gìn những nguyên lý tu

luyện, và kiên tâm vào tu luyện chính Pháp là những phép kiểm chứng lâu dài cho từng đồ

đệ.

Lý Hồng Chí

31 tháng Bảy, 1997

Theo đường giữa1

Để đồ đệ Đại Pháp khỏi lệch đường khi tu luyện, mỗi khi có trục trặc thông thường hoặc

nghiêm trọng, lâu lâu tôi lại viết những bài ngắn (kinh-văn) để chỉ rõ sao cho đồ đệ có thể

nhận ra và Đại Pháp không gặp tổn thất lớn. Dó là vì chúng ta có đi đúng đường hay không

không chỉ phụ thuộc vào việc có đúng hay không của các đồ đệ; [ngay cả] dạng thức chung

của Đại Pháp có chân chính hay không cũng là một yếu tố quyết định. Vì vậy, là ông Thầy,

tôi phải chỉnh ngay mỗi khi có lệch lạc.

Trình độ hiểu biết của các đồ đệ rất khác nhau, cho nên vẫn có những vị luôn đi từ thái cực

này sang thái cực khác. Cứ đọc xong Pháp tôi viết là họ liền có hành xử cực đoan, do vậy liền

này sinh trục trặc mới. Khi tôi yêu cầu hãy thay đổi cách nghĩ người thường của quý vị đi, tôi

không ngụ ý rằng quý vị phải giữ lại cái cách suy nghĩ của người đời khi hiểu Đại Pháp. Quý

vị không nên cứ phi lý hoặc kỳ cục như thế. Tôi muốn quý vị học hiểu Pháp bằng tâm sáng

suốt.

Lý Hồng Chí

3 tháng Tám, 1997

Pháp thanh lọc lòng người2

Do số đồ đệ Đại Pháp ngày càng đông, nên càng có nhiều người muốn học Đại Pháp. Nhưng

một số vị đến đây không để tu luyện. Trái lại do gặp bế tắc nơi cuộc đời xã hội, nên họ mong

tìm lời giải nơi Đại Pháp; điều ấy làm chất lượng toàn thể học viên nói chung bị giảm sút.

Đồng thời nó cũng gây nhiễu hại đến Đại Pháp theo một nghĩa nào đó. Chẳng hạn khi một vị

nhận ra điều gì đó nơi Đại Pháp và triển khai ngoài công chúng một hoạt động xã hội nào

đấy. Hành động trộm Pháp-tức là hành động vốn bắt nguồn từ Đại Pháp nhưng không công

nhận [chứng thực] Pháp-đã làm mất tác dụng Đại Pháp. Kỳ thực bất kỳ một hoạt động xã

nội nào cũng không thể thay đổi bản chất cách nghĩ con người. Tác dụng của nó cũng không

được lâu dài-sau một thời gian người ta sẽ nhàm. Rồi cuối cùng sẽ xuất hiện những hiện

tượng không tốt lại khó khắc phục hơn. Đại Pháp nhất định không được phép rơi vào tình

trạng như thế.

Hiện nay trong số những gương tốt việc tốt công bố trên các phương tiện truyền thông-đài,

TV, báo chí, v.v.-có một phần từ các đồ đệ Đại Pháp thực hiện bởi vì do tu học Đại Pháp,

tâm tính của họ được cải thiện. Nhưng những tin báo công bố lại nói rằng họ được như thế là

vì họ là những cá nhân gương mẫu hoặc mang trọng trách, v.v như thế đã lờ đi sự thực ở chỗ

hành xử của họ nhờ tu luyện Đại Pháp mà thành. Lý do căn bản ở chính các đồ đệ. Tu luyện

rất việc làm vĩ đại và cao quý. Tại sao quý vị lại không nói với những phóng viên thật cởi mở

và rõ ràng rằng những việc kia là nhờ Đại Pháp mà được? Nếu phóng viên muốn tránh né đề

tài Đại Pháp, thì chúng ta cũng không nên chạy theo hình thức phạm vào việc cắp nhặt [trộm]

Đại Pháp nhưng lại không công nhận [thực chứng] nó. Tất cả chúng ta đều muốn làm người

tốt, đó là lợi ích cho xã hội và nhân loại. Sao chúng ta lại không theo hoàn cảnh công bằng và

hợp pháp? Các đồ đệ hãy nhớ rằng Đại Pháp hoàn thiện quý vị, và quý vị hoàn thành Đại

Pháp.

