tinhchudienqh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

*Tính chu diên

Tính chu diên của các thuật ngữ

Thuật ngữ là chu diên, nếu nó nói lên toàn bộ ngoại diên. Thuật ngữ là không chu diên, nếu nó nói lên một phần ngoại diên.

a.Phán đoán khẳng định chung (a)

Chủ ngữ của phán đoán luôn chu diên,vì nó nói lên toàn bộ ngoại diên (Tất cả S), Đối với vị ngữ có hai trường hợp:

+Nếu ngoại diên của vị ngữ lớn hơn ngoại diên của chủ ngữ thì vị ngữ không chu diên,vì trong phán đoán chỉ nêu lên một phần ngoại diên của vị ngữ là ngoại diên của vị ngữ.

+Nếu ngoại diên của chủ ngữ và vị ngữ như nhau (Svà P nằm trong quan hệ đồng nhất),thì chúng chu diên

b.Phán đoán phủ định chung (e)

-Trong phán đoán phủ định chung (e) các thuật ngữ đều chu diên

( Không S nào là P hay Mọi S không là P)

c. Phán đoán khẳng định riêng i (Một số S là P)

Chủ ngữ của phán đoán không chu diên, vì nó nêu lên một phần ngoại diên (Một số S)

Vị ngữ nằm trong hai quan hệ khác nhau đối với chủ ngữ.

+ Nếu vị ngữ và chủ ngữ là khái niệm giao nhau thì vị ngữ kkông chu diên

+ Nếu vị ngữ và chủ ngữ nằm trong quan hệ bao hàm, ngoại diên của chủ ngữ nằm trong toàn bộ ngoại diên của chủ ngữ thì vị ngữ là chu diên

d. Phán đoán phủ định riêng (o) "Một số S không là P"

Chủ ngữ của phán đoán luôn không chu diên,vì nói đến một phần của S " Một số S" vị ngữ chu diên

KL:- Như vậy chủ ngữ phán đoán chung (a,e )và vị ngữ phán đoán phủ định o bao giờ cũng chu diên

-Chủ từ phán đoán riêng luôn không chu diên

-Phán đoán a, P chỉ chu diên khi S trùng P

- Phán đoán i, P chỉ chu diên khi S và P quan hệ bao hàm

*Quan hệ giữa các phán đoán (a,e,i,o)

1.Quan hệ hợp. Các phán đoán hợp là các phán đoán có cùng giá trị

a. Các phán đoán tương đương (hợp hoàn toàn): Các phán đoán tương đương này là các phán đoán có cùng giá trị chân thực hoặc giả dối. Trong các phán đoán tương đương ý nghĩa tư tưởng là như nhau được biểu thị dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ: "Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc"và tác giả "Bình Ngô Đại Cáo- anh hùng dân tộc "

b.Quan hệ phụ thuộc

Đó là quan hệ giữa cặp phán đoán a và i, e và o. Các phán đoán a và e - phán đoán chi phối, các phán đoán i và o là phán đoán phụ thuộc. Trong quan hệ phụ thuộc từ tính chân thực của phán đoán phụ thuộc và tính giả dối của phán đoán phụ thuộc có thể suy ra tính giả dối của phán đoán chi phối.

Ví dụ "Một số kim loại không dẫn nhiệt"- giả dối suy ra "Mọi kim loại không dẫn nhiệt"-giả dối

c.Quan hệ đối lập riêng (hợp một phần)

Quan hệ đối lập riêng là quan hệ giữa các phán đoán i và o có đặc trưng : Các phán đoán cùng chân thực nhưng không cùng giả dối

2.Quan hệ không hợp

a. Quan hệ đối lập chung là quan hệ giữa các phán đoán có thể cùng giả dối nhưng chúng không cùng chân thực. đó là quan hệ giữa a và e

Ví dụ : "Kim loại là chất rắn" và "Không kim loại nào là chất rắn" đều là giả dối

b.Quan hệ mâu thuẫn. Quan hệ mâu thuấn là quan hệ giữa các phán đoán không thể cùng chân thực và cùng giả dối. Đó là cặp phán đoán a và o , e và i

Ví dụ "Một số câu là phán đoán- chân thực" "Không câu nào là phán đoán -giả dối"..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro