Tính từ 2 mặt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chào các em, nói đến tính từ chắc các em cũng biết ít nhiều. Hãy quan sát các tính từ sau nhé:

Beautiful ( tận cùng bằng ful)

Nice ( tận cùng bằng ce)

Careless ( tận cùng bằng less)

Important ( tận cùng bằng ant)

Các em dễ dàng nhận thấy rằng mỗi chữ có tận cùng một kiểu khác nhau. Đó là các tính từ bình thường, tuy nhiên có một loại tính từ mà tận cùng của nó luôn cố định bằng ed hoặc ing mà thôi. Trong sách các em sẽ thấy người ta gọi chúng là những tính từ tận cùng bằng ed/ing, thầy thấy gọi dài dòng quá nên tự đặt tên cho chúng là "tính từ 2 mặt" , ý là mặt ed và ing đó. Nhớ là qui ước tên ogij này là do thầy đặt thôi, đi nói với người khác thì không ai hiểu đâu nhé ( mà nếu gặp ai hiểu tên gọi này thì biết đó cũng là "đệ tử" của thầy cucku rồi đó )

Cái khó của nhóm tính từ này chính là nhiều khi không biết dùng mặt nào ed hay ing. Nguyên lí chung là chủ động dùng ing và bị động dùng ed . Tuy nhiên, việc nhận ra cái chủ động hay bị động cũng rắc rối không kém. Qua quá trình giảng dạy thầy thấy rằng gần 100% các trường hợp áp dụng tính từ 2 mặt từ lớp 12 trở xuống theo một công thức cố định mà không cần xem xét nghĩa chủ động hay bị động. Từ thực tế này thầy sẽ chia bài viết này thành 2 phần: phần cơ bản ( dành cho học sinh cơ bản từ lớp 12 trở xuống) sẽ áp dụng công thức cố định mà không cần xem xét nghĩa, phần nâng cao ( dành cho học sinh thi đại học hoặc học sinh giỏi muốn nâng cao trình độ ) sẽ lí giải nguyên lí và cách suy luận khi làm bài theo nghĩa chứ không theo công thúc máy móc như phần cơ bản.

Tính từ 2 mặt là gì?

Là những tính từ tận cùng bằng : "ING" hoặc "ED"

Làm sao biết tính từ nào tính từ hai mặt, tính từ nào là tính từ thường ?

Tính từ 2 mặt bao gồm những tính từ mang ý nghĩa chỉ về trạng thái tình cảm của con người như :ngạc nhiên, lo lắng, hài lòng...

Một số tính từ hai mặt thường gặp:

SURPRISING/ED

BORING/ED

EXCITED/ING

SHOCKING/ED

INTERESTING/ED

DISAPPOINTING/ED

TIRED/ING

SATISFYING/ED

WORRYING/WORRIED

PLEASING/ED

EMBARRASSING/ED

AMAZING/ED

FRIGHTENING/ED

ANNOYING/ED

EXHAUSTING/ED

DEPRESSING/ED

TERRIFYING/TERRIFIED

HORRIFYING/HORRIFIED

IRRITATING/ED

AMUSING/ED

ASTONISHING/ED

ENCOURAGING/ED

THRILLING/ED

FASCINATING/ED

..............

CÁCH DÙNG:

Phần cơ bản:

Phần này các em chỉ cần xét vị trí của nó mà quyết định dùng mặt nào, không cần xét nghĩa.

Khi nào dùng mặt "ING" khi nào dùng mặt"ED" ?

- Nếu phía sau có danh từ thì dùng mặt "ING"

Ví dụ:

This is a boring film.(phía sau có danh từ:film)

- Nếu phía sau không có danh từ thì nhìn phía trước : nếu gặp người thì dùng "ED" nếu gặp vật thì dùng "ING"

Ví dụ:

He is very interested in games. (phía trước có he )- người)

The book is very interesting . (phía trước có book - vật)

I found the book very interesting. (chọn chữ book không chọn chữ I vì chữ book ở gần hơn )

Phần nâng cao:

Phần này các em phải xem xét nghĩa.

Mặt ing: dùng để diễn tả đối tượng đó có tác động đến các đối tượng khác, làm cho đối tượng khác mang tâm trạng của tính từ đó.

Ví dụ:

A boring boy => thằng bé này chán lắm, ai tiếp xúc với nó đều thấy chán nó. ( bản thân nó có thấy chán hay không thì không biết)

Mặt ed : dùng diễn tả chủ thể bị tác động bên ngoài gây nên tâm trạng đó

A bored boy => thằng bé này đang chán ( ai tiếp xúc với nó có thấy chán hay không thì không biết)

Qua cách lí giải này thì các em cũng thấy nếu đối tượng là vật vô tri thì không bao giờ được dùng mặt ed vì vật vô tri đâu có bị tác động mà sinh ra cảm giác, tâm trạng.