Lý Hồng Chí

17 tháng Tám, 1997

Nguyên tắc cho các đồ đệ xuất gia

Gần đây một số các đồ đệ là sư sãi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Để có thể tiến nhanh, những vị

này phải từ bỏ những thói quen xấu đã hình thành trong tôn giáo hiện đại qua một thời gian

dài. Về việc này, các đồ đệ tục gia của Đại Pháp cũng không khuyến khích những vị kia phát

triển những thứ ấy. Pháp tu do đức Thích-ca-mâu-ni truyền lại cho hàng xuất gia rất tốt.

Nhưng chư tăng hiện nay đã thay đổi nó [pháp tu] vì nhiều người trong số họ không xả bỏ

được chấp trước vào bạc tiền. Họ đã viện đến lý do này khác để biện hộ cho hành động của

mình, như tu sửa chùa, xây tượng Phật, in kinh sách, bảo dưỡng chùa, v.v. Tất cả hành động

ấy không phải là tu hành; trái lại chúng là những hành động xuất phát từ tâm mong cầu chứ

không liên quan đến chính tu, và nhiên không thể nhờ đó mà tu thành viên mãn được.

Để tu luyện Đại Pháp, phải xả bỏ hết chấp trước vào tiền bạc và của cải sở hữu. Nếu không,

sao có thể đạt tiêu chuẩn là đồ đệ Đại Pháp được? Hơn nữa, ngoại trừ tình huống đặc biệt, các

đồ đệ xuất gia dứt khoát không được đi ô-tô, máy bay, hay tầu thuỷ. Tất cả phải đi bộ. Chỉ

nhờ gánh chịu nhọc nhằn, người ta mới trả được nghiệp. Khi đói, có thể xin bằng tịnh bát (chỉ

được phép xin đồ ăn, không xin tiền hay vật dụng). Đêm tối có thể nghỉ nhờ nhà đồ đệ tục gia

của Đại Pháp tại các vùng khác nhau, nhưng không được ở lâu quá. Quý vị phải tự đặt yêu

cầu chặt chẽ nơi bản thân mới được! Nếu không, quý vị không phải đồ đệ của ta. Bởi vì quý

vị là người xuất gia có hoàn cảnh tu luyện khác với đồ đệ tục gia, nên chính xã hội cũng đối

xử với quý vị khác đối với người thường. Để tu luyện nhanh chóng, đệ tử xuất gia cũng nên

tôi luyện trong xã hội con người. Quý vị không được dính mắc vào tiện nghi thoải mái, cũng

không được kiếm cớ để cầu danh hưởng lộc. Lại càng không được phép xin tiền để gửi về

nhà. Nếu không thể dứt bỏ được lối nghĩ người đời, thì quý vị không nên xuất gia. Thời cổ,

yêu cầu để làm người xuất gia rất khắt khe. Đồ đệ xuất gia của Đại Pháp lại phải đặt yêu cầu

khắt khe cao hơn nữa. Đã là người xuất gia, còn dính mắc bụi trần làm gì?

Các đồ đệ! Là đồ đệ tu tại gia, có thể lần lần rũ bỏ chấp trước nhân thế. Nhưng là đồ đệ xuất

gia, điều ấy đã là điều kiện tiên quyết phải dạt được ngay từ đầu vì đó là tiêu chuẩn của một

vị sư sãi.

Lý Hồng Chí

16 tháng Mười, 1997

Môi trường

Tôi đã để lại cho các đồ đệ Đại Pháp hình thức tu luyện có thể đảm bảo các đồ đệ có thể thực

sự tăng tiến. Chẳng hạn tôi yêu cầu quý vị luyện công thành nhóm tại công viên để hình

thành môi trường. Môi trường ấy là nơi tốt nhất thay đổi bên ngoài con người. Mỗi hành xử

cao thượng nơi đồ đệ được hình thành tại môi trường ấy-từng hành động hay lời nói-có

thể giúp người ta tự nhận ra thiếu sót yếu kém của mình; nó có thể rung động lòng người, làm

người ta tốt lên, và giúp họ tăng tiến nhanh hơn. Vì vậy những học viên mới hoặc học viên tự

học cần đến điểm luyện công để luyện. Hiện nay có 40 triệu học viên tập mỗi ngày tại các

điểm luyện công tại Trung Quốc; khoảng vài chục triệu đồ đệ lâu năm không đến điểm luyện

công thường xuyên lắm (đối với đồ đệ lâu năm, đây là điều bình thường, vì có liên quan đến

tình trạng tu luyện của họ). Dù thế nào đi nữa, học viên mới không được bỏ qua không đến

điểm tu luyện. Bởi vì tất cả những người quý vị tiếp xúc ngoài xã hội đều là người đời. Ngoài

ra người đời hiện nay đang bị cuốn theo dòng đạo đức xuống cấp rất nhanh. Trong cái thùng

nhuộm lớn1 ấy, người ta không có thể không bị cuốn phăng đi.

Cũng có rất nhiều học viên mới của Đại Pháp kín đáo tập tại nhà, ngại người khác biết. Hãy

nghĩ xem: sao lại có ý tưởng như thế? Những sợ hãi thông thường là chấp trước cần gạt bỏ

bằng tu luyện. Thế mà quý vị lại e ngại người khác biết minh tu luyện Đại Pháp? Tu luyện là

việc rất nghiêm túc. Quý vị sao lại tự hành xử với Đại Pháp như thế? Có một số vị quan chức

cảm thấy mắc cỡ khi đến điểm luyện công. Nếu quý vị chẳng vượt qua được trắc nghiệm tâm

lý cỏn con ấy, quý vị sao tu được? Thực ra, dẫu quý vị có đến điểm luyện công, chắc gì đã

gặp người quen. Tại một số công sở, hầu hết quan chức đều học Đại Pháp, nhưng chẳng ai

biết người khác cũng đang học như mình. Môi trường là do chính quý vị tự tạo ra, và nó,

chính nó, lại là điểm quan trọng giúp quý vị tiến bộ. Tôi thường nhận thấy rằng tâm thái quý

vị khi học Pháp hoặc luyện công là tốt, nhưng đến lúc đi làm và va chạm này khác, quý vị lại

trở về như người đời. Liệu đấy có phải là hành xử của một đồ đệ Đại Pháp?

Tôi muốn xem quý vị là đồ đệ của tôi, nhưng tôi có làm được gì khi chính quý vị lại không

muốn trở thành đồ đệ? Mỗi mỗi chấp trước cần rũ bỏ là một bức tường chắn ngang con

đường tu luyện. Nếu quý vị không kiên tâm theo Pháp, quý vị sẽ không thể tu luyện được

đâu. Đừng quá coi trọng vị trí của mình nơi xã hội người đời. Cũng đừng nghĩ rằng người

khác sẽ hiểu sai quý vị khi họ biết quý vị học Đại Pháp. Thử nghĩ xem: thậm chí người tự

tuyên bố rằng ông ta thoát thai từ loài khỉ lại được coi trọng đến thế. Vậy mà với Đại Pháp

lớn của vũ trụ, quý vị lại ngại ngùng thể hiện vị trí của nó-quả là nỗi thẹn của loài người.

Nhổ tận gốc

Gần đây có một số kẻ vô lại trong giới văn sĩ, khoa học, và khí công-những kẻ muốn nổi

danh bằng cách phê phán khí công-đã liên tục gây rắc rối, như thể điều cuối cùng họ muốn

thấy là một thế giới hoà bình. Một số tờ báo, đài, và TV một số vùng khác nhau đã dựa vào

những công cụ tuyên truyền này để phá hoại Đại Pháp của chúng ta, gây tác động rất xấu lên

công chúng. Đấy là hành động chống phá Đại Pháp có chủ trương, và chúng ta không thể bỏ

qua. Trong tình huống rất đặc biệt này, đồ-đệ Đại Pháp tại Bắc-kinh đã đặc biệt tiếp cận và đề

nghị những kẻ kia chấm dứt hành động phá hoại Đại Pháp-hành xử như thế không hề sai.