Ví dụ

A bored film => sai ( vì bộ phim là vật vô tri sao biết cảm giác chán)

Tương tự ta cũng không thể viết:

The film was bored

Tóm lại, khi làm bài nếu xét thấy chủ thể là vật vô tri thì dùng ngay mặt ing mà không cần xem xét thêm. Nếu chủ thể là người ( hoặc con vật có thể có cảm xúc như chó, mèo....) thì phải xem xét coi chủ thể đó đang có tâm trạng, cảm xúc đó hay là chủ thể đó sẽ tạo ra cảm xúc đó cho ai tiếp xúc với chủ thể đó.

Phần mở rộng:

Phần này giúp các em hiểu được mối liên hệ giữa tính từ 2 mặt với động từ cấu thành chúng ( khi không thêm ing/ed chúng là những động từ )

Khi không thêm ed thì tính từ hai mặt trở thành động từ và mang nghĩa "làm cho...thấy ..."

The boy worries me. => thằng bé làm cho tôi thấy lo lắng

The film interested me => bộ phim làm cho tôi thấy thú vị

Các công thức của tính từ hai mặt được minh họa qua các ví dụ dưới đây:

I am interested in the book. => tôi thấy quyển sách thú vị

The book interests me. => quyển sách làm tôi thấy thú vị

The book is interesting. => quyển sách thật thú vị

I find the book interesting. => tôi thấy quyển sách thú vị

It is an interesting book. => nó là một quyển sách thật thú vị

Tính từ 2 mặt : ( xem lí thuyết TẠI ĐÂY )

Tính từ 2 mặt là gì?

Là những tính từ tận cùng bằng : "ING" hoặc "ED"

CÁCH DÙNG:

Phần cơ bản:

Phần này các em chỉ cần xét vị trí của nó mà quyết định dùng mặt nào, không cần xét nghĩa.

Khi nào dùng mặt "ING" khi nào dùng mặt"ED" ?

- Nếu phía sau có danh từ thì dùng mặt "ING"

Ví dụ:

This is a boring film.(phía sau có danh từ:film)

- Nếu phía sau không có danh từ thì nhìn phía trước : nếu gặp người thì dùng "ED" nếu gặp vật thì dùng "ING"

Phần nâng cao:

Phần này các em phải xem xét nghĩa.

Mặt ing: dùng để diễn tả đối tượng đó có tác động đến các đối tượng khác, làm cho đối tượng khác mang tâm trạng của tính từ đó.

Ví dụ:

A boring boy => thằng bé này chán lắm, ai tiếp xúc với nó đều thấy chán nó. ( bản thân nó có thấy chán hay không thì không biết)

Mặt ed : dùng diễn tả chủ thể bị tác động bên ngoài gây nên tâm trạng đó

A bored boy => thằng bé này đang chán ( ai tiếp xúc với nó có thấy chán hay không thì không biết)

Qua cách lí giải này thì các em cũng thấy nếu đối tượng là vật vô tri thì không bao giờ được dùng mặt ed vì vật vô tri đâu có bị tác động mà sinh ra cảm giác, tâm trạng.

Ví dụ

A bored film => sai ( vì bộ phim là vật vô tri sao biết cảm giác chán)

Tương tự ta cũng không thể viết:

The film was bored

Tóm lại, khi làm bài nếu xét thấy chủ thể là vật vô tri thì dùng ngay mặt ing mà không cần xem xét thêm. Nếu chủ thể là người ( hoặc con vật có thể có cảm xúc như chó, mèo....) thì phải xem xét coi chủ thể đó đang có tâm trạng, cảm xúc đó hay là chủ thể đó sẽ tạo ra cảm xúc đó cho ai tiếp xúc với chủ thể đó.

Phần mở rộng:

Phần này giúp các em hiểu được mối liên hệ giữa tính từ 2 mặt với động từ cấu thành chúng ( khi không thêm ing/ed chúng là những động từ )

Khi không thêm ed thì tính từ hai mặt trở thành động từ và mang nghĩa "làm cho...thấy ..."

The boy worries me. => thằng bé làm cho tôi thấy lo lắng

The film interested me => bộ phim làm cho tôi thấy thú vị

Các công thức của tính từ hai mặt được minh họa qua các ví dụ dưới đây:

I am interested in the book. => tôi thấy quyển sách thú vị

The book interests me. => quyển sách làm tôi thấy thú vị

The book is interesting. => quyển sách thật thú vị

I find the book interesting. => tôi thấy quyển sách thú vị

It is an interesting book. => nó là một quyển sách thật thú vị

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jammie