Điều ấy [chúng ta] chỉ làm trong những tình huống đặc biệt như thế (các vùng khác không

được rập khuôn cách này). Nhưng khi các học viên với mục đích giải thích rõ sự thật đã tự

nguyện tiếp cận những cơ quan thông tin vốn không hiểu và thiếu trách nhiệm, thì việc làm

đó không nên hiểu là sai lầm.

Mục đích của tôi không phải để nói rằng hiện tượng trên tự nó là đúng hay sai. Trái lại tôi

muốn chỉ ra rằng hiện tượng đó đã làm rõ bản chất một số vị. Họ vẫn chưa thay đổi bản chất

cách nghĩ của người đời và họ vẫn xem xét vấn đề bằng con mắt con người muốn bảo vệ con

người. Tôi đã nhấn mạnh rằng Đại Pháp nhất thiết không được tham gia vào chính trị. Mục

đích sự kiện trên chỉ là giúp cho các cơ quan thông tin hiểu rõ tình huống của chúng ta và

hiểu chúng ta tốt hơn, sao cho cuối cùng họ không lôi chúng ta vào [rắc rối] chính trị. Nói

theo một cách khác, Đại Pháp có thể dạy con người trở nên tốt và giúp ổn định xã hội. Nhưng

không phải vì lý do ấy mà Đại Pháp được tuyên giảng, nó tuyên giảng cho mục đích tu hành.

Đại Pháp được triển khai nơi con người dưới dạng cấp thấp nhất. Như vậy, trong những lối

hành xử của người đời tại tầng cấp thấp này, kể cả việc diễn giải tập thể sự thực cho ai đó,

v.v, chẳng phải đấy là một trong muôn vàn dạng thức tồn tại mà Đại Pháp đã đưa đến trong

xã hội loài người? Đơn giản là vì khi người ta làm điều gì đó, thì cả điều xấu và tốt đồng thời

tồn tại. Vậy mới có đấu tranh và chính trị. Chỉ trong những tình huống hết sức đặc biệt như

thế, các đồ đệ Đại Pháp mới được phép viện đến lối hành xử thấp nhất từ Pháp này, và họ

nhất thiết phải triển khai từ mặt thiện của mình. Hành động ấy chẳng phải là viên dung Pháp

tại tầng cấp con người? Chỉ trong những tình huống hết sức đặc biệt ấy, mới được viện đến

cách tiếp cận này mà thôi.

Tôi đã nhận thấy từ lâu, rằng có những vị không hề thực tâm bảo hộ Đại Pháp, trái lại họ bảo

vệ những điều này khác nơi xã hội con người. Nếu quý vị là người đời, tôi không phản đối;

làm người tốt bảo vệ xã hội là việc làm chắc chắn là tốt. Nhưng giờ quý vị là người tu. Quan

điểm quý vị về Đại Pháp như thế nào là vấn đề rất quan trọng; đấy chính là điểm tôi muốn chỉ

ra nơi quý vị. Trong quá trình tu của quý vị, tôi muốn dùng mọi cách thức để tất cả chấp

trước nơi quý vị lộ ra sao cho có thể nhổ tận gốc.

Không nên lúc nào cũng trông chờ vào tôi nâng cấp quý vị lên cao trong khi chính quý vị

không tự mình vận động. Chỉ khi nào Pháp chỉ rõ phải làm gì, quý vị mới làm. Còn nếu chưa

được dạy rõ, quý vị không làm hoặc làm ngược lại. Tôi không thể xem đấy là việc tu luyện

được. Khi được yêu cầu vứt bỏ nhân tính người đời vào lúc quyết định này, quý vị lại không

chịu theo tôi. Cơ hội sẽ không trở lại. Tu luyện là việc làm nghiêm túc. Khoảng cách ngày

càng giãn xa. Trộn lẫn bất kỳ cái gì của người đời vào tu luyện đều vô cùng nguy hiểm. Thực

ra, làm một người tốt cũng tốt thôi. Nhưng chúng ta phải xác định rõ con đường ta chọn.

Qua sự việc này có thể nhận ra một vài cá nhân liên lạc với các đồ đệ gây ảnh hưởng xấu. Họ

không suy nghĩ thẳng thắn và trình bày quan điểm của mình với trạm phụ-đạo, mà trái lại họ

truyền dẫn những đồn đại này khác giữa các học viên, reo rắc bất hoà, chia rẽ bè phái, theo những cách thức tệ hại nhất nơi người đời. Hơn nữa, một vài vị còn thiếu sáng suốt cố lôi kéo

các học viên. Một số học viên mà quý vị thử lôi kéo đã tu hành vượt hơn quý vị rất nhiều lần.

Quý vị có hiểu không? Sao lại có hành động thiếu chín chắn thảm hại như thế? Tôi muốn

nhấn mạnh: Pháp này to lớn không thể hình dung nổi, và quý vị sẽ không bao giờ có thể hoàn

toàn hiểu biết hết được nó đâu.

Tôi không quan tâm đến nghi thức. Tôi sẽ vận dụng mọi cách khác nhau để phơi bày những

chấp trước ẩn sâu để quý vị có thể nhổ tận gốc chúng.

Lý Hồng Chí

6 tháng Bảy, 1998

Quý vị tồn tại vì ai

Điều người đời khó từ bỏ nhất là quan niệm. Có những người không thể thay đổi-ngay cả

khi họ phải từ bỏ mạng sống vì những học thuyết sai lầm. Nhưng những quan niệm ấy chỉ

mới được học sau khi chào đời. Người ta cứ cho rằng những ý tưởng không thể thay đổi-

những thứ họ sẵn sàng chịu hy sinh tất cả không cần do dự-chính là ý tưởng của họ. Ngay

cả khi sự thật phơi bày ngay trước mắt, họ cũng không chịu chấp nhận. Kỳ thực, khác với sự

trong sạch và vô tội bẩm sinh, tất cả quan niệm đều được cóp nhặt sau khi người ta sinh ra và

chúng không thuộc về chân ngã.

Nếu một quan niệm cóp nhặt kia quá mạnh, nó sẽ đóng vai trò sai khiến quá trình tư duy và

hành động. Đến lúc này người ta vẫn tưởng rằng đấy là suy nghĩ riêng của họ. Đây là tình

cảnh hầu hết con người hiện đại.

Khi đối mặt với tình huống quan trọng, nếu cuộc sống không có kèm theo bất kỳ định kiến,

thì người ta có thể thật sự lo được cho mình. Sự tỉnh giác ấy là trí huệ, nó khác hẳn cái mà

người bình thường gọi là "thông minh". Nếu một người không làm được như thế, họ sẽ bị

những quan điểm cóp nhặt và những tư tưởng bên ngoài sai khiến. Kẻ ấy thậm chí dành cả

cuộc đời để đấu tranh cho chúng; cho đến khi về già, kẻ kia vẫn không hiểu được rằng cả

cuộc đời thật ra đã làm được gì. Khi chẳng đạt được gì trong đời, kẻ ấy đã phạm bao sai lầm

do những quan điểm lệch lạc kia điều hành. Do đó đời sau kẻ đó phải chịu trả tất cả nghiệp

chướng đã tạo ra do hành động không tốt.

Khi bị xúc động mạnh, cái điều khiển suy nghĩ và cảm nhận không còn là lý trí, mà là tình

cảm. Khi những quan điểm khác nhau của người ta-như tin vào khoa học, tôn giáo, hay ý

thức hệ, v.v-bị thách thức trước những sự kiện thực tế của Phật Pháp, người ấy cũng bị chấn

động. Điều ấy làm phần tà ma của kẻ đó trỗi dậy, càng làm cho họ thiếu suy nghĩ hơn; đó là

kết quả do quan điểm cóp nhặt được kiềm chế. Kẻ ấy sẽ mù quáng vội đến kết luận hoặc làm

phức tạp hoá vấn đề. Ngay cả với người đã có tiền duyên cũng có thể đánh mất cơ hội đã định

trước vì chính lý do này, làm cho hành xử của họ trở thành nỗi ân hận hằn sâu vĩnh cửu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro